Giáo án tổng hợp lớp 3 - GV: Trần Thị Xuân - Trường tiểu học Ngọc Tố 2

Giáo án tổng hợp lớp 3 - GV: Trần Thị Xuân - Trường tiểu học Ngọc Tố 2

MỤC TIÊU:

- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.

- Biết được tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.

- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Vở bài tập Đạo đức.

- Các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.

 

doc 113 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 3 - GV: Trần Thị Xuân - Trường tiểu học Ngọc Tố 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 ĐẠO ĐỨC
TIẾT 1. BÀI 1 : KÍNH YÊU BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU:
Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
Biết được tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Vở bài tập Đạo đức.
Các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoaït ñoäng cuûa Giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa HS
1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:
2. KIỂM TRA: đồ dùng sách vở của môn học.
3. BÀI MỚI:
3.1. Giới thiệu bài
Tiết học hôm nay cô sẽ hát cho các em nghe bài hát “ Ai yêu nhi đồng bằng bát Hồ Chí Minh ” nhạc và lòi của Phong Nhã.
Vậy Bác Hồ là ai mà thiếu niên nhi đồng yêu quý bác như vậy ?
Bài học đạo đức hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó.
GV nêu: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại có công lao to lớn đối với dân tộc.
- Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ: Quan sát ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh.
- GV đánh giá ý kiến đúng.
- Yêu cầu trả lời câu hỏi.
HỎI: Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Quê Bác ở đâu?
HỎI: Bác Hồ có tên gọi nào khác? Tình cảm của Bác đối với Tổ quốc và nhân dân như thế nào?
- Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm yêu quý các cháu.
- GV kể chuyện "Các cháu vào đây với Bác"
Hỏi: Qua câu chuyện em thấy tình cảm của Bác Hồ đối với các em thiếu nhi như thế nào?
Hỏi: Thiếu nhi làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
- Tìm hiểu 5 điều Bác dạy. Liên hệ bản thân về việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
- Câu ca dao nào nói về Bác Hồ?
-Yêu cầu mỗi học sinh đọc một điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- GV củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy.
- Hướng dẫn hs rút ra bài học:
Hỏi: Con có ý nghĩ gì về Bác Hồ?
Hỏi: Em có tình cảm gì đối với Bác Hồ?
4/ CỦNG CỐ:
Qua câu chuyện em thấy tình cảm của Bác đối với thiếu nhi như thế nào ?
5/ DẶN DÒ:
- Về nhà xem bài lại, cố gắng tập trung phát biểu ý kiến, cô mong rằng các em vượt qua khó khăn và cố gắng học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy
- Hát BCSS
- HS lắng nghe
- Hs thảo luận nhóm 4: Quan sát các ảnh và nêu nội dung, đặt tên cho từng ảnh:
+ Đại diện các nhóm lên trình bày:
ảnh 1: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.
ảnh2: Bác Hồ với các cháu mẫu giáo.
ảnh 3: Bác quây quần bên thiếu nhi.
ảnh 4: Bác ôm hôn các cháu.
ảnh 5: Bác chia kẹo cho các cháu.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890. Quê Bác ở Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Còn nhỏ Bác tên là Nguyễn Sinh Cung->Nguyễn Tất Thành->Nguyễn Ái Quốc
->Hồ Chí Minh. Bác hết lòng yêu thương nhân loại nhất là thiếu nhi.
- Hs theo dõi.
- Bác Hồ luôn yêu thương và chăm sóc thiếu nhi
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- HS nêu ý kiến của bản thân.
Câu ca dao
Tháp mười đẹp nhất hoa sen.
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
- Hs đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
- Các nhóm thảo luận ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy.
- Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung. Ví dụ: Học tập tốt , lao động tốt là chăm chỉ học tập và rèn luyện để cố gắng vươn lên. thường xuyên tự giác lao động vệ sinh ở trường lớp và ở nhà sạch sẽ.
- HS nêu: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác luôn luôn yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu niên, nhi đồng.
- Em rất yêu quý và kính trọng Bác 
- Bác Hồ rất yêu thương, quan tâm các cháu thiếu nhi và các cháu cũng rất yêu quý Bác.
TUẦN 2 ĐẠO ĐỨC
TIẾT 2. BÀI 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ
I. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoaït ñoäng cuûa Giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa HS
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:	
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Để tỏ lòng kính yêu Bác thiếu niên phải làm gì?
- GV đánh giá.
3. BÀI MỚI:
3.1. Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay cô sẽ kể chuyện cho cả lớp nghe mẫu chuyện Kính yêu Bác Hồ và trước khi thảo luận cả lớp hát bài hát Tiếng chim kêu trong vườn Bác.
Hỏi: Con đã thực hiện những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy? Còn những điều nào chưa thực hiện , vì sao?
- GV khen ngợi động viên.
 - Yêu cầu HS trình bày kết quả sưu tầm được.
- Gv khen những HS, nhóm HS sưu tầm được nhiều tài liệu.
- GV giới thiệu thêm một số tư liệu.
 - Cho HS chơi: Trò chơi phóng viên
- GV hướng dẫn trò chơi.
- GV khen ngợi , động viên HS. 
- Kết luận: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Bác đã lãnh đạo nhân dân ta giành độc lập thống nhất cho tổ quốc. Bác rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi và các cháu thiếu nhi cũng rất kính yêu Bác Hồ
4. CỦNG CỐ
Hỏi: Hôm nay các em học bài gì ?
Thiếu nhi các em cần thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
5. DẶN DÒ
- Tiết học hôm nay cô nhận thấy các em có tinh thần học tốt bên cạnh đó các em cần cố gắng hơn nữa.
- Về nhà thực hiện thật tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Hát BCSS
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Hs hát bài: Tiếng chim kêu trong vườn Bác.
- HS tự liên hệ đến bản thân và trả lời trước lớp.
- Hs nhận xét.
- Hs trình bày dưới hình thức: Hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh theo tổ.
- Hs nhận xét về cách trình bày kết quả sưu tầm của cá bạn.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện:
+ Một số HS đóng vai phóng viên hỏi bạn về Bác Hồ. Những HS được phỏng vấn trả lời câu hỏi tìm hiểu về Bác.
+ HS theo dõi xem bạn nào làm tốt.
- Bài: Kính yêu Bác Hồ
TUẦN 3 ĐẠO ĐỨC 
TIẾT 1. BÀI 2: GIỮ LỜI HỨA
I. MỤC TIÊU:
Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người .
Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
Nêu được thế nào là giữ lời hứa.
Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa.
Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện lời hứa của mình
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận nhóm đôi
Đóng vai và xử lí tình huống.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Vở bài tập Đạo đức 3.
Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoaït ñoäng cuûa Giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa HS
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:	
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy
- Gv nhận xét đánh giá
3. BÀI MỚI:
3.1/ Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay các em sẽ được nghe cô kể về câu chuyện “ Chiếc vòng bạc “ cho các em nghe.
- GV kể chuyện ( vừa kể vừa minh hoạ bằng tranh )
- Y/c 1 HS đọc lại truyện
Hoạt động 1:
- Y/c HS thảo luận.
 Hỏi: Bác Hồ đã làm gì khi gặp lai bé sau 2 năm?
 Hỏi: Em bé và mọi người cảm thấy thế nào trước việc làm của bác?
 Hỏi: Việc làm của bác thể hiện điều gì?
 Hỏi: Qua câu chuyện trên con có thể rút ra điều gì?
Hỏi: Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
* Kết luận: Tuy bận rất nhiều công việc nhưng Bác Hồ không quên lời hứa với em bé, dù đã qua một thời gian dài, việc làm của Bác khiến mọi người cảm động và thán phục.
- Qua câu chuyện trên chúng ta thấy chúng ta cầm phải giữ đúng lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với mọi người, người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tôn trọng, tin cậy.
Hoạt động 2: xử lý tình huống.
- GV chia lớp thành các nhóm giao cho mỗi nhóm 1 tình huống.
+ Tình huống 1: Tâm hẹn chiều CN sang nhà tiến giúp bạn học toán. Nhưng khi tâm vừa chuẩn bị đi thì trên ti vi lại chiếu phim hoạt hình rất hay. Theo em bạn tâm có thể ứng xử như thế nào trong tình huống đó? Nếu là tâm em chọn cách ứng xử
nào? Vì sao?
 + Tình huống 2: Hằng có quyển truyện mới. Thanh mượn bạn đem về nhà xem và hứa sẽ giữ gìn cẩn thận. Nhưng về nhà Thanh sơ ýđể em bé nghịch làm rách truyện. Theo em thanh có thể làm gì? Nếu là em, em chọn cách nào?
- Y/c cả lớp thảo luận.
Hỏi: Em có đồng tình với cách giải quyết của các nhóm không ? Vì sao?
 Hỏi: Theo em, Tiến sẽ nghĩ gì khi 
không thấy Tâm sang nhà mình học như đã hứa. Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dán trả lại
Hỏi: Cần làm gì khi không thể thực hiện lời hứa với ngưới khác.
- Kết luận : Khi vì một lý do nào đó em không thể thực hiện được lời hứa với người khác, em cần phải xin lỗi họ và giải thích rõ lý do để họ hiểu và thông cảm cho ta.
. Hoạt động 3: Tự liên hệ
Y/c HS tự liên hệ bản thân
Hỏi: Vừa qua có hứa với ai điều gì không ? Có thực hiện được điều đã hứa chưa ? vì sao?
 Hỏi: Em cảm thấy như thế nào khi đã thực hiện được lời hứa ?
 - Gv nhận xét khen ngợi đồng thời nhắc nhở những HS chưa biết giữ lời hứa với người khác.
4. CỦNG CỐ
Hỏi: Hôm nay các em học bài gì ?
Thiếu nhi các em cần thực hiện được điều đã hứa với mọi người, biết giữ đúng lời hứa sẽ được mọi người tin cậy
5. DẶN DÒ
- Tiết học hôm nay cô nhận thấy các em có tinh thần học tốt bên cạnh đó các em cần cố gắng hơn nữa.
- Về nhà xem bài tiết sau ta học.
Hát BCSS
- 2 HS đọc
- HS lắng nghe
 - Giúp HS biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
 - Hs theo dõi.
 - 1 HS đọc lại truyện.
-Bác trao cho em bé chiếc vòng bạc.
- Em bé và mọi người cảm động rơi nước mắt trước tấm lòng của Bác.
 - Bác là người giữ lời hứa, đã hứa là phải làm cho kì được.
 - Cần phải giữ đùng lời hứa đã hứa hẹn với người khác.
- Được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo.
- HS lần lượt nêu ý kiến.
 - Tiến, Hằng sẽ không cảm thấy không vui, không hài lòng, không thích. Có thể mất lòng tin khi bạn không giữ lời hứa với người khác
 - Vì một lý do nào đó không thể thực hiện được lời hứa với người khác, em cần phải xin lỗi họ.
 - HS tự liên hệ bản thân , lần lượt nói trước lớp.
 - HS cả lớp theo dõi và nhận xét việc làm của bạn.
 - HS nêu.
- HS nêu.
- Bài : Giữ lời hứa
TUẦN 4 ĐẠO ĐỨC 
TIẾT 2. BÀI 2 : GIỮ LỜI HỨA
I. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoaït ñoäng cuûa Giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa HS
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:	
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS trả lời.
Hỏi: Thế nào là giữ lời hứa?
Hỏi: Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ?
- Gv nhận xét đánh giá
3. BÀI MỚI:
3.1/ Giới thiệu bài : 
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài qua câu chuyện “ Chiếc vòng bạc ”
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi
- Bài tập 1:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. ... iáo viên cho các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc, bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt.
Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
Giáo viên tổng kết, khen ngợi những nhóm có dự án khả thi và có thể có hiệu quả kinh tế cao. Giáo viên khen các nhóm đều có dự án trang trại cây trồng, vật nuôi tốt, chứng tỏ là những nhà nông nghiệp giỏi, đã thể hiện quyền ñöôïc tham gia cuûa mình.
4. Củng cố
Hỏi: Hôm nay các em học bài gì ?
- Các em về nhà tìm hiểu các hoạt động chăm sóc cây trông, vật nuôi ở trường và nơi em đang sinh sống.
 - Tham gia các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
5. Dặn dò
- Hôm nay cô nhận thấy các em có tinh thần học tốt, hăng hái phát biểu ý kiến. Các em về nhà xem lại bài và học thuộc bài. 
- Chuẩn bị bài : Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Hát BCSS
- 2 học sinh trả lời câu hỏi.
- Khi dùng nước phải có chậu để rửa rau, vo gạo. . . dùng đến đâu lấy nước đến đó. sau khi dùng phải đóng chặt vòi nước, vòi nước bị rò rỉ phải sửa chữa. tận dụng nước rửa rau, vo gạo để tưới cây 
- Không vứt rác bẩn và tắm cho động vật dưới nước dùng cho sinh hoạt, phải có nắp đậy giếng nước, bể, chum vại đựng nước
- Học sinh làm việc cá nhân : học sinh số chẵn có nhiều việc vẽ hoặc nêu 1 vài đặc về 1 con vật nuôi yêu thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của con vật đó. học sinh số lẻ có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu 1 vài đặc điểm của cây trồng mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của cây trồng đó.
- 1 số học sinh trình bày. các học sinh khác phải đóan và gọi được tên con vật nuôi hoặc cây trồng đó.
- HS trả lời.
HS trả lời.
Học sinh chia thành các nhóm nhỏ, trao đổi và thảo luận 
- Nhóm thảo luận.
Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. 
Các nhóm khác theo dõi và bổ sung 
- Bài : Chăm sóc cây trồng vật nuôi
TUẦN 31 
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 2. BÀI 14: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, 
VẬT NUÔI
I. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoaït ñoäng cuûa Giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi
Hỏi: Vì sao phải chăm sóc cây trồng vật nuôi ?
Hỏi: Hãy kể tên những công việc chăm sóc cây trồng vật nuôi ? 
GV nhận xét đánh giá.
3. Dạy bài mới:
3.1/ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ học tiếp theo bài học về chăm sóc cây trồng vật nuôi.
Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra 
Giáo viên yêu cầu một số em trình bày kết quả điều tra theo những vấn đề sau: 
+ Hãy kể tên loại cây trồng mà em biết.
+ Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào ?
+ Hãy kể tên các vật nuôi mà em biết.
+ Các vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào ?
+ Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế nào ?
Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày lại kết quả điều tra
Giáo viên nhận xét việc trình bày của các nhóm và khen ngợi học sinh đã quan tâm đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở gia đình và địa phương.
Hoạt động 2: 
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai theo một trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Tuấn Anh định tưới cây nhưng Hùng cản: Có phải cây của lớp mình đâu mà cậu tưới.
Nếu là Tuấn Anh, em sẽ làm gì ?
Tình huống 2: Dương đi thăm ruộng, thấy bờ ao nuôi cá bị vỡ, nước chảy ào ào.
Nếu là Dương, em sẽ làm gì ?
Tình huống 3: Nga đang chơi vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn.
Nếu là Nga, em sẽ làm gì ?
Tình huống 4: Chính rủ Hải đi học tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần.
Nếu là Hải, em sẽ làm gì ?
Gọi đại diện từng nhóm lên đóng vai
Giáo viên kết luận: 
Tình huống 1: Tuấn Anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu.
Tình huống 2: Dương nên đắp lại bờ ao hoặc báo cho người lớn biết.
Tình huống 3: Nga nên dừng chơi, đi cho lợn ăn.
Tình huống 4: Hải nên khuyên Chính không đi trên thảm cỏ.
Hoạt động 3: 
Giáo viên cho học sinh vẽ tranh, hát đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Giáo viên cho học sinh trình bày sản phẩm của mình.
Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 4: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng 
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và phổ biến luật chơi: trong một khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm cần thiết để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi vào giấy. Mỗi việc đúng được tính 1 điểm. Nhóm nàoghi được nhiều việc nhất, đúng nhất và nhanh nhất đó sẽ thắng cuộc.
Giáo viên cho các nhóm thực hiện trò chơi.
Giáo viên tổng kết, khen các nhóm khá nhất.
4. Củng cố	
Hỏi: Hôm nay các em học bài gì ?
Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vì vậy, em cần biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
5. Dặn dò
- Hôm nay cô nhận thấy các em có tinh thần học tốt, hăng hái phát biểu ý kiến. Các em về nhà xem lại bài và học thuộc bài. 
- Chuẩn bị bài : Ôn tập cuối năm.
- Hát BCSS
- 2 học sinh trả lời câu hỏi.
- Cây trồng vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người.
- HS trả lời
Học sinh chia thành các nhóm, và thảo luận trả lời các câu hỏi.
Đại diện học sinh lên trình bày lại kết quả điều tra. 
Các nhóm khác theo dõi và bổ sung 
Học sinh chia thành các nhóm nhỏ, trao đổi, thảo luận và chuẩn bị đóng vai
Đại diện các nhóm lên đóng vai. 
Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
Học sinh vẽ tranh, hát đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Học sinh thành các nhóm và lắng nghe Giáo viên phổ biến luật chơi.
Các nhóm thực hiện trò chơi
Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả thi của các nhóm.
- Bài : Chăm sóc cây trồng vật nuôi
ÔN TẬP CUỐI NĂM
GV nêu một số câu hỏi cuả các bài đã học :
Bác sinh ngày, tháng, năm nào? Quê Bác ở đâu? Bác Hồ đã có công lao to lớn như thế nào đối với dân tộc ta? Tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi như thế nào?
Bạn hãy đọc Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Thế nào là giữ lời hứa ?
Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ?
Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em điều gì?
Chúng ta phải có bổn phận như thế nào đối với ông bà, cha mẹ, anh chi em trong gia đình ?
Cần làm gì khi bạn có niềm vui hoặc khi bạn có chuyện buồn ?
Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ?
Tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về tình hàng xóm, láng giềng
Đối với các cô chú thương binh, liệt sĩ, chúng ta phải có thái độ như thế nào ?
Tại sao chúng ta phải biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ ?
“Hãy kể tên những hoạt động, phong trào của thiếu nhi Việt Nam (mà em đã từng tham gia hoặc được biết) để ủng hộ các bạn thiếu nhi thế giới”
Nếu gặp khách nước ngoài em phải thế nào?
Em nên làm những việc gì thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài ?
Theo em, chúng ta cần phải làm gì khi gặp đám tang ? Vì sao ?
Như thế nào là tôn trọng thư từ , tài sản của người khác 
Theo em nước được dùng để làm gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
Hãy kể các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước?
Cây trồng, vật nuôi có lợi ích gì đối với con người ? 
Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì ?
Lời chào biểu hiện đức tính gì ?
Vậy lời chào có tác dụng như thế nào?
Hãy kể tên loại cây trồng mà em biết.
Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào ?
Hãy kể tên các vật nuôi mà em biết.
Các vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào ?
HS trả lời :
Bác sinh ngày 19 – 05 – 1890. Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người có công lớn đối với đất nước, với dân tộc. Bác là vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam chúng ta, người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân Chủ Cộng hoà tại quảng trường Ba Đình Hà Nội ngày 02 – 09 - 1945. Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm, yêu quý các cháu
Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
Giữ lời hứa là thực hiện đúng những điều mà mình đã nói với người khác
Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng, yêu quý và tin cậy 
Tự làm lấy việc của mình là luôn cố gắng để làm lấy các công việc của bản thân mà không phải nhờ vả hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta tiến bộ, không làm phiền người khác.
Con cháu phải có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình
Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi
Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng rất cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình
Bán anh em xa, mua láng giềng gần 
Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau. 
Người xưa đã nói chớ quên 
Láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau
Giữ gìn tình nghĩa tương giao 
Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân 
Chúng ta phải biết ơn, kính trọng các cô chú thương binh , liệt sĩ
Chúng ta phải biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ vì các cô chú thương binh là những người đã hi sinh xương máu cho Tổ quốc, cho đất nước 
Đóng tiền ủng hộ các bạn nhỏ Cuba, các bạn ở nước bị thiên tai, chiến tranh. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh, viết thư, sáng tác truyện,  cùng các bạn thiếu nhi quốc tế.
Gặp khách nước ngoài em cần vui vẻ đón chào, tôn trọng, giúp đỡ họ khi gặp khó khăn
Khi gặp khách nước ngoài em có thể chào, cười thân thiện, chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ.
Chúng ta cần tôn trọng đám tang vì khi đó ta đang đưa tiễn một người đã khuất và chia sẻ nỗi buồn với gia đình của họ
Xin phép khi sử dụng , không xem trộm , giữ gìn , bảo quản đồ đạc của người khác 
Nước được dùng để ăn, uống, sinh hoạt. Nước có vai trò quan trọng với con người
Học sinh kể 
Cây trồng, vật nuôi là thức ăn, cung cấp rau cho chúng ta
Chúng ta cần chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Lời chào biểu hiện đức tính lễ phép.
Lời chào có tác dụng khơi dậy tình cảm gần gũi, tin cậy lẫn nhau giữa người và người.
Hoa hồng, hoa mai, hoa cúc, cây rau cải, cây cam, cây ổi, cây xoài, cây cao su
Các cây rau cải, cây ăn quả, làm thức ăn, củng cố vitamin cho con người. Cây cao su có lợi cho công nghiệp
Con lợn, gà, vịt, bò, dê
Lợn, gà, vịt, bò, dê củng cố thịt, sữa. Chó giữ nhà, mèo bắt chuột.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dao duc lop 3 chuan kien thuc.doc