Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019

2. HĐ Luyện đọc (25 phút)

*Mục tiêu:

- Đọc đúng: nghiên cứu, là ủi, im lặng, vi trùng, chân trời, toa ,

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

* Cách tiến hành:

 a. GV đọc mẫu toàn bài:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý cách đọc với giọng kể cảm động, nhẹ nhàng

+ Lời bà khách thể hiện thái độ kính trọng

+ Lời Y-éc-xanh chậm rãi như kiên quyết, giàu nhiệt huyết.

- Lưu ý giọng đọc cho HS.

 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

+ Y- éc - xanh kính mến,/ ông quên nước Pháp rồi ư?// Ông định ở đây suốt đời sao?//(.)

- GV kết hợp giảng giải thêm từ khó.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

 

doc 44 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31:
Thứ hai ngày 15 tháng 4 năm 2019
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
BÁC SĨ Y- ÉC- XANH 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Y- éc- xanh, dịch hạch, nhiệt đới, bí ẩn, công dân, toa hạng ba,..... 	
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y- éc- xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sự gắn bó của Y- éc- xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và VN nói chung. (TL được CH trong SGK).
- Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa. 
2. Kỹ năng: 
- Đọc đúng: nghiên cứu, là ủi, im lặng, vi trùng, chân trời, toa ,
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
3. Thái độ: Có ý thức cống hiến, biết yêu thương đồng loại 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
- GV: Tranh minh họa bài học. 
- HS: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
+ Đọc thuộc lòng bài thơ “Một mái nhà chung” 
+ Nêu nội dung bài thơ
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- HS nghe bài hát: “Tấm lòng người thầy thuốc”
- HS thực hiện
- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK
2. HĐ Luyện đọc (25 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng: nghiên cứu, là ủi, im lặng, vi trùng, chân trời, toa , 
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
* Cách tiến hành: 
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý cách đọc với giọng kể cảm động, nhẹ nhàng
+ Lời bà khách thể hiện thái độ kính trọng
+ Lời Y-éc-xanh chậm rãi như kiên quyết, giàu nhiệt huyết.
- Lưu ý giọng đọc cho HS. 
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
+ Y- éc - xanh kính mến,/ ông quên nước Pháp rồi ư?// Ông định ở đây suốt đời sao?//(...)
- GV kết hợp giảng giải thêm từ khó.
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Y- éc- xanh,ngưỡng mộ, nghiên cứu, là ủi, im lặng, vi trùng, chân trời, toa ,... )
- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
+ Đặt câu với từ: ngưỡng mộ
VD: Em rất ngưỡng mộ bác sĩ Y-ec-xanh.
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):
a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y- éc- xanh 
(sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sự gắn bó của Y- éc- xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và VN nói chung. (TL được CH trong SGK).
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp 
+ Vì sao bà khách lại mong muốn được gặp bác sĩ Y – éc – xanh ?
+ Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng bác sĩ Y – éc – xanh là người như thế nào? 
+ Vì sao bà nghĩ bác sĩ Y – éc – xanh quên nước Pháp ? 
+ Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y – éc – xanh ?
+Bác sĩ Y – éc – xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang. Vì sao ?
- Nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét, tổng kết bài 
=> GV chốt lại ND
- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
+ Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ chọn cuộc sống nơi góc bể chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới .
- HS nêu ý kiến.
+ Vì thấy Y – éc – xanh không có ý định trở về Pháp .
+ Tôi là người Pháp mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có tổ quốc .
- Học sinh phát biểu theo suy nghĩ của bản thân .
* Nội dung: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y- éc- xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sự gắn bó của Y- éc- xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và VN nói chung.
- HS lắng nghe 
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (10 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
- Biết đọc với giọng kể và phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.
- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện đọc phân vai
- Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét.
5. HĐ kể chuyện (15 phút)
* Mục tiêu : 
- Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa. 
- YC kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung 
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
a. GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập
+ Bài tập yêu cầu kể chuyện theo lời của ai?
b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
+ Cho HS quan sát tranh trang 107
+ Gv lưu ý HS: Cần nhớ nội dung từng đoạn truyện và kể nội dung đó theo 4 tranh
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu 
* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Nêu lại nội dung câu chuyện?
+ Em học được gì từ bác sĩ Y-éc-xanh?
* GV chốt bài.
+ Theo lời của bà khách
+ HS quan sát tranh
- Nhóm trưởng điều khiển: kể từng đoạn truyện – Kể toàn bộ câu chuyện
+ Luyện kể cá nhân
+ Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- HS trả lời theo ý hiểu (tình yêu Tổ quốc, sự cống hiến cho nhân loại,...) 
6. HĐ ứng dụng ( 1 phút):
7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện cùng chủ đề 
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
TOÁN:
TIẾT 151: NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh biết cách nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số (có 2 nhớ lần nhớ không liền nhau).
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân.
- Vận dụng giải bài toán có lời văn
3. Thái độ: HS cẩn thận, trình bày sạch sẽ, chăm học Toán
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: BT 1, 2, 3.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Phiếu học tập
- HS: SGK, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (4 phút) :
 Trò chơi Hái hoa dân chủ
- Nội dung chơi :
 1094 x 6 2681 x 7
 - Theo dõi nhận xét chung
- Kết nối bài học – Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- HS tham gia chơi
- Lớp theo dõi 
- Nhận xét, đánh giá
- Lắng nghe -> Ghi bài vào vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (12 phút)
* Mục tiêu: Học sinh biết thực hiện phép nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số (có 2 nhớ lần nhớ không liền nhau ).
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
* Thực hiện phép nhân
- GV viết bảng: 14273 x 3 = ?.
- Yêu cầu Hs đặt tính và tính trên giấy nháp
- GV theo dõi và giúp Hs M1. 
- Gọi một số HS nêu miệng cách tính 
- Lớp viết phép tính và kết quả theo hàng ngang 
- GV củng cố lại cách đặt tính và cách tính.
* GV lưu ý HS:
+ Cộng "phần nhớ" (nếu có) ở hàng liền trước.
+ Nhân rồi mới cộng phần nhớ. 
- HS đọc phép tính
- HS thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp
- Một số HS nêu lại cách đặt tính, cách tính.
- HS viết theo hàng ngang.
 14273 x 3 = 42819
+ Đặt tính 
+Thực hiện nhân từ phải sang trái . 
- Hs nghe 
3. HĐ thực hành (17 phút)
* Mục tiêu: 
- Vận dụng KT thực hiện nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ 2 lần không liên tiếp)
- Giải bài toán có lời văn
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân – Cả lớp)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Yêu cầu HS nêu các cách: đặt tính và tính 
*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT
* GV củng cố về cách đặt tính và tính
Bài 2: (Nhóm đôi – Cả lớp)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS thực hiện theo YC
- GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1 hoàn thành BT
+ Muốn tìm tích ta làm thế nào ? (làm phép tính nhân,...)
Bài 3 (Cá nhân – Cả lớp)
- GV gọi HS đọc bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV trợ giúp Hs hạn chế
- GV khuyến khích HS hạn chế chia sẻ 
+ Tìm được số thóc 2 lần bằng cách nào? (Lấy số thóc lần 1 nhân với 2)
- GV chốt đáp án đúng
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào vở ghi
- HS chia sẻ KQ trước lớp
* Dự kiến kết quả:
21526 40729 17092 15180
x 3 x 2	 x 4 x 5
64578 81458 68368 75900
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm N2 -> chia sẻ.
- HS thống nhất KQ chung
- Đại diện HS chia sẻ trước lớp
* Dự kiến KQ 
95455; 78420; 74963
- HS đọc bài 
- HS làm bài cá nhân.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp, lớp bổ sung:
 ... - HS tham gia trò chơi: Gọi thuyền
+ Trả lời: Trái Đất tham gia đồng thời hai chuyển động là chuyển động quanh mặt trời và tự chuyển động quanh mình nó
+ 1 HS thực hành
- Lắng nghe – Mở SGK
2. HĐ khám phá kiến thức (30 phút)
*Mục tiêu: 
- Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ ba trong hệ Mặt Trời.
- Biết được hệ Mặt Trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống
*Cách tiến hành:
HĐ 1: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- GV giao nhiệm vụ
+ Yêu cầu Hs quan sát hìmh 1 SGK, em hãy mô tả những gì em nhìn thấy được trong hệ Mặt Trời ? 
+ Hãy nhận xét về vị trí của Trái Đất với Mặt Trời so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời ?
+ Tại sao lại gọi Trái Đất là hành tinh trong hệ Mặt Trời ?
+ Vậy hệ Mặt Trời gồm có những gì ? 
- Gv tổng hợp các ý kiến, kết luận: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời nên được gọi là hành tinh của hệ Mặt Trời. Có 8 hành tinh không ngừng chuyển động quanh Mặt Trời. Chúng cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời 
*Chú ý: Khuyến khích HS M1 tham gia vào hoạt động chia sẻ nội dung học tập 
HĐ 2: Trái Đất là hành tinh của sự sống
 Bước 1. Thảo luận nhóm đôi 
- Yêu cầu Hs quan sát tranh hình 2 SGK và thảo luận các câu hỏi sau :
+ Trên Trái Đất có sự sống không ?
+ Hãy lấy ví dụ để chứng minh Trái Đất là hành tinh của sự sống ?
Bước 2. Trình bày kết quả thảo luận:
=> Trong hệ MT, Trái Đất là hành tinh có sự sống..
+ Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch, đẹp?
=>GV: Mỗi người chúng ta ai cũng phải có trách nhiệm giừ gìn và bảo vệ sự sống trên Trái Đất vì đó cũng chính là sự sống của chúng ta
- GV chốt nội dung bài
*Cá nhân – Lớp
+ HS làm việc cá nhân - KQ ghi phiếu học tập
- Quan sát hình 1 trong SGK trang 116
+ Nếu xét vị trí từ Mặt Trời tới các hành tinh thì Trái Đất là hành tinh thứ ba. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là sao Thuỷ và hành tinh xa Mặt Trời nhất là sao Diêm vương 
+ Vì Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
+ Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và 8 hành tinh khác quay xung quanh nó
- Hs lắng nghe và ghi nhớ. 
* Nhóm 2 – Lớp
- Hs quan sát tranh hình 2 SGK và thảo luận các câu hỏi
- Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận..
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
+ Chúng ta phải: Làm cho môi trường Trái Đất luôn sạch sẽ.
- Hs nghe và nhớ 
- Hs nhắc lại nội dung bài 
3. HĐ ứng dụng (1 phút)
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Ghi nhớ nội dung bài học
- Thực hiện giữ gìn, bảo vệ môi trường sống tại gia đình, lớp học
- VN tìm hiểu về các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TIẾT 2):
(Chương trình hiện hành)
BÀI 62: MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất và có kích thước nhỏ hơn Trái Đất. Trái Đất có kích thước nhỏ hơn Mặt Trời
2. Kĩ năng: Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu, khám phá khoa học
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Các hình trong SGK trang 118, 119. Quả địa cầu
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút)
+ Vì sao nói Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời?
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- TBHT điều hành:
+ Vì Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
- Mở SGK
2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)
- Biết Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất và có kích thước nhỏ hơn Trái Đất. Trái Đất có kích thước nhỏ hơn Mặt Trời
- Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
*Cách tiến hành:
*HĐ 1: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
Bước 1. Yêu cầu H quan sát hình và thảo luận nhóm:
+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+ Hãy so sánh kích thước giữa Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng ?
Bước 2. Trình bày:
- GV hỏi bổ sung: Em biết gì Mặt Trăng ? 
=> GV kết luận: Mặt Trăng cũng có dạng hình cầu. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng : Trên Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống .
HĐ 2: Hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất
- GV giảng cho HS hiểu: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.
+ Tại sao MT lại được gọi là vệ tinh của Trái Đất ?
- GV giảng về chu kì quay của Mặt Trăng.
=>Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất.
- GV bổ sung phần trình bày của hs và mở rộng cho hs biết về những thành tựu KH ngày nay
* Lưu ý: Quan sát và theo dõi, trợ giúp đối tượng M1+ M2 hoàn thành YC của bài học
HĐ 3: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.
Bước 1. GV chia nhóm, xác định ví trí làm việc của từng nhóm.
- HD nhóm trưởng điều khiển nhóm.
Bước 2. Chơi trò chơi theo nhóm.
- GV hướng dẫn HS thực hiện.
Bước 3. Trình diễn trước lớp.
- GV và HS nhận xét.
- GV tổng kết trò chơi
* Nhóm 2 – Lớp
- HS quan sát hình 1 trang 118 SGK, người hỏi, người trả lời theo câu hỏi gợi ý của GV.
- HS thảo luận nhóm theo gợi ý -> thống nhất ý kiến
+ Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình.
- HS nêu những hiểu biết của mình
- Lắng nghe
*Cá nhân – Lớp
- HS lắng nghe.
- Hs nhận xét, bổ sung
+ Vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất
- HS vẽ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất
- Lắng nghe
*Nhóm 4 – Lớp
- Các nhóm về vị trí của nhóm mình.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn đóng vai Mặt Trăng đi vòng quanh quả địa cầu 1 vòng theo chiều mũi tên sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu (như hình trang 119 - SGK).
- Một số HS trình diễn trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
3. HĐ ứng dụng (1 phút)
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Về nhà xem lại bài, ghi nhớ nội dung bài học.
- VN tìm hiểu thêm các thông tin khác về Mặt Trăng.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ :
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát tập thể
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
..............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_31_nam_hoc_2018_2019.doc