Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Tiến

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Tiến

Tập đọc - Kể chuyện

Ngời lính dũng cảm (2 tiết)

I/ Mục đích yêu cầu.

A) Tập đọc.

- Đọc đúng các tiếng có phụ âm n/l; biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu các từ mới và nội dung ý nghĩa truyện: Khi mắc lỗi phải dám nhận và sửa lỗi. Ngời biết nhận lỗi là ngời dũng cảm.

B) Kể chuyện:

- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại đợc câu truyện;

- Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, kể tiếp đợc lời của bạn.

III/ Các hoạt động dạy - học

 Tập đọc (1,5 tiết)

A/ Kiểm tra bài cũ:

Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài “Ông ngoại” và trả lời câu hỏi.

B/ Dạy bài mới:

1, Giới thiệu chủ đề điểm và nội dung bài học (Giáo viên ghi tên bài)

2, Luyện đọc

a) Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

b, Hớng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ.

 

doc 18 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
Tập đọc - Kể chuyện
Người lính dũng cảm (2 tiết)
I/ Mục đích yêu cầu.
A) Tập đọc.
- Đọc đúng các tiếng có phụ âm n/l; biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu các từ mới và nội dung ý nghĩa truyện: Khi mắc lỗi phải dám nhận và sửa lỗi. Người biết nhận lỗi là người dũng cảm.
B) Kể chuyện:
- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được câu truyện;
- Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, kể tiếp được lời của bạn.
III/ Các hoạt động dạy - học
 Tập đọc (1,5 tiết)
A/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài “Ông ngoại” và trả lời câu hỏi.
B/ Dạy bài mới:
1, Giới thiệu chủ đề điểm và nội dung bài học (Giáo viên ghi tên bài)
2, Luyện đọc
a) Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
b, Hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ.
* Đọc nối tiếp câu và luyện đọc các từ có phụ âm n/l.
* Đọc nối tiếp đoạn trước lớp (4 đoạn)
- Luyện đọc câu khiến, câu hỏi.
- Tìm hiểu nghĩa các từ mới.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
- 4 tổ nhóm nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
* Một học sinh đọc toàn bài.
3. Tìm hiểu truyện.
- Đọc thành tiếng đoạn 1, trả lời: 
 GV: Các bạn nhỏ chơi trò gì? ở đâu? 
 HS: Các bạn nhỏ chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
- Đọc thầm đoạn 2, trả lời: 
 GV: Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào? 
 HS: Chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào vì chú sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
 GV: Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì? 
 HS: Việc leo rào của các bạn khác đã làm hàng rào đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ.
- Đọc thầm đoạn 3, trả lời:
 GV: Thầy giáo chờ đợi điều gì ở học sinh trong lớp? 
 HS: Thầy mong học sinh dũng cảm nhận khuyết điểm.
 GV: Vì sao chú lính nhỏ run lên khi thầy giáo hỏi? 
- Đọc thầm đoạn 4, trả lời: 
 GV: Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh “về thôi!” của viên tướng? 
 HS: Chú nói “ nhưng như vậy là hèn” rồi quả quyết bước về phía sân trường.
 GV: Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính? 
 HS: Mọi người sững sờ nhìn chú rồi bước nhanh theo chú như bước theo một người chỉ huy dũng cảm.
 GV: Ai là người lính dũng cảm trong truyện này? Vì sao? 
 GV: Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi như bạn nhỏ trong truyện không? (Học sinh tự liên hệ)
4. Luyện đọc lại.
- Giáo viên chọn 1 đoạn để đọc mẫu, hướng dẫn đọc hay.
- Gọi 4 - 5 em thi đọc và đọc theo vai.
 Kể chuyện (0,5 tiết)
1. Giáo viên nêu nhiện vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện SGK, tập kể lại câu chuyện “ Người lính dũng cảm”.
2. Hướng dẫn học sinh kể truyện theo tranh
- Học sinh quan sát lần lượt 4 tranh minh hoạ SGK (nhận ra chú lính nhỏ mặc áo màu xanh nhạt, viên tướng mặc áo xanh sẫm)
- Giáo viên treo tranh, gọi 4 học sinh nối tiếp nhau kể 4 đoạn truyện.
- Sau mỗi lần học sinh kể, giáo viên và học sinh nhận xét. Giáo viên cho điểm động viên những học sinh kể tốt và có tiến bộ.
- Gọi 1 - 2 học sinh xung phong kể lại truyện.
 * Củng cố dặn dò.
 GV: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
 HS: Câu chuyện giúp em hiểu khi mắc lỗi phải dũng cảm nhận lỗi.
- Dặn: kể lại truyện cho các bạn nghe.
Toán
Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ)
I, Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết thực hành nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ)
- Củng cố về giải toán và tìm số bị chia chưa biết.
II, Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh giải bài 3, 4 -> nhận xét.
2. Dạy bài mới.
2.1/ Giới thiệu nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ)
a/ Giáo viên nêu và viết phép nhân lên bảng: 26 x 3 =?
+ Học sinh nêu các bước theo gợi ý: 
 Đặt tính theo cột dọc.
 Nhân từ phải qua trái.
+ Học sinh đứng nêu miệng cách tính và kết quả 
 Giáo viên ghi bảng. 
+ Gọi 1 vài em nêu lại cách nhân. 
b/ Làm tương tự phép nhân 54 x 6 =?
2.2/ Thực hành
* Bài 1: 
- Học sinh nêu yêu cầu: Tính
- Gọi 4 học sinh làm trên bảng, dưới lớp làm vào vở. 
- Chữa bài:
x
 47
x
 25
x
 16
x
 18
 2
 3
 6
 4
 94
 75
 96
 72
* Bài 2: 
- Gọi 2 học sinh đọc đề toán, tóm tắt trên bảng.
- Một học sinh làm bài trên bảng, dưới lớp làm vào vở.
- Chữa bài
 Số m 2 cuộn vải dài là:
 35 x 2 = 70 (m)
 Đáp số 70 m vải
* Bài 3: Tìm x
- Học sinh tự làm, sau đó đổi chéo vở kiểm tra
x : 6 = 12
x = 12 . 6
x = 72
x : 4 = 23
x = 23 . 4 
x = 92
c, Củng cố dặn dò
- Học sinh nêu lại các bước nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
- Giao bài tập về nhà.
Đạo đức
Tự làm lấy việc của mình (2 tiết)
A, Mục tiêu:
- Học sinh hiểu: Thế nào là tự làm lấy việc của mình. Ich lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Học sinh có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
II, Tài liệu, phương tiện.
- Vở bài tập , tranh minh hoạ tình huống.
- Phiếu học tập.
III, Các hoạt động dạy học
 Tiết 1
1. Hoạt động 1: Xử lý tình huống
- Giáo viên nêu: Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà chưa giải được. Thấy vậy, An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.
 Nếu là Đại, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
- Gọi 1 số học sinh nêu cách giải quyết của mình.
- Thảo luận lựa chọn cách giải quyết đúng: Đại cần tự làm bài mà không nên chép của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại.
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận (3’)
- Đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh và giáo viên nhận xét, kết luận.
3. Hoạt động 3: Xử lý tình huống.
- Giáo viên nêu: Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi “Hái hoa dân chủ” tuần tới của lớp thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt: Tớ khéo tay, cậu để tớ làm thay cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ.
 Nếu em là Việt, em có đồng ý với đề nghị của Dũng không? Vì sao?
- Học sinh nêu cách giải quyết.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận: Hai bạn tự làm lấy việc của mình.
4. Hướng dẫn thực hành
- Tự làm lấy những công việc của mình hằng ngày ở trường lớp.
- Sưu tầm những mẩu truyện, tấm gương về việc tự làm lấy việc của mình.
 Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2009
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn dạy
Toán
Luyện tập
I, Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố cách thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ).
- Ôn tập về thời gian (xem đồng hồ và số giờ trong mỗi ngày)
II, Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh chữa bài 3
- Một học sinh nêu miệng bài 2.
2. Hướng dẫn luyện tập:
a, Bài 1:
 - Học sinh nêu yêu cầu: Tính
- Học sinh tự làm, đổi chéo vở kiểm tra.
- Gọi 1 số học sinh nêu cách nhân.
x
 49
x
x
 27
x
 57
 18
x
 64
 2
 4
 6
 5
 3
 98
 108
342
 90
192
b, Bài 2: 
- Học sinh nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
- Gọi học sinh nêu cách đặt tính, thứ tự tính.
- Giáo viên hướng dẫn chữa bài.
x
 38
x
 27
x
 53
x
 45
x
 84
x
 32
 2
 6
 4
 5
 3
 4
 76
 162
 212
 225
 252
 128
c, Bài 3: 
- Học sinh đọc đề bài. 
- Giáo viên hướng dẫn tóm tắt trên bảng.
- Hướng dẫn: Mỗi ngày có bao nhiêu giờ? (24 giờ)
- Gọi 1 học sinh giải bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài: Số giờ của 6 ngày là: 24 x 6 = 144 (giờ)
 Đáp số 144 giờ.
d, Bài 4: 
- Học sinh nêu nhiệm vụ và thực hành.
- Giáo viên chữa bài, đưa mô hình mặt đồng hồ để chứng minh.
đ, Bài 5: Tổ chức trò chơi: “ Thi nêu nhanh từng cặp phép nhân có kết quả bằng nhau”
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập và hướng dẫn mẫu.
 Ví dụ: 2 x 3 = 3 x2
- Giáo viên phổ biến cách chơi, luật chơi: 
- Chia lớp thành 2 đội chơi, nam nữ đồng đều.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi và nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Củng cố dặn dò
- Học sinh nhắc lại cách thực hiện nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
- Giao bài về nhà.
Tập đọc
Cuộc họp họp của chữ viết
I/ Mục đích yêu cầu.
1/ Đọc đúng các từ: Chú lính, lấm tấm, lắc đầu, từ nay.
 Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, phân biệt đúng lời các nhân vật.
2/ Học sinh hiểu tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung. 
- Học sinh hiểu cách tổ chức một cuộc họp.
III/ Các hoạt động dạy học.
A) Kiểm tra bài cũ.
Gọi 3 học sinh đọc nối tiếp bài “Người lính dũng cảm” và trả lời câu hỏi.
B) Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc
a, Giáo viên đọc mẫu toàn bài, sau đó hướng dẫn học sinh quan sát tranh.
b, Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc nối tiếp câu, luyện đọc từ khó phát âm.
* Đọc nối tiếp đoạn trước lớp (4 đoạn).
+ Hướng dẫn đọc đúng các kiểu câu hỏi, câu cảm.
+ Hướng dẫn ngắt nghỉ đúng câu văn của Hoàng, giải nghĩa từ.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gọi 4 học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn và nhận xét.
- Một học sinh đọc to toàn bài.
3. Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm đoạn 1, trả lời:
 GV: Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? 
 HS: Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng, bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kỳ quặc.
- Một học sinh đọc to các đoạn còn lại.
 GV: Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? 
 HS: Giao cho anh dấu chấm, yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
4. Luyện đọc lại.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn.
- Giáo viên có thể đọc mẫu lần 2, nếu học sinh đọc chưa hay.
- Chia nhóm để học sinh đọc phân vai và thi xem bạn đọc hay, nhóm đọc hay.
5. Củng cố, dặn dò.
- Học sinh có thể nêu tầm quan trọng của dấu chấm, dấu phẩy khi viết câu?
- Giáo viên nhấn mạnh vai trò của dấu chấm, dấu phẩy: Nếu không dùng dấu chấm, dấu phẩy đúng chỗ để ngắt các từ, cụm từ theo đúng nghĩa thì câu văn sẽ trở nên lủng củng và vô nghĩa.
- Giao bài về nhà
Chính tả (nghe – viết)
người lính dũng cảm
I, Mục đích yêu cầu.
- Nghe – viết chính xác 1 đoạn trong bài “ Người lính dũng cảm” 
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu hoặc vần đễ lẫn n/l, en/eng.
- Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ; thuộc lòng 9 chữ trong bảng.
III, Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh nghe – viết.
a, Hướng dẫn chuẩn bị.
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn văn cần viết chính tả.
 GV: Đoạn văn này kể chuyện gì?
- Hướng dẫn nhận xét chính tả:
 GV: Đoạn văn trên có mấy câu? (6 câu)
 HS: Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa? 
 GV: Những chữ đầu câu, đầu dòng phải viết hoa.
 GV: Lời nhân vật được đánh dấu bằng dấu gì? 
 HS: Lời nhân vật được đánh dấu bằng dấu gạch ngang đầu dòng.
- Học sinh viết ra nhá ... phòng bệnh thấp tim.
- Gọi 1 số học sinh trình bày.
 + Hình 4: Trước khi đi ngủ nên súc miệng nước muối nhạt để sát trùng họng.
 + Hình 5: Mùa đông, khi đi ra ngoài cần mặc ấm, đeo khẩu trang để tránh bị viêm họng và bị thấp khớp.
 + Hình 6: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và không nên ăn các đồ ăn lạnh.
4. Củng cố dặn dò
- Gọi 2 học sinh đọc mục “Bạn cần biết”
- Dặn dò: Thực hiện theo bài.
 Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 2009
Luyện từ và câu.
So sánh
I/ Mục đích yêu cầu.
- Học sinh nắm được 1 kiểu so sánh mới: So sánh hơn kém. 
- Học sinh nắm được các từ có ý nghĩa so sánh: hơn kém; biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.
III/ Các hoạt động dạy học.
A) Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 học sinh làm miệng bài 2, 3 (tuần 4.)
B) Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
a, Bài tập 1: 
- Gọi 2 học sinh đọc nội dung bài 1, cả lớp đọc thầm
- Học sinh xác định yêu cầu: Tìm các hình ảnh so sánh trong các khổ thơ.
- Gọi 3 học sinh làm trên bảng: Gạch dưới những hình ảnh được so sánh.
Dưới lớp nháp bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng. Giáo viên giúp học sinh hiểu được có 2 kiểu so sánh: hơn kém và ngang bằng.
b, Bài 2: 
- Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu: Tìm những từ so sánh trong khổ thơ bài 1.
- Yêu cầu 3 học sinh lên gạch chân phấn màu
- Nhận xét chữa bài
 2a/ hơn, là, là b/ hơn c/ chẳng bằng, là.
c, Bài tập 3.
- Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu: Tìm hình ảnh so sánh.
- Gọi 1 học sinh làm trên bảng, dưới lớp nháp bài.
 Quả dừa - đàn lợn con; 
 Tàu dừa – chiếc lược.
d, Bài 4
- Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu: Tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài 3.
- Giáo viên nhấn mạnh yêu cầu: Tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa thay bằng dấu gạch nối.
- Giáo viên hướng dẫn mẫu: 
 Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh.
- Chữa bài: Quả dừa (như, là, như là, tựa, tựa như, như thể); 
 Tàu dừa (như, là, như là, tựa, tựa như, như thể); 
3. Củng cố dặn dò.
 - Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Giao bài tập về nhà.
Toán
Luyện tập
I, Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố về cách thực hiện phép chia trong phạm vi 6.
- Nhận biết 1/6 của một hình chữ nhật trong một số trường hợp đơn giản.
II, Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
Giáo viên gọi 2 học sinh chữa bài 4, 5 (trang 24)
2. Bài mới.
a, Bài 1:
 - Học sinh đọc đề bài nêu yêu cầu: Tính nhẩm
6 x 6 = 36
 6 x 9 = 54
 6 x 7 = 42
 6 x 8 = 48
36 : 6 = 6
54 : 6 = 9 
42 : 6 = 7
48 : 6 = 8
b, Bài 2: Củng cố các bảng chia đã học.
- Học sinh nêu yêu cầu: Tính nhẩm.
- Tiến hành tương tự bài 1.
c, Bài 3:
- Gọi 2 học sinh đọc đề toán.
Giáo viên hỏi để học sinh nêu các dữ kiện đề bài cho biết và yêu cầu.
+ GV: Bài toán cho biết gì? 
+ GV: Bài toán yêu cầu gì? 
- Gọi 1 học sinh tóm tắt trên bảng, dưới lớp làm vào vở.
- Một học sinh giải bài toán trên bảng lớp, dưới lớp nháp bài.
- Học sinh nhận xét, chữa bài.
 Số mét vải may mỗi bộ quần áo hết là: 18 : 6 = 3 (m)
 Đáp số 3 mét vải.
d, Bài 4: 
- Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn: Để nhận biết đã tô màu 1/6 hình nào phải nhận ra:
+ Hình nào đã chia 6 phần bằng nhau?
+ Hình đó có 1 trong các phần bằng nhau đã được tô màu không?
- Giáo viên treo các hình đã vẽ sẵn, học sinh quan sát và làm bài.
3. Củng cố dặn dò.
- Giáo viên chốt lại nội dung luyện tập.
- Giao bài về nhà.
Mĩ thuật
Tập nặn tạo dáng: Nặn quả
I, Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết hình khối của một số quả.
- Nặn được một vài quả gần giống mẫu.
III, Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: Giáo viên dùng tranh ảnh, mẫu thật để giới thiệu.
2. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giáo viên đưa ra 1 vài loại quả, học sinh trả lời về: 
+ Tên quả
+ Đặc điểm, hình dáng, màu sắc và sự khác nhau của 1 vài loại quả.
- Giáo viên gợi ý học sinh chọn quả để nặn.
3. Hoạt động 2: Cách nặn quả.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh cách nặn quả như sau:
- Nhào, bóp đất nặn cho dẻo, mềm.
- Nặn hình khối có dáng của quả.
- Nắn gọt dần cho giống với quả mẫu.
- Sửa hoàn chỉnh và gắn, dính các chi tiết (cuống, lá..)
4. Hoạt động 3: Thực hành
- Giáo viên đặt quả ở vị trí dễ quan sát.
- Học sinh dùng bảng con đặt trên bàn để nhào nặn đất, nặn quả.
- Giáo viên quan sát giúp học sinh yếu.
5. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét những bài nặn đẹp.
- Dặn dò: chuẩn bị cho bài vẽ sau.
Chính tả
Mùa thu của em
I, Mục đích yêu cầu.
- Chép lại chính xác bài thơ “ Mùa thu của em”
- Củng cố cách trình bày bài thơ 4 chữ.
- ôn luyện vần khó: “oam” và viết đúng các chữ có âm, vần dễ lẫn.
III, Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
- Học sinh tập viết bảng: hoa lựu, đỏ nắng, lũ bướm, lơ đãng.
- Gọi 2 học sinh đọc HTL 28 tên chữ cái đã học.
B, Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh tập chép.
a, Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc bài thơ trên bảng. Gọi 2 học sinh nhìn bảng đọc lại.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả.
- Học sinh viết nháp những từ dễ lẫn.
b, Học sinh chép bài vào vở.
c, Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a, Bài tập 2: 
- Gọi 2 học sinh đọc đề nêu yêu cầu.
- Yêu cầu 1 học sinh làm trên bảng, dưới lớp làm vào vở.
- Chữa bài
b, Bài tập 3: 
- Học sinh đọc đề, giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài: Tìm cá từ:
3a/ Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n có nghĩa là...
3b/ Chứa tiếng có vần en hoặc eng có nghĩa là...
- Học sinh tự làm bài sau đó đổi chéo vở.
- Chữa bài.
3a/ nắm, lắm, gạo nếp 3b/ kèn, kẻng, chén.
4. Củng cố dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh viết tiến bộ.
- Giao bài tập về nhà
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn dạy
 Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2009
Tập làm văn
Tập tổ chức cuộc họp
I, Mục đích yêu cầu:
- Hs biết xác định rõ nội dung cuộc họp.
- Tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học.
III, Các hoạt động dạy học
A, Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 học sinh chữa bài 1, 2 tiết trước.
- Yêu cầu 1 học sinh khác kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi”.
- Một học sinh đọc “Bức điện báo”
B, Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập
a, Giáo viên giúp học sinh xác định yêu cầu của bài tập.
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài và gợi ý nội dung cuộc họp, cả lớp đọc thầm.
 GV: Bài “ Cuộc họp của chữ viết” đã cho các em biết: để tổ chức tốt một cuộc họp, các em cần phải chú ý những gì?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên chốt: 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp: 
 + Nêu mục đích cuộc họp.
 + Nêu tình hình của lớp.
 + Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.
 + Nêu cách giải quyết.
 + Giao việc cho mọi người.
b, Từng tổ làm việc
- Học sinh thảo luận theo tổ; tổ trưởng điều khiển thảo luận để chọn nội dung họp.
- Mỗi tổ tổ chức 2 cuộc họp, mỗi cuộc họp bàn về 1 nội dung đã gợi ý; hai học sinh trong tổ thay nhau làm tổ trưởng.
c, Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp.
- Từng tổ thi tổ chức cuộc họp,
- Cả lớp và học sinh bình chọn tổ họp có kết quả nhất.
3. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên khen ngợi các cá nhân và tổ làm tốt bài tập thực hành.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Toán
Tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số
I, Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết cách tìm một trong các thành phần bằng nhau của 1 số và vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.
III, Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh chữa bài 3 - 4 tiết trước.
2. Dạy bài mới.
a, Hướng dẫn học sinh tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số.
* Giáo viên nêu bài toán rồi cho học sinh nêu lại.
 GV: Làm thế nào để tìm của 12 cái kẹo? 
 HS: Lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần là số kẹo cần tìm.
- Giáo viên vẽ hình như SGK để minh hoạ.
 kẹo?	
 12 cái kẹo
- Học sinh nêu được : Muốn tìm của 12 cái kẹo ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần bằng nhau đó là số kẹo.
- Học sinh nêu bài giải, giáo viên ghi bảng như SGK.
 Chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau.
 Mỗi phần sẽ là số kẹo.
* áp dụng: Muốn tìm của 12 cái kẹo ta làm như thế nào? (1 số học sinh nêu).
* Giáo viên nhấn mạnh cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số: Lấy số đó chia cho số phần.
b, Thực hành: 
* Bài 1: 
- Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu.
- Gọi lần lượt 4 học sinh làm trên bảng, dưới lớp nháp bài.
- Học sinh nhận xét bài và củng cố cách làm.
- Hướng dẫn chữa bài.
 M: của 8 kg là 4 kg (nhẩm 8: 2 = 4)
 a/ Viết vào vở: của 8 kg là: 8 : 2 = 4 (kg)
 b/ của 24l là: 24 : 4 = 6 (lít)
 c/ của 35m là: 35 : 5 = 7 (m)
 d/ của 54 phút là 54 : 6 = 9 (phút)
* Bài 2: 
- Học sinh đọc đề toán, nêu yêu cầu.
- Gọi 1 học sinh làm trên bảng, dưới lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
 Số mét vải xanh cửa hàng đã bán là: 
 40 : 5 = 8 (m)
 Đáp số 8 m vải.
3. Củng cố dặn dò
- Học sinh nhắc lại cách tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số 
- Giao bài về nhà.
Thể dục 
Giáo viên bộ môn dạy
Tự nhiên và xã hội
Hoạt động bài tiết nước tiểu
I, Mục đích yêu cầu: Sau bài học học sinh biết:
- Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
- Giải thích tại sao hằng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước.
III, Hoạt động dạy học
A, Giới thiệu bài.
B, Dạy bài mới
1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- Yêu cầu 2 học sinh cùng quan sát H1 SGK, chỉ đâu là thận, đâu là ống dẫn nước tiểu?
- Giáo viên treo hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng.
 Yêu cầu 1 vài học sinh lên chỉ, nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
2. Hoạt động 2: Thảo luận.
- Học sinh quan sát hình, đọc các câu hỏi và trả lời của các bạn trong H2.
 GV: Nước tiểu được tạo thành ở đâu?
 HS: Nước tiểu tạo thành do thận lọc máu và các chất cặn bã.
 GV: Trong nước tiểu có chất gì?
 HS: Trong nước tiểu có các chất cặn bã.
 GV: Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào?
 HS: Nước tiểu đưa xuống bóng đái bằng ống dẫn nước tiểu.
 GV: Trước khi thải ra ngoài nước tiểu được chứa ở đâu?
 HS: Được chứa ở bóng đái.
 GV: Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào?
 HS: Nước tiểu được thải ra ngoài bằng ống đái.
 GV: Mỗi ngày, mỗi người thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?
3. Củng cố dặn dò:
- Gọi 2 học sinh chỉ sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu và nói tóm tắt lại hoạt động của cơ quan này.
- Dặn: Chuẩn bị bài sau.
Phần ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_5_nguyen_thi_tien.doc