Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2007-2008 - Lê Thị Thanh Hương

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2007-2008 - Lê Thị Thanh Hương

1. Khởi động: Hát. 1

2. Bài cũ: Về quê ngoại. 4

- Gv gọi 3 em lên đọc bài: Về quê ngoại và trả lời câu hỏi:

 + Bạn nhỏ thấy ở quê ngoại có những gì lạ?

 + Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?

 + Chuyến về quê ngoại làm cho bạn nhỏ thay đổi gì?

- Gv nhận xét, ghi điểm.

3. Giới thiệu và nêu vấn đề: 1

 Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.

 4. Phát triển các hoạt động. 60

* Hoạt động 1: Luyện đọc.

- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.

· Gv đọc mẫu bài văn.

- Gv đọc diễn cảm toàn bài.

+ Giọng kể của người dẫn truyện: khách quan

+ Giọng chủ quán: vu vạ, thiếu thật thà.

+ Giọng bác nông dân: phân trần, thật thà, ngạc nhiên.

+ Giọng Mồ Côi: nhẹ nhàng, thản nhiên, nghiêm nghị

- Gv cho Hs xem tranh minh họa.

· Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.

* Đọc câu

-Gv mời Hs đọc từng câu tiếp nối cho đến hết bài

- Hướng dẫn Hs đọc từ khó: vùng quê nọ, nông dân, công đường, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, lạch cạch, giãy nảy

 * Đọc đoạn

- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.

- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.

- Gv mời Hs giải thích từ mới: công đường, bồi thường.

- Hướng dẫn đọc câu dài.

 * Đọc đoạn trong nhóm

- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.

- Đọc từng đoạn trước lớp.

+ Ba nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 3 đoạn.

+ Một Hs đọc cả bài.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.

- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.

- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1

+ Câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Chủ quán kiện bác nông dân về chuyện gì?

- Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 2.

+ Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân?

+ Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán Mồ Côi phán thế nào?

+ Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe lời phán xử?

- Gv mời 1 Hs đọc đoạn 3.

 + Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?

+ Mồ Côi nói gì để kết thúc phiên tòa?

+ Em hãy thử đặt một tên khác cho truyện?

- Gv nhận xét, chốt lại: Vị quan tòa thông minh; Phiên xử thú vị; Bẽ mặt kẻ tham lam; Lẽ công bằng.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.

- Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật

- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.

- Cho Hs đọc theo nhóm 3 và tự phân vai

- Gv cho 2 nhóm Hs tự phân vai và thi đọc truyện trước lớp

- Gv yêu cầu 3 Hs tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài.

- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.

* Hoạt động 4: Kể chuyện.

- Mục tiêu: Hs nhìn tranh kể lại nội dung câu chuyện.

- Gv cho Hs quan sát 4 tranh minh họa của câu chuyện.

- Gv mời 1 Hs kể đoạn 1:

- Hs quan sát các tranh 2, 3, 4.

- Hs kể theo cặp

- GV mời 3 Hs tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện theo các tranh 1, 2, 3, 4.

- Gv mời 1 Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.

 

doc 50 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2007-2008 - Lê Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
 Thứ hai, ngày 31 tháng 12 năm 2007
	Tiết 49- 50	Tập đọc – Kể chuyện.
Mồ côi xử kiện.
 A/ Mục tiêu:
 I. Tập đọc.
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
Đọc đúng các kiểu câu.
Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: vùng quê nọ, nông dân, công đường, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, lạch cạch, giãy nảy 
Biết phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật.
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: công đường, bồi thường.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi, Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.
 3.Thái độ: 
 - Giáo dục Hs lòng chân thật, nhanh trí, mưu lược.
 II. Kể Chuyện.
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại toàn bộ câu truyện.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 B/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
 C/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 1’
Bài cũ: Về quê ngoại. 4’
- Gv gọi 3 em lên đọc bài: Về quê ngoại và trả lời câu hỏi:
 + Bạn nhỏ thấy ở quê ngoại có những gì lạ?
 + Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?
 + Chuyến về quê ngoại làm cho bạn nhỏ thay đổi gì?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu và nêu vấn đề: 1’
	Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng. 
 4. Phát triển các hoạt động. 60’
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv đọc diễn cảm toàn bài.
+ Giọng kể của người dẫn truyện: khách quan
+ Giọng chủ quán: vu vạ, thiếu thật thà.
+ Giọng bác nông dân: phân trần, thật thà, ngạc nhiên.
+ Giọng Mồ Côi: nhẹ nhàng, thản nhiên, nghiêm nghị
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
* Đọc câu
-Gv mời Hs đọc từng câu tiếp nối cho đến hết bài
- Hướng dẫn Hs đọc từ khó: vùng quê nọ, nông dân, công đường, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, lạch cạch, giãy nảy 
 * Đọc đoạn
Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
- Gv mời Hs giải thích từ mới: công đường, bồi thường.
- Hướng dẫn đọc câu dài.
 * Đọc đoạn trong nhóm
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Ba nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 3 đoạn.
+ Một Hs đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Chủ quán kiện bác nông dân về chuyện gì?
- Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 2. 
+ Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân?
+ Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán Mồ Côi phán thế nào?
+ Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe lời phán xử?
- Gv mời 1 Hs đọc đoạn 3.
 + Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?
+ Mồ Côi nói gì để kết thúc phiên tòa?
+ Em hãy thử đặt một tên khác cho truyện?
- Gv nhận xét, chốt lại: Vị quan tòa thông minh; Phiên xử thú vị; Bẽ mặt kẻ tham lam; Lẽ công bằng.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
- Cho Hs đọc theo nhóm 3 và tự phân vai
- Gv cho 2 nhóm Hs tự phân vai và thi đọc truyện trước lớp
- Gv yêu cầu 3 Hs tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Hs nhìn tranh kể lại nội dung câu chuyện.
- Gv cho Hs quan sát 4 tranh minh họa của câu chuyện.
- Gv mời 1 Hs kể đoạn 1:
- Hs quan sát các tranh 2, 3, 4.
- Hs kể theo cặp
- GV mời 3 Hs tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện theo các tranh 1, 2, 3, 4.
- Gv mời 1 Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
3 Hs đọc
2-3 Hs nêu
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
HT: Lớp
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs lắng nghe.
Hs xem tranh minh họa.
Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
Hs đọc từ khó cá nhân, đồng thanh.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
3 Hs đọc 3 đoạn trong bài.
Hs giải thích các từ khó trong bài. 
Hs đọc theo hướng dẫn.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
Ba nhóm đọc ĐT 3 đoạn.
Một Hs đọc cả bài.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
HT: Nhóm, cá nhân
Hs đọc thầm đoạn 1.
- Chủ quán, bác nông dân và Mồ Côi.
- Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
Hs đọc đoạn 2ø.
- Tôi chỉ vào quán ngồi chờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả?
- Bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng đề nghị quan tòa phân xử.
- Bác giãy nảy lên: Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền.
Hs đọc đoạn 3.
Xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.
Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền: Một bên “ hít mùi thịt”, một bên “ nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng.
Hs đặt tên khác cho truyện.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
HT: Lớp
Hs thi đọc diễn cảm truyện.
2 nhóm Hs thi đọc 3 đoạn của bài theo vai.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
HT: Cá nhân.
Một Hs kể đoạn 1.
Một Hs kể đoạn 2.
Một Hs kể đoạn 3.
Từng cặp Hs kể.
Hs tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện.
Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hs nhận xét.
5. Tổng kếàt – dặn dò. 1’- Cho 2-3 Hs nêu nội dung bài học.
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Anh đom đóm.
Nhận xét bài học.
	Tiết 81	Toán
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (Tiếp theo).
A/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Biết thực hiện giá trị của các biểu thức đơn giản có dấu ngoặc.
Kỹ năng: 
- Tính toán chính xác, thành thạo.
Thái độ: 
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: Vở, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1’)
2. Bài cũ: Luyện tập.(3’)
- Gv gọi 2 lên bảng làm bài 3, 4.
- Gv nhận xét bài làm của HS.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(30’)
* Hoạt động 1:Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc.(8’)
- MT: Giúp Hs tính các biểu thức có dấu ngoặc.
- Gv viết lên bảng hai biểu thức.
30 + 5: 5 và (30 + 5): 5
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ và tìm cách tính giá trị biểu thức.
- Chính điểm khác nhau này dẫn đến cách tính giá trị của hai biểu thức khác nhau.
- Gv nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc “ Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc”.
- Gv yêu cầu Hs so sánh giá trị của biểu thức trên với biểu thức 30 + 5: 5 = 31.
- Gv: Khi tính giá trị biểu thức, chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép tính đúng thứ tự.
- Gv viết lên bảng: 3 x (20 – 10). 
- Gv yêu cầu Hs nêu cách tính giá trị của biểu thức và thực hành tính.
- Gv cho Hs học thuộc lòng quy tắc.
* Hoạt động 2: Làm bài 1,2.(10’)
- MT: Giúp Hs biết tính giá trị biểu thức có dâùu ngoặc.
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm vào vở.
- Yêu cầu Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* HĐ3: Làm bài 2, 3.(7’)
-MT: Giúp HS tính giá trị biểu thức đúng.
Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở, 4 Hs thi làm bài trên bảng lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
* HĐ4: Làm bài 3.(5’)
- MT: Giúp cho các em biết giải toán bằng 2 cách.
Bài 3:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm. Câu hỏi: 
+ Bài toán cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách ta phải làm cách nào?
- Gv yêu cầu Hs làm vào vở. 
- 2 Hs lên bảng làm. Mỗi em giải một cách.
- Gv nhận xét, chốt laị. 
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT:Lớp, cá nhân.
Hs làm bảng con
Hs thảo luận và trình bày ý kiến của mình.
Hs nêu sự giống nhau và khác nhau của 2 biểu thức.
Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi.
1 Hs nhắc lại.
 Giá trị của hai biểu thức khác nhau.
Hs nêu cách tính và thực hành tính.
3 x (20 – 10) = 3 x 10 = 30.
Hs cả lớp học thuộc lòng quy tắc.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT: Nhóm, cá nhân.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào vở.
Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT:Lớp, cá nhân.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài. 
Hs lên bảng thi làm bài.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT: Nhóm, cá nhân.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Có 240 quyển sách chia đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 4 ngăn.
Hỏi mỗi ngăn có baonhiêu quyển sách..
Chúng ta phải biết mỗi tủ có bao nhiêu quyển.
Hs cả lớp làm bài vào vở.
Cách 1: 
Mỗi tủ có số quyển sách là 240:2= 120(quyển)
Mỗi ngăn có số quyển là:120: 4 = 30quyển)
Đáp số: 30 quyển sách..
Cách 2: 
Số ngăn của hai tủ có là: 4 x 2 = 8(ngăn) 
Số quyển sách mỗi tủ có là:240:8 = 30(quyển)
Đáp số: 30 quyển sách.
2 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.(1’)
- Về tập làm lại bài 2,3.
Chuẩn bị ... ït động: 29’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs viết thư.
Mục tiêu: Giúp các em biết kể được những điều mình 
2 Hs kể
1 Hs giới thiệu
2-3 Hs nêu
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
HT: Lớp, cá nhân
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs viết thư.
Mục tiêu: Giúp các em biết kể được những điều mình biết về thành thị, nông thôn.
+ Bài tập 1:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài và các gợi ý trong SGK.
- Gv mở bảng phụ và yêu cầu Hs quan sát trình tự mẫu của một lá thư.
- Gv mời 1 Hs nói mẫu đoạn đầu thư của mình.
- Gv nhắc Hs có thể viết lá thư khoảng 10 câu dài hơn. Trình bày đúng thể thức, nội dung hợp lí.
* Hoạt động 1:Thực hành.
MT: HS viết được lá thư đúng yêu cầu của bài vào VBT.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài.
- Gv theo dõi, giúp đỡ các em.
- Gv gọi 5 Hs đọc bài của mình trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương những bài viết tốt.
Hs đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
Hs cả lớp quan sát
Một Hs nêu.
PP: Thực hành.
HT: Cá nhân
Hs cả lớp làm vào vở.
5 Hs xung phong đọc bài của mình trước lớp.
Hs cả lớp nhận xét.
 5 Tổng kết – dặn dò. 1’
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Oân tập cuối học kì 1.
Nhận xét tiết học.
Tiết 17:	Sinh hoạt cuối tuần 17
I.Mục tiêu:
	Đánh giá, nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần qua
	Rèn cho các em biết phát huy các ưu điểm, sửa chữa khắc phuc các khuyết điểm
	Đề ra phương hướng tuần tới. 
II.Tiến hành: 
Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ trong tuần qua.
Giáo viên nhận xét, đánh giá chung.
	+ Ưu điểm: 
Trong tuần qua, đa số các em ngoan, lễ phép, chấp hành tốt nội quy của nhà trường.
	Thực hiện tốt an toàn giao thông
 Thực hiện tốt việc truy bài 15’ đầu giờ, đôi bạn cùng tiến hoạt động hiệu quả.
	Trong tuần có một số em được tuyên dương: Lan, Linh, C. Nhi ..
	+ Tồn tại: 
	Một số em chưa thực sự cố gắng trong học tập, chưa học bài cũ, nói chuyện riêng trong giờ học 
III.Phương hướng Tuần tới: 
	Hạnh kiểm: Lễ phép, ngoan ngoãn, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, biết kính thầy, yêu bạn 
	Thực hiện tốt an toàn giao thông
	Học tập: Đi học đều, học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, có ý thưc học bài.
 Nhắc nhở Hs ôn tập tốt chuẩn bị thi học kì I
Bồi dưỡng Hs giỏi
 Ôn chính tả
Nghe – viết: Vầng trăng quê em.
I/ Mục tiêu:
a/Kiến thức: 
- Nghe và viết chính xác, trình bày đúng một đoạn văn “ Vầng trăng quê em”.
- Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu. 
b/Kỹ năng: Làm đúng bài tập chính tả, điền vào chỗ trống tiếng có âm d/gi/r hoặc ăc/ăt.
c/Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT2.	 
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết 
- Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
- Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
* Hoạt động 2:Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chưã lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs
PP: Phân tích, thực hành.
Hs lắng nghe.
1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chưã lỗi.
Tổng kết – dặn dò. 
Về xem và tập viết lại từ khó.
Chuẩn bị bài: Aâm thanh thành phố.
Nhận xét tiết học.
Đạo đức
Ôn tập HKIThứ năm ngày 30 tháng12 năm 2004
Tập đọc
Aâm thanh thành phố.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Giúp học sinh hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Cuộc sống ở thành phố rất sôi động, náo nhiệt với vô vàng âm thanh: bên cạnh những âm thanh ồn ào, căng thẳng, vẫn có những âm thanh êm ả làm cho con người cảm thấy dễ chịu, thoải mái.
- Hiểu được các từ ngữ trong bài: Vi-ô-lông, ban công, Pi-a-nô, Bét-tô-ven.
b) Kỹ năng:
 - Rèn cho Hs đúng các từ dễ phát âm sai. 
 - Biết nhấn giọng ở những từ gợi tả. Biết chuyển giọng cho phù hợp với nội dung.
c) Thái độ: Hs biết yêu thích thành phố.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. 
	* HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 1’
Bài cũ: Anh Đom Đóm. 4’
	- GV kiểm tra 3 Hs đọc bài thơ đọc thuộc lòng bài thơ: “ Anh Đom Đóm”.
 + Anh Đom Đóm lên đèn đi đâu?
 + Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm?
 + Tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài thơ?
 - GV nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề. 1’
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động. 29’
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu, đoạn văn.
Gv đọc diễn cảm toàn bài.
- Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng câu.
- Gv viết bảng: Vi-ô-lông, Pi-a-nô, Bét-tô-ven.
- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc từng câu của bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv gọi Hs đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.
 - Gv cho Hs giải thích các từ khó: Vi-ô-lông, ban công, Pi-a-nô, Bét-tô-ven.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv yêu cầu cả lớp đọc thầm các đoạn 1, 2. Trả lời câu hỏi:
 + Hằng ngày, anh Hải nghe thấy những âm thanh nào?
+ Tìm những từ tả những âm thanh ấy?
- Gv yêu cầu Hs đọc đoạn 3.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo tổ. Câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết cho thấy Hải rất yêu âm nhạc?
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Hải thích ngồi lặng hàng giờ đề nghe bạn anh trình bày bản nnhạc ánh trăng của Bét-tô-ven bằng đàn pi-a-nô.
- Cả lớp đọc bài văn.
- Gv hỏi: Các âm thanh được tả trong bài văn nói lên điều gì về cuộc sống của thành phố?
- Gv chốt lại: Cuộc sống ở thành phố rất sôi động, náo nhiệt và căng thẳng với vô vàng âm thanh. Nhưng ở thành phố, con người vẫn có những giây phút thoải mái, dễ chịu khi thưởng thức những âm thanh êm ả, thánh thót của những tiếng đàn.
* Hoạt động 3: Củng cố.Luyện đọc lại.
- Mục tiêu: Giúp các em đọc đúng.
- Gv đọc diễn cảm toàn bài.
- Gv cho 3 Hs thi đua đọc 3 đoạn trong bài.
- Gv cho một vài Hs đọc lại cả bài.
- Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay.
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
HT: Nhóm, lớp
Học sinh lắng nghe.
Hs quan sát tranh.
Hs đọc từng câu.
Hs luyện đọc các từ.
Hs tiếp nối nhau đọc từng câu.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
3 Hs tiếp nối đọc 3 đoạn trước lớp.
Hs giải nghĩa từ khó.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải.
HT: 
Hs đọc thầm đoạn 1 và 2, 3.
Tiếng ve kêu; tiếng kéo xe của những người bán thịt bò khô;. Tiếng còi ôtô xin đường; tiếng còi tàu hỏa; tiếng bánh sắt lăn trên đường ray; tiếng đàn vi-ô-lông; pi-a-nô
Tiếng ve kêu rêng rỉ trong các đám cây; tiếng kéo xe lách cách của những người bán thịt bò khô; tiếng còi ô tô xin đường gay gắt; tiếng còi tàu hỏa thét lên; tiếng bánh xe sắt trên đường ray ầm ầm; tiếng dàn vi-ô-lông, pi-a-nô vang lên khi những tiếng ồn im lặng hẳn. .
Hs đọc đoạn 3
Hs thảo luận.
Đại diện các tổ đứng lên phát biểu ý kiến của tổ mình.
Hs nhận xét.
Hs phát biểu ý kiến cá nhân.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs lắng nghe.
3 Hs thi đọc 3 đoạn trong bài.
Một vài Hs đọc lại cả bài.
Hs nhận xét.
5.Tổng kết – dặn dò.1’Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi.
Chuẩn bị bài:Ôn tập cuối học kì 1
.Nhận xét bài 
Ôn tập làm văn
Viết về thành thị, nông thôn.
 I/ Mục tiêu:
a)Kiến thức: Giúp Hs dựa vào tiết trước, viết được một lá thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
b) Kỹ năng: HS viết lá thư biết trình bày đúng, đủ ý. Kể đúng, chính xác.
c) Thái độ: Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
 II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. 
 * HS: VBT, bút.
 III/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs viết thư.
Mục tiêu: Giúp các em biết kể được những điều mình biết về thành thị, nông thôn.
+ Bài tập 1:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài và các gợi ý trong SGK.
- Gv mở bảng phụ và yêu cầu Hs quan sát trình tự mẫu của một lá thư.
- Gv mời 1 Hs nói mẫu đoạn đầu thư của mình.
- Gv nhắc Hs có thể viết lá thư khoảng 10 câu dài hơn. Trình bày đúng thể thức, nội dung hợp lí.
* Hoạt động 1:Thực hành.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài.
- Gv theo dõi, giúp đỡ các em.
- Gv gọi 1 số Hs đọc bày của mình trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương những bài viết tốt.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
HT: Lớp, cá nhân
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs cả lớp quan sát
Một Hs đứng nói.
PP: Thực hành.
Hs cả lớp làm vào vở.
Hs xung phong đọc bày của mình trước lớp.
Hs cả lớp nhận xét.
 5 Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Oân tập cuối học kì 1.
Nhận xét tiết học.
Hát
Ôn 3 bài hát
SINH HOẠT LỚP
TUẦN 17
Ngày 30 tháng 12 năm 2004 Ngày 31 tháng 12 năm 2004 
 KT PHT

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc