Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Lê Quang Trung

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Lê Quang Trung

Tiết 1: Đạo Đức Quan tâm, chăm sóc Ông bà, Cha mẹ, Anh chị

I Mục tiêu yêu cầu :

+ Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm ,chăm sóc những người thân trong gia đình .

+ Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm ,chăm sóc lẫn nhau .

+ Quan tâm ,chăm sóc ông bà, cha mẹ ,anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình

+ Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm , chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng .

 

doc 24 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 12/01/2022 Lượt xem 379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Lê Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010 
Tiết 1: Đạo Đức QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ
I MỤC TIÊU YÊU CẦU :
+ Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm ,chăm sóc những người thân trong gia đình .
+ Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm ,chăm sóc lẫn nhau .
+ Quan tâm ,chăm sóc ông bà, cha mẹ ,anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình 
+ Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm , chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Đồ dùng để đóng vai . 
+ Bộ thẻ Xanh (Sai) và Đỏ (Đúng).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
1 BÀI CŨ (2’) 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
2 Bài Mới Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1 ( 18’) Đóng vai .
- Chia lớp làm 4 nhóm .
- GV hướng dẫn và nêu nhiệm vụ cho từng nhóm .
+ Nhóm 1, 2 : Tình huống 1 bài tập 4 .
+ Nhóm 3,4 : Tình huống 2 bài tập 2 .
- Yêu cầu thảo luận .
- Yêu cầu đóng vai trước lớp .
- Nhận xét , kết luận .
+ Tình huống 1 : Lan cần chạy ra khuyên 
+ Tình huống 2 : Huy nên dành thời gian .
Họat động 2: Bày tỏ ý kiến.
- GV đọc lần lượt từng ý kiến của bài tập 5 ,yêu cầu HS bài tỏ thái độ bằng thẻ màu .
+ Trẻ em có quyền được ông bà ,cha mẹ
+ Chỉ có trẻ em mới cần được quan tâm ..
+ Trẻ em có bổn phận phải quan tâm , chăm sóc những người thân trong gia đình .
- Kết luận : ý kiến 1, 3 là đúng . Ý kiến 2 sai .
3 CỦNG CỐ , DẶN DÒ (2’)
Kết luận: Mọi người trong gia đình cần luôn quan tâm, chăm sóc lẫn nhau hàng ngày chứ không chỉ quan tâm, chăm sóc những lúc ốm đau, bệnh tật, khó khăn ...
- Về nhà thể hiện sự quan tâm đối với người thân .
- Nhận xét tiết học 
- Hình thành nhóm .
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và thảo luận .
- Các nhóm đóng vai .
- HS giơ thẻ và giải thích lí do .
- HS nhắc lại .
Tiết 2 - 3 : Tập đọc – Kể chuyện 
 CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ 
I. MỤC TIÊU : 
1 Tập đọc
- Đọc đúng các từ, tiếng khó: lùi dần, lộ, sôi nổi, lễ phép, nặng nhọc,
- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu , biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: sếu, u sầu, nghẹn ngào,
- Hiểu ý nghĩa : Mọi người trong cộng đồng phải biết quan tâm đến nhau 
 Kể chuyện
- Kể lại được một đoạn trong câu chuyện các em nhỏ và cụ già.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (sgk)
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc	.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ (3’)
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Bận..
- Nhận xét ghi điểm .
2. BÀI MỚI Giới thiệu bài (1’)
 Hoạt động 1: (20’) Luyện đọc
a) Đọc mẫu
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Hướng dẫn đọc từng câu 
- Luyện phát âm từ khó : Lùi dần , nghẹ ngào 
- Đọc từng đoạn trước lớp.(Đọc 2 lượt)
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải các từ khó.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét tuyên dương .
 Hoạt động 2 ( 10’) Tìm hiểu bài
- GV gọi HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1, 2 trước lớp.
- Các bạn nhỏ làm gì?
- Các bạn nhỏ gặp ai trên đường về?
- Vì sao các bạn dừng cả lại?
- Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
- Theo em, vì sao không quen biết ông cụ mà các bạn vẫn băn khoăn, lo lắng cho ông cụ nhiều như vậy?
 - Cuối cùng, các bạn nhỏ quyết định như thế nào?
- Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 3,4 để biết chuyện gì đã xảy ra với ông cụ.
- Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
- Vì sao khi trò truyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 5.
- Gọi HS khá đọc câu hỏi 5, sau đó yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi này.
- Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến . 
-Nhận xét chốt ý .
 TIẾT 2 
Hoạt động 3: (16’) Luyện đọc lại bài
- GV đọc mẫu bài. Chú ý nhấn giọng các từ: dừng lại, mệt mỏi, lộ rõ vẻ u sầu, bị ốm, đánh mất, có thể giúp gì, nặng nhọc, ấm áp, 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo vai.4 bạn nhỏ , ông cụ , người dẫn chuyện .
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.
Hoạt động 4: (17’) Kể chuyện 
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 63, SGK.
- Khi kể lại câu chuyện theo lời của bạn nhỏ, em cần chú ý gì về cách xưng hô?
- Kể mẫu
- Kể theo nhóm:
- Kể trước lớp
- Tuyên dương HS kể tốt.
3 CỦNG CỐ , DẶN DÒ (2’)
- Em học được bài học gì từ các bạn nhỏ trong truyện?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Nghe GV giới thiệu bài.
-Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc. 
- Đọc CN – ĐT 
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp.
- 2 em đọc .
 - Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt đọc .
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm .
- 1 HS đọc , cả lớp theo dõi.
- Các bạn nhỏ đang ríu rít ra về sau 
- Gặp 1 cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ..
- Vì các bạn thấy cụ già trông thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
- Các bạn băn khoăn không biết có ..
- Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan./ Vì ..
- Các bạn quyết định hỏi thăm ông cụ xem thế nào.
- 1 HS đọc đoạn 3,4 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- Ông cụ buồn vì bà lão nhà ông bị ốm 
- HS thảo luận cặp đôi và trả lời: Vì ông cụ được chia sẻ nỗi buồn với ca
- 1 HS đọc trước lớp.
- 1 HS đọc. - Đại diện HS trả lời. 
+ Chọn Những đứa tre tốt bụng vì các bạn nhỏ trong truyện là những người thật tốt bụng và biết yêu 
- Lắng nghe .
- 6 HS tạo thành 1 nhóm và luyện đọc bài theo vai.
- 3 nhóm thi đọc.
- Kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già theo lời một bạn nhỏ.
- Xưng hô là tôi (mình, em) và giữ nguyên cách xưng hô đó từ đầu đến cuối câu chuyện.
- HS khá kể . Cả lớp theo dõi và .
- Mỗi nhóm 3 HS. Lần lượt từng em kể 1 đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
- 1 HS kể lại cả câu chuyện trước lớp.
- HS tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em: Biết quan tâm giúp đỡ người khác.
Tiết 4 : TOÁN LUYỆN TẬP 
A. MỤC TIÊU.Giúp học sinh:
Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán .
Biết xác định của một hình đơn giản .
HS khá , giỏi làm bài 4 
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: (3’)
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2,3/47
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm
2. BÀI MỚI: Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1: (20’) Luyện tập, thực hành
* Bài 1:
+ Gọi học sinh nêu y/c của bài tập
+ Y/c học sinh nhẩm và nêu kết quả .
- Nhận xét 
* Bài 2 Tính (cột 1, 2 , 3)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Làm mẫu 28 7
 28 4
 0
- Các phép tính khác HS tự làm .
- Nhận xét chữa bài .
Bài 3 : Yêu cầu đọc đề .
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu làm bài .
- Nhận xét chữa bài .
Hoạt động 2 (8’) Nhận biết 
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong sách rồi tìm số con mèo trong mỗi hình .
- Nhận xét .
3 CỦNG CỐ , DẶN DÒ (2’)
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà làm lại bài trong VBT .
+ 3 học sinh.
- 1 em đọc .
+Lần lượt từng em nhẩm và nêu kết quả .
- 1 em.
- Lớp theo dõi .
- HS làm bài vào vở .
- Có 35 chia thành nhóm, 1nhóm ..
- Có mấy nhóm ?
- Lớp làm bài vào vở , 1em lên bảng làm bài .
- HS quan sát và nêu : Hình a là 3 con , hình b : là 2 con .
 Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010
Tiết 1 : Tập đọc TIẾNG RU
I. MỤC TIÊU : 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó : làm mật, lúa chín, lửa tàn, núi cao, nước,
- Bước đầu biết đọc bài với giọng tình cảm, tha thiết. Ngắt nhịp hợp lí .
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: đồng chí, nhân gian, bồi,
- Hiểu nội dung : Con người sống giữa cộng đồng phải đoàn kết, yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài thơ.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ(4’)
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về bài tập đọc Các em nhỏ và cụ già.
- Nhận xét ghi điểm .
2. BÀI MỚI Giới thiệu bài (1’)
 Hoạt động 1: (14’) Luyện đọc 
a) Đọc mẫu
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Hướng dẫn đọc từng câu 
+ Luyện phát âm từ khó: làm mật, lúa chín, lửa tàn, núi cao, nước,
+ Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:
- Giải nghĩa từ khó:
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
+ Yêu cầu HS cả lớp đọc .
Hoạt động 2: (7’)Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi HS đọc lại bài một lượt.
- Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao?
Hãy nói lại nội dung hai câu cuối khổ thơ đầu bằng lời của em.
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 2.
- Em hiểu câu thơ Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng? Như thế nào?
- Em hiểu câu thơ: Một người đâu phải nhân gian?/ Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi. Như thế nào?
- Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ?
- Câu lục bát nào trong khổ thơ 1 nói nên ý chính của cả bài thơ?
- GV: Đó chính là điều mà bài thơ muốn nói với chúng ta. Con người sống trong cộng ...
 Hoạt động 3: (7’)Học thuộc lòng bài thơ
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ theo các bước đã học .
- Yêu ... = 5 
- Muốn tìm số chia ta làm thế nào ?
* Kết luận : SGK .
Hoạt động 3(17’) Luyện tập-thực hành 
* Bài 1: Tính nhẩm .
- Yêu cầu nhẩm và nêu kết quả .
35 : 5 = 28 : 7 = 24 : 6 = 
35 : 7 = 28 : 4 = 24 : 4 =
- Nhận xét .
* Bài 2: Tìm x 
 12 : x = 2 42 : x = 6 27 : x = 3 
 36 : x = 4 x : 5 = 4 35 : x = 5
- Yêu cầu nêu cách làm , làm bài vào vở .
- Yêu cầu chữa bài .
- Nhận xét .
* Bài 3:
- Gọi học sinh đọc đề bài .
- Hướng dẫn cách làm .
- Yêu cầu nêu kết quả .
3. Củng cố, dặn dò(2’)
+ Về nhà làm 1,2,3/45 Vở bài tập.
+ Nhận xét tiết học
+ 2 học sinh lên bảng
+ 3 học sinh.
- HS chia .
- 6 : 2 = 3 hình 
- HS nêu .
- Yêu cầu nêu cách làm , 1 em lên bảng làm .
- HS nêu .
- HS nhắc lại .
- HS nhẩm và nêu kết quả .
- 1 em đọc đề .
- 2 em nêu .
- HS làm bài vào vở , 6 em chữa bài .
- 2 em đọc .
- Theo dõi .
- HS nêu kết quả .
Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010
Tiết 3 : Tập làm văn KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM 
I. MỤC TIÊU
- Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (BT1).
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn khoảng 5 câu. Diễn đạt thành câu, rõ ràng.(BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Viết sẵn các câu hỏi gợi ý để kể trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ(4’)
- Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn và nêu nội dung câu chuyện.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. BÀI MỚI Giới thiệu bài
Hoạt động 1: (15’) Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nhớ lại những đặc điểm của người hàng xóm mà mình định kể theo định hướng:
+ Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi? Người đó làm nghề gì? Hình dáng, tính tình của người đó như thế nào? Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm đó như thế nào? Tình cảm của người hàng xóm đó đối với gia đình em ra sao?
- Gọi HS khá kể mẫu.
- Yêu cầu HS kể cho bạn bên cạnh nghe về người hàng xóm mà mình yêu quý.
- Gọi một số HS kể trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung vào bài kể cho từng em .
Hoạt động 2 ( 15’) Luyện viết 
Bài 2 : 
- Yêu cầu viết những điều vừa kể thành đoạn văn .
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 số em đọc bài trước lớp.
- Nhận xét bài viết của HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ(2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà xem lại và bổ sung cho bài viết hoàn chỉnh, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS đọc trước lớp.
- Suy nghĩ về người hàng xóm.
- 1 HS kể trước lớp, lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc theo cặp.
- 6 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
 1 HS đọc.
- Làm bài
- 2 em nêu lại .
- HS viết bài vào vở .
Tiết 3 : Toán 	 LUYỆN TẬP 
I MỤC TIÊU.
- Củng cố về: tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, chia số có hai chữ số cho số có hai chữ số
- Xem đồng hồ
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Mô hình đồng hồ.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Kiểm tra bài cũ:(4’)
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2,3/47
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm
2. Bài mới:
Hoạt động 1: (23’)Luyện tập, thực hành
* Bài 1:
+ Gọi học sinh nêu y/c của bài tập
+ Y/c học sinh tự làm bài
+ Lưu ý học sinh cách trình bày
 80 – x =30 42 : x = 7
 x = 80 – 30 x = 42 : 7
 x = 50 x = 6
+ Yêu cầu nêu cách làm .
+ Chữa bài và cho điểm học sinh
* Bài 2
+ Gọi học sinh đọc y/c của đề bài
+ Nhắc lại cách làm .
+ Y/c học sinh tự làm bài phần a.
 35 26 32 
 x x x
 2 4 6 
64 2 80 4 99 3 
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài3 - Gọi học sinh đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu tóm tắt và làm bài .
- Nhận xét .
 * Bài + Gọi học sinh nêu y/c của bài
+ Yêu cầu học sinh quan sát và đọc giờ trên đồng hồ
+ Vậy khoanh vào câu trả lời nào?
3. Củng cố,dặn dò(2’)
+ Về nhà làm bài
+ Nhận xét tiết học
+ 3 học sinh.
+ HS nêu .
+6 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở
+ Học sinh nêu cách tìm số hạng, số bị trừ,số bị chia, số chia chưa biết.
+ 1 em nêu .
+ 2 em nêu .
+ Học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở. Hai học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo để kiểm tra của nhau
+1 Hs đọc bài .
+ Có 36 l dầu .
+ Còn lại ? lít dầu .
- HS làm vào vở , 1 em chữa bài .
 Giải:
 Số lít còn lại là:
 36 : 3 = 12 (lít)
 Đáp số:12 lít 
+ 1 em nêu .
 + Đồng hồ chỉ 1 giờ 25 phút
+ Câu B
Tiết 4 ; Thủ công CẮT DÁN BÔNG HOA ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách gấp ,cắt ,dán bông hoa .
- Gấp. cắt, dán bông hoa . Các cánh hoa tương đối đều nhau .
* Với HS khéo tay : - Gấp cắt , dán được bông hoa 5 cánh , 4 cánh, 8 cánh . Các cánh của bông hoa đều nhau .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Dụng cụ kéo, hồ, thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1 Kiểm tra bài cũ:(3’)
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
2 . Bài mới:
 Hoạt động 1 ( 6’) Oân bài 
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt để được hình bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
- Nhận xét và ghi quy trình lên bảng .
Hoạt động 2 (18’) Thực hành 
- Yêu cầu gấp , cắt , dán .
- Theo dõi giúp đỡ em yếu .
-Trưng bày sản phẩm .
- Nhận xét tuyên dương .
+ Giáo viên bình chọn, đánh giá kết quả A+;A;B.
+ 5 em nêu .
+ Học sinh thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Có thể cho học sinh trưng bày sản phẩm theo tổ .
+ Lớp nhận xét kết quả thực hành.
3. Củng cố & dặn dò:(2’)
+ Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành.
+ Dặn dò học sinh ôn lại các bài đã học, giờ sau mang giấy nháp thủ công, bút màu  để kiểm tra cuối Chương “Phối hợi gấp, cắt, dán hình”.
Tiết 4 ; Tự nhiên & xã hội VỆ SINH THẦN KINH (tiếp theo )
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe .
- Biết lập và thực hiện được thời gian biểu hằng ngày .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK/34;35.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1 Kiểm tra bài cũ(3’)
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
- Kể tên những thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh.
 2 Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
 Hoạt động 1.(14’) Thảo luận.
- Giáo viên yêu cầu thảo luận nhóm .
+ Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
+ Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn sau đêm hôm đó?
+ Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt?
+ Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ?
+ bạn đã làm việc gì trong cả ngày?
- Yêu cầu trình bày .
Kết luận :SGV/55.
 Hoạt động 2:(10’) Lập thời gian biểu .
- Bước 1. Hoạt động cả lớp.
+ Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục: Thời gian, công việc 
- Bước 2. Làm việc cá nhân.
- Bước 3. Làm việc theo cặp.
- Bước 4. Làm việc cả lớp.
Giáo viên gọi và nêu câu hỏi.
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
+ Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
Kết luận: Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nân cao hiệu quả công việc, học tập.
Kết thúc bài học.
Giáo viên yêu cầu học sinh củng cố lại những gì đã học từ tiết trước đến tiết này về vệ sinh thần kinh.
- HS nêu .
- Hình thành nhóm 4 thảo luận .
 + cơ quan thần kinh, bộ não được nghỉ ngơi.
+ không, cảm giác khoẻ khoắn (thoải mái) 
+ nằm ngủ thoáng mát, buông màn .
+ đi ngủ lúc 9 giờ tối, thức dậy lúc 5(6) giờ sáng.
+ ngủ dậy đánh răng, ăn sáng, đi học, ăn cơm, nghỉ trưa, tự học, giúp việc.
+ Học sinh lên trình bày kết quả.
+ Vài học sinh nhắc lại “ bạn cần biết” SGK/34.
- HS theo dõi 
+ Vài học sinh lên điền thử vào bảng thời gian biểu treo trên lớp.
+ Vở BTTN-XH/ 23
+ Học sinh trao đổi thời gian biểu với bạn của mình cùng góp ý bổ sung.
+ Vài học sinh lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước cả lớp.
+ Học sinh phát biểu.
+ Lớp góp ý bổ sung.
+ Vài học sinh đọc mục “bạn cần biết” SGK/35.
3. Củng cố & dặn dò:(2’)
+ Liên hệ giáo dục. Học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh thần kinh.
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn dò : tiết 17;18 ôn tập – kiểm tra “ con người và sức khoẻ”.
SINH HOẠT LỚP
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục. 
B. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ : thi hát cá nhân
2. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
* Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp sinh hoạt.
* GV đánh giá chung:
 a.Ưu điểm:
 - Đã ổn định được nề nếp lớp.
 - Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học.
 - Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi. 
 b.Khuyết điểm:
- Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo giảng bài:, 
Số em bị điểm yếu trong tuần: Tịnh ,Lan , ....
3. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc 
 - Tổ : 1 
- Cá nhân: Aân , My, 
4. Kế hoạch tuần tới:
 - Ôn và xem trước bài khi đến lớp.
 - Duy trì các nề nếp đã có.
 Sinh hoạt ngồi giờ:
 Giữ vệ sinh cá nhân
 - Kiểm tra chân tay mặt ...
 - Yêu cầu : Các tổ kiểm tra nhận xét kết quả.Bình chọn tổ giữ vệ sinh sạch nhất.
 - Hằng ngày các em phải tắm giặt , đi học phải nón mũ.
 - Các tổ tự kiểm tra lẫn nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_8_le_quang_trung.doc