Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Nguyễn Phước Trang

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Nguyễn Phước Trang

TRUNG THU ĐỘC LẬP

 Thép Mới

I - Mục đích- Yêu cầu

 1 - Kiến thức :

 - Hiểu các từ ngữ trong bài.

 - Hiểu ý nghĩa của bài : Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ , mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

2 - Kĩ năng :

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

- ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

3 - Giáo dục : Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước cho HS.

 

doc 39 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Nguyễn Phước Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 7
Ngày dạy
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
3/10/2011
Hai
1
2
3
4
5
SHTT
TĐ
Toán
LS
CT
Chào cờ
Trung thu độc lập
Luyện tập
Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
Gà Trống và Cáo ( Nhớ viết)
4/10/2011
Ba
1
2
3
4
5
LT&C
Toán
KH
KC TD
Cách viết tên người tên địa lí Việt Nam
Biểu thức có chứa hai chữ
Phòng bệnh béo phì
Lời ước dưới dưới trăng
Thầy Dũng phụ trách
5/10/2011
Tư
1
2
3
4
5
MT
TĐ
Toán
ĐĐ
TLV
Cô Ngâm phụ trách
Ở vương quốc Tương Lai
Tính chất giao hóan của phép cộng
Tiết kiệm tiền của ( tiết 1)
Luyện xây dựng đọan văn kể chuyện
6/10/2011
Năm
1
2
3
4
5
KT
Toán
KH
LT&C
ĐL
Khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường(t2)
Biểu thức có chứa ba chữ
Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
Luyện tập viết tên người và tên địa lí Việt Nam
Một số dân tộc ở Tây Nguyên
7/10/2011
Sáu
1
2
3
4
5
Toán
TLV
SHTT TD
Nhạc
Tính chất kết hợp của phép cộng
Luyện tập phát triển câu chuyện
Sinh hoạt lớp
Thầy Dũng phụ trách
Cô Diễm phụ trách
 Mỹ Phước D: Ngày 2/ 10 /2011
 Người soạn 
 Nguyễn Phước Trang
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011
Tuần 7 – 1 
TRUNG THU ĐỘC LẬP
 Thép Mới 
I - Mục đích- Yêu cầu
 1 - Kiến thức :
 - Hiểu các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu ý nghĩa của bài : Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ , mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
2 - Kĩ năng : 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
3 - Giáo dục : Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước cho HS.
II. Các kỹ năng sống:
 - Xác định giá trị: Biết tự hào về lịng yêu nước của các chú bộ đội
- Đảm nhận trách nhiệm : Chăm lo học hành khơng phụ lịng mơ ước của anh chiến sĩ
III. Các phương pháp/kỹ thuật
 - Trải nghiệm; Thảo luận nhĩm; đĩng vai
IV - Chuẩn bị
 - GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 Tranh ảnh về một số thành tựu kinh tế xã hội của nước ta những năm gần đây.
V - Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1 – Khởi động
2 - Kiểm tra bài cũ : Chị em tôi
 - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
 3 - Dạy bài mới
a - Khám phá
- HS xem tranh và nêu những gì được vẽ trong tranh
- Đất nước ta hiện nay phát triển những gì mà em biết?
 - Giới thiệu bài: Mơ ước là một phẩm chất đáng quý của con người , giúp con người hình dung ra tương lai , vươn lên trong cuộc sống .
- Giới thiệu bài Trung thu độc lập .
b. Kết nối
b.1- Hướng dẫn luyện đọc 
- Gv đọc mẫu tồn bài
- Chia đoạn
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó. : vằng vặc ( sáng trong , không một chút gợn )
- Hướng dẫn ngắt hơi đúng câu “ Đêm nay  nghĩ tới ngày mai “ 
- HS đọc theo cặp
- HS đọc thầm và thảo luận các câu hỏi trong SGK
b.2 –Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1 : 5 dòng đầu
- Anh chiến sĩ nghĩ đến trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào ? 
- Trăng Trung thu độc lập có gì đẹp ?
=> Ý đoạn 1 : Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
* Đoạn 2 : Từ anh nhìn trăng  vui tươi .
- Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ?
- Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập ?
=> Ý đoạn 2 : Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp cuả đất nước.
* Đoạn 3 : Phần còn lại
- Anh tin chắc Trung thu tương lai như thế nào ?
- Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào ?
=> Ý đoạn 3 : Lời chúc của anh chiến sĩ với thiếu nhi.
c - Đọc diễn cảm 
- Nhắc nhở HS tìm đúng giọng đọc bài văn và thể hiện diễn cảm .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn 2.
* Nội dung : Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ , mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
d. Thực hành
- Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào ?
- Hiện nay em làm gì để khơng phụ lịng mơ ước ước anh chiến sĩ?
4 - Luyện tập - Củng cố 
- Vê nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Nhắc nhỡ em mình chăm chỉ học tập
* GDHS: Yêu quê hương đất nước
5– Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Ở Vương quốc tương lai.
- Hát
- HS đọc và trả lời .
- Quan sát tranh chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ . 
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS đọc từng đoạn và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
* HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm
- Anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên .
- Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do , độc lập : Trăng ngàn và gió núi bao la ; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý ; trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng 
- Dưới ánh trăng , dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp pbới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi .
-Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại ,giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
+ Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thảnh hiện thực : Nhà máy thuỷ điện , nhữnf con tàu lớn 
+ Nhiều điều trong hiện thực đã vượt quá cả mơ ước của anh – HS cho ví dụ .
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc
- HS đọc lại nội dung
- HS phát biểu . 
- HS nêu ( học tập tốt)
- HS theo dõi
Tuần: 7 – 1 Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Kiến thức - Kĩ năng:
Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số cĩ đến 6 chữ số khơng nhớ hoặc cĩ nhớ khơng quá 3 lượt và khơng liên tiếp
- Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2(dịng 1), Bài 3 
II.CHUẨN BỊ:
SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Khởi động: 
2/ Kiểm tra bài cũ: Phép trừ
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
3/ Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động thực hành
Bài tập 1:
GV nêu phép cộng 2 416 + 5 164 , yêu cầu HS đặt tính rồi thực hiện phép tính.
GV hướng dẫn HS thử lại bằng cách lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính cộng đã đúng.
Yêu cầu HS thử lại phép tính cộng.
b) Tính rồi thử lại
35462 + 27519; 69108 + 2074 ;267345 + 31925
Bài tập 2:
Hướng dẫn tương tự đối với cách thử lại phép trừ
Nên cho HS nêu lại cách thử của từng phép tính cộng, trừ 
b) 4025 – 312 ; 5901 – 638 ; 7521 – 98
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng chưa biết , cách tìm số bị trừ chưa biết .	
a) x + 262 = 4848 b) x – 707 = 3535
Bài tập 4, 5: Dành cho HS khá, giỏi
4/ Củng cố :
Gọi HS nhắc lại tên bài vừa học
Cho đại diện ba tổ thi đua tính nhanh
* GDHS: Tính chính xác
5/ Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa hai chữ
Làm bài 3 trang 41
- Hát
HS sửa bài
HS nhận xét
HS thực hiện
- HS làm ở vở
- HS làm xong lên bảng tính và thử lại
HS tiến hành thử lại phép tính
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
- HS nêu cách tìm số hạng chưa biết và số bị trừ chưa biết
HS làm bài
HS sửa
a) x = 4586 b) x = 4242
- HS khá giỏi làm xong các bài tập bắt buộc là tiếp bài 4, 5 theo sự hướng dẫn của GV
- HS nêu
- HS thi đua
- HS theo dõi
 -------˜&™-------
Tuần : 7 Lịch sử
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG 
DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO 
( Năm 938 )
I MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
+ Đơi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng : Ngơ Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rễ của Dương Đình Nghệ.
+ Nguyên nhân trận Bạch Đằng : Kiều Cơng Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngơ Quyền Bắt giết Kiều Cơng Tiễn và chuẩn bị đĩn đánh quân Nam Hán.
+ Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng : Ngơ Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều lên xuống trên sơng Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
+ Ý nghĩa trận Bạch Đằng : Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đơ hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình minh họa
- Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng
- Phiếu học tập
Họ và tên: 
Lớp: Bốn A
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy điền dấu x vào o sau thông tin đúng về Ngô Quyền
+ Ngô Quyền là người làng Đường Lâm (Hà Tây) o
+ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ. o
+ Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán o
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Khởi động: 
2/ Kiểm tra bài cũ: Khởi nghĩa Hai Bà 
Trưng.
- Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lại xảy ra?
- Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
- GV nhận xét.
3/ Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập
GV yêu cầu một vài HS dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu vài nét về con người Ngô Quyền.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
GV yêu cầu HS đọc SGK, 
cùng thảo luận những vấn đề sau:
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở đâu?
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?
+ Trận đánh diễn ra như thế nào?
+ Kết quả trận đánh ra sao?
GV yêu cầu HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến của trận đánh
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp 
GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận
- Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì?
- Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
GV kết luận 
4/ Củng cố :
Gọi HS nhắc lại tên bài vừa học
Gọi 1-2 HS thuật lại trận đánh do Ngô Quyền lãnh đạo
* GDHS: Yêu quê hương đất nước
5/ Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp l ...  các dân tộc ở Tây Nguyên & có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
- SGK
- Tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của 
 Tây Nguyên
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Khởi động: 
2/ Kiểm tra bài cũ: Tây Nguyên
- Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Chỉ vị trí các cao nguyên trên bản đồ Việt Nam?
- Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
- Chỉ & nêu tên những cao nguyên khác của nước ta trên bản đồ tự nhiên Việt Nam?
- GV nhận xét
3/ Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
- Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
- Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên?
- Những dân tộc nào từ nơi khác đến ?
- Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt? (tiếng nói, tập quán, sinh hoạt)
- Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp , nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đăc biệt ?
- Nhà rông được dùng để làm gì? Hãy mô tả về nhà rông? (nhà to hay nhỏ? Làm bằng vật liệu gì? Mái nhà cao hay thấp?)
- Sự to đẹp của nhà rông biểu hện cho điều gì?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi
- Người dân ở Tây Nguyên nam , nữ thường mặc như thế nào?
- Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1,2, 3.
- Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào? 
- Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
- Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?
- Người dân ở Tây Nguyên sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
4/ Củng cố 
- GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng & sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
* GDHS: Yêu quê hương đất nước
5/ Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- Hát
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS kể
- HS đọc mục 1 để trả lời các câu hỏi.
- Vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- Các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK & tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo gợi ý của GV
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
- Các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK & tranh ảnh về trang phục, lễ hội & nhạc cụ của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
- HS trình bày
- HS lắng nghe
-------˜&™-------
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011
Tuần: 7 – 5 Toán
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Giúp HS
Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
2.Kĩ năng:
- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hốn và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính
- Bài tập cần làm :Bài 1: a) dịng 2, 3, b) dịng 1, 3, Bài 2
II.CHUẨN BỊ:
	SGK, bảng kẻ sẳn nội dụng bài mới.
So sánh giá trị của hai biểu thức ( a + b ) + c và a + ( b + a ) trong bảng sau:
a
b
c
( a + b ) + c
a + ( b + c )
5
4
6
( 5 + 4 ) + 6 = 9 + 6 = 15
5 + ( 4 + 6 ) = 5 + 10 = 15
35
15
20
( 35 + 15 ) + 20 = 50 + 20
 = 70
35 + ( 15 + 20 ) = 35 + 35
 = 70
28
49
51
( 28 + 49 ) + 51 = 77 + 51
 = 128
. . . . . . .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Khởi động: 
2/ Kiểm tra bài cũ: Biểu thức có chứa ba chữ.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
3/ Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
GV đưa bảng phụ có kẻ như SGK
Mỗi lần GV cho a, b và c nhận giá trị số thì yêu cầu HS tính giá trị của (a + b) + c & của a + (b + c) rồi yêu cầu HS so sánh hai tổng này(so sánh kết quả tính).
Yêu cầu HS nhận xét giá trị của (a + b) + c và của a + (b + c) 
GV ghi bảng: (a + b) + c = a + (b + c)
Yêu cầu HS thể hiện lại bằng lời: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
GV giới thiệu: Đây chính là tính chất kết hợp của phép cộng.
GV nêu ví dụ: Khi tính tổng 
185 + 99 + 1 thì làm thế nào để tính nhanh? (GV nêu ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng: dùng để tính nhanh)
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 3254 + 146 + 1698 b) 921 + 898 + 2079
 4367 + 199 + 501 1255 + 436 + 145
 4400 + 2148 + 252 467 + 999 + 9533
Bài tập 2:
Bài tập 3 : Dành cho HS khá, giỏi
4/ Củng cố 
GV cho các phép tính, yêu cầu HS dùng tính chất kết hợp & tính chất giao hoán để tính nhanh.
5/ Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Luyện tập
Làm bài: 2, 3 trang 45 trong SGK
- Hát
HS sửa bài
HS nhận xét
HS quan sát
HS tính và nêu kết quả
Giá trị của (a + b) + c luôn bằng giá trị của a + (b + c)
Vài HS nhắc lại
Vài HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng
HS thực hiện và ghi nhớ ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng để thực hiện tính nhanh.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
- HS nêu yêu cầu bài tốn
HS làm bài
HS sửa và nêu
Giải
Cả ba ngày quỹ tiết kiệm đĩ nhận được số tiền:
75 500 000 +86 950 000 + 14 500 000
= 176 950 000 đồng
à HS khá, giỏi làm xong bài tập cần làm, làm tiếp bài 3 theo sự hướng dẫn của học sinh.
- HS tính nhanh
- HS lắng nghe
-------˜&™-------
Tuần: 7 – 2 Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng
Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện
Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG
- Tư duy sáng taọ phân tích, phấn đốn
- Thể hiện sự tự tin
- Hợp tác
III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Làm việc theo nhĩm chia sẻ thơng tin
- Trình bày 1 phút, đĩng vai.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Một tờ giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết sẵn đề bài và các gợi ý
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động của HS
1/ Khởi động:
2/ Kiểm tra bài cũ: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
- GV yêu cầu 2 HS, mỗi em đọc 1 đoạn văn hoàn chỉnh của truyện Vào nghề (tiết TLV) trước 
3/ Bài mới:
a. Khám phá:
- Em đã được nghe những câu chuyện nào ở lớp 4?
- Em cĩ tưởng tưởng ra một câu chuyện gì khơng?
- Các em đã luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện. Từ hôm nay, Các em sẽ học cách phát triển cả một câu chuyện theo đề tài, gợi ý. Trong tiết học này, thầy sẽ giúp các em tập phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. Chúng ta sẽ xem bạn nào giàu trí tưởng tượng, phát triển câu chuyện giỏi.
b. Kết nối:
* HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài
- GV mở bảng phụ đã viết đề bài và các gợi ý, hướng dẫn Hsnắm chắc yêu cầu củađề:
- GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng của đề : Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
c. Thực hành
- Gv gọi HS kể
- GV nhận xét và góp ý.
- GV nhận xét, chấm điểm
 4/ Vận dụng- Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại tên bài vừa học
- Gọi 1-2 HS đọc lại bài văn của mình
* GDHS: Viết văn hay, trung thực, hiếu thảo với cha mẹ
5/ Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS phát triển câu cuyện giỏi
- Về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể lại cho người thân
- Chuẩn bị bài: luyện tập phát rtiển câu chuyện.
- HS hát 1 bài hát.
- HS đọc 
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc đề bài và các gợi ý
- Cả lớp đọc thầm
Cả lớp đọc thầm 3 gợi ý, trả lời.
- HS làm bài, sau đó kể chuyện trong nhóm
Đại diện các nhóm lên thi kể chuyện
Cả lớp nhận xét
 - HS viết bài vào vở
- HS nêu 
 - Một vài HS đọc bài viết
- HS lắng nghe
-------˜&™-------
 Sinh hoạt lớp
	SINH HOẠT CHỦ ĐIỂM “ TƠN TRỌNG PHỤ NỮ”
TIẾT 1
I. Mục tiêu:
 Giúp HS :
 - Các ban cán sự lớp biết cách làm việc, biết rõ nhiệm vụ của mình.
 - Rèn luyện thĩi quen học nhĩm, cách xưng hơ giữa các thành viên trong nhĩm với nhau.
 - Rèn luyện tính tự giác,mạnh dạng nĩi trước đám đơng.
II. Chuẩn bị:
 GV Và HS : Soạn 1 số câu hỏi về nội dung ơn tập các kiến thức trọng tâm đã học, làm thành các phiếu cho HS bốc thăm.
 - Soạn 1 số câu hỏi theo chủ diểm nhân ngày lễ kỉ niệm Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam lần thứ 77. ( các câu hỏi này nhằm giao nhiệm vụ cho HS ).
II.Các hoạt động trên lớp:
HOẠT ĐỘNG 1
 Tập cho HS các nghi thức cần thiết.
 -Khởi động : hát vui
 -Tuyên bố lý do.
 -Giới thiệu đại biểu và thành phần tham dự.
 -Giới thiệu đội chơi.
 -Giới thiệu chương trình ( Nội dung của buổi sinh hoạt ).
HOẠT ĐỘNG 2
 Tập cho các đội dự thi.( Thi hái hoa dân chủ ).
 -Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội 6 em .
 1. Màn chào hỏi
-Giới thiệu tên đội .
 -Từng thành viên giới thiệu tên sở thích của mình.
 b) Thi trả lời câu hỏi bằng hình thức hái hoa dân chủ .
 Câu hỏi về ơn tập kiến thức đã học.
 Ví dụ : ( Câu hỏi cĩ sẵn trong thăm ):
 -Bạn hãy đọc các số từ 100 000 đến 1 000 000 .
 -Bạn hãy ghép các âm thành từ “phụ nữ ”.
 -Bạn hãy đọc lại bảng nhân 4 ?
 III.Tổng kết:
 -Nhận xét, đánh giá hoạt động của các đội.
 -Giao nhiệm vụ: 
 + Tìm hiểu về ngày kỉ niệm Hội liên Hiệp phụ nữ Việt Nam ( Qua sách báo, hỏi người lớn, xem ti vi, sưu tầm tranh ảnh, báo chí).Giao cho HS 1số câu hỏi định hướng cho các em tìm hiểu về ngày kỉ niệm Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam.
 +Mỗi HS soạn 4-5 câu hỏi tìm hiểu về chủ đề phụ nữ, về kiến thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_7_nguyen_phuoc_trang.doc