I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Đọc bài trôi chảy, phát âm đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé, trả lời được các cấu hỏi trong SGK.
- Biết kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. - Có kĩ năng kể và nghe bạn kể.
- Bồi dưỡng cho học sinh phát huy trí thông minh, óc sáng tạo và năng khiếu kể chuyện.
* Các kĩ năng sống: - Tư duy sáng tạo; Ra quyết định; Giải quyết vấn đề.
Tuần 1 Thứ hai ngày 20 tháng 8 năm 2012 Tập đọc – Kể chuyện: (Tiết 1, 2 ) CẬU BÉ THÔNG MINH I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Đọc bài trôi chảy, phát âm đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé, trả lời được các cấu hỏi trong SGK. - Biết kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. - Có kĩ năng kể và nghe bạn kể. - Bồi dưỡng cho học sinh phát huy trí thông minh, óc sáng tạo và năng khiếu kể chuyện. * Các kĩ năng sống: - Tư duy sáng tạo; Ra quyết định; Giải quyết vấn đề. II. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:- Trình bày ý kiến cá nhân; Đặt câu hỏi;Thảo luận nhóm. III. Phương tiện dạy học: Tranh, bảng viết câu hướng dẫn đọc. IV. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A, Tập đọc: 1, Giáo viên giới thiệu chủ điểm, tên bài học. 2, Dạy bài mới: a, Hoạt động 1: Luyện đọc: - Giáo viên đọc toàn bài. - Hướng dẫn học sinh đọc từ, câu, đoạn. - Cho học sinh phát âm: hạ lệnh, vùng nọ, lo sợ, xin sữa. b, Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài: Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1, giáo viên nêu câu hỏi 1, 2 (SGK). - Giải nghĩa từ: kinh đô. - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2, nêu câu hỏi 3 (SGK) - Giải nghĩa từ: om sòm. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3, nêu câu hỏi 4,5. - Giảng từ: trọng thưởng Nội dung: Câu chuyện ca ngợi cậu bé thông minh, tài trí. c, Hoạt động3: Luyện đọc lại: - Giáo viên đọc mẫu đoạn 2. - Hướng dẫn học sinh đọc theo vai. B, Kể chuyện: - Giáo viên nêu nhiệm vụ. - Hướng dẫn kể từng đoạn. - Tổ chức cho học sinh thi kể. - Nhận xét, ghi điểm cho học sinh kể tốt. 3, Củng cố – dặn dò: Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài. Liên hệ cho học sinh về sự thông minh, sáng tạo. Dặn học sinh về tập kể lại. HS chuẩn bị đầy đủ SGK. Cả lớp lắng nghe. Học sinh đọc nối tiếp câu. Đọc đoạn theo nhóm. Đọc đồng thanh đoạn 3. Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi. - HS trả lời theo nhóm. - Cả lớp đọc thầm, trả lời. Học sinh nhắc lại. Cả lớp theo dõi. Phân vai để đọc. - HS quan sát tranh để kể. - HS nối tiếp nhau kể theo tranh. Nhận xét bạn kể. Học sinh liên hệ thực tế. Toán (T 1 ) : ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I/ Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. - Rèn kỹ năng làm toán thành thạo. - Bồi dưỡng năng lực học toán cho học sinh. II. Phương tiện dạy học: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1,bảng con, vở bài tập toán. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bài 2, Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập: Bài 1: Giáo viên treo bảng phụ. gọi học sinh làm bài: ghi chữ hoặc số vào chỗ chấm. Bài 2: Tổ chức cho học sinh thi điền dãy số theo 2 đội. Bài 3: Điền dấu >, <, = vào º ? Yêu cầu học sinh tự làm bài. Giáo viên nhận xét chấm điểm cho học sinh. Bài 4: Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong dãy số. 3, Củng cố – dặn dò: Tổng kết nội dung tiết học. Giao bài tập về nhà cho học sinh. Hai học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập. Học sinh thi tiếp sức. 1 HS nêu yêu cầu bt Một số học sinh lên bảng làm, cả lớp làm bảng con. Hai học sinh lên bảng khoanh số. Đạo đức ( Tiết 1): KÍNH YÊU BÁC HỒ I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết: - Công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. - Hiểu tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. - Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. II. Phương tiện dạy học: Tranh ảnh phôtô cho bài học, vở bài tập đạo đức. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bài: 2, Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Giáo viên chia nhóm học sinh, nêu yêu cầu thảo luận. Yêu cầu các nhóm trình bày. Kết luận: Các bức ảnh đều nói về tình cảm của Bác Hồ đối với đất nước, với thiếu niên nhi đồng. Giáo viên nêu một số gợi ý thêm về Bác Hồ. 3, Hoạt động 3: Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác” Giáo viên kể Hướng dẫn học sinh thảo luận Kết luận: Các cháu yêu quí Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quí thiếu nhi. 4, Hoạt động 4:Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy. Gọi học sinh đọc từng điều Bác dạy. Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận. Củng cố nội dung. 5, Củng cố – dặn dò: Giáo viên hệ thống nội dung bài. Dặn học sinh sưu tầm cho tiết 2. 5 nhóm thảo luận theo nội dung 5 bức tranh (VBT). Đại diện nhóm báo cáo. Học sinh nhắc lại. Cả lớp lắng nghe. Học sinh thảo luận theo bàn. Học sinh nhắc lại. 1 học sinh đọc 1 điều. Mỗi nhóm thảo luận 1 điều Bác Hồ dạy. Thứ ba ngày 21 tháng 8 năm 2012 Chính tả: (Tiết 1): CẬU BÉ THÔNG MINH I/ Mục tiêu: Giúp học sinh - Tập chép đoạn văn “ Hôm nay....xẻ thịt chim” trong bài: Cậu bé thông minh. Làm đúng bài tập phân biệt l/n và học thuộc 10 chữ cái. - Rèn kĩ năng viết đúng chính tả và làm đúng bài tâp chính tả. - Giáo dục ý thức trong giờ viết bài cho học sinh. II/ Phương tiện dạy học: - Bảng lớp chép sẵn đoạn văn, nội dung bài tập 2. - Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở bài tập 3. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Giáo viên giới thiệu môn học. 2, Dạy bài mới; a, Giới thiệu bài. b, Hướng dẫn học sinh tập chép. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. - Giáo viên đọc đoạn văn trên bảng. - Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả theo gợi ý SGK. - Hướng dẫn học sinh viết chữ khó: chim sẻ, kim khâu, sắc, xẻ thịt. Hoạt động 2: Yêu cầu học sinh viết bài vào vở. Hoạt động 3: Chấm, chữa bài Giáo viên chấm, nhân xét 1 số vở. c, Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống l / n? Tổ chức cho HS thi làm bài tiếp sức. Nhận xét, chữa bài. Bài tập 3: Điền chữ và tên chữ vào bảng chữ cái - Giáo viên mở bảng phụ, nêu yêu cầu bài tập. - Nhận xét, chữa bài trên bảng. 3, Củng cố – dặn dò: Hệ thống bài, dặn hs về học thuộc bảng chữ cái. Học sinh chuẩn bị vở, bút.. Học sinh lắng nghe, đọc lại. Nêu cách trình bày đoạn văn. Học sinh viết bảng. Học sinh nhìn SGK để chép. Học sinh tự chữa bằng bút chì. 1 HS nêu yêu cầu bt Hai đội thi làm nhanh. Chọn đội thắng cuộc. - 1 HS lên bảng làm mẫu. Cả lớp làm vào vở bài tập. 1 hs đọc lại toàn bài tập. Toán: (T2) CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (không nhớ) I/ Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) và giải bài toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn. - Rèn kĩ năng làm toán nhanh, thành thạo. - Bồi dưỡng năng lực học toán cho HS. II/ Phương tiện dạy học: Bảng lớp chép sẵn bài tập 1( cột a, c). Bảng phụ làm BT 4. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Bài cũ: Kiểm tra BTVN tiết 1. 2, Bài mới: Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn BT làm bài tập. Bài 1: Tính nhẩm - Cho HS tự làm bài. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - Cho HS làm lần lượt từng cột. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3,: Yêu cầu HS đọc và nhận biết dạng toán. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi 2 HS lên bảng sửa bài. Bài 4: Gọi 1 HS đọc bài toán Hướng dẫn HS cách giải bài toán về ít hơn. Nhận xét, chữa bài. 3, Củng cố - dặn dò: Hệ thống về cộng, trừ. Giao BTVN. 2 HS lên bảng làm bài. 3 HS lên bảng làm, lớp làm nháp. Một số HS đọc kết quả. 1 HS nêu yêu cầu BT Học sinh làm bảng con, bảng lớp. Nêu cách làm bài dạng toán có lời văn về nhiều hơn. Học sinh giải vào vở. Cả lớp đọc thầm trong SGK. 4 nhóm làm bài vào bảng phụ. Chọn nhóm làm bài tốt nhất để khen. Tập đọc (Tiết 3): HAI BÀN TAY EM I/ Mục tiêu: Giúp học sinh - Rèn đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ. Học thuộc 2 – 3 khổ thơ trong bài. - Hiểu : Hai bàn tay rất đẹp, có ích và đáng yêu. Trả lời được các câu hỏi trong sgk. - Giáo dục các em ý thức giữ vệ sinh. II/ Phương tiện dạy học: Tranh SGK. Bảng phụ viết những khổ thơ cần luỵên đọc. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Bài cũ: Gọi HS kể chuyện : Cậu bé thông minh. 2, Bài mới: Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bài Hoạt động 2: Luyện đọc - Giáo viên đọc bài thơ - Hướng dẫn HS đọc, phát âm đúng: siêng năng, cánh tròn, cạnh lòng. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Cho HS đọc thầm khổ thơ 1, GV nêu câu hỏi 1. - Cho HS đọc tiếp những khổ thơ còn lại, GV nêu câu hỏi 2, 3. - Giảng từ: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng: Giáo viên treo bảng phụ. - Giáo viên xóa dần từ, câu cho HS luyện đọc. Giáo viên ghi điểm cho HS đọc thuộc lòng. 3, Củng cố – dặn dò:Giáo viên hệ thống nội dung, liên hệ. Dặn HS về học thuộc 3 khổ thơ. - 3 HS kể nối tiếp. Cả lớp lắng nghe. Học sinh đọc nối tiếp 2 dòng thơ, từng khổ thơ, đồng thanh toàn bài. Cả lớp đọc, trả lời câu hỏi. 4 HS đọc, trao đổi để trả lời theo nhóm. Học sinh đọc đồng thanh. Học sinh thi đọc. 1 số em đọc thuộc. Học sinh nêu cách giữ vệ sinh đôi tay của mình. Tự nhiên – xã hội:(Tiết 1) HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục. - Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ. - Thấy tác hại của việc ngừng thở để từ đó có ý thức hít thở đúng cách. II/ Phương tiện dạy học: Tranh minh họa cơ quan hô hấp. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Giới thiệu bài: 2, Hướng dẫn thực hành: Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu. - Bước 1: Trò chơi” Bịt mũi nín thở”. Cho HS nêu cảm giác sau khi thực hiện. - Bước 2: Gọi 1 HS lên bảng thở sâu như hình 1(SGK). Cho cả lớp cùng thực hiện lại. Kết luận(SGK). Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Bước 1: Làm việc theo cặp. Giáo viên nêu gợi ý cho HS trao đổi. Yêu cầu HS nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trong hình vẽ. Bước 2: Làm việc cả lớp. -Gọi 1 số HS lên hỏi – đáp trước lớp. Cho HS nêu chức năng của cơ quan hô hấp. - Kết luận(SGK). 3, Củng cố – dặn dò: Giáo viên hệ thống nội dung, liên hệ. Dặn HS về nhà học bài. Cả lớp cùng thực hiện. Học sinh trả lời câu hỏi. Cả lớp quan sát. Học sinh nhận xét lồng ngực. Học sinh nêu bài học. Học sinh quan sát hình để trao đổi ... làm, cả lớp làm vào vở bài tập. 2 HS nêu yêu cầu BT. Học sinh trao đổi và làm bài theo từng cặp. Học sinh phát biểu tự do. Học sinh nêu từ dùng để so sánh “như”. Toán: (Tiết 3) LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ). Biết giải toán về “ Tìm x”, giải toán có lời văn 1 phép trừ. - Rèn kĩ năng làm toán nhanh và đúng. - Bồi dưỡng năng lực học toán cho HS. II/ Phương tiện dạy học: Bảng con làm bài tập1, bảng phụ làm bài tập 3. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Bài cũ: Kiểm tra bài về nhà tiết 2. 2, Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Đặt tính rồi tính. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: Tìm x: Cho HS làm bài vào vở, gọi 1 số em nhận xét bài của bạn. Bài 3: Giáo viên đọc bài toán. Gợi ý HS từng bước giải. Chia lớp thành 4 nhóm. Gọi các nhóm trình bày bài giải. 3, Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. Giao bài về nhà. 2 HS lên bảng làm bài. 1HS nêu yêu cầu bài tập. 4 HS lên bảng, cả lớp làm vào bảng con. Học sinh nêu cách tìm số trừ, số hạng. Học sinh làm, đổi vở kiểm tra bạn. Học sinh nêu bước giải bài toán. Học sinh thi làm bài theo nhóm. Cả lớp nhận xét. Tập viết: (Tiết 1) ÔN CHỮ HOA A I/ Mục tiêu: Giúp học sinh - Củng cố cách viết chữ hoa A thông qua từ: Vừ A Dính và câu: Anh em như thể chân tay / Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. - Rèn viết đúng mẫu chữ cỡ nhỏ, tương đối đều nét, thẳng hàng, đủ số lượng chữ. - Bồi dưỡng tính trau dồi chữ viết cho HS. II/ Phương tiện dạy học: Mẫu chữ hoa A, từ và câu ứng dụng viết trên giấy kẻ ô li. III/ Các hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Giới thiệu bài: 2, Hướng dẫn viết bảng: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chữ hoa A. - Giáo viên đưa bài viết mẫu lên cho HS tìm chữ hoa. - Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn HS viết bảng con. - Cho HS luyện viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ Vừ A Dính. - Giáo viên giới thiệu về Vừ A Dính. - Giáo viên viết mẫu. - Cho HS luyện viết. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Giáo viên giảng câu tục ngữ, cho HS viết Anh; Rách. 3, Hướng dẫn viết vào vở tập viết: - Giáo viên nêu yêu cầu. - Cho HS viết vào vở theo mẫu. 4, Chấm, chữa bài. 5, Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về viết bài ở nhà. Học sinh tìm chữ hoa có trong bài. Học sinh viết bảng con, bảng lớp. Học sinh đọc từ. Học sinh viết bảng con. Học sinh đọc câu, viết bảng con. Cả lớp viêt vào vở theo mẫu. Thứ năm ngày 23 tháng 8 năm 2012 Chính tả: Tiết 2 CHƠI CHUYỀN I/ Mục tiêu: Giúp học sinh - Nghe, viết bài thơ: Chơi chuyền, làm các bài tập điền đúng các vần ao / oao và tìm đúng các tiếng có âm đầu l / n. - Rèn kĩ năng nghe, viết chính xác, đúng kiểu thơ và làm đúng các bài tập. - Giáo dục ý thức trau dồi chữ viết cho HS. II/ Phương tiện dạy học: Bảng phụ viết sẵn BT 2, vở BT tiếng Việt. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Bài cũ: Kiểm tra BT tiết 3. 2, Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết. - Giáo viên đọc bài thơ (SGK) - Giảng nội dung bài thơ. - Hướng dẫn HS nhận xét bài thơ. - Hướng dẫn HS viết chữ khó: chuyền, sáng ngời, hòn cuội, dẻo dai. - Giáo viên đọc bài cho HS viết. - Chấm, chữa bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm BT. Bài 2: Điền vào chỗ trống ao hay oao? - Giáo viên mở bảng phụ, gọi 2 HS lên bảng thi điền vần nhanh. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3a: Tìm từ có chứa âm l / n. Yêu cầu HS tự suy nghĩ, làm bài. Chấm, chữa bài. 3, Củng cố – dặn dò: Hệ thống nội dung, dặn HS về làm lại BT. 2 HS đọc 10 chữ cái. Học sinh lắng nghe. Học sinh trả lời câu hỏi và nhận xét chính tả. Học sinh viết bảng con. Cả lớp nghe viết vào vở. Học sinh nêu yêu cầu BT. Cả lớp làm nháp. Học sinh đọc lại kết quả. 1 HS nêu yêu BT. Học sinh ghi vào bảng con. Cả lớp sửa vào VBT. Toán: Tiết 4 CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ 1 lần) I/ Mục tiêu: Giúp HS - Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm). Tính được độ dài đường gấp khúc. - Rèn kĩ năng nhớ và làm đúng BT. - Bồi dưỡng tính nhạy cảm trong giải toán cho HS. II/ Phương tiện dạy học: Bảng con, bảng nhóm, vở BT toán. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Bài cũ: Kiểm tra BTVN tiết 3. 2, Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Hướng dẫn cộng. Phép cộng 435 + 127. - Yêu cầu HS đặt tính để tính. Phép cộng 256 + 162. - Yêu cầu HS thực hiện như trên. Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: Tính ( cột 1, 2, 3 ) . - Yêu cầu HS tự làm bài, cho HS nêu lại cách tính. Bài 2 ( cột 1, 2, 3 ): Tổ chức cho HS thi làm tiếp sức. Bài 3: Đặt tính rồi tính (cột a) - Gọi 4 HS lên bảng làm. - Gọi HS nhận xét bài của bạn. Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc ABC. 3, Củng cố – dặn dò: Hệ thống nội dung. Giao BTVN. 2 HS lên làm bài . Học sinh đọc phép tính Học sinh tính, nêu bước tính. 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con. Lần lượt từng HS lên bảng làm, lớp làm bảng con. Học làm thi theo 2 đội (tính như bài 1). Cả lớp làm bảng con. Học sinh làm bài vào vở, đọc kết quả trước lớp. Tự nhiên – xã hội: Tiết 2 NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO? I/ Mục tiêu: Giúp học sinh - Hiểu nên thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng. - Biết hít thở không khí trong lành giúp cơ thể khỏe mạnh, hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe. - Giáo dục hs ý thức giữ vệ sinh đường mũi. II/ Phương tiện dạy học: Các hình trong SGK . Gương soi nhỏ đủ cho các nhóm. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Bài cũ: Kiểm tra bài học tiết 1. 2, Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. Hướng dẫn HS soi gương để quan sát trong mũi. Yêu cầu HS nhận xét những gì quan sát được. Kết luận: Thở bằng mũi hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe. Vì vậy ta nên thở bằng mũi. Hoạt động 2: Làm việc với SGK Bước 1: Làm việc theo cặp Yêu cầu từng cặp HS quan sát hình 3,4,5 SGK. Bước 2: Làm viêc cả lớp. Gọi 1 số HS lên trình bày kết quả thảo luận. Kêt luận: Thở không khí trong lành giúp ta khỏe mạnh. Thở không khí ô nhiễm có hại cho sức khỏe. 3, Củng cố – dặn dò: Học sinh nêu bài học trong SGK, GV nhận xét tiết học. 2 HS nêu bài học. Học sinh trao đổi theo cặp. Nhận xét theo gợi ý của GV HS nhăc lại. Học sinh quan sát, trả lời theo gợi ý của GV. Đại diện 1 số cặp báo cáo. Học sinh nhắc lại. Học sinh liên hệ việc giữ VS đường mũi. Thủ công: Tiết 1 GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (tiết 1) I/ Mục tiêu: Giúp học sinh - Nắm được đặc điểm, hình dáng của tàu thủy hai ống khói. - Biết cách gấp, cắt tờ giây để tạo hình thành của tàu. - Bồi dưỡng lòng ham mê môn học cho HS. II/ Phương tiện dạy học: Mẫu tàu thuỷ hai ống khói. Tranh quy trình gấp tàu thủy. Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Giới thiệu bài: 2, Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. Giáo viên giới thiêu tàu thủy đã gấp sẵn, giải thích cho HS biết sự khác nhau giữa tàu thật và tàu giấy. 3, Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu. Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông. Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. Bước 3: Gấp tàu thủy hai ống khói. Gọi HS lên bảng thực hiện lại. 3, Củng cố – dặn dò: Hệ thống tiết học . Dặn HS chuẩn bị tiết 2. Cả lớp quan sát, nhận xét. Học sinh lên bảng mở tàu ra. Học sinh thực hiện theo tranh quy trình từ hình 3 đến hình 8. Hai HS thực hiện. Thứ sáu ngày 24 tháng 8 năm 2012 Toán: Tiết 5 LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Giúp học sinh - Củng cố về cộng, trừ không nhớ và có nhớ 1lần, giải toán có lời văn và vẽ hình theo mẫu. - Rèn kĩ năng giải toán nhanh và đúng. II/ Phương tiện dạy học: Vở toán, bảng con. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Bài cũ: Kiểm tra BTVN tiết 4. 2, Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Tính. - Yêu cầu HS tự làm bài, nêu cách làm. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, ghi điểm. Bài 3: Gọi HS đọc tóm tắt bài toán. - Yêu cầu HS tự giải. Bài 4: Tính nhẩm. Nhận xét, ghi điểm. 3, Củng cố – dặn dò: Hệ thống nội dung. Giao BTVN. Hai HS lên bảng làm bài. 1 HS nêu yêu cầu BT Học sinh làm vào bảng. 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con. 1 HS đọc. 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở. 2 đội lên bảng thi làm tiếp sức. Tập làm văn: Tiết 1 NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I/ Mục tiêu: Giúp học sinh - Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách. - Rèn kĩ năng trình bày rõ ràng. - Giáo dục HS ý thức tôn trọng Đội và hiểu ý nghĩa của đơn từ. II/ Phương tiện dạy học: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách, 1 số tài liệu về Đội. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1, Giới thiệu bài: 2, Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Nói về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Cho HS trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi. Gọi đại diện nhóm nói về tổ chức Đội Thiếu niên. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 2: Điền vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. Yêu cầu HS nêu hình thức của mẫu đơn. GV phát mẫu đơn cho từng HS. Gọi 1 số HS đọc đơn. 3, Củng cố – dặn dò: Hệ thống nội dung. Nhận xét tiết học. Hai HS đọc yêu cầu BT 4 nhóm cùng thảo luận những hiểu biết về Đội theo gợi ý SGK. Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm nói hay. 1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm. Học sinh nêu thứ tự đơn Điền vào mẫu đơn. Cả lớp nhận xét, bổ sung. SINH HOẠT LỚP I. Đánh giá hoạt động trong tuần: * Ưu điểm: - Thực hiện tốt kế hoạch nhà trường đề ra. - Duy trì tốt nề nếp ra vào lớp, sĩ số. - Vệ sinh lớp tương đối sạch sẽ. - Trang phục sạch sẽ gọn gàng. - Về nhà học bài và làm bài tương đối đầy đủ. * Tồn tại: - Một số em chưa tự giác trong tập thể dục giữa giờ. II. Kế hoạch tuần tới: - Tiếp tục thực hiện kế hoạch của trường đề ra. - Đi học chuyên cần đúng giờ giấc. - Duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc. - Trang phục sạch sẽ gọn gàng trước khi đến lớp. Có ý thức giữ vệ sinh lớp trường.
Tài liệu đính kèm: