Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2017-2018

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2017-2018

CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Làm

việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi th¬ường những thứ t¬ưởng nhỏ thì sẽ thất bại. Dựa vào các tranh minh hoạ của câu chuyện, HS kể lại đ¬ược toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa con.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi cụm từ. Lời kể tự

nhiên, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.

3. Thái độ: Giáo dục HS đức tính cẩn thận, chu đáo không nên chủ quan.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên: Máy chiếu. BP nội dung bài.

 2. Học sinh:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 29 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 28
Ngày soạn: Thứ sáu ngày 23/03/2018
Ngày giảng: Thứ hai ngày 26/03/2018
Chào cờ
Tiết TKB: 1
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG 
Môn: Tập đọc
Tiết TKB: 2+3; PPCT:82+83
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Làm 
việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng nhỏ thì sẽ thất bại. Dựa vào các tranh minh hoạ của câu chuyện, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa con.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi cụm từ. Lời kể tự 
nhiên, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.
3. Thái độ: Giáo dục HS đức tính cẩn thận, chu đáo không nên chủ quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Máy chiếu. BP nội dung bài.
 2. Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2HS lên bảng.
- Nhận xét 
- 2HS: Đọc bài Sự tích lễ hội Chử đồng Tử. Nêu nội dung bài
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu chủ đề: Cho HS quan sát tranh slides, hỏi: Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Những hoạt động đó thuộc lĩnh vực gì?
- GV giảng: Các bạn nhỏ trong tranh đang tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Vậy trong tuần này chúng ta sẽ đi học các bài tập đọc về chủ điểm thể thao.
- GV cho HS quan sát tranh slides hỏi HS, tranh vẽ gì?
- GV giảng: Tranh minh họa cuộc chạy đua trong rừng của các con thú. Đang chạy thì chú ngựa cúi xuống xem xét cái chân của mình. Vậy không biết có chuyện gì xảy ra với chú, chúng ta cùng đọc và tìm hiểu trong bài “Cuộc chạy đua trong rừng”.
- HS trả lời: Các bạn đang đánh cầu lông, nhảy dây, chạy, đá bóng, đó là những hoạt động thể dục thể thao.
- Lắng nghe.
- Tranh vẽ các con vật chạy đua với nhau.
- Lắng nghe.
3.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Đọc mẫu toàn bài, tóm tắt ND bài, hướng dẫn giọng đọc chung.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. 
- HS đọc nối tiếp câu (2 lần) kết hợp sửa lỗi phát âm. 
- Hướng dẫn chia đoạn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn trước lớp.
- Bài chia 4 đoạn ứng với số thứ tự trong bài.
- HS nối tiếp đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ cuối bài học.
- HDHS đọc ngắt nghỉ hơi trên slides.
- Con trai à,/ con phải đến bác thợ rèn/ để xem lại bộ móng.// Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.//
 - Cha yên tâm đi.// Móng của con chắc chắn lắm.// Con nhất định sẽ thắng mà.// 
- HDHS đọc đoạn trong nhóm.
- Gọi HS đọc bài.
- Đọc đoạn trong nhóm 4.
- 2 nhóm đọc trước lớp. 
- Gọi HS đọc toàn bài
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
- 1HS đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1, TLCH 1
+ Trong rừng sắp diễn ra điều gì?
+ Ngựa con tin chắc điều gì?
+ Em hiểu nguyệt quế là gì? (GV cho HS quan sát slides hình ảnh vòng nguyệt quế)
- 1 HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm 
+ Trong rừng sắp mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
+ Ngựa con tin chắc mình sẽ giành được vòng nguyệt quế.
+ Nguyệt quế là cây lá mềm có màu sáng như dát vàng. Người xưa kết lá nguyệt quế thành vòng để tặng người chiến thắng.
+ Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ?
+ Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.
- Gọi HS đọc đoạn 2, TLCH 
+ Ngựa cha thấy con chỉ chăm chú chải chuốt, cha nói với Ngựa Con điều gì?
+ Hiểu móng có nghĩa là gì? (GV cho HS quan sát slides hình ảnh cái móng lừa)
- Lớp đọc thầm
+ Ngựa Cha nói với con nên đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
+ Móng có nghĩa là: miếng sắ hình vòng cung gắn vào dưới chân lừa, ngựa để bảo vệ chân.
+ Nghe cha nói Ngựa Con phản ứng thế nào ?
+ Ngựa Con ngúng nguẩy đầy tự tin đáp: Cha yên tâm đi, móng của con chắc lắm. Con nhất định sẽ thắng.
- Gọi HS đọc đoạn 3, 4, TLCH 
- 1HS đọc, lớp đọc thầm
+ Vì sao Ngựa con không đạt kết quả trong hội thi ? 
+ Ngựa Con chuẩn bị cuộc thi không chu đáo. Đáng lẽ, để có kết quả tốt trong hội thi Ngựa Con phải lo sủa sang lại bộ móng sắt thì cậu lại lo đến việc chải chuốt, không nghe theo lời khuooncuar cha. Giữa chừng cuộc đua, một cái móng lung lay rồi rời hẩn ra làm cho Ngựa Con phải bỏ dở cuộc đua.
+ Câu 4: Ngựa con rút ra bài học gì ? 
+ Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất.
+ Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
- HS phát biểu
- Nhận xét, chốt nội dung bài
- Gọi HS đọc ND bài trên BP.
* Nội dung: Làm việc gì cũng phải cẩn thận , chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.
- 2 HS đọc nội dung.
c. Luyện đọc lại
- Gọi HS đọc lại bài.
- 4HS nối tiếp đọc.
- GV hỏi: Câu chuyện có mấy nhân vật?
- Gọi HS nêu giọng đọc của từng con vật.
- Y/c HS luyện đọc phân vai theo nhóm.
- Câu chuyện có 2 nhân vật: Ngựa Cha, Ngựa Con. Trong chuyện còn có người dẫn chuyện. 
- HS nêu: Giọng người dẫn chuyện thong thả, nhanh dần ở đoạn 3 và 4 để thêm kịch tính cho cuộc đua, Giọng Ngựa Con tự tin, giọng Ngựa Cha ôn tồn khuyên nhủ.
- HS đọc phân vai theo nhóm 3 (người dẫn chuyện, Ngựa Cha, Ngựa Con) .
- Gọi các nhóm đọc bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 4
- Gọi HS đọc bài.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm, HS đọc tốt
- 2 nhóm đọc trước lớp
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc bài.
d. Kể chuyện
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- HDHS quan sát tranh, nêu ND.
- Quan sát, nêu ND từng tranh.
- Gọi 4HS kể mẫu theo tranh. (GV cho HS quan sát slides các búc tranh, dưới mỗi bức tranh có câu gọi ý)
- HS tập kể chuyên theo nhóm đôi.
Tranh 1: Ngựa con mải mê soi bóng mình dưới nước.
Tranh 2: Ngựa cha khuyên con.
Tranh 3: Cuộc thi các đối thủ đang ngắm nhau.
Tranh 4: Ngựa con phải bỏ dở cuộc thi vì hỏng móng.
- HS kể chuyện theo nhóm đôi.
- Gọi HS kể chuyện trước lớp.
- 4HS kể 4 đoạn, 1HS kể cả câu chuyên
- Nhận xét, tuyên dương HS kể tốt.
4. Củng cố: Nhận xét giờ học, GDHS tính cẩn thận, chu đáo trong cuộc sống.
- Lắng nghe
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
- Thực hiện.
Môn: Toán
Tiết TKB:4 ; PPCT:136
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000. Củng cố về tìm số lớn
 nhất, số bé nhất trong một nhóm số.
2. Kĩ năng: Vận dụng so sánh số trong phạm vi 100 000.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ BT 2,4.
 2. Học sinh: Bảng con
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 1S lên bảng.
- Gọi HS nêu quy tắc so sánh các số trong phạm vi 10 000? 
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
+ HS nêu:
1230 > 120 
4758 < 4759 
1237 = 1237
6542 < 6742 
- 2HS nêu:
* Trường hợp 1: So sánh các số có số chữ số khác nhau: Số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn. Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn.
* Trường hợp 2: So sánh các số có số chữ số bằng nhau thì ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải. Số nào có số chữ số cùng hàng lớn hơn thì số đó lớn hơn. Số nào có số chữ số cùng hàng bé hơn thì số đó bé hơn. 
* Trường hợp 3: Các số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng hàng giống nhau thì bằng nhau.
- Lắng nghe.	
* Hướng dẫn so sánh số
- GV viết ví dụ lên bảng: 
* Ví dụ 1: So sánh 100 000 và 99 999.
- GV yêu cầu HS đếm số các chữ số của 100 000 và 99 999.
- GV hỏi: Số nào có nhiều chữ số hơn?
- Gọi HS lên bảng điền dấu.
- GV : hãy so sánh 99 999 với 100 000.
- Gọi HS nêu kết luận.
* Ví dụ 1
- HS nêu: Số 100 000 là số có 6 chữ số, số 99 999 là số có 5 chữ số.
- Số 100 000 có nhiều chữ số hơn số 99 999.
- HS lên điền: 100 000 < 99 999.
- HS điền: 99 999 < 100 000.
- HS nêu: So sánh các số có số chữ số khác nhau: Số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn. Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn.
- GV viết bảng ví dụ 2: So sánh 
76 200 và 76 199.
- GV hỏi: Hai số 76 200 và 76 199 là các số có mấy chữ số?
- Yêu cầu HS so sánh các cặp chữ số cùng hàng của hai số 76 200 và 76 199.(So sánh từ trái sang phải).
- Yêu cầu HS so sánh 76 199 và 
76 200.
- GV cho HS nêu kết luận khi so sánh các số có số chữ số bằng nhau.
- GV nêu ví dụ 3: So sánh số 41 310 và 41 310.
- Yêu cầu HS nhận xét các số này là số có mấy chữ số? Các cặp chữ số cùng hàng của hai số như thế nào?
- Yêu cầu HS điền dấu.
- Gọi HS nêu kết luận khi so sánh hai số có các cặp chữ số giống nhau.
* Ví dụ 2
- Là các số có 5 chữ số.
- HS nêu: 
+ Các cặp chữ số hàng chục nghìn, hàng nghìn như nhau.
+ Ở hàng trăm có 2 > 1.
Vậy: 76 200 > 76 199.
- HS so sánh: 76 199 < 76 200.
- HS nêu: So sánh các số có số chữ số bằng nhau thì ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải. Số nào có số chữ số cùng hàng lớn hơn thì số đó lớn hơn. Số nào có số chữ số cùng hàng bé hơn thì số đó bé hơn. 
* Ví dụ 3:
- Các số này là số có 5 chữ số. Các cặp chữ số cùng hàng như nhau.
- HS điền: 41 310 = 41 310
- HS nêu: Các số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng hàng giống nhau thì bằng nhau.
* Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
 Bài 1 (Tr.147): >, <, = ?
- Gọi HS nêu cách so sánh.
- 2 HS nêu cách so sánh.
- Y/c HS làm bài vào SGK, nêu miệng kết quả.
4589 35 275 8000 = 7999 + 1 99 999 < 100 000
3527 > 3519 86 573 < 96 573
- Nhận xét, chữa bài
+ Củng cố về so sánh các số trong phạm vi
 100 000.
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
Bài 2 (Tr.147): >, <, = ?
- HDHS làm bài vào vở, 1HS làm BP.
89 156 < 98 516 67628 < 67728 
69 731 > 69 713 89 999 < 90 000 
79 650 = 79 650 78 659 < 76 860
- Nhận xét, chữa bài
+ Củng cố cách so sánh các số có 5 chữ số.
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
Bài 3 (Tr.147):
- Gọi HS nêu cách tìm số lớn nhất ... đọc, viết số đo diện tích theo cm2
- Gọi HS nêu yêu cầu BT 
* Bài 2/151: Viết vào chỗ chấm (theo mẫu)
- HDHS quan sát hình trên BP
- Y/c HS thảo luận theo nhóm 2
- Quan sát, so sánh, đại diện nêu miệng
* Đáp án:
- Gọi các nhóm trình bày
+ Hình B gồm 6 ô vuông 1cm 2
+ Diện tích hình B là 6 cm2
+ Diện tích hình B bằng diện tích hình A.
- Nhận xét, chữa bài
+ Củng cố về so sánh diện tích của các hình
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
* Bài 3/151: Tính (theo mẫu)
- HDHS Thực hiện vào bảng con
- Thực hiện, nhận xét
a, 18 cm2 + 26 cm2 = 44 cm2
 40 cm2- 17 cm2 = 23 cm2
 b, 6 cm2 x 4 = 24 cm2
 32 cm2 : 4 = 8 cm2
- Nhận xét chữa bài
+ Củng cố về các phép tính với đơn vị cm2
- Gọi HS đọc bài toán
* Bài 4/151: 
- HDHS nêu tóm tắt, cách giải
- Y/c HS làm bài vào vở, 1HS làm BP
- Nhận xét chữa bài
4. Củng cố: Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
Bài giải
Diện tích tờ giấy màu xanh lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ là :
 300 - 280 = 20 (cm2)
 Đáp số: 20 (cm2)
Môn: Tự nhiên xã hội
Tiết TKB: 2; PPCT:56
MẶT TRỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. Biết vai trò của mặt 
trời đối với sự sống trên trái đất.
2. Kĩ năng: Kể một số ví dụ con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời 
trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ: Có ý thức đội mũ, nón khi đi dưới ánh nắng mặt trời.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
1. Giáo viên: 
 2. Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét 
3. Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm
- Yêu cầu HS thảo luận theo gợi ý
+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn thấy mọi vật.
+ Khi ra ngoài trời nắng bạn thấy thế nào? Vì sao ?
+ Nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
- Nhận xét, kết luận
*Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời
- Cho HS ra sân quan sát ngoài trời, thảo luận theo câu hỏi gợi ý (SGK)
+ Nêu ví dụ về vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, kết luận
*Hoạt động 3: Làm việc với SGK
- Gọi một số em trả lời trước lớp
+ Gia đình em đã dùng ánh sáng và nhiệt của mặt trời để làm gì?
*Hoạt động 4: Thi kể về mặt trời
- Thảo luận nhóm đôi
- Gọi các nhóm kể
4. Củng cố: Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
- Hát
- 2HS: Nêu đặc điểm chung của thú ?.
- Lắng nghe
- Thảo luận theo nhóm đôi theo gợi ý
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhờ có ánh sáng mặt trời
- Nắng trói mặt trời tỏa nhiệt
- HS nêu.
*Kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt
- Ra sân quan sát ngoài trời, thảo luận theo câu hỏi gợi ý SGK
- Đại diện các nhóm trình bày
+ Vai trò: Toả sáng, toả nhiệt
+ Tác hại: Cảm nắng, cháy rừng tự nhiên.
*Kết luận: Nhờ có ánh nắng mặt trời cây cỏ xanh tươi, con người và động vật khoẻ mạnh.
- Quan sát hình vẽ trong SGK, kết hợp liên hệ thực tế thảo luận và trình bày.
+ Phơi quần áo, lương thực.
+ Khoa học sử dụng pin mặt trời.
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm kể trước lớp
- Lắng nghe
- Thực hiện
Môn: Chính tả
Tiết TKB: 3; PPCT:56
CÙNG VUI CHƠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nhớ - viết đúng chính tả bài: " Cùng vui chơi". Làm đúng các bài 
tập phân biệt các tiếng có các âm đầu dễ lẫn l/n.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chính tả đúng, đẹp
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ BT2 
 2. Học sinh: Bảng con,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổ định 
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét
- HS viết bảng con: thiếu niên, khăn lụa, thắt lỏng.
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
* Hướng dẫn HS nhớ - viết
a. Hướng dẫn chuẩn bị
- Y/c HS đọc 3 khổ thơ cuối
- 2HS đọc thuộc lòng, lớp đọc thầm
+ Trò chơi diễn ra như thế nào 
+ Trò chơi rất vui mắt; Các bạn chơi rất khéo léo
- Y/c HS tự viết những từ khó ra nháp
- HS tự viết từ khó
b. Hướng dẫn viết bài.
- HDHS nhớ viết 3 khổ thơ cuối
- HS viết bài vào vở
- Quan sát HS viết bài
- Y/c HS đổi bài soát lỗi
- Đổi bài soát lỗi chính tả
- Thu bài nhận xét 
c. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS nêu y/c BT
Bài 2(88): Tìm các từ: Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n ?
- HDHS làm VBT, 1 HS làm BP 
- Nhận xét chữa bài
* Đáp án:
a. bóng ném, leo núi, cầu lông
b. bóng rổ, nhảy cao, võ thuật
- 2 HSKG giải nghĩa từ, đặt câu với một từ em thích.
4. Củng cố: Nhận xét giờ học
- Theo dõi
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện 
Sinh hoạt
Tiết TKB: 4
NHẬN XÉT TUẦN 28
 I. MỤC TIÊU
 	- Giúp HS thấy được những ưu, tồn tại trong tuần qua.
 	- Có hướng sửa chữa khắc phục kịp thời.
 	- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT
 	1. Sinh hoạt theo tổ: Từng tổ kiểm điểm tìm ra những HS ngoan, học tập tốt. Chỉ ra những HS cần phải giúp đỡ.
 	 2. Sinh hoạt theo lớp: Các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trước lớp. Các tổ khác theo dõi nhận xét, bổ sung. Lớp trưởng nhận xét chung về tình hình của lớp, các mặt hoạt động.
 	3. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung
 	* Ưu điểm.
- Đi học đúng giờ. Trong lớp chú ý nghe giảng. 
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở trước khi đến lớp.
- Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập. 
 	- Vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ, trang phục đúng quy định.
 	- Tham gia các hoạt động giữa giờ đều, đẹp, đúng động tác.
	* Điển hình tốt trong tuần: Bảo Ngọc, Nhi, Ngân, Tuyên, My.
 	* Tồn tại: Còn một số HS chữ viết chưa sạch đẹp, thực hành giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị còn chậm : Ly, Minh, Bảo.
 III. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.Tiếp tục thực hiện thi đua giữa các tổ lập thành tích chào mừng 26/3.
 	- Duy trì tốt nề nếp học tập, đi học chuyên cần đúng giờ, trong lớp chú ý nghe 
giảng, Có đủ đồ dùng học tập khi đến lớp, thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, vệ sinh 
cá nhân. Thực hiện tốt kế hoạch của Đội và nhà trường đề ra, đảm bảo ATGT. 
HĐNG (Tự học Toán)
Tiết TKB: 5
DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích thông 
qua bài toán so sánh diện tích của các hình.
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng so sánh diện tích của các hình.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Giáo viên: 
Học sinh
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát
2. Giới thiệu bài ôn 
- Theo dõi
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
Bài 1/60: 
- Y/c HS quan sát hình VBT
- Quan sát, Làm VBT, nêu miệng
- Gọi HD đọc bài trước lớp
- Nhận xét, chữa bài
+ Diện tích ABD bé hơn diện tích ABCD.
+ Diện tích ABCD lớn hơn diện tích BCD.
+ Diện tích ABCD bằng tổng diện tích ABD và tổng diện tích BCD.
Bài 2/60: Đúng ghi Đ; sai ghi S.
- Cho HS đọc yêu cầu bài
- 2 HS nêu yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS làm bài
- Làm bài vào VBT, nêu miệng, nhận xét
Diện tích C bé hơn diện tích B
S
Tổng diện tích A và B bằng diện tích C
Đ
Diện tích A bé hơn diện tích B
Đ
- Nhận xét, chữa bài
+ Củng cố về so sánh diện tích của các hình
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
Bài 3/60: 
- Cho HS quan sát hình 
- Quan sát, làm VBT, 1 HS làm phiếu
- Y/c HS làm bài VBT, 1HS bảng lớp.
- Nhận xét, chốt ý đúng
A. Diện tích hình M bằng diện tích hình N
B. Diện tích hình M bé hơn diện tích hình N
C. Diện tích hình M lớn hơn diện tích hình N
4. Củng cố: Nhận xét giờ học
- Lắng nghe
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
- Thực hiện
HĐNG (Tự học Tiếng Việt)
Tiết TKB: 6
NHÂN HOÁ. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
 ĐỂ LÀM GÌ? DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố về cách nhân hoá. Tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi 
Để làm gì ?. Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống trong câu.
2. Kĩ năng: HS có kĩ năng sử dụng các dấu câu và đặt câu
3. Thái độ: Thông qua BT giáo dục HS ý thức tự giác, chăm chỉ học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: 
 2. Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định 
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ
+ Có mấy cách nhân hóa?
- 2HS nêu
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
* Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- HDHS làm bài VBT, nêu miệng
Bài 1: Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?.
+ Cây cối và sự vật tự xưng là gì?
+ Bèo lục bình tự xưng là tôi
+ Xe lu tự xưng thân mật là tớ khi nói về mình
+ Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
- Nhận xét chữa bài
+ Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
Bài 2: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
- HDHS làm bài VBT, 1HS làm bảng lớp.
- Nhận xét chữa bài.
a. Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
b. Cả một vùng sông Hồng., mở hội để 
tưởng nhớ ông.
c. Ngày mai, muông thú..thi chạy để chọn con vật nhanh nhất .
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
- HDHS làm bài vào VBT, đọc bài trước lớp.
Bài 3: Em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau ?
- Nhận xét chữa bài
Thứ tự dấu cần điền là: dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu chấm, dấu chấm hỏi
4. Củng cố: Nhận xét giờ học
- Theo dõi
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện
HĐNG
Tiết TKB: 6
CHỦ ĐỀ: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
PHIẾU BÀI TẬP 1:
An tập thể dục lúc .. giờ.
An đến trường lúc .. giờ.
An đang học bài ở lớp lúc . giờ.
An ăn cơm chiều lúc  giờ.
An xem truyền hình lúc . giờ.
An đi ngủ lúc . giờ.
PHIẾU BÀI TẬP 1:
An tập thể dục lúc .. giờ.
An đến trường lúc .. giờ.
An đang học bài ở lớp lúc . giờ.
An ăn cơm chiều lúc  giờ.
An xem truyền hình lúc . giờ.
An đi ngủ lúc . giờ.
PHIẾU BÀI TẬP 1:
An tập thể dục lúc .. giờ.
An đến trường lúc .. giờ.
An đang học bài ở lớp lúc . giờ.
An ăn cơm chiều lúc  giờ.
An xem truyền hình lúc . giờ.
An đi ngủ lúc . giờ.
PHIẾU BÀI TẬP 1:
An tập thể dục lúc .. giờ.
An đến trường lúc .. giờ.
An đang học bài ở lớp lúc . giờ.
An ăn cơm chiều lúc  giờ.
An xem truyền hình lúc . giờ.
An đi ngủ lúc . giờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_28_nam_hoc_2017_2018.doc