Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 16 - Bản 2 cột

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 16 - Bản 2 cột

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: tơ tán, sao sa, tuyệt vọng, công viên.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. Đối với học sinh M3+ M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (san sát, nườm nượm, lấp lánh, lướt thướt,.). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (lời kêu cứu, lời bố).

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*KNS:

- Tự nhận thức bản thân.

- Xác định giá trị.

- Lắng nghe tích cực.

 

doc 49 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 16 - Bản 2 cột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16:
Thứ.....ngày.....tháng.....năm.........
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
ĐÔI BẠN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: tơ tán, sao sa, tuyệt vọng, công viên.
 	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. Đối với học sinh M3+ M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (san sát, nườm nượm, lấp lánh, lướt thướt,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (lời kêu cứu, lời bố).
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*KNS:
- Tự nhận thức bản thân. 
- Xác định giá trị. 
- Lắng nghe tích cực. 
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Học sinh hát: Trái đất này là của chúng mình.
- 2 học sinh đọc bài “Nhà rông ở Tây Nguyên”.
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- Học sinh hát.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc (20 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
* Cách tiến hành: 
 a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý:
+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.
+ Giọng chú bé: kêu cứu thất thanh.
+ Giọng bố Thành: trầm lắng, xúc động.
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 
+ Ngày ấy,/ giặc Mĩ ném bom phá hoại miền bắc,/ Thành theo bố mẹ sơ tán về quê//. Mĩ thua,/ Thành về lại thị xã//.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ tuyệt vọng. 
d. Đọc đồng thanh
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- Học sinh lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (san sát, nườm nượm, lấp lánh, lướt thướt,...)
- Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa).
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.
- Học sinh đọc đồng thanh toàn bài.
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):
a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn.
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài.
- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. 
+ Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?
+ Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ?
+ Ở công viên có những trò chơi gì?
+ Ở công viên, Mến đã có những hành động gì đáng khen?
+ Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
+ Em hiểu lời nói của bố như thế nào?
- Giáo viên chốt lại.
+ Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình?
- Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân: 
+ Bài đọc nói về việc gì?
+ Chúng ta học được điều gì qua bài đọc?
=> Giáo viên chốt nội dung: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn.
- 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
- Thành và Mến kết bạn từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê mến ở nông thôn.
- Thị xã có nhiều phố, phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp không giống nhà quê; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp; ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa.
- Có cầu trượt, đu quay.
- Nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
- Mến rất dũng cảm và sẵn sáng giúp đỡ người khác, không sợ nguy hiểm đến tính mạng.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
+ Ca ngợi những người sống ở làng quê rất tốt bụng,..
- Học sinh lắng nghe.
- Bố Thành về lại nơi sơ tán trước đây đón Mến ra chơi... những suy nghĩ tốt đẹp về người nông dân.
- Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân. 
- Học sinh lắng nghe.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (lời kêu cứu, lời bố).
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
-> Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.
- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 2+3.
- Xác định các giọng đọc.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm.
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét.
5. HĐ kể chuyện (15 phút)
* Mục tiêu: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. Đối với học sinh M3+ M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
- Giáo viên yêu cầu dựa theo tranh minh họa nội dung 3 đoạn trong truyện, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
- Gọi học sinh M4 kể đoạn 1.
- Giáo viên nhận xét, nhắc học sinh có thể kể theo một trong ba cách.
+ Cách 1: Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh họa.
+ Cách 2: Kể có đầu có cuối như không kĩ như văn bản.
+ Cách 3: Kể khá sáng tạo.
* Tổ chức cho học sinh kể: 
- Học sinh tập kể.
- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể.
c. Học sinh kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu 
*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Câu chuyện nói về việc gì?
+ Câu chuyện cho ta thấy điều gì?
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh kể chuyện cá nhân.
- 1 học sinh (M3+4) kể mẫu theo tranh 1.
- Cả lớp nghe.
- Học sinh kết hợp tranh minh họa tập kể.
- Học sinh kể chuyện cá nhân (Tự lựa chon cách kể).
- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp. 
- Học sinh đánh giá.
- Nhóm trưởng điều khiển.
- Luyện kể cá nhân.
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, sẵn sàng hi sinh cứu người và lòng thủy chung của người thành phố đối với những người đã giúp đỡ mình.
6. HĐ ứng dụng (1phút)
7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nêu suy nghĩ của mình về những người sống ở làng quê và những người sống ở thành phố, thị xã.
- Tìm hiểu những phẩm chất tốt đẹp của những người sống ở làng quê và những người sống ở thành phố, thị xã nơi mình ở và kể cho bạn cùng nghe.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
TOÁN:
TIẾT 76: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết làm tính và giải toán có hai phép tính.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm các phép tính nhân, chia.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3, 4 (cột 1,2,4).
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút) 
- Trò chơi: Tính đúng, tính nhanh: Giáo viên đưa ra các phép tính cho học sinh thực hiện:
216 : 3
457 : 4
726 : 6
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi. 
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ thực hành (25 phút):
* Mục tiêu: Biết làm tính và giải toán có hai phép tính.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
(Cá nhân – Nhóm – Cả lớp)
- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.
- Nêu cách tìm thừa số?
- Giáo viên kết luận:
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
+ Tìm tích = TS x TS.
Bài 2:
(Cá nhân – Cặp đôi - Lớp)
- Giáo viên t ...  một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
- Giáo viên đặt tình huống cho các nhóm chơi đóng vai, một người bán, một số người mua.
- Một vài học sinh đóng vai. 
- Nhận xét.
- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe. 
- Một số cặp học sinh trình bày 
- Các cặp khác nghe và bổ sung.
-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhóm khác nghe,bổ sung.
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Nêu tên một số chợ, siêu thị nơi mình ở. Cho biết ở đó mua, bán những gì.
- Nêu một số hoạt động công nghiệp thương mại ở nơi mình ở.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TIẾT 2):
(Chương trình hiện hành)
BÀI 32: LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
2. Kĩ năng: 
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: So sánh tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị.
- Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị.
3. Thái độ: Liên hệ với cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân địa phương.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
*KNS:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Tư duy sáng tạo.
*GD BVMT:
- Nhận ra sự khác biệt giữa mơi trường sống ở làng quê và mơi trường sống ở đô thị.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Hình vẽ trang 62, 63 sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút)
+ Hãy nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp?
+ Kể tên một số chợ, siêu thị mà em biết. Ở đó, người ta mua bán những gì?
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát “Cùng múa hát dưới trăng”
- Học sinh nêu.
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa làng quê và đô thị. Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
- Học sinh kể được tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.
- Học sinh khắc sâu và tăng thêm hiểu biết về đất nước.
*Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
*Mục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát các hình trang 62, 63 sách giáo khoa và thảo luận, nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị. 
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Làng quê
Đô thị
Phong cảnh
Nhiều cây cối, ruộng vườn
Chật hẹp, ít cây cối
Nhà cửa
Nhà mái ngói có vườn cây nuôi động vật
Nhà cao tầng không có vườn cây nuôi động vật
Đường sá
Đường làng, bờ ruộng
Đường bê tông, lát gạch, đường nhựa
Hoạt động giao thông
Chủ yếu là đi bộ, ít xe cộ chỉ có xe bò, máy cày, xe đạp
Nhiều xe cộ, nhất là xe máy, nhiều khi tắc đường.
Hoạt động sinh sống chủ yếu của nhân dân.
Làm ruộng, trồng rau, nuôi lợn, gà
Làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp, bán hàng
*Kết luận: Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi chài lưới và các nghề thủ công,; xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại,; đường làng nhỏ, ít người và xe cộ qua lại. Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,; nhà ở tập trung san sẻ đường phố có nhiều người và xe cộ đi lại.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
*Mục tiêu: Học sinh kể được tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm căn cứ vào kết quả thảo luận ở hoạt động 1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị. 
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Nghề nghiệp ở làng quê
Nghề nghiệp ở đô thị
Trồng trọt, làm ruộng, chăn nuôi, đánh cá, làm các nghề thủ công 
Buôn bán, xây dựng, kĩ sư xây dựng, kĩ thuật viên 
- Giáo viên nhận xét.
*Kết luận: Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi chài lưới và các nghề thủ công, Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy, 
* GDKNS: 
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: So sánh tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị.
- Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị.
*GDMT: Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị.
Hoạt động 3: Vẽ tranh
*Mục tiêu: Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết của học sinh về đất nước.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu chủ đề: Hãy vẽ về thành phố (thị xã) quê em.
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ tranh giới thiệu bất kì một phong cảnh nào nơi em sinh sống và nghề nghiệp đặc trưng ở làng quê mình
- Giáo viên gợi ý: Vẽ cảnh gì? Ở đâu? Nơi đó có những ai, những nhân vật nào? Con người ở đó làm nghề gì?
- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy lớn yêu cầu mỗi nhóm trình bày tranh theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh quan sát và thảo luận 
- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Học sinh tiến hành vẽ 
- Học sinh trình bày về bức tranh của mình.
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Kể tên một số nghề nghiệp ở làng quê, đô thị mà em biết.
- Tìm hiểu một số nghề nghiệp ở nơi mình ở và kể cho các bạn cùng nghe.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ :
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát tập thể
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
..............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_16_ban_2_cot.doc