Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2008-2009 (Bản đẹp)

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2008-2009 (Bản đẹp)

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

A - Tập đọc

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Chú ý phát âm đúng: quân khố, thuyền, du ngoạn, kết duyên, trồng lúa, mùa xuân, mở hội,

 - Ngắt, nghỉ đúng giữa các dấu câu và giữa các cụm từ.

2.Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

 -Hiểu từ: Chư xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời.

 -Hiểu nội dung: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. ND kính yêu và ghi nhớ công ơn của họ. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên Sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

B - Kể chuyện

1. Rèn kĩ năng nói:

 - Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ.

 - Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.

2. Rèn kĩ năng nghe.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Tranh minh hoạ chuyện SGK.

 

doc 29 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2008-2009 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 26
Thứ hai, ngày 16 tháng 3 năm 2009
Tập đọc- Kể chuyện
Sự tích lễ hội chữ đồng tử
I.Mục đích yêu cầu:	
A - Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
	- Chú ý phát âm đúng: quân khố, thuyền, du ngoạn, kết duyên, trồng lúa, mùa xuân, mở hội,
	- Ngắt, nghỉ đúng giữa các dấu câu và giữa các cụm từ.
2.Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
	 -Hiểu từ: Chư xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hoá lên trời.
	 -Hiểu nội dung: Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. ND kính yêu và ghi nhớ công ơn của họ. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên Sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
B - Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói:
	- Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ.
	- Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng nghe.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ chuyện SGK.
III. Các HĐ dạy- học:
A. Tập đọc
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: GTB.
HĐ1: Luyện đọc:
* GV đọc diễn cảm toàn bài:
Đ1: Giọng nhẹ nhàng, chậm.
Đ2: Nhịp nhanh hơn.
Đ3,4: Giọng trang nghiêm, thể hiện cảm xúc thành kính.
* GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ:
+ HS luyện đọc từng câu:
 GV sửa cách phát âm cho HS.
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
- Giúp HS hiểu từ mới.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Đọc đồng thanh.
HĐ2: HD tìm hiểu bài:
 Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà thơ Chử Đồng Tử rất nghèo khó?
 Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
 Vì sao công chúa Tiên Dung kết hôn cùng Chử Đồng Tử?
Chử Đồng Tử vvà Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
 Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
 Nêu nội dung bài?
HĐ3: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm đoạn 1, 2. HD học sinh luyện đọc.
- 2HS đọc thuộc bài: Ngày hội rừng xanh.
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS lắng nghe.
- Đọc nối tiếp từng câu của bài.
- Đọc nối tiếp từng đoạn của bài
- Đọc từ phần chú giải.
- Đọc theo bàn, mỗi HS đọc 1 đoạn, HS khác góp ý.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Lớp đọc ĐT toàn bài.
+ Đọc thầm đoạn 1.
- Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ có 1 chiếc khố mặc chung 
+ Đọc thầm đoạn 2.
- Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình bãi lau thưa để trốn ...
- Công chúa cảm động biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
+ Đọc thầm đoạn 3, 1HS đọc to.
- Truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi hoá trời Chử Đồng Tử hiển linh giúp dân đánh giặc.
+ Đọc thầm đoạn4.
- Lập đền thờ Chử Đồng Tử, hằng năm suốt mùa xuân làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.
- Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. 
- 2HS thi đọc đoạn 1,2.
- 1HS đọc cả truyện.
Kể chuyện
* GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn chuyện, HS đặt tên cho từng đoạn truyện, sau đó kể lại từng đoạn.
HĐ4: HD học sinh kể chuyện:
* Dựa vào tranh đặt tên cho từng đoạn truyện:
* Kể lại từng đoạn truyện.
- GV và HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về kể lại câu truyện cho người thân nghe.
- HS lắng nghe.
- Quan sát lần lượt tranh minh hoạ trong SGK.
- Đặt tên từng đoạn truyện.
Đ1: Cảnh nhà nghèo khổ.
Đ2: Cuộc gặp gỡ kì lạ.
Đ3: Truyền nghề cho dân.
Đ4: Tưởng nhớ.
- Tiếp nối kể từng đoạn truyện theo tranh.
----------------------------------------------
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS
	- Biết cách sử dụng các loại mệnh giá tiền Việt Nam đã học.
	- Biết tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
	- Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
II. Các HĐ dạy- học chủ yếu:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Bài cũ: 
GV đưa tiền với mệnh giá: 2000, 5000, 10000 cho HS nhận biết
2. Bài mới: GTB.
HĐ1: HD học sinh làm bài tập.
- Giúp HS hiểu nội dung BT.
- Giúp một số em làm bài
- Chấm bài.
HĐ2: Chữa bài, củng cố:
Bài1: Chiếc ví nào có nhiều tiền nhất.
H: Vì sao em lựa chọn như vậy?
Bài2: 
Bài3: Xem tranh trả lời câu hỏi sau:
- GV nhận xét.
Bài4: Giải.
GV : củng có cách làm.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- áp dụng bài học vào thực tế.
- HS nêu.
- Đọc thầm, HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm BT vào vở.
- HS chữa bài.
+ HS nêu miệng, HS khác nhận xét.
Ví có nhiều tiền nhất là: ví c) nhiều tiền nhất. 
- Vì các ví có số tiền lần lượt là: 6300, 3600, 10000, 9700.
- HS lên bảng 
a) lấy 1 tờ 2000đ 1 tờ 100đ 1 tờ 500đ 1 tờ 100đ 
b) Phải lấy 1 tờ 5000đ 1tờ 2000đ 1 tờ 500đ
c*) phải lấy 1 tờ 2000đ 1tờ 1000đ 1tờ 100đ
+ Nêu miệng, HS nhận xét.
a. Mai có 3000 đồng, Mai vừa đủ tiền để mua được1 cái kéo.
b. Nam có 7000 đồng, Nam vừa đủ tiền để mua được 1hộp sáp màu và 1 cái thước (hoặc 1 cái bút và 1 cái kéo).
+ 1HS lên làm, HS khác nêu kết quả và nhận xét.
 Bài giải
 Mẹ đưa cho cô bán hàng số tiền là:
 6700 + 2300 = 9000 (đồng)
 Cô bán hàng trả lại mẹ số tiền là:
 10000 - 9000 = 1000 ( đồng).
 ĐS: 1000 đồng.
---------------------------------
Đạo đức
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
I. Mục tiêu: 
1. HS hiểu: 
	- Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
	- Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
	- Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.
2. HS biết: Tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng.
3. HS có thài độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II. Tài liệu và phơng tiện:
	Vở bài tập đạo đức. Phiếu thảo luận ( HĐ2 tiết1).
III. Các HĐ dạy- học chủ yếu:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1.Bài cũ: 
Khi gặp đám tang cần làm gì?
2. Bài mới:
HĐ1: Sử lí tình huống qua đóng vai:
+ Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
+ Cách tiến hành:
- GV chia lớp làm 4 nhóm, nêu tình huống: Nam và Minh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông T hàng xóm và cả nhà đi vắng ...
 Nếu là Minh em sẽ làm gì khi đó, vì sao?
H: Trong những cách giải quyết mà các nhóm đưa ra, cách nào phù hợp nhất?
 Em thử đoán xem, ông T sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc?
+Kết luận: Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng tài sản, thư từ của người khác.
HĐ2: Thảo luận nhóm:
+ Mục tiêu: HS hiểu được như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao cần phải tôn trọng.
+ Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận nội dung phiếu(BT2).
+ Kết luận: Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng...
HĐ3: Liên hệ thực tế:
+ Mục tiêu: HS tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
+ Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi.
 Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai?
 Việc đó xảy ra như thế nào?
- GV tổng kết, khen những HS biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và đề nghị lớp noi theo.
* HĐ nối tiếp:
- Thực hiện tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Sưu tầm những tấm gương, mẫu chuyện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Cần xuống xe hoắc đứng tránh sang một bên...
- Các nhóm thảo luận, tìm cách giải quyết rồi phân vai thể hiện.
- Các nhóm lên biểu diễn.
- Cá nhân HS trả lời.
- Mỗi bàn là 1 nhóm thảo luận nội dung bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác bổ sung.
- Từng cặp HS trao đổi với nhau.
- Một số HS trình bày trước lớp.
------------------------------------
Thứ ba, ngày 17 tháng 3 năm 2009
Toán
Làm quen với thống kê số liệu
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Bước đầu làm quen với dãy số liệu.
	- Biết xử lí số liệu và lập dãy số liệu ở mức độ đơn giản.
II. Đồ dùng dạy- học: Hình minh hoạ bài học SGK.
III. Các HĐ dạy- học chủ yếu:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Bài cũ :
- Yêu cầu HS nêu bài tập 4 tiết trước.
2. Bài mới:
HĐ1: Làm quen với dãy số liệu:
* Quan sát hình để hình thành dãy số liệu:
H: Bức tranh này nói về điều gì?
GV: Các số đo chiều cao là dãy số liệu.
* Làm quen với thứ tự và số số hạng của dãy:
H: Số 122 cm là số thứ mấy trong dãy? (Tương tự với các số khác).
 Dãy số liệu trên có mấy số?
HĐ2: Thực hành:
- Giúp HS làm bài.
Bài1: Dựa vào dãy số liệu trên, hãy trả lời:
Bài3: 
Bài2*:
Bài 4*:
+ Chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Ôn về dãy số liệu.
- HS nêu.
- Quan sát hình SGK.
- Vẽ các bạn và nói về chiều cao của các bạn.
- 1HS lên bảng, HS đọc số đo chiều cao của các bạn cho bạn trên bảng ghi: 122cm, 130cm, 127cm, 118cm.
- Là số thứ nhất trong dãy.
- Có 4 số.
+ 1HS ghi tên 4 bạn theo thứ tự chiều cao trên để được danh sách: Anh, Phong, Minh, Ngân.
- Một số HS nhìn vào danh sách đọc chiều cao của từng bạn.
+ Tự đọc, làm bài tập. Sau đó chữa bài.
+ HS nêu miệng, lớp nhận xét.
- 2 HS nêu câu trả lời.
Hùng cao 125 cm. Hà cao 132cm
Dũng cao 129 cm. Quân cao 135cm
Dũng cao hơn Hùng 4 cm
Hà thấp hơn Quân 3cm
Hà cao hơn Hùng. Dũng thấp hơn Quân.
+ 2HS lên làm, lớp nhận xét.
a. 35kg, 40kg, 45kg, 50kg, 60kg
b. 60kg, 50kg, 45kg, 40kg, 35kg
+ Trả lời miệng, HS khác nhận xét.
Tháng 2 năm 2004 có 5 ngày chủ nhật.
Chủ nhật đầu tiên là ngày 1.
Ngày 22 là chủ nhật thứ tư.
+ 1HS khá nêu bài.
Dãy trên có 9 số. Số 25 là số thứ 5 của dãy. 
Số thứ 3 trong dãy là số 15. Số này lớn hơn số thứ nhất 10 đơn vị
-------------------------------
Chính tả
Tiết1- tuần 26
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nghe- viết đúng một đoạn trong chuyện: Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử.
 	" Từ sau khi đã về trời ... tưởng nhớ ông".
	- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn ( r/d, gi. ên/ênh)
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng lớp ghi nội dung BT.
III. Các HĐ dạy- học:
HĐ của thầy
1. Bài cũ:
- GV đọc 4 tiếng xắt đầu bằng tr/ch.
2. Dạy bài mới: GTB.
HĐ1: HD học sinh nghe- viết:
HĐ của trò
- 2HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con
* HD học sinh chuẩn bị:
- GV đọc lần1 đoạn viết.
 H: Trong bài ta cần viết hoa những chữ nào?
- GV quan sát, HD học sinh viết đúng.
* GV đọc cho HS viết:
- GV đọc lần 2. HD viết bài vào vở.
- GV quan sát, HD học sinh viết đúng chính tả.
* Chấm, chữa bài.
- GV đọc lần 3.
- GV chấm bài, nhận xét.
HĐ2: HD học sinh làm BT.
 Điền vào chỗ trống.
- GV và HS nhận xét, chốt l ... :
1. GTB.
2. Bài dạy:
HĐ của thầy
HĐ của trò
HĐ1: Làm quen với dãy số liệu:
* Quan sát hình để hình thành dãy số liệu:
H: Bức tranh này nói về điều gì?
GV: Các số đo chièu cao là dãy số liệu.
* Làm quen với thứ tự và số số hạng của dãy:
H: Số 122 cm là số thứ mấy trong dãy? ( Tương tự với các số khác).
 Dãy số liệu trên có mấy số?
HĐ2: Thức hành:
- Giúp HS làm bài.
Bài1: Người ta lần lượt cân 4 con vật trong gia đình: gà, vịt, ngỗng và lợn được dãy số liệu:
 2kg,1kg, 5kg, 75kg.
 Dựa vào dãy số liệu trên, hãy viết tiếp vào chỗ chấm:
Bài2: Cho dãy số: 110, 220, 330, 440, 550, 660, 770, 880, 990.
Hãy khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
Bài3: Số lít dầu đựng mỗi thùng được cho dưới đây:
 Thùng1: 195 l; Thùng2: 120 l; Thùng3: 200 l; Thùng 4: 50 l.
+ Chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Ôn về dãy số liệu.
- Quan sát hình SGK.
- Vẽ cá bạn và nói về chiều cao của các bạn.
- 1HS lên bảng, HS đọc số đo chiều cao của các bạn cho bạn trên bảng ghi: 122cm, 130cm, 127cm, 118cm.
- Là số thứ tự trong dãy.
- Có 4 số.
+ 1HS ghi tên 4 bạn theo thứ tự chiều cao trên để được danh sách: Anh, Phong, Minh, Ngân.
- Một số HS nhìn vào danh sách đọc chiều cao của từng bạn.
+ Tự đọc, làm bài tập. Sau đó chữa bài.
+ HS nêu miệng, lớp nhận xét.
a. Con lợn cân nặng 75 kg
b. Cân vịt cân nặng 2 kg.
c. Con ngỗng cân nặng 5kg.
d. Con gà cân nặng 1kg.
e.Conngỗng cân nặng hơn con gà:4kg
g. Con vật nặng nhất là: Con lợn.
h. Con vật nhẹ nhất là: con gà
+ 2HS lên làm, lớp nhận xét.
a. Dãy số trên có tất cả bao nhiêu số:
 A. 10 số B. 27số C. 9số D. 881số
b. Số thứ 8 trong dãy số là số nào:
 A. 3 B. 8 C. 220 D. 880.
+ Trả lời miệng, HS khác nhận xét.
a. Dãy số lít dầu đựng trong 4 thùng trên viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: 50 l , 120 l , 195 l , 200 l.
b. Dựa vào dãy vừa viết, hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Thùng 2 nhiều hơn thùng 4 là: 70l dầu và ít hơn thùng 1 là: 75l dầu.
- Cả 4 thùng có 565l dầu.
-------------------------------
Thứ tư, ngày 18 tháng 3 năm 2009 
Toán
Làm quen với thống kê số liệu (T)
I. Mục tiêu: Giúp HS
	- Nắm được những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê, hàng, cột.
	- Biết cách đọc các số liệu của 1 bảng.
II. Đồ dùng dạy- học:
	Bảng thống kê số con của 3 gia đình trên khổ giấy to (SGK).
III. Các HĐ dạy- học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS nêu, viết VD về dãy số liệu.
2. Bài mới: GTB.
 HĐ của thầy
 HĐ của trò
HĐ1: Làm quen với thống kê số liệu:
- GV treo bảng hỏi: Bức tranh nói về điều gì?
- GV hướng dẫn HS đọc số liệu trong bảng.
HĐ2: Thực hành:
- Giúp HS làm bài.
Bài1: Dưới đay là bảng thống kê số HS của 1 trường tiểu học:
Khối
Một
Hai
Ba
Bốn
Năm
SốHS
140
200
190
240
160
Bài2: Dưới đay là bảng thống kê số Gạo nếp và gạo tẻ của 1 cửa hàng bán được trong 3 ngày:
 ngày
Gạo
Thứ nhất
Thư hai
Thứ ba
Tẻ
3800kg
2500kg
4800kg
Nếp
1200kg
1800kg
1500kg
Dựa vào bảng trên hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Bài3: Số điểm 10 của lớp 3A đạt được trong 4 tháng như sau:
Tháng 9: 185 điểm, T10 : 203 điểm, T11: 190 điểm, T12: 170 điểm.
+ Chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Ôn lại cách đọc dãy số liệu.
- Bức tranh cho biết số con của 3 gia đình: Cô Mai, cô Lan, cô Hồng.
- Nêu cấu tạo của bảng.
- HS đọc số liệu trong bảng: GĐ cô Mai có 2 con, GĐ cô Lan có 1 con, GĐ cô Hồng có 2 con.
+ Làm, chữa BT.
+ HS đọc miệng, lớp nhận xét.
a. Hãy viết chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm:
- K1 có 140 HS. K5 có 160 HS.
b. K2 có ít hơn K4 là: 40 HS.
+ Nêu miệng, lớp nhận xét.
a. Ngày thứ nhất bán được 3800kg gạo tẻ và 1200kg gạo nếp.
b. Ngày thứ 2 bán được tất cả 4300kg gạo tẻ và gạo nếp.
c. Ngày thứ 3 bán được nhiều hơn ngày thứ 2 2300kg gạo tẻ và ít hơn ngày thứ 2 300kg gạo nếp.
+ 4HS lên điền, HS nêu kết quả, lớp nhận xét.
Tháng
9
10
11
12
Số điểm10
185
203
190
170
-------------------------------------
Thứ năm, ngày 19 tháng 3 năm 2009 
T oán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
	Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu của 1 dãy và bảng số liệu.
II. Các HĐ dạy- học chủ yếu:
1. Bài cũ: GTB.
2. Bài mới:
 HĐ của thầy
 HĐ của trò
HĐ1: Thực hành xử lí số liệu của 1 dãy:
Bài1: Cho dãy số: 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109.
 Nhìn vào dãy số trên viết số thích hợp vào chỗ chấm:
HĐ2: Thực hành lập bảng số liệu:
Bài2: Các bạn HS của trường Hoà Bình tham gia hội khoẻ Phù Đổng đã đạt được các giải như sau:
Bơi: 2 giải nhất, 3 giải nhì
Đá cầu: 2 giải nhì, 2 giải 3
Cờ vua: 1 giải nhì.
Viết số thích hợp vào ô trống(theo mẫu):
- GV củng cố cách lập bảng.
Bài3: Viết số thích hợp vào ô trống, biết rằng mỗi lớp khối 3 đều có 40 HS:
+ Chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại BT, Nắm vững cách lập bảng.
+ Nêu yêu cầu BT. Làm bài vào vở, 1 số HS nêu miệng, lớp nhận xét.
a. Số thứ nhất trong dãy số là: 100.
b. Số thứ 5 trong dãy số là: 104.
c. Số thứ 10 trong dãy số là: 109.
d. Trong dãy số trên, số chữ số 0 có tất cả là: 11.
e. Trong dãy số trên, số chữ số 1 có tất cả là: 11.
+ Nêu yêu cầu, tự làm bài vào vở. 3HS lên chữa bài, HS khác nêu kết quả, lớp nhận xét.
 Môn
Giải
Bơi
Đá cầu
Cờ vua
Nhất
2
0
0
Nhì
3
2
1
Ba
0
2
0
+ Nêu yêu cầu, HS làm bài vào vở.
- 3HS lên làm bài, lớp nêu kết quả và nhận xét.
Lớp
3A
3B
3C
Sô HS nam
17
21
22
Số HS nữ
23
19
18
--------------------------------
Thứ sáu, ngày 20 tháng 3 năm 2009
Toán
 Kiểm tra
I. Mục tiêu:
	- Kiểm tra kết quả môn toán giữa học kì 2 của HS, tập trung vào các kiến thứcvà kĩ năng sau:
	-Tự đặt tính rồi thực hiện tính cộng,trừ, nhân , chia các số có 4 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ 2 lần không liên tiếp.
	- Xác định 1 ngày nào đó trong 1 tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ.Đổi số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo thành số đo có 1 đơn vị đo.
	- Giải bài toán bằng hai phép tính.
 II. Đề bài: (40')
Bài1: Đặt tính rồi tính.
 5739 + 2446 7482- 946 1928x3 8970 : 6 
 Bài 2: Trong cùng 1 năm,ngày 27 tháng 3 là thứ 5, ngày 5 tháng 4 là:
A. Thứ tư B. Thứ năm C. Thứ sáu D. Thứ bảy
 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Bài 3: 2m5cm=cm. Số thích hợp điền vào chỗ trống là số nào? Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
 A.7 B. 25 C.250 D. 205 
Bài 4: Có 3 ô tô, mỗi ô tô chở 2205 kg rau. Người ta chuyển xuống được 4000 kg rau từ các ô tô đó.Hỏi còn bao nhiêu ki lô gam rau chưa chuyển xuống?
III. Cách đánh giá:
 Bài 1: 4 điểm
 Bài 2: 1,5 điểm
 Bài 3:1,5 điểm
 Bài 4: 3 điểm
---------------------------------
Thể dục
(Tiết 1):Thể dục.:Bài 52.
I,Mục tiêu.-
	-Kiểm tra nhảy dây kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản tương đối chính xác.
	-Chơi trò chơi(Hoàng Anh- Hoàng Yến). Yêu cầu biết cách chơi,chơi chủ động.
II,Chuẩn bị: Vệ sinh sân tập ,2 hs một dây, kẻ sẵn vạch cho trò chơi
III,Nội dung và phương pháp lên lớp.
Mở đầu
-Nhận lớp phổ biến nd, y/c bài học.
Chạy quanh sân tập.
-Chơi trò chơi tìm con vật bay được
2’
1’
2’
-Theo đội hình 4 hàng ngang 
1 vòng tròn
Cơ bản 
-Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ.
+Ôn mỗi động tác 2 lần 8 nhịp. 
+Kiểm tra nhảy dây kiểu chum hai chân. 
-Kiểm tra lần lượt 3-4 hs đồng loạt nhảy một lượt.
-Đánh giá theo 2 mức : Hoàn thành và không hoàn thành
-Chơi trò chơi (Hoàng Anh- Hoàng Yến)
+Khởi động các khớp...
+T nêu tên trò chơi ,nhắc lại cách chơi
+H chơi thử. 
*Cho hs chơi thật.
12’
7’
7’
-Theo đội hình 4 hàng ngang
-Cả lớp thực hiện.
-Đứng theo hình chữ V 
-Chơi theo đội hình 2 hàng ngang
Kết thúc
-Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
-Hệ thống bài học.
-Nhận xét tiết học.
-Giao bài tập về nhà.
1’
1’
3’
- Theo đội hình 4 hàng ngang
(Tiết5):âm nhạc: 
Ôn bài hát: Chi ông nâu và em bé 
Nghe nhạc
I,Mục tiêu: giúp hs : 
 -Hát đúng giai điệu thuộc lời 2 của bài hát.
 -Tập biểu diễn bài hát. 
 -Nghe một số bài hát thiếu nhi.
II,Chuẩn bị: Chép lời ca vào bảng phụ, Thanh phách và một số động tác phù hoạ.
III,Các hoạt động cơ bản.
HĐ của thầy
-Kiểm tra bài cũ:(4’) Hát bài chị ong nâu và em bé 
1,Giới thiệu bài:(1’) Nêu mục tiêu tiết học. 
2,Bài mới.
A,HĐ1:(15’)Ôn và học lời 2 của bài hát.
-T bắt nhịp 
-Sửa sai cho hs(nếu cần) 
+Học lời 2 của bài hát.
-T hát mẫu.
-Đọc lời ca.+ Đọc từng câu của bài hát.
-Dạy hát từng câu: Dạy từng câu theo kiểu móc xích cho đến hết bài.
-Hát luyện bài hát nhiều lần: T sửa sai những chỗ hs hát sai.
- B,HĐ2:(10’)Hát kết hợp vận động phụ hoạ
- Hát và làm động tác (Theo sách giáo viên trang 60, 61)
C .HĐ 3:(4’) Nghe nhạc.
 Bài hát người cho em tất cả.
-Hát nhạc mẹ yêu không nào.
 3,Củng cố dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà tập hát nhiều lần
HĐ của trò.
-1 hát lời 1 của bài hát.
-Cả lớp hát lời 1 
-Cả lớp nghe. 
-Đọc theo thầy. 
-Hát theo hướng dẫn của thầy.
-Cả lớp hát. 
-Theo dõi. 
-Cả lớp làm theo hoạt động của thầy 3-4 lần
-Nghe và nêu tên bài hát, tên tác giả.
-Nêu cảm nhận của em về bài hát
-Nêu tên bài hát và nêu tên tác giả.
-Cả lớp hát 2-3 lần
-CB bài sau
-----------------------------------------
Thể dục
(Tiết 1):Thể dục.:Bài 51.
I,Mục tiêu.-
	-Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ.Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản tương đối chính xác.
-Ôn nhảy dây chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
	-Chơi trò chơi(Hoàng Anh- Hoàng Yến). Yêu cầu biết cách chơi,chơi chủ động.
II,Chuẩn bị: Vệ sinh sân tập ,2 hs một dây, kẻ sẵn vạch cho trò chơi
III,Nội dung và phương pháp lên lớp.
Mở đầu
-Nhận lớp phổ biến nd, y/c bài học.
Chạy quanh sân tập.
-Chơi trò chơi tìm con vật bay được
2’
1’
2’
-Theo đội hình 4 hàng ngang 
1 vòng tròn
Cơ bản 
-Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ.
+Lần 1 thầy chỉ huy.
+Lần 2...cán sự lớp điều khiển thầy đi sửa chữa cho hs
+Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Một hs nhảy, một hs đếm sau đó đổi lại.
-Làm quen với trò chơi (Hoàng Anh- Hoàng Yến)
+Khởi động các khớp...
+T nêu tên trò chơi giải thích cách chơi và làm mẫu 
+H chơi thử. 
*Cho hs chơi thật.
12’
7’
7’
-Theo đội hình 4 hàng ngang
-Cả lớp thực hiện.
-Tập theo khu vực quy định của tổ
-Chơi theo đội hình 2 hàng ngang
Kết thúc
-Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
-Hệ thống bài học.
-Nhận xét tiết học.
-Giao bài tập về nhà.
1’
1’
3’
- Theo đội hình 4 hàng ngang

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 3 tuan 26.doc