Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Bản mới

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Bản mới

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới.

- Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.

- Hiểu được nội dung bài đọc: Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè; tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới.

- Tìm đọc được một truyện về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Tranh ảnh, video clip HS thực hiện một vài hoạt động chuẩn bị cho năm học mới.

- HS: mang theo sách có truyện về trường học và Phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc.

 

docx 57 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Bản mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: VÀO NĂM HỌC MỚI
Bài 1: CHIẾC NHÃN VỞ ĐẶC BIỆT (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới.
- Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Hiểu được nội dung bài đọc: Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè; tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới. 
- Tìm đọc được một truyện về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Tranh ảnh, video clip HS thực hiện một vài hoạt động chuẩn bị cho năm học mới.
- HS: mang theo sách có truyện về trường học và Phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1 - 2
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới.
+ Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh múa hát bài hát “Vui đến trường”.
- GV giới thiệu tên chủ điểm và yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Vào năm học mới.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi nói với bạn về những việc em chuẩn bị cho năm học mới: sách vở, quần áo, ba lô,
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV cho HS xem tranh và dẫn dắt vào bài mới: Chiếc nhãn vở đặc biệt.
- HS tham gia múa hát.
-HS lắng nghe, suy nghĩ và trả lời.
-HS thảo luận nhóm đôi
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Hiểu được nội dung bài đọc: Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè; tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới. 
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu: Đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, vui tươi; giọng chị Hai ở đoạn 1 thể hiện tâm trạng háo hức, ở đoạn 4 trìu mến thể hiện tình cảm yêu thương; giọng bạn nhỏ thể hiện niềm mong đợi).
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến thương quá đi thôi.
+ Đoạn 2:Tiếp theo đến ngày tựu trường.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến mềm mại hiện lên.
+ Đoạn 4: Tiếp theo đến hết.
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: reo, náo nức,
- Luyện đọc câu dài: Tôi mở một quyển sách,/ mùi giấy mới thơm dịu/khiến tôi thêm náo nức,/ mong đến ngày tựu trường.//; Ngắm những quyển vở mặc áo mới,/ dán chiếc nhãn/ xinh như một đám mây nhỏ,/ tôi thích quá,/ liền nói://
- Giải nghĩa từ khó hiểu: 
Náo nức: phấn khởi mong đợi một điều gì đó.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Khi năm học mới sắp đến, hai chị em cảm thấy thế nào?
+ Câu 2: Hai chị em đã làm những việc gì để chuẩn bị cho năm học mới?
+ Câu 3: Theo em, vì sao bạn nhỏ mong được đến lớp ngay?
+ Câu 4: Em ước mong những gì ở năm học mới?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè; tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học mới. 
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- GV đọc lại toàn bài.
- GV yêu cầu học sinh xác định được giọng đọc của người dẫn chuyện, chị Hai, bạn nhỏ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài.
- GV hướng dẫn đọc phân vai: người dẫn chuyện, chị Hai, bạn nhỏ.
- GV yêu cầu đọc phân vai đoạn từ Chị Hai rủ tôi... đến hiện lên.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu dài.
-HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Khi năm học mới sắp đến, hai chị em cảm thấy háo hức.
+ Hai chị em đã cùng mẹ đi mua sách vở và bọc chúng lại cẩn thận, dán những chiếc nhãn vở xinh xinh.
+ Bạn nhỏ mong được đến lớp ngay vì muốn khoe với bạn chiếc nhãn vở tự viết; và bạn nhỏ muốn gặp lại thầy cô và bạn bè.
+ HS trả lời theo ý thích.
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại
-HS lắng nghe.
- HS trả lời
-HS lắng nghe.
-HS trong nhóm đọc phân vai trước lớp.
-HS lắng nghe.
3. Đọc mở rộng – Đọc một truyện về trường học
- Mục tiêu:
- Tìm đọc được một truyện về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 1: Viết Phiếu đọc sách 
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị: tên truyện, tên tác giả, nội dung của truyện (HS cũng có thể ghi thêm lời nói, hành động của nhân vật/ chi tiết em thích, lí do),
+ Trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện em đọc.
3.2. Hoạt động 2: Chia sẻ Phiếu đọc sách
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về Phiếu đọc sách của em: tên truyện, tên tác giả, nội dung của truyện.
- GV nhận xét, tuyên dương.
-HS viết vào phiếu đọc sách.
-HS chia sẻ trước lớp.
-HS lắng nghe.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
-GV cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Câu 1: Nêu lại nội dung bài đọc “Chiếc nhãn vở đặc biệt”
Câu 2: Chiếc nhãn vở của em có gì đặc biệt. Hãy chia sẻ với bạn.
Câu 3: Em giữ gìn đồ dùng học tập như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
-Hs tham gia chơi trò chơi và trả lời các câu hỏi.
-HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
Viết: Ôn viết chữ A, Ă, Â hoa ( (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn lại và viết đúng kiểu chữ hoa: A, Ă, Â, tên riêng và câu ứng dụng.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: .
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Mẫu chữ viết hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS nhảy múa bài “Baby Share” để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia múa hát.
- HS lắng nghe.
2. Viết
- Mục tiêu: + Ôn lại và viết đúng kiểu chữ hoa: A, Ă, Â, tên riêng và câu ứng dụng.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Ôn viết chữ A, Ă, Â hoa
- GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa A
 - GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp).
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ Ă, Â hoa, nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của chữ Ă, Â hoa trong mối quan hệ so sánh với chữ A hoa.
-GV cho HS xem video và viết mẫu chữ Ă, Â hoa
- GV cho HS viết vào vở tập viết.
- GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương.
2.2. Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2).
a. Viết từ
- GV mời HS đọc tên riêng: Chu Văn An
- GV giới thiệu: Chu Văn An (1292 – 1370, là nhà giáo, thầy thuốc, là người thầy đứng đầu, có nhiều đóng góp đối với Trường Quốc Tử Giám và nền quốc học nước nhà ở thế kỷ XIV – thời nhà Trần, Ông đã đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Ông được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hoá thế giới. Tên ông được đặt cho nhiều trường học ở các tỉnh, thành nước ta).
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách nối từ chữ C hoa sang chữ h; từ chữ V hoa sang chữ ă và từ chữ A 
- GV viết mẫu chữ Chu Văn An lên bảng. 
- GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở tập viết.
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
b. Viết câu.
- GV yêu cầu HS đọc câu.
 Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. (Ca dao)
- GV giới thiệu câu ứng dụng: Câu ca dao ca ngợi và khuyên chúng ta ghi nhớ công sức của người nông dân đã vất vả để làm ra hạt gạo.
- GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: A D. Lưu ý cách viết thơ lục bát.
- GV cho HS viết vào vở.
- GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn.
- GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.
2.3. Luyện viết thêm
- GV cho HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ Hội An và câu ứng dụng: Ai cũng mong năm học mới đến thật nhanh.
- GV giới thiệu: Hội An là một thành phố trự ... .
Nhóm 1,4 (tình huống 1): Hai bạn cùng đi bộ đến trường, vì sắp muộn học nên bạn nam đề nghị bạn nữ vượt đèn đỏ đi bộ sang đường.
+ Nhóm 2,5 (tình huống 2): Hai bạn cùng đi bộ đến trường, bạn nam không biết cách băng qua đường nên hỏi bạn nữ đi cùng.
+ Nhóm 3,6 (tình huống 3): Hai bạn cùng đi bộ đến trường, bạn nam đề nghị bạn nữ trèo qua rào chắn đường sắt để đi nhanh hơn.
- HS trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng 
3.1. Hoạt động 3: Thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, thái độ và luyện tập việc thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ rèn luyện việc thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi theo Phiếu rèn luyện trong Vở bài tập Đạo đức 3. 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ cùng nhau về việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ trong thời gian qua.
- GV nhận xét, khen ngợi HS và nói thêm: Ngoài việc nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ, chúng ta cũng nên tích cực tham gia tuyên truyền các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ đến với mọi người xung quanh. Cần bày tỏ thái độ không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và có lời nhắc nhở lịch sự. 
3.2. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kỹ năng đã học, điều chỉnh được hành vi để tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi: “Tham gia giao thông”. Sử dung khoảng trống trước lớp, biến nó thành con đường, có ngã 4, có tín hiệu đèn (cử HS điều khiển), có vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ. Yêu cầu HS đóng vai người tham gia giao thông đi xe máy, đi xe ô tô, đi bộ trên đường. 
- Nhận xét, khen ngợi HS tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Giới thiệu bài thơ (SGK trang 9). 
- GV sử dụng Thư gửi các bậc cha mẹ HS để phối hợp với gia đình HS những nội dung sau: 
Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh
1. Phụ huynh thường xuyên nhắc nhở con thực hiện việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.
2. Phụ huynh làm gương để con quan sát, học hỏi theo trong việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Phụ huynh quan sát cách con bày tỏ thái độ với các hành vi không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và hướng dẫn con cách nhắc nhở người khác hoặc cách ứng xử lịch sự.
- HS thực hiện
- HS chia sẻ với nhau về việc thực hiện quy tắc an toàn giao thông của mình trong thời gian qua. Có thể là: Bình thường khi đi học mình được mẹ đưa từ nhà đến trường và rước về. Có hôm mẹ bận việc, mình phải đi bộ một mình, lúc đó mình đi sát lề bên tay phải của mình. Để băng qua đường vào trường học, mình đến những vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ, nhìn sang trái, nhìn sang phải thấy không có xe cộ qua lại, lúc đó mình mới đi sang đường.
- HS tham gia trò chơi
- HS đọc bài thơ và nêu suy nghĩ, cảm xúc sau giờ học. (Học xong bài này em biết thêm được cách đi bộ an toàn ở vùng nông thôn và cả thành thị đông đúc. Em rất vui vì biết tham gia giao thông an toàn sẽ có lợi cho bản thân và người khác). 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
MĨ THUẬT
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG EM
BÀI 1: SẮC MÀU CỦA CHỮ
(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- HS nêu được cách pha màu và sử dụng màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.
- HS nhận ra được kiểu chữ cơ bản, cách pha màu thứ cấp để vẽ và trang trí.
2. Năng lực: 
- HS tạo và sử dụng được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.
- HS vẽ và trang trí được tên riêng bằng màu thứ cấp.
- HS chỉ ra được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật, đọc được tên một số màu thứ cấp trong bài vẽ.
3. Phẩm chất: 
- HS chia sẻ được vẻ đẹp vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mĩ thuật.
- Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của màu sắc thể hiện trong bài vẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC VÀ HỌC LIỆU: 
1. Giáo viên:
- SGK, SGV mĩ thuật 3.
- Tranh, ảnh các mẫu chữ trang trí trên bảng tên trường, đồ vật, báo hoặc tạp chí...
2. Học sinh:
- Sách học MT lớp 3.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS chơi TC: “Nhìn chữ gọi tên màu”.
- GV nêu luật chơi, cách chơi.
- Nhận xét, tuyên dương đội chơi tốt.
- GV giới thiệu chủ đề bài học.
2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
2.1. KHÁM PHÁ.
Khám phá một số hình thức trang trí chữ.
*Nhiệm vụ của GV:
- Tạo cơ hội cho HS quan sát một số mẫu chữ được trang trí và tổ chức cho HS thảo luận để nhận biết cách vẽ và trang trí chữ.
*Gợi ý cách tổ chức:
- Giới thiệu một số mẫu chữ được trang trí.
- Nêu câu hỏi, khuyến khích HS thảo luận để nhận ra đặc điểm và các hình thức trang trí chữ:
+ Em ấn tượng với mẫu chữ nào?
+ Chữ đó có các nét đều hay nét thanh nét đậm?
+ Các chữ được trang trí như thế nào?
+ Những màu nào được sử dụng để trang trí chữ?
+ Màu nào được pha từ hai màu cơ bản?
+ Em đã thấy kiểu chữ trang trí được sử dụng ở đâu?
- Giới thiệu thêm các mẫu chữ đã được trang trí trên báo, tạp chí hoặc đồ vật để HS nhận ra sự đa dạng trong cách trang trí chữ.
2.2. KIẾN TẠO KIẾN THỨC-KĨ NĂNG.
Cách pha màu thứ cấp.
*Nhiệm vụ của GV:
- Tổ chức cho HS tìm hiểu và ghi nhớ cách pha màu thứ cấp.
*Gợi ý cách tổ chức:
 - Khuyến khích HS quan sát hình minh họa trong SGK (trang 7), thảo luận để biết cách pha các màu thứ cấp.
- Hướng dẫn HS cách pha trộn để tạo ra các màu thứ cấp.
- Nêu một số câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:
+ Tên các màu cơ bản đã học là gì?
+ Màu đỏ pha trộn với màu lam sẽ tạo được màu gì?
+ Màu đỏ pha trộn với màu vàng sẽ tạo được màu gì?
+ Màu vàng pha trộn với màu lam sẽ tạo được màu gì?
- Khuyến khích HS nhắc lại và ghi nhớ cách pha trộn từng cặp màu cơ bản để tạo ra các màu mới.
*GV tóm tắt để HS ghi nhớ:
- Pha các cặp màu cơ bản với nhau sẽ tạo được rất nhiều màu, trong đó có màu da cam, màu xanh lá cây và màu tím là màu thứ cấp.
2.3. LUYỆN TẬP-SÁNG TẠO.
Trang trí tên riêng của em.
*Nhiệm vụ của GV:
- Hướng dẫn HS viết, cách điệu và trang trí tên mình bằng các chấm, nét, hình, màu theo ý thích.
*Gợi ý cách tổ chức:
- Khuyến khích HS tham khảo các bài vẽ trong SGK và gợi ý cho HS có thêm ý tưởng sáng tạo.
- Hướng dẫn HS: 
+ Lựa chọn kiểu chữ thường hoặc chữ in hoa và viết tên mình bằng nét chì.
+ Cách điệu chữ viết tên mình theo ý thích.
+ Lựa chọn các loại chấm, nét, hình và màu để trang trí cho các chữ viết tên mình.
- Khuyến khích HS sử dụng màu pha (thứ cấp) để có thêm nhiều lựa chọn về đậm, nhạt trong khi trang trí chữ.
- GV nêu một số câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:
+ Em sẽ chọn kiểu chữ nào (nét đều, nét thanh nét đậm...) để viết tên mình?
+ Em sẽ cách điệu chữ với hình thức nào?
+ Em có ý tưởng trang trí chữ như thế nào?
+ Em sẽ chọn màu nào là chủ đạo để trang trí chữ?
+ Em có muốn trang trí thêm cho nền không? Đó là những hình nào? Vì sao?
*Lưu ý: 
- Có thể trang trí chữ bằng những hình ảnh liên quan đến ý nghĩa của tên mình.
- Những họa tiết trang trí trên tên cần có sự liên quan với nhau.
- GV tiến hành cho HS trang trí tên của mình.
- Quan sát, giúp đỡ HS làm bài.
*NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM.
- GV tổ chức cho HS nhận xét, rút kinh nghiệm sản phẩm đã làm được trong tiết học này (dù chưa hoàn thiện) để HS nhận ra cái được và chưa được trong sản phẩm của mình/ nhóm mình để các em hoàn thiện sản phẩm tốt hơn trong tiết sau.
- Khen ngợi, động viên HS.
*Củng cố: 
- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.
- Khen ngợi HS.
- GV liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống.
- Đánh giá chung tiết học.
*Dặn dò:
- Lưu giữ sản phẩm của Tiết 1 để tiết 2 hoàn thiện.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ...cho tiết học sau.
- HS chọn đội chơi, bạn chơi.
- Chơi theo gợi ý của GV.
- Phát huy.
- Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT.
- HS quan sát một số mẫu chữ được trang trí của GV và thảo luận để nhận biết cách vẽ và trang trí chữ.
- Quan sát, xem mẫu chữ của GV.
- HS thảo luận để nhận ra đặc điểm và các hình thức trang trí chữ, trả lời, báo cáo.
- HS trả lời.
- HS báo cáo.
- HS nêu.
- HS trả lời.
- HS nêu.
- HS nêu.
- Quan sát các mẫu chữ của GV cho xem thêm, nhận ra sự đa dạng trong cách trang trí chữ. 
- HS tìm hiểu và ghi nhớ cách pha màu thứ cấp.
- HS quan sát hình minh họa trong SGK (trang 7), thảo luận để biết cách pha các màu thứ cấp.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn cách pha trộn để tạo ra các màu thứ cấp.
- Lắng nghe, thảo luận, báo cáo.
- HS báo cáo.
- HS nêu.
- HS báo cáo.
- HS trả lời.
- 1, 2 HS nhắc lại và ghi nhớ cách pha trộn từng cặp màu cơ bản để tạo ra các màu mới.
- Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức: Pha các cặp màu cơ bản với nhau sẽ tạo được rất nhiều màu, trong đó có màu da cam, màu xanh lá cây và màu tím là màu thứ cấp.
- HS viết, cách điệu và trang trí tên mình bằng các chấm, nét, hình, màu theo ý thích.
- HS tham khảo các bài vẽ trong SGK và nghe GV gợi ý để có thêm ý tưởng sáng tạo.
- HS thực hiện:
+ Lựa chọn kiểu chữ thường hoặc chữ in hoa và viết tên mình bằng nét chì.
+ Cách điệu tên mình theo ý thích.
+ Lựa chọn các loại chấm, nét, hình và màu để trang trí cho tên của mình.
- HS sử dụng màu pha (thứ cấp) để có thêm nhiều lựa chọn về đậm, nhạt trong khi trang trí chữ.
 - Lắng nghe, thảo luận, báo cáo.
- HS báo cáo.
- HS nêu.
- HS trả lời.
- HS nêu.
- HS nêu.
- Ghi nhớ, tiếp thu kiến thức.
- Ghi nhớ, tiếp thu kiến thức.
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- HS nhận xét, rút kinh nghiệm sản phẩm đã làm được trong tiết học này (dù chưa hoàn thiện), nhận ra cái được và chưa được trong sản phẩm của mình/ nhóm mình để hoàn thiện sản phẩm tốt hơn trong tiết sau.
- Phát huy.
- 1, 2 HS nêu.
- Phát huy.
- Lắng nghe, mở rộng kiến thức.
- Trật tự.
- Thực hiện ở nhà.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết cho bài học sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)
.............

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_ban_moi.docx