Giáo án Tổng hợp Khối 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp Khối 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

 Hoạt động của thầy

1 . GTB ghi đầu bài:

2. Luyện đọc:

a. GV đọc diễn cảm toàn bài

- GV HD HS cách đọc

b. GV HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- Đọc từng câu 2 lần.

- Đọc từng đoạn trước lớp kết hợp HD HS ngắt nghỉ ở một số câu văn dài.

- GV gọi HS giải nghĩa từ

- Đọc từng đoạn trong nhóm

- Thi đọc giữa các nhóm

3. Tìm hiểu bài:

- Các bạn nhỏ đi đâu?

- Điều gì gặp trên đường khiến các bạn phải dừng lại?

- Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?

- Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?

- Ông cụ gặp chuyện gì buồn?

- Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?

- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm để chọn một tên khác cho truyện

- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

4. Luyện đọc lại

- GV hướng dẫn HS đọc đúng

- GV gọi HS đọc bài

 

doc 36 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 332Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Khối 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn: 20/10/2020
Ngày dạy: Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2020.
Tiết 1: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.
 - Biết xác định 1/7 của 1 hình đơn giản.
 - Làm BT1; BT2 (cột 1,2,3); BT3; BT4.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: -1 HS đọc bảng nhân 7
	 - 1 HS đọc bảng chia 7
	 => GV + HS nhận xét.
B. Bài mới:
	Hoạt động của thầy
1.Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2. Hướng dẫn HS làm BT
	Hoạt động của trò
a. Bài 1: Củng cố cho HS về bảng nhân 7 và chia 7.
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm nhẩm 
- Gọi học sinh nêu kết quả
- HS làm nhẩm 
- Nêu miệng kết quả -> Lớp nhận xét.
a. 7 x 8 = 56 7 x 9 = 63
+ Em có nhận xét gì về phép nhân và phép chia ở ý a?
 56 : 7 = 8 63 : 7 = 9.
-Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.
b. 70 : 7 = 10 28 : 7 = 4
+ Để tính nhẩm được BT1 em cần dựa vào đâu?
 63 : 7 = 9 42 : 6 = 7 .
- Bảng nhân 7 và chia 7
b. Bài 2: Củng cố về chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số ( bảng 7) 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS thực hiện bảng con.
- GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng
28 7 35 7 21 7 14 7
28 4 35 5 21 3 14 7
.=> HS nêu lại cách thực hiện phép chia.
+ Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta thực hiện bắt đầu từ đâu?
0 0 0 0 
c. Bài 3: Giải toán có lời văn liên quan đến bảng chia 7. 
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
- 2 HS nêu yêu cầu 
- HS phân tích, giải vào vở 
- GV yêu cầu cả lớp giải vào vở, gọi một HS lên bảng làm.
- 1HS lên bảng làm 
- Chữa bài dưới lớp+trên bảng
=>Cả lớp nhận xét.
 Bài giải
 Chia được số nhóm là:
 35 : 7 = 5 (nhóm)
- GV nhận xét, sửa sai
 Đáp số : 5 nhóm
d.Bài 4. Củng cố cách tìm một phần mấy của 1 số. 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- Muốn tìm số con mèo trong mỗi hình ta làm như thế nào? 
- Đếm số con mèo trong mỗi hình a, b rồi chia cho 7 được số con mèo. 
VD: b. có 14 con mèo số mèo là: 
14 : 7 = 2 con
a. Có 21 con mèo ; số mèo là:
21: 7 =3 con 
- GV gọi HS nêu kết quả 
- HS làm nháp – nêu miệng kết quả.
- Cả lớp nhận xét. 
- GV nhận xét, sửa sai
III. Củng cố dặn dò:
- Nêu lại ND bài? (1HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
............................................................................
Tiết 1 + 2: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
 	 CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ 
I. Mục tiêu: 
A. Tập đọc:
 - Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật (đám trẻ, ông cụ).
 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau . (trả lời các câu hỏi 1,2,3,4)
B . Kể chuyện: 
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 
 - HS khá giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời của 1 bạn nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
 - Bảng phụ ghi ND cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
TẬP ĐỌC:
A. KTBC: 	
 - 2 – 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ " Bận " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 - HS và GV nhận xét. 
B. Bài mới:
	Hoạt động của thầy
1 . GTB ghi đầu bài: 
2. Luyện đọc: 
	Hoạt động của trò
a. GV đọc diễn cảm toàn bài 
- HS chú ý nghe 
- GV HD HS cách đọc 
b. GV HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
- Đọc từng câu 2 lần.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài kết hợp luyện phát âm TN khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp kết hợp HD HS ngắt nghỉ ở một số câu văn dài.
- HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trước lớp . 
- GV gọi HS giải nghĩa từ 
- HS giải nghĩa từ mới và đặt câu với 1 trong các từ đó 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- HS đọc theo nhóm 5 
- Thi đọc giữa các nhóm 
- Đại diện 5 nhóm thi đọc (mỗi nhóm đọc 1 đoạn) 
-> Cả lớp nhận xét, bình chọn 
3. Tìm hiểu bài:
* Cả lớp đọc thầm Đ1 và 2 trả lời 
- Các bạn nhỏ đi đâu?
- Các bạn nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.
- Điều gì gặp trên đường khiến các bạn phải dừng lại?
- Các bạn gặp một cụ già ngồi ven 
đường, vẻ mặt u sầu
- Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
- Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau
- Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
- Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan nhân hậu
* HS đọc thầm Đ3, 4
- Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
- Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm bệnh viện, rất khó qua khỏi.
- Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
- HS nêu theo ý hiểu.
* HS đọc thầm đoạn 5
- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm để chọn một tên khác cho truyện 
- HS trao đổi nhóm
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến.
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
- HS phát biểu, nhiều học sinh nhắc lại
4. Luyện đọc lại 
- 4 HS tiếp nối nhau thi đọc đoạn 2, 3,4,5
- GV hướng dẫn HS đọc đúng
- Một tốp 6 em thi đọc theo vai
- GV gọi HS đọc bài 
- Cả lớp + cá nhân bình chọn bạn đọc hay nhất.
- GV nhận xét.
KỂ CHUYỆN
1. GV nêu nhiệm vụ 
- HS chú ý nghe 
2. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.
 - GV gọi HS kể mẫu 1 đoạn 
- 1HS chọn kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện.
 - GV yêu cầu HS kể theo cặp. 
- Từng học sinh tập kể theo lời nhân vật.
 - GV gọi HS kể 
- 1vài học sinh thi kể trước lớp.
- 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
 - GV nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
 - Các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác chưa?
- HS nêu
 -Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 - Đánh giá tiết học.
...............................................................................
TIẾT 4: ĐẠO ĐỨC
Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong những tình huống cụ thể.
- HS hiểu rõ về các quyền trẻ em có liên quan đến chủ đề bài học.
- Biết thực hiện quyền được tham gia của mình: bày tỏ thái độ tán thành những ý kiến đúng.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ: "Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em".
+ Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc của mọi người trong gia đình dành cho em?
+ Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta?
B- Bài mới:
ª Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
ª Hoạt động 2: GV chia nhóm:
* Tình huống 1: Bài tập 4 cơ bài tập Đạo đức trang 14.
* Tình huống 2: Vở bài tập.
- GV kết luận.
ª Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
1) GV lần lượt đọc từng ý kiến, xem 3 ý kiến sách GV.
2) Thảo luận.
3) GV kết luận: Các ý kiến a, c là đúng. Ý kiến b là sai.
ª Hoạt động 4: HS giới thiệu tranh.
ª Hoạt động 5: HS múa hát.
ª Củng cố - Dặn dò:
-Dặn xem lại bài ở nhà 
-Nhận xét tiết học 
- 2 HS trả lời bài học.
+ Đó là quyền mà mọi trẻ em đều được hưởng.
+ Chúng ta cần thông cảm, chia sẻ với các bạn.
- Mỗi nhóm đóng vai một tình huống.
- Các nhóm khác thảo luận.
- Các nhóm đóng vai.
- Thảo luận cả lớp.
* Tình huống 1: Lan cần chạy ra khuyên ngăn không được nghịch lại.
* Tình huống 2: Huy nên dành thời gian đọc báo cho ông nghe.
- HS giới thiệu tranh mình vẽ về các món quà mừng sinh nhật ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- HS múa hát, kể chuyện.
- Thảo luận chung.
.........................................................................................
Tiết 5: RÈN CHỮ
BÀI 8 
I . Mục tiêu:
 - Học sinh viết đúng , viết đẹp, viết đủ nội dung bài 8 trong VLVCĐ.
 - Rèn thói quen viết đúng, viết đẹp và cẩn thận trong khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Mẫu chữ viết hoa G + VLVCĐ 
 - Bảng phụ viết câu, từ ứng dụng.
III- Hoạt động day học:
 1.Kiểm tra bài cũ: 
 - GV kiểm tra bài viết số 7 (tuần 7) của HS.
 => GV nhận xét tinh thần học tập của HS.
 2. Bài mới:
	Hoạt động của thầy
a. Giới thiêu bài:
 b. Hướng dẫn học sinh viết chữ hoa
-Gọi 1 học sinh đọc toàn bài 8
- GV giới thiệu mẫu chữ hoa G.
+ Chữ hoa G cao mấy li ,được viết bởi mấy nét ?
-GV viết mẫu kết hợp nhắc lại quy trình viết.
- Y/c HS luyện viết vào bảng con
=> GV quan sát, uốn nắn.
c. Hướng dẫn HS viết từ ứng dụng
- GV đưa từ ứng dụng
- GV giải nghĩa từ ứng dụng
+ Trong từ ứng dụng chữ nào được viết hoa? chữ nào có độ cao 1; 1,5; 2;2,5 và khoảng cách của các chữ là bao nhiêu? 
- GV viết mẫu trên bảng. 
- GV nhận xét, sửa sai. 
d. Hướng dẫn HS viết câu ứng dụng
- GV giới thiệu câu ứng dụng
- GV giải nghĩa câu ứng dụng
+ Trong câu ứng dụng chữ nào được viết hoa? 
- GV nhận xét ,sửa sai.
e . Học sinh viết bài vào vở
 - Giáo viên nêu yêu cầu bài viết.
 - Nhắc nhở HS tư thế ngồi trước khi viết
=> GV quan sát HS viết bài. 
- GV chấm 5 đến 7 bài => nhận xét 
3 . Củng cố, dặn dò : 
 - HS nêu ND bài viết.
 - Chuẩn bị bài sau
	Hoạt động của trò
-1 HS đọc.
- HS quan sát.
-1 HS nêu cách viết.
=>HS quan sát 
- HS viết bảng con 2 lần 
-1HS đọc từ ứng dụng
-HS trả lời
- HS quan sát
=>HS viết vào bảng con. 
-1HS đọc câu ứng dụng 
-HS trả lời
- HS viết vào bảng con chữ viết hoa có trong câu ứng dụng. 
-HS viết bài vào VLVCĐ
-1HS nêu.
................................................................
-Tiết 6: Hoạt động tập thể
CHỦ ĐIỀM: CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11
I.Mục đích, yêu cầu.
- Hs biết yêu quý thầy,cô giáo ở nhà cũng như ở trường.
- Biết được công lao, tình cảm của thầy cô giáo đã dạy dỗ mình.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu câu hỏi về chủ đề : CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
 20 - 11
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
A. ỔN định tổ chức.
B. Dạy bài mới.
1. Hoạt động 1: Chào hỏi.
- Gv giới thiệu chủ đề của bài học.
- Gv yêu cầu chia hs làm 2 đội.
- Lớp chia làm 2 đội theo yêu cầu của gv.
- GV yêu cầu từng nhóm lên giới thiệu về các thành viên trong đội của mình.
- HS 2 đội lên trình bày.
 + Có thể biểu diễn một tiết mục tự chọn để giới thiệu.
- Hs hát, múa.
- Yêu cầu hs dẫn chương trình giới thiệu về ban giám khảo.
- Hs giới thiệu.
2. Hoạt động 2: Hát múa theo chủ đề.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm
- Mỗi nhóm 8 hs
- Từng nhóm lên biểu diễn một tiết mục văn nghệ theo chủ đề theo thời gian quy định.
- 2 nhóm lần lượt lên trình bày.
- Gv yêu cầu lớp tuyên dương cổ vũ cho 2 đội thi.
- HS chú ý nghe cổ vũ.
- Gv nhận xét, đánh giá sau 2 tiết mục.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Hái hoa trả lời câu hỏi
- Gv nêu luật chơi.
- HS lắng nghe
- Gv yêu cầu lần lượt từng hs lên bốc thăm câu hỏi để trả lờ ... .
 - Chọn nhóm đọc tốt.
..........................................................................................................................
Ngày soạn: 21/10/2020
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2020
Tiết 1: Toán 
	 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
 - Biết làm tính nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số, chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
 - Làm BT1; BT2(cột 1,2); BT3.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: 
 - Nêu quy tắc tìm số chia? (2 HS)
 => HS+GV nhận xét.
B. Bài mới:
Hoạt động của thầy
1. GTB : Ghi đầu bài
2. Hướng dẫn HS làm BT
Hoạt động của trò
a. Bài tập1: Củng cố về cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. 
- GV nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Hãy nêu cách làm?
- Vài HS nêu
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở 
- HS làm bài vào vở, 4 HS làm bảng lớp.
x + 12 = 36 X x 6 = 30
 x = 36 –12 x = 30 : 6
- Chữa bài dưới lớp + trên bảng
=> GV nhận xét - sửa sai
 x = 24 x = 5 
- HS nhận xét
b. Bài 2: *Củng cố về các phép nhân 
(chia) số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số. 
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT
- GV yêu cầu HS làm vào bảng con
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bảng con.
 a. 35 26 32 20
 2 4 6 7
 70 104 192 140
b. 64 : 2 80 4 99: 3 77: 7 
 04 32 00 20 09 33 07 11
 0 0 0 
-> GV nhận xét, sửa sai sau mỗi lần giơ bảng.
c. Bài 3: Củng cố về cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập => nêu cách làm
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở. 
- HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ. 
Bài giải
 Trong thùng còn lại số lít là:
 36 : 3 = 12 (l)
 Đáp số: 12 lít dầu
- Chữa bài dưới lớp+ trên bảng
- HS nhận xét bài.
=> GV nhận xét. 
d. Bài 4: Củng cố về xem giờ 
- GV gọi HS nêu yêu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm miệng 
- HS quan sát đồng hồ sau đó trả lời. 1 giờ 25 phút 
- GV gọi HS nêu kết quả 
- Cả lớp nhận xét
III. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài sau.
.................................................................................................
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
Bài: KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I. Mục tiêu: 
 - Rèn kĩ năng nói: Biết kể về một người hàng xóm mà em quý mến theo gợi ý (BT1).
 - Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu)(BT2).
II. Đồ dùng dạy - học
 - Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về một người hàng xóm.
III. Các hoạt động dạy học 
A. KTBC:
 - Nêu tính khôi hài của câu chuyện: Không nỡ nhìn
 -1HS
 => HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
	Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài 
	Hoạt động của trò
2. HD học sinh làm bài tập 
a. Bài tập 1.
- 1HS đọc yêu cầu BT + gợi ý
- GV nhắc HS: SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm. Em có thể kể từ 5- 7 câu sát theo những gợi ý đó. Cũng có thể kể kĩ hơn, với nhiều câu hơn.
- 1 HS giỏi kể mẫu 1 - 2 câu.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm 
- Y/c HS tập kể trong nhóm.
- GV gọi HS thi kể
- HS tập kể theo nhóm đôi
- 3-4 HS thi kể trước lớp
- Cả lớp nhận xét 
- GV nhận xét chung	
b. Bài tập 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu BT
- GV nhắc HS: Chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể, có thể viết 5-7 câu. 
- Gọi HS đọc bài viết của mình trước lớp .
- HS chú ý nghe
- 5-7 em đọc bài 
- Cả lớp nhận xét – bình chọn 
- GV nhận xét , sửa chữa 
IV. Củng cố – dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
......................................................................................
Tiết 4: Thủ công 
GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA (TIếT 2)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Học sinh gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh, 4 cánh và 8 cánh đúng quy trình kĩ thuật 
II. Chuẩn bị:
1. GV :
- Tranh qui trình gấp, cắt, dán bông hoa.
- Giấy màu, kéo, hồ dán
2. HS : - Giấy màu, kéo, hồ dán
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Giới thiệu bài : 
HS hát 1 bài.
Kiểm tra đồ dùng dạy học.
Gv nêu yêu cầu của bài.
2. Phát triển bài: 
HS thực hành gấp, cắt dán bông hoa.
a. Nhắc lại qui trình 
- 1HS nhắc lại thao tác.
- Cả lớp quan sát 
- HS nhận xét 
- GV treo tranh quy trình, nhắc lại các bước.
- HS nghe
b. Thực hành 
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 
- Học sinh thực hành theo nhóm N5
- GV quan sát uấn nắn thêm cho HS còn lúng túng 
c. Trưng bày sản phẩm
- GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm trên bảng 
- HS trưng bày sản phẩm 
3. Kết luận: 
- HS nhận xét sản phẩm của bạn 
- GV nhận xét đánh giá 
- GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần học tập và kết quả thực hành.
- HS chú ý nghe
- Dặn dò giờ học sau.
...............................................................................
Tiết 5: TOÁN (ôn)
ÔN LUYỆN 
I. Mục tiêu: 
 - Rèn kỹ năng làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.(trường hợp chia hết ở tất cả các lượt chia).
 - Củng cố tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số .
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: 
 - GV kiểm tra VBTT của HS 
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung ôn luyện:
 - GV y/c HS mở VBTT trang 34
* Bài tập 1: Đặt tính rồi tính (theo mẫu)
- Chữa bài dưới lớp + trên bảng
- GV nhận xét, sửa sai
* Bài tập 2:	
- Chữa bài dưới lớp + trên bảng
- GV nhận xét,sửa sai
+ BT 2 củng cố cho em kiến thức gì?
* Bài tập 3: 
- Chữa bài dưới lớp + trên bảng
- GV nhận xét,sửa sai
* Bài tập 4:
+ BT y/c gì?
- Chữa bài dưới lớp + trên bảng
- GV nhận xét,sửa sai
+ Hãy nêu cách so sánh?
IV. Củng cố dặn dò:
 - HS nêu lại ND bài học
 - Nhận xét giờ học.
 Hoạt động của trò
- HS nêu yêu cầu bài
- HS làm bài vào VBTT, gọi 4 HS làm bảng
- Nhận xét bài.
- HS nêu các bước thực hiện phép tính
- HS đọc thầm, nêu yêu cầu bài
- HS làm bài VBTT, 4HS làm bảng lớp
- HS nhận xét
- Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- HS đọc BT
- HS suy nghĩ tóm tắt và giải bài toán vào vở, 1HS giải bảng phụ
- HS đọc bài của mình.
- HS nhận xét.
 Bài giải
 Một nửa ngày có số giờ là:
24 : 2 = 12 (giờ)
 Đáp số : 12 giờ
- HS nêu yêu cầu
- Điền dấu >,<,=
- HS làm VBTT, 1HS làm bảng phụ
- HS đổi chéo vở để kiểm tra
- HS nhận xét bài trên bảng
..................................................................................
Tiết 6: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
VỆ SINH THẦN KINH (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu.
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe.
II. Đồ dùng dạy - học
- sgk, bảng phụ, tranh
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài.
 - Ôn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ
+ Những biểu hiện trạng thái tâm lý nào có lợi đối với cơ quan thần kinh?
+ Những biểu hiện trạng thái tâm lý nào có hại đối với cơ quan thần kinh?
- Nhận xét, đánh giá
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Tiến hành: Thảo luận 
* Bước 1: Thảo luận theo cặp
- Quan sát, giúp đỡ học sinh
* Bước 2: Thảo luận chung cả lớp
- KL: Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng cần phải ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi ngày.
* Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hàng ngày
- Tiến hành: 
+ Bước 1: Làm việc cá nhân
+ Bảng có mấy cột? Gồm những cột nào?
+ Bảng này để ghi những gì? Công việc của ai?
* Bước 2: Hoạt động cá nhân
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
* Bước 3: Hoạt động lớp
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
+ Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
- KL: + Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
IV. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét, giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS phát biểu ý kiến
- Nhận xét, đánh giá
- Mở SGK trang 34
- Quan sát tranh và và nêu yêu cầu thảo luận ở đầu và cuối trang 34.
- HS thảo luận trong thời gian 5 phút
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Nêu yêu cầu đầu trang 35
- Quan sát bảng – Nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên
- HS phát biểu – Nhận xét, bổ sung
- HS thực hiện vào SGK
- Đại diện một vài học sinh đọc thời gian biểu của mình
- Nhận xét, đánh giá
- HS phát biểu
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
- HS phát biểu
..................................................................................
Tiết 7 : SINH HOẠT LỚP
SƠ KẾT TUẦN 8
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá các hoạt động tuần 8 của lớp.
- Ý thức tổ chức kỉ luật của học sinh, tinh thần làm chủ tập thể.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 9.
II. Chuẩn bị: 
- Nội dung sinh hoạt
1) Đánh giá các hoạt động tuần 8:
*Ưu điểm :
....................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 * Những tồn tại
............................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................... 
.............................................................................................................................. 
2) Phương hướng hoạt động tuần 9:
..............................................................................................................................
.
Ý kiến nhận xét của chuyên môn:
.
 Ngày tháng năm 2020
 Phó hiệu trưởng 
 ----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_3_tuan_8_nam_hoc_2020_2021.doc