Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Nắm được công dụng của sổ tay ( ghi chép những điều cần ghi nhớ, cần biết, trong sinh hoạt hằng ngày, trong học tập, làm việc, ); Biết cách ứng xử đúng: không tự tiện xem sổ tay của người khác.

 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK

 - GDHS thói quen ghi vào sổ tay những điều cần nhớ.

II. CHUẨN BỊ:

GV : bản đồ thế giới để chỉ tên các nước có trong bài; hai, ba cuốn sổ tay đã có ghi chép.

 HS : SGK.

 

doc 35 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Mỹ Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN ND: 
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
I. MỤC TIÊU: 
 A. Tập đọc.
 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Hiểu nội dung: Giết hại thú rừng là tội ác, cần có ý thức bảo vệ rừng, môi trường.
 - Trả lời được các câu hỏi 1,2, 4, 5 trong SGK
 B.Kể chuyện:
 - Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bác thợ săn,dựa theo tranh minh họa.
 - HS khá, giỏi biết kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn.
*GDMT:Gi¸o dôc ý thøc b¶o vÖ loµi ®éng vËt võa cã Ých võa trµn ®Çy t×nh nghÜa trong m«i tr­êng thiªn nhiªn.
 Kĩ năng sống: Xác định giá trị, Thể hiện sự cảm thông, Tư duy phê phán, Ra quyết định 
II. CHUẨN BỊ:
1. GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn
2. HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 4’
 2’
 29’
 8’
 A- Bài cũ: Bài hát trồng cây 
- GV gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và TLcâu hỏi trong bài
Giáo viên nhận xét bài cũ.
B- Bài mới :
1.Giới thiệu bài : 
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ cảnh gì ?
Giáo viên: Chuyện gì sẽ xảy ra cho vượn mẹ khi mũi tên của người thợ săn phóng ra. Trong bài học hôm nay các em sẽ được học bài: “Người đi săn và con vượn” qua đó các em sẽ rút cho mình bài học về lòng nhân ái và ý thức bảo vệ môi trường. 
Ghi bảng.
2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Gọi HS Khá – giỏi đọc toàn bài:
Đoạn 1: giọng kể khoan thai
Đoạn 2: giọng hồi hộp. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả thái độ của vượn mẹ khi trúng thương ( giật mình, căm giận, không rời )
Đoạn 3: giọng cảm động, xót xa
Đoạn 4: giọng buồn rầu, thể hiện tâm trạng nặng nề, ân hận của bác thợ săn.
b)Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+Luyện đọc từng câu: 
-Nhận xét từng HS về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
+Luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: tận số, nỏ, bùi nhùi
+Luyện đọc trong nhóm:
-GV cho HS đọc nhóm 3 
- Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho học sinh đọc nối tiếp lại từng đoạn.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV cho HS đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ?
GV cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ?
GV cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ?
GV cho học sinh đọc thầm đoạn 4 và hỏi :
+ Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì ?
+ Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta ?
- 3 học sinh đọc và trả lời
Học sinh quan sát và trả lời
Tranh vẽ cảnh hai mẹ con nhà vượn đang ôm nhau. Xa xa, một bác thợ săn đang giương nỏ nhắm bắn vượn mẹ.
- Học sinh lắng nghe.
-Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
- Cá nhân
- HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
- Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
- Học sinh đọc thầm.
Chi tiết nói lên tài săn bắn của bác thợ săn là con thú nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
-Nó căm ghét người đi săn độc ác./ Nó tức giận kẻ bắn nó chết trong lúc vượn con đang rất cần chăm sóc.
Dành cho HS khá giỏi
Vượn mẹ vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con, hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên thật to rồi ngã xuống.
 Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về. Từ đó, bác bỏ hẳn nghề thợ săn.
Học sinh trả lời theo suy nghĩ.
 7’
20’
 1’
4.Luyện đọc lại 
-GV chọn đọc mẫu đoạn 2, 3 trong bài và lưu ý HS cách đọc đoạn văn.
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS, yêu cầu luyện đọc theo nhóm
- GV tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối 
-GV và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
5. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. 
-GV nêu nhiệm vụ:Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, HS nhớ lại và kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
- Giáo viên hỏi:
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai?
-Lưu ý HS: bác thợ săn là một nhân vật tham gia vào truyện, vậy khi kể lại truyện bằng lời của bác thợ săn, ta cần xưng hô là tôi.
GV cho HS quan sát tranh và nêu nội dung của 4 tranh
-GV cho 4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật ( bác thợ săn )
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, chốt lại. 
Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện
GV cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu :
+Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không?
+Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không?
+Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
- GV khen ngợi những HS có lời kể sáng tạo.
GV cho 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
6.Nhận xét – Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
-GV động viên, khen ngợi HS kể hay;Khuyến khích HS kểlại câu chuyện cho người thân nghe.
- Xem trước bài: Cuốn sổ tay.
- Mỗi HS đọc một lần đoạn 2, 3 trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét 
- HS đọc lại yêu cầu bài 
-Câu chuyện được kể theo lời của bác thợ săn.
-HS quan sát và nêu nội dung tranh
+T1: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng.
+T2: Bác thợ săn thấy một con vượn ngồi ôm con trên tảng đá.
+T3:Vượn mẹ chết rất thảm thương.
+T4: Bác thợ săn hối hận, bẻ gãy nỏ và bỏ nghề săn bắn.
- HS khá, giỏi nối tiếp nhau kể lại câu chuyện 
-Cá nhân
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
	.
TUẦN 32 TẬP ĐỌC ND: 18. 4. 2017
CUỐN SỔ TAY
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật..
 - Nắm được công dụng của sổ tay ( ghi chép những điều cần ghi nhớ, cần biết, trong sinh hoạt hằng ngày, trong học tập, làm việc, ); Biết cách ứng xử đúng: không tự tiện xem sổ tay của người khác.
 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK
 - GDHS thói quen ghi vào sổ tay những điều cần nhớ.
II. CHUẨN BỊ:
GV : bản đồ thế giới để chỉ tên các nước có trong bài; hai, ba cuốn sổ tay đã có ghi chép.
 HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 4’
 1’
 16’
 7’
 6’
 1’
A- Bài cũ: Người đi săn và con vượn 
- GV gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Người đi săn và con vượn và trả lời những câu hỏi về nội dung bài 
- Giáo viên nhận xét bài cũ.
B-Bài mới :
1.Giới thiệu bài : 
-GV treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi 
+ Tranh vẽ cảnh gì ?
- GV: Trong bài học hôm nay các em sẽ được học bài: “Cuốn sổ tay” qua đó các em sẽ biết được cách dùng sổ tay và công dụng của sổ tay. 
2. Luyện đọc:
a) Gọi HS Khá – giỏi đọc toàn bài
b)Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+Đọc câu:
+Đọc đoạn:
- Bài chia làm 4 đoạn:
+Đoạn 1: từ đầu đến Sao lại xem sổ tay của bạn?
+Đoạn 2: tiếp theo đến những chuyện lí thú
+Đoạn 3: tiếp theo đến rộng hơn nước ta trên 50 lần
+Đoạn 4: còn lại.
GV gọi tiếp HS đọc từng đoạn.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó 
GV cho HS chỉ bản đồ để biết vị trí của các nước: Mô-na-cô, Va-ti-căng, Nga, Trung Quốc.
GV cho HS đọc tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4.
Cho cả lớp đọc Đồng thanh
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài; 
- GV cho HS đọc thầm bài văn và hỏi :
+ Thanh dùng sổ tay làm gì ?
+ Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh.
+ Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn ?
4.Luyện đọc lại :
- GV đọc mẫu bài và lưu ý HS về giọng đọc ở đoạn đó.
- GV uốn nắn cách đọc cho HS. 
GV cho HS hình thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS , tự phân các vai: Lân, Thanh, Tùng và người dẫn chuyện
GV tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối. 
Gọi vài học sinh thi đọc đoạn văn 
GV và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
5.Nhận xét – Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài : Cóc kiện trời.
- Đọc lại bài.
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Học sinh quan sát và trả lời
- Tranh vẽ cảnh các bạn HS đang trò chuyện trên sân trường. Tất cả đang chăm chú theo dõi một bạn đọc điều gì đó được ghi từ cuốn sổ tay nhỏ.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
- Cá nhân.
- HS giải nghĩa từ trong SGK.
- Học sinh đọc theo nhóm 2.
- Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
- Cá nhân 
- Đồng thanh 
-Học sinh đọc thầm và trả lời 
Thanh dùng sổ tay để ghi nội dung cuộc họp, các việc cần làm, những chuyện lí thú.
Có những điều lí thú như tên nước nhỏ nhất, nước lớn nhất, nước có số dân đông nhất, nước có số dân ít nhất.
Sổ tay là tài sản riêng của từng người, người khác không được tự ý sử dụng. Trong sổ tay, người ta có thể ghi những điều chỉ cho riêng mình, không muốn cho ai biết. Người ngoài tự tiện đọc là tò mò, thiếu lịch sự.
-Học sinh lắng nghe 
- HS đọc bài theo hướng dẫn của GV 
- HS tự hình thành nhóm và phân vai
-HS mỗi tổ thi đọc tiếp sức 
-Học sinh thi đọc 
-Lớp nhận xét
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
	.
 TOÁN ND: 11. 5. 2022
Tiết 156 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết đặt tính và nhân( chia) số có năm chữ số cho số có một chữ số .
 - Làm bài 1, 2, 3.
 - Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. GDHS chăm học 
* Nội dung điều chỉnh: BT 4 Không yêu cầu viết bài giải chỉ yêu cầu trả lời.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ ghi bài tính mẫu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
 1’
10’
 7’
7’
 5’
 1’
A- Kiểm bài cũ :
-Gọi 2 HS lên bảng làm 
B- Bài mới :
1. Giới thiệu : Nêu & ghi tựa.
2.HD luyện tập :
Bài 1 – 165 (cuối trang) :
-Cho HS tính bảng con và nêu lại cách thực hiện của phép tính 1b (nhân và chia).
Bài 2 – 166 :
-Cho HS giải trong vở rồi chữa trên bảng.
Bài 3 – 166 :
-Gọi HS đọc bài toán.
- Cho HS tự giải rồi chữa trên bảng
Bài 4 – 166 : Dành cho HS khá giỏi
- Gọi HS đọc bài tập.
- Yêu cầu tự ghi để tính trong nháp sau đó nêu kết quả.
- GV đưa ra sơ đồ để HS kiểm tra kết quả.
3. Nhận xét – dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn xem lại bài.
- Xem trước bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Tính :
15273 5 18842 4 
- Tính :
a) 10715 x 6 b) 21542 x 3
 10715 21542
 x x
 6 3 
 30755  ... hố, đường làng bỏ vào nơi quy định.
+ Tham gia quét dọn, vệ sinh đường làng, ngõ xóm
+ Nhắc nhở các hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng.
+ Giữ sạch nhà, lớp học,
-HS đọc gợi ý và trả lời.
+Em đã chăm sóc bồn hoa trước lớp cùng các bạn trong tổ./ Em nhắc nhở, ngăn chặn các bạn không được bẻ cành, hái hoa
Em đã làm việc tốt đó ngay tại trường vào ngày chủ nhật vừa qua./ Em đã làm việc tốt đó ở công viên Tao Đàn khi được đi chơi cùng với bố mẹ vào sáng chủ nhật tuần trước 
Khi đến giờ dọn vệ sinh lớp học, em cùng mấy bạn nhỏ được phân công quét sạch lớp. Chúng em quét rất cẩn thận, vừa làm việc chúng em vừa trò chuyện nên rất vui mà công việc vẫn hoàn thành xong. 
Em cảm thấy rất vui 
-HS tiến hành thảo luận, kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm
Học sinh thi kể 
Cả lớp theo dõi và nhận xét 
Học sinh làm bài
Cá nhân
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
	.
Tuần 32 TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 
Tiết 63 NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT 
I. MỤC TIÊU: 
- Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên trái đất
- Biết một ngày có 24 giờ.
- LÊy chøng cø 3 nhËn xÐt 10.
 - Biết được ý nghĩa của hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất
II. CHUẨN BỊ: 
 Giáo viên : các hình trang 120, 121 trong SGK. 
 Học sinh : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
4’
1’
10’
 13’
 6’
1’
A-Bài cũ: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất
+ Nhận xét về chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất ( cùng chiều hay ngược chiều )
+Nhận xét độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng
+Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ?
-Nhận xét 
B- Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Ngày và đêm trên Trái Đất 
2Các hoạt động :
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp)
Mục tiêu: Giải thích được vì sao có ngày và đêm
Cách tiến hành :
-GV cho HS quan sát hình 1 và 2 trong SGK trang 120, 121 trả lời với bạn các câu hỏi sau:
+ Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ?
+ Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
+ Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
+ Tìm vị trí của Hà Nội và La Ha-ba-na trên quả địa cầu.
+ Khi Hà Nội là ban ngày thì ở La Ha-ba-na là ngày hay đêm?
Kết luận: Trái Đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng một phần
 Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.
Hoạt động 2: thực hành theo nhóm 
Mục tiêu: Biết khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
-Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm 
Cách tiến hành :
-GV chia lớp thành các nhóm, cho HS thực hành như sau: dùng ngọn đèn ( nến ) tượng trưng cho Mặt Trời, quả địa cầu tượng trưng cho Trái Đất, đánh dấu một điểm A bất kì trên quả địa cầu. Đặt ngọn đèn và quả địa cầu trong phòng tối. Quay từ từ quả địa cầu theo chiều quay của Trái Đất. Quan sát điểm A lần lượt đi vào và đi ra khỏi vùng được chiếu sáng. 
-GV yêu cầu một vài HS lên làm thực hành trước lớp.
Kết luận: Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lai vào bóng tối. Vì vậy, trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. 
Hoạt động 3: củng cố
Mục tiêu: Giúp học sinh biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày. 
- Biết một ngày có 24 giờ
Cách tiến hành :
- GV đánh dấu một điểm trên quả địa cầu
- GV quay quả địa cầu đúng một vòng theo chiều quay ngược chiều kim đồng hồ ( nhìn từ cực Bắc xuống ) có nghĩa là điểm đánh dấu trở về chỗ cũ.
- GV nói: thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó được quy ước là một ngày
- GV hỏi:
+ Một ngày có bao nhiêu giờ ?
+ Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào ?
Kết luận: Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày. Một ngày có 24 giờ.
3.Nhận xét – Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.	
- Chuẩn bị: Bài 64: Năm, tháng và mùa.
- HS trả lời
-Học sinh quan sát 
-Bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu vì nó hình cầu nên bóng đèn chỉ chiếu sáng một phía, chứ không chiếu sáng được toàn bộ quả địa cầu cùng một lúc.
Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ban ngày 
Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ban đêm.
-Khi Hà Nội là ban ngày thì ở La Ha-ba-na là đêm vì La Ha-ba-na cách Hà Nội đúng nửa vòng Trái Đất.
-HS chia nhóm và thực hành theo yêu cầu của GV. 
-Một vài HS lên làm thực hành trước lớp 
-Các HS khác nghe và nhận xét phần làm thực hành của bạn.
-Học sinh theo dõi.
- Một ngày có 24 giờ 
- Nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì một phần Trái Đất luôn luôn được chiếu sáng, ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi, còn phần kia sẽ là ban đêm vĩnh viễn.
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
	.
Tuần 32 TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 
Tiết 64 NĂM, THÁNG VÀ MÙA 
I. MỤC TIÊU:
- Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.
- GDBVMT : Møc ®é tÝch hîp : liªn hÖ.
 - Tạo cho học sinh sự hứng thú trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên : các hình trang 122, 123 trong SGK, một số quyển lịch.
Học sinh : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
 4’
 1’
 10’
12’
 7’
 1’
A-Bài cũ: Ngày và đêm trên Trái Đất 
+Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
+Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
+Một ngày có bao nhiêu giờ ?
+Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào ?
-Nhận xét 
B- Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Năm, tháng và mùa 
2Các hoạt động :
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp 
Mục tiêu: Biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, một năm thường có 365 ngày
Cách tiến hành :
-GV chia lớp thành các nhóm, cho HS quan sát lịch, thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý: 
+Quan sát lịch và cho biết mỗi năm gồm bao nhiêu tháng? 
+ Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ?
+Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày ?
- GV mở rộng cho HS biết: có những năm, tháng 2 có 28 ngày nhưng cũng có năm, tháng 2 lại có 29 ngày, năm đó người ta gọi là năm nhuận và năm nhuận có 366 ngày. Thường cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận.
-Cho HS quan sát hình 1 trong SGK trang 122 và giảng cho HS biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm:
+Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng ?
Kết luận: Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng
Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo cặp 
Mục tiêu: Biết một năm thường có bốn mùa
Cách tiến hành :
GV cho HS quan sát hình 2 trong SGK trang 123, thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:
+Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông ?
+ Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12.
+ Tìm vị trí của nước Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trên quả địa cầu.
+ Khi Việt Nam là mùa hạ thì ở Ô-xtrây-li-a là mùa gì ? Tại sao ? 
-GV gọi một số học sinh trình bày trước lớp
-GV cho HS trao đổi và nhận xét 
- Mở rộng: mùa xuân thường từ tháng 1 đến tháng 4, mùa hạ thường từ tháng 5 đến tháng 8, mùa thu thường từ tháng 9 đến tháng10, mùa đông thường từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau
Kết luận: Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bon mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông ; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau. 
Hđộng 3:củng cố: Chơi trò chơi Xuân, Hạ, Thu, Đông 
Mục tiêu: HS biết đặc điểm khí hậu của bốn mùa
Cách tiến hành : GV hỏi HS khí hậu 4 mùa:
+ Khi mùa xuân, em cảm thấy như thế nào ?
+ Khi mùa hạ, em cảm thấy như thế nào ?
+ Khi mùa thu, em cảm thấy như thế nào ?
+Khi mùa đông, em cảm thấy như thế nào ?
-Giáo viên hướng dẫn cách chơi:
+ Khi nói mùa xuân thì học sinh cười.
+ Khi nói mùa hạ thì học sinh lấy tay quạt.
+ Khi nói mùa thu thì học sinh để tay lên má.
+ Khi nói mùa đông thì học sinh xuýt xoa.
GV tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm.
GV nhận xét, tuyên dương nhóm chơi hay.
3.Nhận xét – Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : bài 65 : Các đới khí hậu. 
- HS trả lời 
-HS thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
-Mỗi năm gồm 12 tháng
-Mỗi tháng thường có từ 30 đến 31 ngày.
-Những tháng có 31 ngày là: tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 
-Những tháng có 30 ngày là tháng 4, 6, 9, 11
- Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Học sinh quan sát 
Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được 365 vòng
- Học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi
- HS tìm và chỉ trên quả địa cầu 
- Việt Nam ở Bắc bán cầu, Ô-xtrây-li-a ở Nam bán cầu, các mùa ở Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trái ngược nhau
Học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình. Các nhóm khác nghe và bổ sung.
-Khi mùa xuân, em cảm thấy ấm áp 
-Khi mùa hạ, em cảm thấy nóng nực 
-Khi mùa thu, em cảm thấy mát mẻ 
-Khi mùa đông, em cảm thấy lạnh, rét 
-Học sinh lắng nghe
Học sinh chơi theo nhóm.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 32
I.Mục tiêu: 
- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 32
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần 32: 
 Nề nếp: - Đi học đúng giờ. Một số em nghỉ không rõ lý do
 - Nề nếp lớp tương đối ổn định.
Học tập: - Dạy-học đúng PPCT và học bài và làm bài trước khi đến lớp 
	 - Soạn sách vở, đồ dùng còn thiếu
Vệ sinh - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học tự giác, một số em chưa tích cực.Vệ sinh thân thể chưa tốt ở một số em
III. Kế hoạch tuần 33
Nề nếp: - Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
 - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
Học tập: - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT tuần 33
	 - Chuẩn bị bài , sách vở chu đáo trước khi đến lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_32_nam_hoc_2016_2017_truong_tieu.doc