Hiểu nghĩa của các từ trong bài: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích.
- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. HĐ3
-Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (dân lành, ruộng nương, săn thú lạ, thuồng luồng, xâm lược, Mê Linh, non sông, Luy Lâu, giáo lao, cung nỏ, lần lượt, lịch sử,.). Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phù hợp với diễn biến của truyện. HĐ2,4
- Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ. HĐ5
* NL văn học: Thông qua hoạt động
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta (HĐ3
2. Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ, tự học: Chuẩn bị đầy đủ sách vỏ , đồ dùng học tập để hoàn thành nhiệm vụ môn học. HĐ2,3,4,5
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động nhóm, chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá.HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập. HĐ1,2,3,4,5
+ Năng lực giải quyết vấn đề ,sáng tạo: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập. HĐ2,3,4,5
TUẦN 19: Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2021 TIẾT 1,2 ,3:TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT): HAI BÀ TRƯNG I. MỤC TIÊU: 1.Năng lực đặc thù: * NL ngôn ngữ: Thông qua hoạt động - Hiểu nghĩa của các từ trong bài: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích. - Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. HĐ3 -Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (dân lành, ruộng nương, săn thú lạ, thuồng luồng, xâm lược, Mê Linh, non sông, Luy Lâu, giáo lao, cung nỏ, lần lượt, lịch sử,...). Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phù hợp với diễn biến của truyện. HĐ2,4 - Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ. HĐ5 * NL văn học: Thông qua hoạt động - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta (HĐ3 2. Năng lực chung: + Năng lực tự chủ, tự học: Chuẩn bị đầy đủ sách vỏ , đồ dùng học tập để hoàn thành nhiệm vụ môn học. HĐ2,3,4,5 + Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động nhóm, chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá..HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập. HĐ1,2,3,4,5 + Năng lực giải quyết vấn đề ,sáng tạo: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập. HĐ2,3,4,5 3. Phẩm chất : - Chăm chỉ (chịu khó hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập). HĐ1,2,3,4,5 *Tích hợp QPAN: Nêu gương những người Mẹ Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh ảnh minh họa truyện trong sách giáo khoa. Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 để hướng dẫn luyện đọc. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3 phút) - Học sinh hát: Quốc ca Việt Nam. - Thông báo kết quả kiểm tra định kì. - Kết nối bài học. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài. - Học sinh hát. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa. 2. HĐ Luyện đọc (20 phút) a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượ với giọng to, rõ ràng, mạnh mẽ. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ sau: thẳng tay chém giết, lên rừng, xuống biển, bao người thiệt mạng, ngút trời, đánh đuổi; tài giỏi, giỏi võ nghệ, giành lại non sông; rùng rùng, cuồn cuộn, dội lên, đập vào, theo suốt; sụp đổ, ôm đầu, sạch bóng, đầu tiên. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó - Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh. c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: + Giáo lao/, cung nỏ,/ rìu búa,/ khiên mộc/ cuồn cuộn/ tràn theo bóng voi xuất hiện của Hai Bà//. - Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ giặc ngoại xâm, cuồn cuộn. d. Đọc đồng thanh * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. - Học sinh lắng nghe. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (dân lành, ruộng nương, săn thú lạ, thuồng luồng, xâm lược, Mê Linh, non sông, Luy Lâu, giáo lao, cung nỏ, lần lượt, lịch sử,...) - Học sinh chia đoạn (4 đoạn như sách giáo khoa). - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm. - Đọc phần chú giải (cá nhân). - 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Học sinh đọc đồng thanh toàn bài. 3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút): - Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 5 câu hỏi cuối bài. - Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Nêu những tội ác của giặc đối với nhân dân ta? + Hai Bà Trưng có tài và chí lớn như thế nào? + Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa? + Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa? + Kết quả của cuộc khởi nghĩa thế nào? + Vì sao muôn đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng? - Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân: + Bài đọc nói về việc gì? + Chúng ta học được điều gì qua bài đọc? => Giáo viên chốt nội dung: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. - 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút). + Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương,... Lòng dân oán hận ngút trời. + Rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. + Vì Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù giặc đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân ta. +...Vì Hai Bà Trưng đã lành đạo ND giải phóng đất nước, là 2 vị anh hùng chống giặc đầu tiên trong lịch sử nước nhà. - Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân. - Học sinh lắng nghe. 4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút) - Hướng dẫn học sinh cách đọc nâng cao: Giọng đọc to, rõ, mạnh mẽ; nhấn giọng ở những từ ngữ tả tội ác của giặc; tả chí khí của Hai Bà Trưng, tả khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa -> Giáo viên nhận xét, đánh giá. - Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động. - 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 2+3. - Xác định các giọng đọc. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai. + Phân vai trong nhóm. + Luyện đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp. - Lớp nhận xét. 5. HĐ kể chuyện (15 phút) a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện - Giáo viên yêu cầu dựa theo tranh minh họa nội dung 4 đoạn trong truyện kể lại toàn bộ câu chuyện. b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện: - Gợi ý học sinh nhìn tranh để kể từng đoạn. - Gọi học sinh M4 kể đoạn 1. - Giáo viên nhận xét, nhắc học sinh có thể kể theo một trong ba cách. + Cách 1: Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh họa. + Cách 2: Kể có đầu có cuối nhưng không kĩ như văn bản. + Cách 3: Kể khá sáng tạo. * Tổ chức cho học sinh kể: - Học sinh tập kể. - Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét. - Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể. c. Học sinh kể chuyện trong nhóm d. Thi kể chuyện trước lớp: * Lưu ý: - M1, M2: Kể đúng nội dung. - M3, M4: Kể có ngữ điệu. *Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: + Câu chuyện nói về việc gì? + Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì? - Học sinh quan sát tranh. - Học sinh kể chuyện cá nhân. - 1 học sinh (M3+4) kể mẫu theo tranh 1. - Cả lớp nghe. - Học sinh kết hợp tranh minh họa tập kể. - Học sinh kể chuyện cá nhân (Tự lựa chon cách kể). - Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp. - Học sinh đánh giá. - Nhóm trưởng điều khiển. - Luyện kể cá nhân. - Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp. - Lớp nhận xét. - Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài. - Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. 6. HĐ nối tiếp (1phút) Hệ thống lại bài, nhận xét tiết học. ...................................................................................................................... TIẾT 3 : TOÁN TIẾT 90: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực đặc thù: * Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học: Thông qua hoạt động - Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0). - Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra gía trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).HĐ2,3 2. Năng lực chung: + Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập. HĐ1,2,3,4 + Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động nhóm, chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá.. HĐ1,2,3,4 + Năng lực giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo cao: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập. HĐ1,2,3,4 3. Phẩm chất : - Góp phần hình thành, bồi dưỡng cho học sinh có đức tính chăm chỉ (chịu khó hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập).Trung thực ( trung thực trong học tập) HĐ1,2,3,4 *Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3 (a, b). II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Có hộp đồ dùng học toán, phiếu học tập. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (2 phút) - Trò chơi: Kết bạn: - Quản trò tổ chức + Lớp hát: Kết bạn là đoàn kết, kết bạn là sức mạnh, chúng ta cùng nhau kết bạn. + Lớp hỏi: kết mấy, kết mấy? + Quản trò kết 2 + 7 : 3 Hoặc kết 35 - 15 : 5 () - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. 2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút): - Học sinh quan sát và cùng chia sẻ: + Lấy lần lượt từng tấm bìa như trong sách giáo khoa. + Mỗi tấm bìa có bao nhiêu ô vuông? + Nhóm thứ nhất có bao nhiêu tấm bìa? +Vậy nhóm thứ nhất có bao nhiêu ô vuông? + Nhóm thứ hai có bốn tấm bìa vậy nhóm thứ hai có bao nhiêu ô vuông? - Giới thiệu nối tiếp cho đến hết. + Coi 1 là đơn vị có 3 đơn vị ta viết 3 ở hàng đơn vị. + Coi 10 là hàng chục có 2 chục ta viết như thế nào? + Lần lượt giới thiệu cho đến hết - Nêu và hướng dẫn nêu vị trí của các số. - Quan sát và thực hiện lấy các tấm bìa theo yêu cầu giáo viên. - Mỗi tấm bìa có 100 ô vuông. - Nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa. - Nhóm thứ nhất có 1000 ô vuông. - Nhóm thứ hai có 400 ô vuông. - Ta viết 2 ở hàng chục. + Tự nhận ra các vị trí của các số như giáo viên đã hướng dẫn. - Đọc chỉ vị trí của các số: “Một nghìn bốn trăm hai mươi”, nêu vị trí các số ở từng hàng. 3. HĐ thực hành (15 phút): Bài 1: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp) - Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Giá ... : Số 10 000 là số có 5 chữ số, gồm một chữ số 1 và bốn chữ số 0. - Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1,M2 nhận diện đúng số 10 000,.. - Lớp theo dõi giới thiệu bài. - Học sinh lấy các tấm bìa theo yêu cầu của giáo viên. - Có 1 nghìn. - Có 8 nghìn, viết 8000. - 9 nghìn. - 10 nghìn. - Nhắc lại cách viết và cách đọc số 10 000. - Số 10 000 là số có 5 chữ số , gồm một chữ số 1 và bốn chữ số 0. 3. HĐ thực hành (15 phút): Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp) - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh cò lúng túng. - Giáo viên nhận xét chung. Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp) - Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Giáo viên nhận xét chung. Bài 3: (Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp) - Giáo viên cho học sinh làm bài cặp đôi. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh. Bài 4: (Cá nhân - Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp) - Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân - Giáo viên nhận xét chung. Bài 5: (Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp) - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xì điện” để hoàn thành bài tập. - Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. Bài 6: (Bài tập chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán) - Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em. - Học sinh làm bài cá nhân. - Trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ trước lớp: 1000; 2000; 3000; 4000; 5000; 6000; 7000; 8000; 9000; 10000. - Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp: 9300; 9400; 9500; 9600; 9700; 9800; 9900. - Học sinh làm cặp đôi. - Chia sẻ kết quả: 9940; 9950; 9960; 9970; 9980; 9990. - Học sinh làm bài cá nhân. - Trao đổi cặp đôi. - Chia sẻ trước lớp: 9995; 9996; 9997; 9998; 9999; 10000. - Học sinh tham gia chơi. + 2665: Số liền trước là: 2664. Số liền sau là: 2666. + 2002: Số liền trước là: 2001. Số liền sau là: 2003. + 1999: Số liền trước là: 1998. Số liền sau là: 2000. + 9999: Số liền trước là: 9998. Số liền sau là: 10000. + 6890: Số liền trước là: 6889. Số liền sau là: 6891. - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành. 9990; 9991; 9992; 9993; 9994; 9995; 9996; 9997; 9998; 9999; 10000. 3. HĐ ứng dụng (2 phút) GV nêu yêu cầu 4. HĐ nối tiếp (1 phút) Hệ thống lại bài, nhận xét tiết học. - Áp dụng làm bài tập sau: Viết các số tròn chục có bốn chữ số từ 1110 đến 1250. - Suy nghĩ, thử viết các số lẻ từ 3157 đến 3269 .................................................................. TIẾT 2 : TẬP LÀM VĂN NGHE KỂ: CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ĐỔNG I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực đặc thù: *NL ngôn ngữ: Thông qua các hoạt động HĐ2,3 - Kể được câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ủng”. - Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b hoặc a. 2. Năng lực chung: + Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập. HĐ1,2,3 + Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động nhóm, chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá.. HĐ1,2,3 + Năng lực giải quyết vấn đề - sáng tạo cao: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập. HĐ1,2,3 3. Phẩm chất : - PC chăm chỉ: Góp phần hình thành, bồi dưỡng cho học sinh có đức tính chăm chỉ (chịu khó hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập). HĐ1,2,3 II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Chuẩn bị tranh minh hoạ 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (2 phút) - Giáo viên nhận xét - đánh giá bài kiểm tra của học sinh. - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới. - Ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh lắng nghe. - Mở sách giáo khoa. 2. HĐ hình thành kiến thức: (12 phút) Việc 1: Nghe kể chuyện - Yêu cầu: - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 1. Giới thiệu về Phạm Ngũ Lão: Vị tướng giỏi thời nhà Trần... - Kể chuyện lần 1 hỏi: + Truyện có những nhân vật nào? - Kể lần 2 hỏi học sinh theo 3 câu hỏi gợi ý sách giáo khoa. + Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì? + Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai? + Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô? - Yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện. - Giáo viên tuyên dương. - 1 – 2 học sinh đọc yêu cầu bài. - Nghe giáo viên giới thiệu. - Chàng trai làng Phù Ủng, Trần Hưng Đạo và những người lính. - Ngồi đan sọt. - Chàng trai mải mê đan sọt không nhận thấy kiệu của Trần Hưng Đạo đến,... -... mến trọng chàng trai giàu lòng yêu nước - Học sinh tập kể theo nhóm. - Các nhóm thi kể theo các bước. - Bình chọn nhóm bạn kể hay nhất. 3. HĐ thực hành: (18 phút) Việc 2: Viết đoạn văn - Yêu cầu học sinh viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b hoặc a. - Cho học sinh đọc bài viết. - Giáo viên đánh giá, nhận xét học sinh. *Lưu ý: + Học sinh M1+ M2 viết đúng nội dung, sử dụng đúng dấu câu + Học sinh M3+ M3 viết đúng nội dung, sử dụng đúng dấu câu, sử dụng từ ngữ giàu cảm xúc,... - Đọc yêu cầu của bài và tự làm bài vào vở trả lời câu hỏi . - Một số học sinh tiếp nối nhau đọc bài viết. - Học sinh nhận xét. 3. HĐ nối tiếp (2 phút) Hệ thống lại bài , nhận xét tiết học. .............................................................................................. TIẾT 3 : TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA N (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực đặc thù : * Năng lực ngôn ngữ: Thông qua hoạt động HĐ2,3 - Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa N (Nh). - Viết đúng, đẹp tên riêng Nhà Rồng và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ: Nhớ. 2. Năng lực chung: + Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập. HĐ1,2,3 + Năng lực giải quyết vấn đề mang tính sáng tạo cao: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập. HĐ3 3. Phẩm chất : PC chăm chỉ: Góp phần hình thành, bồi dưỡng cho học sinh có đức tính chăm chỉ, chịu khó hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập). HĐ1, 2,3 II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Mẫu chữ hoa Nh, R, L, C, H viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. - Học sinh: Bảng con, vở Tập viết. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) - Trong tuần qua em đã làm gì để chữ viết của em đẹp hơn? - Kết nối kiến thức. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - Hát: Chữ đẹp nết càng ngoan. - Học sinh nêu. - Lắng nghe. 2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút) Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: + Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào? - Treo bảng 5 chữ. - Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình. Việc 2: Hướng dẫn viết bảng - Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét. Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Nhà Rồng. => Nhà Rồng là một bến cảng thành phố HCM năm 1911 chính từ bến cảng này, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. + Gồm mấy chữ, là những chữ nào? + Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Viết bảng con. Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng. => Giải thích: Sông Lô là sông chảy qua các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc; phố Ràng thuộc tỉnh Yên Bái; Cao Lạng là tên chỉ chung hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn; Nhị Hà là một tên gọi khác của sông Hồng. + Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Cho học sinh luyện viết bảng con. - Nh, R, L,C, H. - 3 Học sinh nêu lại quy trình viết. - Học sinh quan sát. - Học sinh viết bảng con: Nh, R, L, C, H. - Học sinh đọc từ ứng dụng. - 2 chữ: Nhà Rồng. - Chữ Nh, R, g cao 2 li rưỡi, chữ a, ô, n cao 1 li. - Học sinh viết bảng con: Nhà Rồng. - Học sinh đọc câu ứng dụng. - Lắng nghe. - Học sinh phân tích độ cao các con chữ. - Học sinh viết bảng: Lô, Ràng, Cao Lạng, Nhị Hà. 3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút) Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở. - Giáo viên nêu yêu cầu viết: + Viết 1 dòng chữ hoa Nh. + 1 dòng chữa R, L. + 1 dòng tên riêng Nhà Rồng. + 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ. - Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết. - Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút. Việc 2: Viết bài: - Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh. - Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm. - Chấm nhận xét một số bài viết của học sinh. - Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh. - Quan sát, lắng nghe. - Lắng nghe và thực hiện. - Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên. 4. HĐ ứng dụng: (1 phút) 5. HĐ nối tiếp : (1 phút) Hệ thóng lại bài, nhận xét tiết học. - Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về nhứng địa danh lịch sử gắn liền với những chiến công oai hùng của quân vfa dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. ................................................................................................ TIẾT 4 : ÂM NHẠC ( GVBM) TIẾT 5 :SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: Đánh giá hoạt động tuần 19 và phương hướng nhiệm vụ tuần 20 II. Nội dung: - Giáo viên nêu yêu cầu của buổi sinh hoạt. - Nhận xét tuần 19: 1. Nề nếp: - Ra vào lớp đúng quy định, đồng phục nghiêm túc, - vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Tập thể dục giữa giờ nghiêm túc. 2. Học tập: - Hăng say xây dựng bài - Đẩy mạnh phong trào Đôi bạn cùng tiến: tích cự giúp nhau học tập - Tuyên dương những em học tốt có tiến bộ 3. Kế hoạch tuần 20: - Thực hiện chương trình học tuần 20 - Tiếp tục thực hiện đôi bạn cùng tiến - Đi học đầy đủ, chuyên cần, vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ. - Tích cực thi đua học tập, xây dựng lớp học tự quản tốt. - Tham gia các phong trào do Đội và nhà trường phát động - Tham gia học tăng buổi đầy đủ. ......................................................................... KỸ NĂNG SỐNG : Bài 7: Cùng học, cùng chơi.(t1)
Tài liệu đính kèm: