Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2022-2023 - Bản không chia cột

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2022-2023 - Bản không chia cột

I. Yêu cầu cần đạt:

- Học sinh nêu được ý nghĩa của bưu thiếp.

- Làm được bưu thiếp đơn giản tặng mẹ, cô giáo hoặc người phụ nữ mà mình yêu quý.

*Góp phần tạo cơ hội phát triển năng lực và phẩm chất:

+ NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học.

+ Phẩm chất: Giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ

II. Tài liệu và phương tiện

+ Giáo viên: - Bưu thiếp, bìa, giấy màu,.

+ Học sinh: - Sgk, Giấy màu, giấy bìa, màu vẽ, bút chì, keo dán, kéo

 

docx 15 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2022-2023 - Bản không chia cột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23:
Thứ 2 ngày 28 tháng 2 năm 2022
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1:                                          Tiếng Việt:
Bài 30B: BẠN NGHĨ GÌ  VỀ BÈ BẠN NĂM CHÂU ( Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Như sách HDH
*Góp phần tạo cơ hội phát triển năng lực và phẩm chất:
+Năng lực làm việc nhóm: năng lực hợp tác, giao tiếp(toàn bài)
+ Năng lực tự học: thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Biết suy nghĩ để trả lời các câu 
+Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức hoàn thành bài học.
II.Đồ dùng dạy-học:
Mẫu chữ hoa, máy tính
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Cả lớp hát bài Ba ngọn nến lung linh
GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu tiết học. 
2. Thực hành:
Bài 1: Viết vào vở
- Gv gắn bảng chữ U, B cỡ nhỏ
- HS nhắc lại cách viết chữ U, B
- HS viết bài vào vở
- Trao đổi bài với bạn
GV mở vi deo cho HS xem giới thiệu về Thành phố Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh).
 Bài 2: Điền vào chỗ trống: chọn phiếu A
- Cá nhân điền vào chỗ chấm
- GV quan sát, hỗ trợ HS còn gặp khó khăn
- HS trao đổi kết quả với bạn bên cạnh
- HS trình bày kết quả
- GV nhận xét 
- Cá nhân viết các từ đã điền đúng vào vở.
3. Vận dụng:
- Sử dụng kĩ thuật “Trình bày một phút”
H: Qua tiết học em được biết thêm kiến thức gì?
- HS trả lời, nhận xét.
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
Tiết 2:                                                  Toán
BÀI 85: NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
 ( Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Như sách HDH
*Góp phần tạo cơ hội phát triển năng lực và phẩm chất:
+Năng lực làm việc nhóm: năng lực hợp tác, giao tiếp ( Toàn bài)
+ Năng lực tự học: thực hiện nhiệm vụ học tập 
+Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức hoàn thành bài nhiệm vụ học tập
II. Hoạt động học:
1. Khởi động:
TBHT tổ chức cho các bạn nêu cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
GV nhận xét, giới thiệu bài.
2. Thực hành:
Em thực hành
- Hs làm bài vào vở, gv đi kiểm tra.
- Nhóm trưởng kiểm tra bài các bạn.
- Gv chấm bài, nhận xét bài làm của hs.
- Gv chữa bài trước lớp.
- Nhận xét tiết học.
3. Vận dụng:
- Trình bày 1 phút: Qua bài học em biết thêm được kiến thức gì?
******************************
Tiết 2:                                                  Mĩ thuật:
BƯU THIẾP TẶNG MẸ VÀ CÔ ( Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh nêu được ý nghĩa của bưu thiếp.
- Làm được bưu thiếp đơn giản tặng mẹ, cô giáo hoặc người phụ nữ mà mình yêu quý.
*Góp phần tạo cơ hội phát triển năng lực và phẩm chất:
+ NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học.
+ Phẩm chất: Giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ
II. Tài liệu và phương tiện
+,  Giáo viên:-  Bưu thiếp, bìa, giấy màu,...
+,  Học sinh: - Sgk, Giấy màu, giấy bìa, màu vẽ, bút chì, keo dán, kéo
III.Tiến trình
Khám phá
1. Giới thiệu bài.
2. Tìm hiểu bài.
- Giáo viên cho học sinh quan sát bưu thiếp thảo luận câu hỏi. 
+ Bưu thiếp dùng để làm gì?
+ Bưu thiếp thường có hình dạng gì?
+ Các hình ảnh, chữ số trên bưu thiếp được sắp xếp thế nào? 
+ Có thể làm bưu thiếp bằng những chất liệu gì?
3. Cách thực hiện.
-  Yêu cầu học sinh quan sát  hình gợi ý và nêu cách thực hiện làm bưu thiếp
- Giáo viên cho học sinh tham khảo các sản phẩm để có thêm ý tượng sáng tạo bưu thiếp cho mình.
B.Hoạt động thực hành.
- Giáo viên nêu yêu cầu thực hành: Em hãy làm một bưu thiếp dành tặng cho người phụ nữ mà mình yêu quý nhất nhân dịp lễ nào đó. viết nội dung để tặng vào bưu thiếp
-  Lưu ý 
+ Sử dụng chữ, số đã được trang trí trên bưu thiếp.
+ Sắp xếp hình ảnh và chữ, số trên bưu thiếp cho hợp lí, cân đối.
- Giáo viên đi từng bàn quan sát , giúp đỡ những em cần hỗ trợ, khuyến khích học sinh năng khiếu sáng tạo
Vận dụng:
- Giới thiệu cho gia đình xem sản phẩm của  mình
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
**************************
Thứ 3 ngày 1 tháng 3 năm 2022
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1:                                                  Tiếng Việt:
Bài 30B: BẠN NGHĨ GÌ VỀ BÈ BẠN NĂM CHÂU ( Tiết 3)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Như sách HDH
-Góp phần tạo cơ hội phát triển các năng lực, phẩm chất:
+  NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL tư duy và lập luận toán học
+ Phẩm chất: Giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ 
II. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Cả lớp hát bài Ba ngọn nến lung linh
GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu tiết học. 
2. Thực hành:
Bài 3: Đặt câu
- GV yêu cầu HS chọn 2 từ ngữ mới được hoàn chỉnh ở HĐ2, đặt câu với mỗi từ ngữ đó.
- HS viết câu đặt được vào vở.
- Chia sẻ với bạn bên cạnh.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- Lớp cùng GV nhận xét.
Bài 4: Nghe – viết: Liên hợp quốc
- HS nghe GV đọc bài 
GV: Em biết gì về Liên hợp quốc? – HS nêu
GV trình chiếu video về tổ chức Liên hợp quốc
- GV đọc, HS viết bài vào vở
- Đổi bài cho bạn soát lỗi
- Báo cáo với GV
- GV chấm bài, nhận xét
3. Vận dụng:
- Sử dụng kĩ thuật “Trình bày một phút”
H: Qua tiết học em được biết thêm kiến thức gì?
- HS trả lời, nhận xét.
- Nhận xét tiết học. 
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
******************************
Tiết 2:                                                  Toán:
BÀI 86: CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Như sách HDH
-Góp phần tạo cơ hội phát triển các năng lực, phẩm chất:
+  NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL tư duy và lập luận toán học
+ Phẩm chất: Giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ .
II. Hoạt động học
1. Khởi động:
TBHT tổ chức cho các bạn trò chơi “Đố bạn” về bài toán thực hiện phép chia số có bốn chữ số chia cho số có một chữ số.
HS tham gia chơi.
GV nhận xét, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Bài 1: đã chuyển lên phần khởi động .
Bài 2: Em đọc và nói cho bạn nghe cách đặt tính và tính: 26 781 : 3
- Gv lệnh thực hiện phép tính: “26 781 : 3” .
- HS nêu cách đặt tính và tính.
- Mời hs chia sẻ:
- Mời 1 hs đặt tính.
- Mời 1 hs tính. 
HĐ nhóm đôi chuyển thành HĐ cá nhân
Bài 3:
- Nhóm trưởng lệnh các bạn làm bài vào nháp
- Gv kiểm tra.
- Mời hs nhận xét.
3. Thực hành:
GV yêu cầu HS làm bài 1a vào vở.
- Gv đi kiểm tra.
- Mời hs chia sẻ kết quả trước lớp
- Mời hs nhận xét.
4. Vận dụng:
Sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút:
Qua tiết học, em củng cố kiến thức về gì ? – HS nêu  - GV nhận xét tiết học.
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
*******************
Tiết 3 :                                     Tự nhiên và Xã hội:
Bài 23: MỘT SỐ ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC ( TIẾT 1)
I. Yêu cầu cần đạt .
- Như sách HDH
-Góp phần tạo cơ hội phát triển các năng lực, phẩm chất:
+Năng lực hợp tác, năng lực tự học: thực hiện nhiệm vụ học tập ( toàn bài)
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết suy nghĩ để trả lời các câu hỏi
+Phẩm chất : chăm chỉ
II.Đồ dùng dạy học.
Máy tính, tranh ảnh.
III. Hoạt động học: 
Điều chỉnh: Cáchoạt động nhóm đôi chuyển thành HĐ cá nhân.
1.Khởi động: TBVN cất hát 1 bài
2. Khám phá:
1. Thi kể tên các động vật sống dưới nước
- HS quan sát tranh trong nhóm đôi.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- Lớp cùng GV nhận xét.
2. Phân loại cá nước ngọt và cá nước mặn
- HS quan sát tranh trong nhóm đôi.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Chia sẻ kết quả 
- Lớp cùng GV nhận xét.
3. Quan sát, đọc và trả lời:
- HS quan sát tranh trong nhóm đôi.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Chia sẻ kết quả 
- Lớp cùng GV nhận xét.
4. Liên hệ thực tế
- HS quan sát tranh trong nhóm đôi.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Chia sẻ kết quả.
- Lớp cùng GV nhận xét.
3. Vận dụng:
Sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút: Em biết thêm được điều gì sau khi học xong bài học này?
- HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
*****************************
Thứ 4 ngày 2 tháng 3 năm 2022
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1:                                                  Tin học:
(Cô Thảo dạy)
***************************
Tiết 2:                                                  Âm nhạc:
(Cô Triển dạy)
***************************
Tiết 3:                                                  Tiếng Anh:
(Cô Trang dạy)
***************************
Thứ 5 ngày 3 tháng 3 năm 2022
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1 :                                               Tiếng Việt:
Bài 30C: BẠN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ “NGÔI NHÀ CHUNG”?( tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Như sách HDH 
- Theo cv 3969 bào 30C dạy trong 2 tiết, Gv hướng dẫn học sinh làm bài 2, 3 phần B hoạt động thực hành ở nhà.
- Tạo cơ hội góp phần phát triển các năng lực, phẩm chất:
+Năng lực làm việc nhóm: năng lực hợp tác, giao tiếp(toàn bài)
+ Năng lực tự học: thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Biết suy nghĩ để trả lời các câu hỏi 
+ Phẩm chất: Tích cực, hứng thú trong học tập.
II. Hoạt động dạy học:
Điều chỉnh: Cáchoạt động nhóm đôi, nhóm lớn chuyển thành HĐ cá nhân.
1. Khởi động:
Quan sát tranh và kể tên các sự vật có trong tranh.
- Cho HS quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi:
- GV quan sát, hỗ trợ HS còn gặp khó khăn
- HS trình bày kết quả
- GV nhận xét
2. Khám phá:
Nghe thầy cô đọc bài
- GV đọc bài “Một mái nhà chung”.
- HS lắng nghe 
 Đọc từ và lời giải nghĩa
- Một bạn đọc từ 1 còn 1 bạn đọc lời giải nghĩa
- Đổi ngược lại
- HS tìm từ khó hiểu, GV giải nghĩa ( nếu có)
Đọc từ
- GV đọc mẫu
- HS đọc đồng thanh, cá nhân
Đọc khổ thơ
- HS đọc cá nhân
- GV theo dõi, hỗ trợ những em gặp khó khăn trong học tập
- HS đọc bài 
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá
Hỏi – đáp:
- HS đọc câu hỏi và trả lời với bạn
- Chia sẻ trước lớp
GV cùng HS nhận xét, bổ sung
3. Vận dụng:
Sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút:
Qua tiết học, em có thêm kiến thức về gì ? – HS nêu  - GV nhận xét tiết học.
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
*******************************
Tiết 2:                                                 Toán :
BÀI 86: CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Như sách HDH
-Góp phần tạo cơ hội phát triển các năng lực, phẩm chất:
+  NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL tư duy và lập luận toán học
+ Phẩm chất: Giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ .
II. Hoạt động học:
1. Khởi động: TBHT lên điều hành :
H: Muốn chia số có năm chữ số cho số có một chữ số ta làm như thế nào?
H: Thực hiện phép chia vào nháp: 37648 : 4 = ?
- 1HS làm bảng, cả lớp làm vào nháp.
- Nhận xét, báo cáo GV.
GV nhận xét, tuyên dương, GV giới thiệu bài.
Nhóm điều lệnh cho các bạn đưa vở, ghi bài.
 2. Thực hành:
- Hs làm bài vào vở.
- Giáo viên báo quát, kiểm tra, hỗ trợ học sinh.
- Nhóm trưởng kiểm tra .
- Cô mời HS chia sẻ bài làm của mình.
3. Vận dụng:
* Kĩ thuật 1 phút: Qua bài học hôm nay em biết thêm được điều gì, các em hãy suy nghĩ và trình bày trong vòng 1 phút.
 -  Hs nhắc lại 
- Giờ học hôm nay cô thấy các nhóm làm việc rất sôi nổi, các em hợp tác nhóm tốt. Cô khen cả lớp mình nào.
 - Gv nhận xét, kết thúc tiết học.
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
******************************
Tiết 3:                                       Phát triển năng lực Toán:
ÔN NHÂN, CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh tự hoàn thành các nội dung, bài tập buổi sáng chưa hoàn thành của môn Toán.
- Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt.
*Góp phần tạo cơ hội phát triển năng lực và phẩm chất:
+ Năng lực: NL tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc thực hành giải quyết các bài tập, Năng lực tự học: tự thực hiện nhiệm vụ học tập ( hoàn thành các bài tập)
+ Phẩm chất chăm chỉ, học sinh tích cực, hứng thú,thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
II.Đồ dùng dạy-học:
Phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy - học:
*Khởi động:   
- H: Nêu những kiến thức đã học trong tuần qua?
* Học sinh tự ôn luyện: 
- GV yêu cầu HS tự kiểm tra xem mình chưa hoàn thành bài nào của môn toán
- GV theo dõi, định hướng và chia nhóm cho HS hoạt động.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
3562 x 5                     9836 : 3                     4256x 3
       9226 : 6                     3267 : 2                       1765 x 7
Bài 2:
Nhà máy nhà tài trợ 3658m vải để may đồng phục cho các tình nguyện viên. Mỗi bộ quần áo máy hết 4m vải. Hỏi số vải đó may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừ mấy mét vải ?
Bài 3:
Hoa làm phép chia 3694 : 7 = 526 dư 12. Không làm tính, em có thể cho biết Hoa làm phép tính đúng hay sai được không ?
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
*****************************
Thứ 6 ngày 4 tháng 3 năm 2022
/.
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1:                                                  Tiếng Việt: 
Bài 30C: BẠN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ “NGÔI NHÀ CHUNG”?( tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Như sách HDH 
- Theo cv 3969 bào 30C dạy trong 2 tiết, Gv hướng dẫn học sinh làm bài 2, 3 phần B hoạt động thực hành ở nhà.
- Tạo cơ hội góp phần phát triển các năng lực, phẩm chất:
+Năng lực làm việc nhóm: năng lực hợp tác, giao tiếp(toàn bài)
+ Năng lực tự học: thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Phẩm chất: Tích cực, hứng thú trong học tập.
II. Hoạt động dạy học:
Khám phá:
A. Hoạt động cơ bản: 
Chọn từ ngữ ở cột A thích hợp với mỗi từ ngữ ở cột B để tạo thành ý tả nét đáng yêu của mỗi mái nhà riêng.
- GV yêu cầu HS chọn 2 từ ngữ mới được hoàn chỉnh ở HĐ2, đặt câu với mỗi từ ngữ đó.
- HS suy nghĩ để nối rồi làm vào vở
- Chia sẻ với bạn bên cạnh.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- Lớp cùng GV nhận xét.
Thảo luận trả lời câu hỏi:
Con người cần làm gì để bảo vệ mái nhà chung?
- Cá nhân suy nghĩ trả lời
- GV quan sát, hỗ trợ HS còn gặp khó khăn
- HS trao đổi kết quả với bạn bên cạnh
- HS trình bày kết quả
- GV nhận xét 
- GV quan sát, hỗ trợ HS còn gặp khó khăn
B. Hoạt động thực hành:
 Bài 1: Điền vào chỗ trống: chọn phiếu A
- Cá nhân điền vào chỗ chấm
- GV quan sát, hỗ trợ HS còn gặp khó khăn
- HS trao đổi kết quả với bạn bên cạnh
- HS trình bày kết quả
- GV nhận xét 
- Cá nhân viết các từ đã điền đúng vào vở
. Bài 4: Dùng đúng dấu câu
- HS đọc đoạn văn.
- Tìm hiểu và điền dấu câu phù hợp rồi chia sẻ với bạn
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- Lớp cùng GV nhận xét.
- GV nhận xét.
- Cá nhân viết các câu đã điền dấu câu vào vở.
Bài 5: Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành bức thư:
- Cá nhân chọn từ thích hợp trong ngoặc dơn điền vào chỗ chấm
- GV quan sát, hỗ trợ HS còn gặp khó khăn
- HS trao đổi kết quả với bạn bên cạnh
- HS trình bày kết quả
- GV nhận xét 
Vận dụng:
- Sử dụng kĩ thuật “Trình bày một phút”
H: Qua tiết học em được biết thêm kiến thức gì?
- HS trả lời, nhận xét.
- Nhận xét tiết học. 
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
******************************
Tiết 2:                                                  Toán:
BÀI 87:  LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Như sách HDH
-Góp phần tạo cơ hội phát triển các năng lực, phẩm chất:
+  NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL tư duy và lập luận toán học
+ Phẩm chất: Giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ .
III. Hoạt động dạy-học:
1.Khởi động: TBHT tổ chức cho các bạn thực hiện các phép tính trên bảng.
2. Thực hành:
- Hs làm bài vào vở, gv đi kiểm tra.
- Nhóm trưởng kiểm tra .
- Gv chấm bài, nhận xét bài làm của hs.
- Gv chữa bài trước lớp.
- Học sinh tự thực hiện các nội dung bài học của mình.
- Hs làm xong phần nội dung bài  học nhận phiếu học tập làm thêm một số bài luyện vào vở.
- Hs làm bài.
 - Nhóm trưởng kiểm tra.
- Nhóm trưởng tập hợp bài của nhóm nộp lên cho gv chấm.
- Gv chấm bài.
- Gv chữa bài.
3. Vận dụng:
Sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút:
Qua tiết học, em biết thêm kiến thức về gì ? – HS nêu  - GV nhận xét tiết học.
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
*********************************
Tiết 3:                                               
PHẦN I:                   Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống:
Bài 6: TẤM LÒNG CỦA BÁC VỚI THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ ( Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Cảm nhận được tình cảm, sự trân trọng, mến yêu của Bác dành cho các anh hùng thương binh, liệt sĩ
- Hiểu được công lao to lớn của các anh hùng thương binh, liệt sĩ đối với độc lập của đất nước, tự do của nhân dân
- Có ý thức rèn luyện bản thân, có những hành động thiết thực để thể hiện lòng biết ơn đối với các anh hùng thương binh, liệt sĩ
-Góp phần tạo cơ hội phát triển các năng lực, phẩm chất:
+ Năng lực tự học:  thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức hoàn thiện bản thân và giúp đỡ mọi người.
II.Chuẩn bị:
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống  lớp 3 
III. Các hoạt động
1.Khởi động: Hồ Chí Minh với thiếu nhi Đức
  + Em học được gì qua câu chuyện trên?  HS trả lời, nhận xét
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ
b.Các hoạt động:
Hoạt động 2: 
Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng
+Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc, đã nghe về một người thương binh, liệt sĩ  mà em biết.
+Kể những việc mà em đã làm hoặc sẽ làm thể hiện sự biết ơn với các thương binh, liệt sĩ .
Hoạt động 4:  GVHD cho HS thảo luận nhóm
- Nhóm cùng nhau xây dựng ý tưởng và vẽ 1 bức tranh tuyên truyền mọi người cùng nhớ ơn thương binh, liệt sĩ  hoặc lên kế hoạch đi thăm 1 gia đìnhthương binh, liệt sĩ  
3. Củng cố, dặn dò: 
 + Câu chuyện trên cho em hiểu điều gì về công lao của các thương binh, liệt sĩ cho cuộc sống hòa bình?
Nhận xét tiết học
PHẦN II:                             SINH HOẠT LỚP TUẦN 23
I.Yêu cầu cần đạt:
- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 23.
- Biết được những việc cần làm trong tuần 24.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Chuẩn bị:  
Bài hát, bài thơ
Phần thưởng
III. Tiến trình hoạt động :
 1) Sơ kết thi đua trong tuần 23
-   Chủ tịch HĐTQ cho các nhóm họp  trong vòng 5 phút để tổng kết những hoạt động trong nhóm.
-   Lần lượt gọi từng nhóm trưởng báo cáo mọi hoạt động của nhóm mình:
-   Nêu ưu điểm, nhược điểm của từng mặt hoạt động: Về học tập ; Về nề nếp
 2) Chủ tịch HĐTQ tổng kết chung và bổ sung những gì các nhóm còn tồn tại.
-  Gọi các thành viên trong nhóm cho biết ý kiến.
 - Yêu cầu các tổ họp trong vòng 5 phút để nêu những biện pháp khắc phục những nhược điểm còn tồn tại và nêu trước lớp.
 3) GVCN phổ biến kế hoạch tuần 24
* Nề nếp: 
- Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp học.
- Chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ.
- Đi học đúng giờ, chuyên cần.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
- Thực hiện vệ sinh trong lớp và khu vực tự quản.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống; 
- Thực hiện tốt nề nếp vệ sinh trực nhật; có ý thức giữ vệ sinh chung.
- Nghiêm túc tập các bài hát máu, sinh hoạt 15 phút theo đúng lịch của đội.
  * Học tập: 
- Nâng cao ý thức tự học; hăng hái xây dựng bài.
- Tiếp tục giúp bạn học chậm trong nhóm.
* Tham gia các hoạt động:
- Chăm sóc công trình măng non thường xuyên.
- Múa hát sân trường đều đẹp.
*  Các nhóm hoặc cá nhân cho biết ý kiến.	
3. 
TBVN mời các nhóm thể hiện các bài hát, bài thơ, câu chuyện về mùa xuân, truyền thống ngày tết dân tộc.
-Tuyên dương các nhóm thể hiện tốt.
- GV nhận xét tiết sinh hoạt .
- GV yêu cầu TB vệ sinh phân công trực nhật tuần 24.
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_23_nam_hoc_2022_2023_ban_khong_c.docx