Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Tân Xuân 2

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Tân Xuân 2

I. Mục tiêu:

 - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức của bài văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài.

 - Làm đúng bài tập 3 b

 II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ ghi bài tập 3 (b).

 

doc 33 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Tân Xuân 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 Tập đọc+ kể chuyện ND: 03.9.2019
Tiết 10 +11 NGƯỜI MẸ
I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc:
	- Đọc đúng; rành mạch; trôi chảy. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
	- Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả (trả lời trong các câu hỏi SGK )
B. Kể chuyện: 
 - Rèn kỹ năng nói : Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.
- Rèn kỹ năng nghe: Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai : nhận xét, đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn.
* Các kĩ năng sống: Ra quyết định, giải quyết vấn đề; Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK trang 29
- Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
 1’
 28’
 10’
8’
 20’
 3’
A- Kiểm bài cũ: 
- Gọi HS đọc thuộc bài thơ “Quạt cho bà ngủ” và trả lời câu hỏi về nội dung bài( SGK):
- GV nhận xét .
B- Bài mới: 
1. Giới thiệu bài : -Ghi tựa bài.
2. Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng câu: 
 - Theo dõi sữa chữa những HS đọc sai những từ ngữ khó.
+ Đọc từng đoạn trước lớp: 
- HD – HS tìm hiểu các từ ngữ: mấy đêm ròng, thiết đi, khẩn khoản, lã chã.
 + Em hiểu từ hớt hải trong câu bà mẹ hớt hài gọi con như thế nào ?
+ Đọc từng đoạn trong nhóm
- Tổ chức thi đọc nhóm
 GVNX – tuyên dương
- GV đọc mẫu lại cả bài.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Câu 1(sgk)?
- Câu 2(sgk)?
(Bà ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm cho nó).
- Câu3(sgk)?
 (Bà đã khóc cho đôi mắt rơi xuống hồ hoá thành hai hòn ngọc.)
- Câu 4: Thái độ của thần chết như thế nào khi thấy người mẹ?
(Thần chết ngạc nhiên, không hiểu vì sao bà mẹ đã tìm đến tận nơi ở của mình)
- Người mẹ trả lời thế nào? 
(vì bà là mẹ - người mẹ có thể làm tất cả vì con và bà đòi Thần Chết trả con cho mình)
- Câu hỏi 4(SGK)?
Chốt: Cả 3 ý đều đúng vì người mẹ quả là rất dũng cảm, rất yêu con. Song ý đúng nhất là ý 3: Người mẹ rất yêu con, vì con , người mẹ có thể làm tất cả. Song ý đúng nhất là ý 3. Người mẹ có thể làm tất cả vì con.)
d) Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 4.
- HD- 2 nhóm HS (mỗi nhóm 2, 3 em ) tự phân vai. Đọc diễn cảm đoạn 4 thể hiện đúng nhân vật. Chú ý những chỗ cần nghỉ hơi, những từ ngữ cần nhấn giọng. (giọng người mẹ điềm đạm, khiêm tốt nhưng cương quyết, dứt khoát)
- Tổ chức cho 2 nhóm thi đọc.
 - GVNX- Tuyên dương. 
 KỂ CHUYỆN
1- GV nêu nhiệm vụ:Vừa rồi các em đã thi đọc truyện Người mẹ theo cách phân vai. Sang phần kể chuyên, nội dung trên được tiếp tục nhưng nâng cao thêm 1 bước: Các em sẽ kể chuyện, dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.( không cầm sách đọc)
2- Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai.
- GV nhắc HS: Nói lời nhân vật đóng vai theo trí nhớ, không nhìn sách có thể kèm các động tác,cử chỉ điệu bộ như là đang đóng 1 màn kịch nhỏ. 
- GVNX- Tuyên dương.
3.Củng cố, dặn dò:
+Qua truyện đọc này, em hiểu gì về tấm lòng người mẹ?
+Các em có yêu thương mẹ không?
-Luyện đọc nhiều lần bài TĐ. Đọc và tìm hiểu trước bài “ Ông ngoại” trang 34, TV 3 tập 1.
.-3HS đọc và TLCH
- HS lắng nghe đọc thầm
- Nối tiếp nhau đọc theo từng câu theo dãy làm cho đến hết bài. (2 lượt )
- Đọc từng đoạn nối tiếp nhau ( 2 lượt )
- HS đọc chú giải SGK trang 30
+ Bà mẹ hoảng hốt vội vàng gọi con.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em đọc 1 đoạn trong nhóm (và ngược lại )
- HHS đại viện 4 nhóm nối tiếp nhau đọc 4 đoạn
-HSNX – bình chọn
- HS đọc thầm đoạn 1.
- 3 HS kể - cả lớp theo dõi nhận xét
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo trả lời câu hỏi 2 SGK trang 30
+ Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 3 SGK.
+ Gọi 1 HS đọc đoạn 4 cả lớp đọc thầm 1 (1HS trả lời, lớp nhận xét).
- 2 - 3 HS trả lời ,lớp NX.
- HS theo dõi lắng nghe.
- HS chia nhóm.
- HS lắng nghe
- HS đọc theo nhóm 
- 2 nhóm thi đọc.
- HSNX bình chọn nhóm đọc hay.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự lập nhóm phân vai.
- Thực hành dựng lại câu chuyện theo 6 vai trong nhóm.
- 2 nhóm thi kể trước lớp.Cả lớp theo dõi bình chọn nhóm kể hay nhất.
- 1 HS phát biểu, lớp nhận xét.
- 3 – 4 HS phát biểu
TOÁN
Tiết 16: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS : 
- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học.
- Biết cách giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị).- Bài tập cần làm . Bài 1,2,3,4.
+ Học sinh khá giỏi : Ham thích học toán.làm tốt bài tập 4
II. ĐỒ DÙNG DH: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
 1’
 27’
 2’
1. Kiểm bài cũ 
-Gọi HS đọc thuộc bảng nhân (chia) 
-Nhận xét.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài : Nêu & ghi tựa.
b) HD luyện tập :
 Bài 1:Đặt tính rồi tính
 +
415
 -
356
+
234
-
652
+
162
-
728
415
156
432
126
370
245
830
200
666
526
532
483
- Nhận xét- chữa bài
Bài 2:Tìm x:
 x ´ 4 = 32 x : 8 = 4
 x = 32 : 4 x = 4 ´8
 x = 8 x = 32
Bài 3: Tính
5 ´9 + 27 = 45 + 27 80 : 2 - 13 = 40 - 13
 =72 = 27
- Nhận xét- chữa bài
 Bài 4: Bài giải
 Thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất là:
 160 - 125 = 35(l)
 Đáp số: 35 l dầu
3. Nhận xét ,dặn dò:
- Xem lại các bài tập đã làm.
 - Tìm hiểu trước các bài đã học bài chuẩn bị cho tiết “Kiểm tra”
-4 HS đọc thuộc
-Đọc yêu cầu bài tập ,nêu cách đặt tính và cách tính 
-Làm bài vào bảng con
-Nêu yêu cầu bài tập cách tìm thành phần chưa biết của phép nhân và phép chia 
-Hs làm bài vào vở
2HS chữa bài trên bảng
-Nhận xét
- Nêu yêu cầu bài 3 - lớp làm bài ra nháp- 2 HS chữa bài trên bảng lớp
 Nhận xét
-Đọc bài toán, nêu yêu cầu và cách giải
-Làm bài vào vở
-1 HS chữa bài
- Cả lớp nhận xét 
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TUẦN 4 TẬP ĐỌC ND: 04. 9 . 2019 
 Tiết 12 ÔNG NGOẠI
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc đúng các kiểu câu; bước đầu phân biệt được lời nhân vật với người dẫn chuyện.
- Hiểu được nội dung bài : Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông – người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa của trường tiểu học.(trả lời các câu hỏi trong SGK)
* Các kĩ năng sống: Giao tiếp) trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc với bạn bè)
 - Trình bày suy nghĩ( mạnh dạn, tự tin khi trình bày suy nghĩ, nhận xét hoặc trả lời)
 - Xác định giá trị ( nhận biết những điều tôt đẹp người thân dành cho mình)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi đoạn 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
1’
15’ 
 8’
 8’
 3’
1. Kiểm bài cũ: 
-Gọi HS đọc bài TĐ “Người mẹ” và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.( SGK)
-GV nhận xét – tuyên dương.
2. Bài mới :
a) Giới thiệu: trong giờ tập đọc hôm nay các em sẽ được đọc và tìm hiểu câu chuyện Ông ngoại của Nguyễn Việt Bắc. Câu chuyện cho chúng ta thấy tình cảm gắn bó sâu nặng giữa ông và cháu.
b) Luyện đọc:
- Hướng dẫn: (giọng chậm rãi, dịu dàng)
- Goi HS khá – giỏi đọc cả bài.
+ Hướng dẫn HS đọc từng câu 
(Ở câu ngắn có thể cho HS đọc 2 câu-sửa lỗi phát âm)
+Hướng dẫn HS đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Chia bài làm 4 đoạn
Đoạn 1: Thành phố...những ngọn cây hè phố.
Chú ý ngắt nghỉ, nhấn giọng ở các câu: (bảng phụ)
“Thành phố sắp vào thu.//Những cơn gió nóng mùa hè nhường chỗ/cho luồng không khí mát dịu buổi sáng.//Trời xanh ngắt trên cao,/xanh như dòng sông trong,/trôi lặng lẽ/giữa những ngọn cây hè phố.//”
Đoạn 2: Năm nay...đến xem trường thế nào .
Đoạn 3: Ông chậm rãi...âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau nầy.
Chú ý ngắt nghỉ, nhấn giọng ở các câu: (bảng phụ)
“Trước ngưỡng của của trường tiểu học,/ tôi đã may mắn có được ông ngoại.-//thầy giáo đầu tiên của tôi”.
- Cho HS giải nghiã từ loang lổ.
Đoạn 4: Phần còn lại.
Chú ý ngắt nghỉ, nhấn giọng ở các câu: (bảng phụ)
 “Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy/ là tiếng trống trường đầu tiên,/ âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau nầy”.//
+Đọc đoạn trong nhóm:
(Yêu cầu 4 HS đọc từng đoạn trước lớp . Theo dõi và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng).
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm 4 
- Gọi 2 nhóm đọc
- GV đọc mẫu cả bài.
c) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.1
 (“Trời sắp vào thu không khí mát dịu : trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố”).
- Cho HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2.
 (“Ông ngoại dẫn bạn nhỏ đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn bạn nhỏ cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy bạn những chữ cái đầu tiên”).
 Không chỉ giúp bạn nhỏ chuẩn bị mọi thứ trước khi đi học ông ngoại còn đưa bạn nhỏ đi thăm trường.
- Hãy đọc thầm đoạn 3 và tìm một hình ảnh đẹp mà em thích nhất trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường.
(§ Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo bạn nhỏ tới trường.
 § Ông dẫn bạn nhỏ lang thang khắp căn lớp trống trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè.
§ Ông nhấc bạn nhỏ trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường)...
+ Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên ?
d) Luyện đọc lại bài:
- Cho HS đọc nối tiếp lại bài TĐ.
- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm (nếu còn thời gian)
- Nhận xét. Tuyên dương.
3 Củng cố, dặn dò :
+Em nghĩ gì về tình cảm của hai ông cháu trong câu chuyện nầy? 
(Tình cảm của hai ông cháu thật sâu nặng. Ông hết lòng yêu thương, chăm chút cho cháu, là người thầy đầu tiên của cháu, cháu luôn nhớ và biết ơn ông).
-Luyện đọc lại bài TĐ nhiều lần. Đọc và tìm hiểu trước bài “ Người lính dũng cảm” trang 38, TV 3 tập 1.
- Gọi 4 HS đọc từng đoạn
-HS nghe
-Cả lớp đọc nối tiếp câu 
-HS đọc đoạn và giải nghĩa từ khó
- 2 nhóm đọc
-HS đọc trong nhóm 4
-2 Nhóm đọc
- 1HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi. (HS tự chọn ý trả lời).
-Vì ông là người dạy bạn đầu tiên. Người dẫn bạn đến trường và cho bạn gõ thử vào chiếc trống trường để nghe tiếng trống đầu tiên trong đời đi học.
- 4 HS đọc nối tiếp.
- 2 nhóm thi đọc.
- 2 – 3 HS trả lời, HS khác nhận xét.
TUẦN 4 CHÍNH TẢ 
Tiết 7 Nghe – viết: NGƯỜI MẸ
I. Mục tiêu:
 - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức của bài văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Làm đúng bài tập 3 b
 II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ ghi bài tập 3 (b).
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt độn ... HS chọn sản phẩm đẹp
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TUẦN 4	 	 TẬP LÀM VĂN	 	 ND: 07. 9. 2019
Tiết 4: NGHE- KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI 
I. Mục tiêu:
 	- Nghe và kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi, kể đúng nội dung, tự nhiên, có điệu bộ và cử chỉ thoải mái khi kể (Bài tập 1). Không yêu cầu làm BT 2
 * KNS : Giao tiếp BT 1& Tìm kiếm, xử lí thông tin
 - Yêu thích giờ học 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa truyện Dại gì mà đổi.
 III. Hoạt động trên lớp:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
 1’ 
 27’ 
 1’
1. Kiểm tra: 
- Gọi 2 HS lên kể về gia đình mình với bạn mới quen.
- Trả bài viết đơn xin nghỉ học.
- Nhận xét bài của HS
2. Bài mới:
a) Giới thiệu:
b) Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Kể lại câu chuyện 2 lần.
Daïi gì maø ñoåi
Coù 1 caäu beù 4 tuoåi raát nghòch ngôïm. Moät hoâm, meï caäu doaï seõ ñoåi caäu laáy moät ñöùa treû ngoan veà nuoâi. Caäu beù noùi:
 + Meï chaúng ñoåi ñöôïc ñaâu!
Meï ngaïc nhieân hoûi:
 + Vì sao theá?
Caäu beù traû lôøi:
 + Vì chaúng ai muoán ñoåi moät ñöùa con ngoan laáy moät ñöùa con nghòch ngôïm ñaâu, meï aï.
 Theo Tiếng cười tuổi học trò.
+ Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé ?
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế nào ?
+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy ?
- Gọi 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Cho HS kể trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện
- Em thấy câu chuyện nầy buồn cười ở điểm nào ?
- Cho HS làm VBT
- Kiểm tra 12 tập. Nhận xét, sửa sai
3. Nhận xét, dặn dò:
- Xem lại các bài tập.
- Tìm hiểu trước bài TLV “Tập tổ chức cuộc họp” TV 3 tập 1, trang 45.
- 2 HS lên kể 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp nghe.
- HS trả lời
-HS kể trong nhóm
-Từng 2 nhóm thi kể
- HS phát biểu
- HS làm VBT
-12 HS nộp tập
 *NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TOÁN
Tiết 20: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
(không nhớ).
I. MỤC TIÊU: Giúp HS : 
Biết đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
Vận dụng giải toán có một phép nhân.
II. ĐỒ DÙNG DH: bảng phụ ghi bài tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
1’ 12’
 18’
 4’
1. Kiểm bài cũ: 
-Gọi HS đọc thuộc bảng nhân 6
-Nhận xét.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Nêu & ghi tựa.
b) HD bài mới:
Giới thiệu phép nhân: 12 x 3
- Ghi và hỏi :
12 x 3 = ? Có tích là bao nhiêu?
HD cách đặt tính rồi tính:
c) HD thực hành :
Bài 1: 
Cho HS làm trên bảng con
Chốt : Thực hiện tính nhân lần lượt từ cột đơn vị rồi đến cột chục hay ta nói thực hiện tính nhân theo thứ tự từ phải sang trái.
Bài 2:(a)
- Gọi 1 HS làm trên bảng phụ, hướng dẫn nhận xét.
- Y/C HS làm xong làm tiếp bài 2b.
Bài 3:: Tóm tắt
 1 hộp :12 bút
 4 hộp: ... bút?
 Bài giải
 4 hộp có số bút chì màu là:
 12 ´ 4 = 48(bút)
 Đáp số: 48 bút chì màu
Cho cả lớp làm trên vở. nhận xét một số bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Mời 2 dãy bàn cử mỗi dãy 1 bạn lên bảng thi tính.
- Nhận xét : kết quả, trình bày => nhanh sẽ thắng cuộc.
- Xem lại các bài tập đã làm.
 - Tìm hiểu trước các bài tập 1, 2, 3, 4 bài “Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)”, T22, Toán 3, tập 1. 
-4HS đọc TL 
-HS đọc 
- Suy nghĩ, làm nháp bằng cách hiểu của HS rồi nêu kết quả : 12 x 3 = 36.
- 12 x 3 = 12 + 12 + 12 = 36.
 Theo dõi và nêu lại cách đặt tính và các bước tính.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Làm trên bảng con.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS làm trên bảng phụ, HS khác làm trên vở nháp.
- HS thực hiện, nêu kết quả.
-Đọc bài toán, nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán.
- Làm bài vào vở
-1hs lên bảng chữa bài
- Cả lớp nhận xét
-Đại diện 2 HS lên bảng tính
- Nhận xét
 * NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TUẦN 4 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI 
Tiết 8 VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN 
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn , bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức.(HS khá, giỏi)
- Biết một số họat động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí ,có hại đối với cơ quan tuần hoàn. Học sinh biết một số việc làm có hại cho sức khỏe.
 * BVMT: GD ý thức bảo vệ cơ quan tuần hoàn
 *Các kĩ năng sống : 
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin:So sánh đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động
 - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên : các hình trong SGK
-Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 5’
 1’
 16’
16’
 1’
1. Bài cũ: GV nêu câu hỏi:
+ Nêu chức năng của từng loại mạch máu.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì ?
+Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì ?
GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu: 
b) Hoạt động 1: chơi trò chơi vận động 
sMục tiêu: So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giản.
sCách tiến hành:
Bước 1: 
- Cho HS chơi trò chơi: “ Con Thỏ” đòi hỏi vận động ít. 
- Sau đó, GV cho HS hát múa bài : “Thỏ đi tắm nắng”
- Sau khi HS chơi xong, GV hỏi :
- Các em có cảm thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không ?
Bước 2: 
- Cho HS thảo luận các câu hỏi sau :
- So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi ?
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Trong hoạt động tuần hoàn, bộ phận nào làm nhiệm vụ co bóp, đẩy máu đi cơ thể ?
- Cơ thể sẽ chết nếu bộ phận nào ngừng làm việc ?
Kết Luận: Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim mạnh và nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc hoạt động quá sức, tim có thể bị mệt, có hại cho sức khỏe.
c) Hoạt động 2: thảo luận nhóm 
sMục tiêu: Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn
Có ý thức tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn
Biết một số họat động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan tuần hoàn. Học sinh biết một số việc làm có hại cho sức khỏe.
sCách tiến hành:
Bước 1: làm việc theo nhóm đôi
GV y.cầu HS q. sát các hình T19, SGK và thảo luận :
+ Các bạn đang làm gì ?
+ Các bạn làm như thế là nên hay không nên để bảo vệ tim mạch ? Vì sao ?
+ Hoạt động nào có lợi cho tim, mạch ? Tại sao không nên Luyện tập và lao động quá sức ?
+ Theo bạn những trạng thái, cảm xúc nào dưới đây có thể làm cho tim đập mạnh hơn ( khi quá vui,lúc hồi hộp, xúc động mạnh, lúc tức giận, thư giản ) ?
+ Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, đi giày dép quá chật ?
+ Kể tên một số thức ăn, đồ uống,  giúp bảo vệ tim mạch và tên những thức ăn, đồ uống,  làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gọi một số HS lên trình bày kết quả thảo luận. 
- Cho HS tự liên hệ bản thân: Em đã làm gì để bảo vệ tim, mạch ?
Kết Luận: Cơ quan tuần hoàn gồm tim và các mạch máu
+ Tập thể dục, thể thao, đi bộ,  có lợi cho tim, mạch. Tuy nhiên, vận động hoặc lao động quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch.
+ Cuộc sống vui vẻ, thư thái, tránh những xúc động mạnh hay tức giận,  sẽ giúp cơ quan tuần hoàn hoạt động vừa phải, nhịp nhàng, tránh được tăng huyết áp và những cơn cơ, tắ¨t tim đột ngột có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
+ Các loại thức ăn : các loại rau, các loại quả, thịt lợn, cá, lạc, vừng,  đều có lợi cho tim mạch. Các thức ăn chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma tuý,  làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch. 
- GV GDBVMT: Biết một số họat động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí ,có hại đối với cơ quan tuần hoàn. Học sinh biết một số việc làm có hại cho sức khỏe.
3. Nhận xét – Dặn dò: 
- Thực hiện tốt điều vừa học.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : bài 9 : Phòng bệnh tim mạch
-HS trả lời
- 1 học sinh điều khiển, cả lớp thực hiện theo.
- Cả lớp cùng hát múa
- HS trả lời .
- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Bạn nhận xét, bổ sung.
- Học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung.
Em ăn uống đủ chất dinh dưỡng, không hút thuốc lá, tập thể dục hằng ngày.
Học sinh lắng nghe.
Lớp nhận xét.
SINH HOAÏT LÔÙP TUAÀN 4
TIẾT 3: 
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS nhận ra ưu ,khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
- Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. 
- Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân 
-Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp.
-Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân , có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn.
 II. CHUẨN BỊ:
 	 Lớp trưởng lập báo cáo
 	 GV:phương hướng tuần 5.
 III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
Ổn định: Hát 
Tổng kết hoạt động tuần 4
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình hoạt động của tổ trong tuần
 	* Lớp trưởng tổng hợp báo cáo hoạt động tuần 3
 	* Cả lớp đóng góp ý kiến bổ sung.
+ GV đánh giá, nhận xét nhắc nhở chung cả lớp
 	a/ Học tập: Tương đối tốt
 	b/ Đạo đức: Tốt
 	c/ Chuyên cần: Vắng có xin phép, đi học đúng giờ quy định.
 	d/ Lao động – Vệ sinh: Tốt
+ GV tuyên dương các em thực hiện tốt trong tuần
3. GV – HS bình chọn HS danh dự trong tuần: 
-HS xuất sắc: 
-HS tiến bộ: 
4. Xây dựng phương hướng tuần 5
- HS thảo luận nhóm đề xuất các mặt hoạt động và chủ điểm hoạt động trong tuần 
- Đại diện nhóm phát biểu.
- GV chốt lại:
a/ Học tập:
- Thực hiện truy bài đầu giờ, các tổ trưởng cần theo dõi tích cực các tổ viên.
- Có thái độ tích cực hợp tác trong học tập
- Tiếp tục duy trì:“Đôi bạn cùng tiến” giúp nhau trong học tập
b/ Đạo đức:
- Thực hiện theo 5 điều Bác dạy, nội qui trường, lớp.
- Xếp hàng nghiêm túc giờ ra vào lớp, giờ về.
- Không nói tục chửi thề, không đánh nhau. 
- Lễ phép, chào hỏi khi gặp người lớn tuổi
c/ Chuyên cần: 
- Duy trì sĩ số
- Đi học đầy đủ , đúng giờ
d/ Lao động, vệ sinh
- Thực hiện theo lịch phân công lao động của trường.
- VS trường lớp và cá nhân sạch sẽ.
đ/ Phong trào:
- Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội 
- Giáo dục cho HS thêm về truyền thống của nhà trường.
 5. Tổ chức chơi văn nghệ, vui chơi dân gian

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_04_nam_hoc_2019_2020_truong_tieu.doc