Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Khương Thị Thanh Thúy

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Khương Thị Thanh Thúy

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. HĐ Luyện đọc

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành: Bước 2: Phân tích – Khám phá – Rút ra nội dung bài đọc

 a. GV đọc mẫu toàn bài:

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lưu ý giọng đọc cho HS.

 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

+ Thần Chết chạy nhanh hơn gió / và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.//

+ Tôi sẽ chỉ đường cho bà,/ nếu bà ủ ấm tôi.//

+ Tôi sẽ giúp bà, nhưng bà phải cho tôi đôi mắt.// Hãy khóc đi,/ cho đến khi đôi mắt rơi xuống!//

+ Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ?//

+ Vì tôi là mẹ.// Hãy trả con cho tôi.//

- GV kết hợp giảng giải thêm

d. Đọc toàn bài:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

 

doc 34 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 406Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021 - Khương Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 4 Thø hai, ngµy 28 th¸ng 9 n¨m 2020
Chµo cê
Chủ đề: Tham gia giao thông an toàn
I. Mục tiêu:
- Nhận biết các hoạt động được tổ chức trong giờ sinh hoạt dưới cờ
- Nhận biết được các quy định an toàn khi tham gia giao thông
- Có ý thức chấp hành đúng và nhắc nhở người thân tham gia giao thông an toàn, đặc biệt ở cổng trường.
II. Yêu cầu tổ chức: 
- Đối tượng tham gia: HS toàn trường, toàn thể GV chủ nhiệm lớp, Ban Giám hiệu nhà trường, Tổng phụ trách Đội, cha mẹ HS, khách mời (nếu có).
- Cách thức tổ chức: đảm bảo tính trang nghiêm, sinh động, hấp dẫn, gần gũi với HS; tạo hứng thú cho HS và đảm bảo an toàn cho HS.
- Các hoạt động: khuyến khích tối đa HS tham gia, HS là chủ thể của các hoạt động.
- Các hình thức, phương pháp: dựa trên các yêu cầu cần đạt của chương trình để xây dựng nội dung, thiết kế hoạt động và lựa chọn hình thức,phương pháp phù hợp. 
III. Chuẩn bị:
- HS toàn trường tìm hiểu trước về chủ đề Tham gia giao thông an toàn.
- Các khối lớp nhảy, múa hát tập thể. 
- Chuẩn bị âm thanh, trang phục, phương tiện dụng cụ cần thiết,.. 
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Phần 1: Nghi lễ (10 phút)
- Lễ chào cờ.
- Tổng kết hoạt động giáo dục của toàn trường trong tuần vừa qua.
- Phát động /phổ biến kế hoạch hoạt động trong tuần.
Phần 2: Sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề (30 phút) 
1. Khởi động
- HS cả trường hát tập thể bài hát Em đi qua ngã tư đường phố. Người điều khiển buổi lễ chào cờ nêu ý nghĩa của buổi sinh hoạt và mục đích tìm hiểu tham gia giao thông an toàn.
2. Tìm hiểu về chủ đề: Tham gia giao thông an toàn
- GV TPT đặt câu hỏi tương tác:
+ Dành cho khối 1
VD: Khi ngồi trên xe máy đến trường em đội gì?
A: Nón	B: Mũ bảo hiểm	C: Ô
+ Dành cho khối 2
VD: Theo em, đi bộ như thế nào là an toàn nhất?
A: Đi dưới lòng đường, đi hàng một
B: Đi thành 1 hàng ngang với 3 - 4 bạn cùng đi
C: Đi sát lề bên phải, đi hàng 1, không đùa giỡn, xô đẩy nhau, chú ý tránh xe
+ Dành cho khối 3
VD: Học sinh tiểu học được phép đi xe nào?
A: Xe đạp người lớn	B: Xe máy	Xe đạp mini
+ Dành cho khối 4
VD: Em cùng các bạn đi học về, thấy một số bạn chơi đùa trên đường, em sẽ làm gì?
A: Vẫn đi trên đường, coi như không có gì xảy ra
B: Nhắc các bạn không chơi đùa trên đường, vì không an toàn
C: Vui chơi cùng các bạn
+ Dành cho khối 5
VD: Để về nhà nhanh, bố đến đón em, thường để xe ngay cổng trường, em nên làm gì?
A: Lên xe, về nhà bình thường.
B: Nói với bố, nên để xe trên vỉa hè, tránh gây ùn tắc giao thông ở cổng trường
C: Bảo bố lần sau vào thẳng cổng trường để đón em.
- GV TPT chốt lại phần này sau khi nghe các ý kiến chia sẻ.
3. Nhận xét
- Người điều khiển rút ra những suy nghĩ và cảm xúc thông qua các hoạt động vừa diễn ra : Là một học sinh Tiểu học, tham gia giao thông an toàn là : xếp hàng ngay ngắn từng lớp khi ra về, để xe đúng nơi quy định theo hàng, lối; đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện; nhắc nhở bố mẹ, người thân đứng đón xếp hàng theo khu vực quy định, không dừng, đỗ xe ở ngay gần cổng trường để chờ đón HS...
- HS toàn trường múa hát tập thể.
TËp ®äc - KÓ chuyÖn
NGƯỜI MẸ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.
 	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người mẹ rất yêu con.Vì con, người mẹ có thể làm tất cả (Trả lời được các câu hỏi SGK).
- Cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
2. Kỹ năng: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (hớt hải, khẩn khoản,). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
3. Thái độ: Thấy được tình cảm của những người mẹ dành cho con cái, từ đó biết trân trọng, yêu thương và kính trọng mẹ.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
* GDKNS:
- Ra quyết định, giải quyết vấn đề. 
- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK, bảng phụ viết sẵn câu văn dài. 
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A. Hoạt động khởi động 
Bước 1: Trải nghiệm 
- Cả lớp hát bài: Mẹ yêu
- Kết nối nội dung với bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- HS hát bài: Mẹ yêu.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
1. HĐ Luyện đọc 
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
* Cách tiến hành: Bước 2: Phân tích – Khám phá – Rút ra nội dung bài đọc 
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lưu ý giọng đọc cho HS. 
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
+ Thần Chết chạy nhanh hơn gió / và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.//
+ Tôi sẽ chỉ đường cho bà,/ nếu bà ủ ấm tôi.//
+ Tôi sẽ giúp bà, nhưng bà phải cho tôi đôi mắt.// Hãy khóc đi,/ cho đến khi đôi mắt rơi xuống!//
+ Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ?//
+ Vì tôi là mẹ.// Hãy trả con cho tôi.//
- GV kết hợp giảng giải thêm
d. Đọc toàn bài:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu => Cá nhân => Cả lớp (hớt hải, khẩn khoản,)
- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
2. HĐ tìm hiểu bài * Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người mẹ rất yêu con.Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân; Chia sẻ cặp đôi; Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài.
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. 
+ Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
+ Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà?
+ Thái độ của thần chết như thế nào khi nhìn thấy bà mẹ?
+ Người mẹ trả lời như thế nào? 
+ Chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện? 
*GV chốt ND: Câu chuyện ca ngợi người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
Bước 3: Củng cố: Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm
- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
- ...Ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm cho nó...
- Bà mẹ khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hóa thành 2 viên ngọc
- Ngạc nhiên không thể hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở
- ...Người mẹ có thể làm được tất cả vì con.... 
- Ý C: Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con.
C. Hoạt động thực hành
3. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân;Hoạt động nhóm; Hoạt động cả lớp
- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ
- 1 HS đọc mẫu toàn bài.
- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét.
4. HĐ kể chuyện 
* Mục tiêu: 
- HS dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai nhân vật: Người dẫn chuyện, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Câu hỏi gợi ý:
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- Kể đúng nội dung.
- Kể có ngữ điệu 
* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Câu chuyện nói về ai?
+ Qua truyện đọc này, em hiểu gì về tấm lòng người mẹ? 
+ Em học được gì từ câu chuyện này?
- Lắng nghe
- Học sinh đọc thầm các câu hỏi trong từng đoạn để tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời theo ý đã hiểu.
- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- Nhiều Hs trả lời.
D. HĐ ứng dụng 
E. Hoạt động sáng tạo 
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài: Ông ngoại. 
..................................................................................................................................................................................................
To¸n
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Củng cố kĩ năng cộng trừ, nhân chia đã học, vẽ hình theo hình mẫu. 
- Giải bài toán nhiều hơn. 
- Củng cố về cách tìm thành phần chưa biết.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán và kĩ năng giải toán.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, phiếu học tập.
- HS: SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- TC: Truyền điện (Nêu kết quả của các phép tính trong bảng nhân chia đã học)
- Tổng kết – Kết nối bài học
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- HS cả lớp tham gia chơi
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ thực hành 
* Mục tiêu: 
- Củng cố kĩ năng cộng trừ, nhân chia đã học, vẽ hình theo hình mẫu. 
- Giải bài toán nhiều hơn. 
- Củng cố về cách tìm thành phần chưa biết.
* Cách tiến hành: 
Bài 1: (Cá nhân )
- GV củng cố cách cộng, trừ.
Bài 2: (Cá nhân )
+ Muốn tìm thành phần chưa biết ta làm thế nào?
- GVKL: Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết; Tìm SBC = thương nhân với số chia.
Bài 3: (Cặp đôi )
Bài 4: (Cá nhân )
- GV chốt kiến thức về ... BT 1, 2a, 3.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phấn màu, bảng phụ.
- HS: SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- Cả lớp hát bài: Giơ tay ra nào. 
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- HS hát.
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ hình thành kiến thức mới 
* Mục tiêu: Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
* Cách tiến hành: Làm việc cả lớp
a.Việc 1: Thực hiện phép nhân 12 x 3 
- Giới thiệu và viết bảng: 12 x 3 =?
- Yêu cầu HS tìm kết quả của phép nhân. 
- Yêu cầu HS nêu kết quả, cách tính.
- GV giới thiệu và hướng dẫn từng bước thực hiện: 
+ Đặt tính: Yêu cầu 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào bảng con. 
+ Yêu cầu HS thực hiện tính.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS từng bước tính và ghi kết quả. 
b. Việc 2: Yêu cầu HS thực hiện phép nhân 11 x 4
(Thực hiện tương tự 12 x 3)
*GVKL: Khi thực hiện phép nhân  ta bắt đầu từ hàng đơn vị rồi đến hàng chục.
- HS tìm cách tính kết quả của phép nhân : 12 x3 =12 +12 +12 =36
 12
x 3
 36
* 3 nhân 2 bằng 6, viết 6 
* 3 nhân 1 bằng, viết 3 
* Vậy 12 nhân 3 bằng 36
- 3 HS nêu lại cách nhân.
- HS thực hiện - Nhận xét.
- Thực hiện tính 
- HS thực hiện phép nhân.
- HS nêu lại cách nhân: 11 x 4.
2. HĐ thực hành 
* Mục tiêu: Củng cố ý nghĩa của phép nhân. Vận dụng để giải toán. 
* Cách tiến hành: 
Bài 1: Cá nhân 
+ Khi thực hiện phép nhân  ta bắt đầu từ hàng nào?
- GV KL.
Bài 2a: Cặp 
- Giáo viên chốt kết quả đúng.
Bài 3: Cá nhân 
- Giáo viên chốt đáp án.
- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.
- Chia sẻ trong cặp.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
 24 22 11 33 20
x 2 x 4 x 5 x 3 x 4
 48 88 55 99 80
- Khi thực hiện phép nhân  ta bắt đầu từ hàng đơn vị rồi đến hàng chục.
- 2 HS làm trên bảng - Lớp làm vào bảng con. 
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
 a. 32 11
 x 3 x 6
 96 66
- HS làm cá nhân.
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
Số bút màu trong bốn hộp là:
12 x 4 = 48 ( bút)
Đáp số : 48 bút màu
3. HĐ ứng dụng 
4. HĐ sáng tạo 
- Giáo viên đưa ra bài tập về nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trình bày lại bài giải của bài 3.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
..................................................................................................................................................................................................
Sinh ho¹t 
CHỦ ĐIỂM: CHĂM NGOAN , HỌC GI ỎI: TUYÊN TRUYỀN PHÒNG 
TRÁNH BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG 
Soạn trong Sổ chủ nhiệm
TUẦN 4:
Sinh ho¹t
CHỦ ĐIỂM: CHĂM NGOAN , HỌC GI ỎI: TUYÊN TRUYỀN PHÒNG 
TRÁNH BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG 
I. YÊU CẦU CẦN Đ ẠT CỦA CHỦ ĐỀ
 Sau chủ đề này
- HS biết thế nào là bạo lực học đường.
- Giúp các em nắm được nguyên nhân, cách ngăn chặn bạo lực học đường.
- Giáo dục ý thức , thái độ đúng đắn.
II. CHUẨN BỊ :
- Phương tiện: máy tính, sắp xếp không gian hoạt động...
- Các bức tranh về bạo lực học đường
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh/nhóm học sinh để chuẩn bị cho các hoạt động của chủ đề như suy nghĩ trước về bạo lực học đường, sưu tầm những bức tranh, hình ảnh liên quan đến về bạo lực học đường
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động 1. Khởi động - Trò chơi “bạn thích gì” 
- Lớp phó văn nghệ phổ biến cách chơi trò chơi và cho các bạn chơi một trò chơi mà các bạn yêu thích.
Hoạt động 2 : Sắm vai 
Tình huống: Một học sinh vì một hiểu lầm nhỏ gây sự đánh nhau bạn trong trường.
?Nhận xét hành vi đó?
? Em hiểu gì về bạo lực học đường?
Bạo lực học đường được nhiều người coi là đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở nơi các loại vũ khí như súng hay dao được sử dụng. Nó bao gồm bạo lực giữa các học sinh trong trường cũng như những vụ tấn công thể xác bởi học sinh vào giáo viên của trường.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
?GV nêu vụ việc đánh nhau ở trường hoặc các vụ đánh nhau sưu tầm trên mạng cho hs nhận xét?
Hành động sai trái của các em là quá rõ, nhưng có lẽ cái sai đáng lo hơn chính là cái sai trong nhận thức, quan điểm, lối sống... Hình ảnh trên video clip cho thấy rõ tính chất bạo hành thật hung hãn, dữ dằn... Những cái tát thật mạnh, những cú phang bằng ghế nhựa không thương tiếc và phang cả một chồng ghế lên bạn mình. Thử hỏi nếu trong không gian đó có những thứ “vũ khí” nguy hiểm hơn thì sự việc sẽ ra sao?
Tuy chuyện học sinh đánh nhau, quay clip tung lên mạng không hiếm nhưng đây là trường hợp khá đặc biệt: đánh nhau tại lớp học trước sự chứng kiến của nhiều học sinh trong và ngoài lớp. Nó thể hiện sự ngang tàng xem thường môi trường giáo dục, kỷ luật, nội quy nhà trường, nếu không muốn nói là... xem thường pháp luật! Không chỉ có cái sai của người đánh mà cần nhìn nhận và lên án cả cái sai của “những kẻ đứng nhìn”, các em vô tình hay cố ý đã “bán rẻ” nhân cách, ý thức cộng đồng của mình. Chuyện đánh đấm rồi cũng được giải quyết, nhưng còn ý thức cộng đồng bị thui chột kia liệu có “lớn lên” cùng các em và đi vào cuộc sống?
Có phải “Thói hung hãn lên ngôi?” hay giá trị đạo đức suy đồi dẫn đến những hình ảnh đau lòng đó? Vì sao và trách nhiệm thuộc về ai?
Hoạt động 4: Nói về nguyên nhân, cách phòng chống bạo lực học đường
Tình trạng bạo lực học đường liên tục xảy ra là nỗi bức xúc của xã hội và chưa làm an lòng các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hiện tượng bạo lực của học sinh không phải là một hiện tượng mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Đối tượng tham gia đánh nhau phần lớn là học sinh cuối cấp, đây là lứa tuổi mà cơ thể các em đang có sự phát triển mạnh mẽ, tâm sinh lý có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự mình giải quyết các mâu thuẫn, dễ bị bàn bè rủ rê, lôi kéo. Lý do dẫn đến học sinh đánh nhau thương rất đơn giản như: nhìn mặt thấy “ghét”; va chạm trong lúc vui chơi, trên đường đi học; mâu thuẫn, nói xấu nhau qua diễn đàn, “chát” hay một số vụ việc là do học sinh có quan hệ yêu đương sớm, ghen tuông nên đánh nhau để trả thù.
Video với cảnh đấm đá, túm tóc của các nữ sinh khiến người xem không khỏi bàng hoàng về cuộc sống ngoài cổng trường của học sinh hiện nay. Vụ đánh nhau cũng thêm một lần nữa cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường đang ngày một nhiều trong những năm trở lại đây.
Tính chất và mức độ nghiêm trọng của một số vụ việc xảy ra cho thấy sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử của một bộ phận học sinh hiện nay.
Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ các khía cạnh sau:
- Từ phía gia đình: Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ từ tuổi ấu thơ. Nếu cha mẹ, anh, chị, em trong gia đình cư xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay với nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của đứa trẻ và từ đó dần hình thành trong trẻ những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống như gia đình chúng. Một nguyên nhân nữa cũng cần nhắc đến đó là sự thiếu quan tâm từ phía gia đình do cha mẹ chỉ chăm chú vào các công việc làm ăn hàng ngày thiếu sự kiểm soát và chăm sóc con cái thường xuyên hoặc do gia đình ít con nên sự chiều chuộng con cái quá mức chỉ biết cung cấp, đáp ứng về tiền bạc theo yêu cầu của con cái mà thiếu sự kiểm soát, quan tâm đến suy nghĩ, hành động của con em cũng chính là mối quan tâm mà chúng ta cần suy nghĩ.
- Từ xã hội: Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của các trò chơi chém giết trong game on line, các truyện tranh bạo lực, những trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết, những phim ảnh kích động sự hung bạo của các em cũng đang ngày một xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên hơn, đặc biệt các em cũng bị ảnh hưởng từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội như bạo lực trên các sân cỏ, đâm chém để tranh giành quyền lợi, đánh người thi hành công vụ, 
- Từ phía nhà trường: Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó, Áp lực, chương trình học tập nặng nề hiện nay cũng đang là mối quan tâm cần giải quyết. Học sinh hầu như không có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động xã hội, các câu lạc bộ, đội nhóm, nhằm rèn luyện kỹ năng, trau dồi nhân cách. Thầy cô trong trường cũng bị áp lực dạy nặng nề nên phần nào buông lỏng việc “dạy làm người” cho các em. Tổ chức Đội trong nhà trường chưa phát huy hết vai trò là “một người bạn của thiếu niên”, chưa quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống trang bị cho các em học sinh 
- Phía học sinh: Do bị tác động từ xã hội và bạn bè xấu lôi kéo. Mặt khác do tâm lý muốn khẳng định mình, muốn gây ấn tượng trong mắt người lớn và bạn bè.
Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường hiện nay, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Toàn xã hội cần phải quan tâm củng cố nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội, nghiêm cấm các trò chơi trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực.
- Nâng cao vai trò, vị trí và trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tiếp tục thúc đẩy phong trào Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền; xây dựng gia đình văn hóa. Loại bỏ các hành vi bạo lực ra khỏi đời gia đình. Nâng cao kiến thức BVCS trẻ em và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em tại gia đình.
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Xác định rõ vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đảm bảo song song việc dạy chữ và dạy làm người. Nhà trường và thầy cô giáo phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe giáo dục giáo sinh.
- Xây dựng mô hình cộng đồng an toàn, thực hiện tốt nội dung cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
IV. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 
Lập bảng kế hoạch học tập, theo dõi thời gian chơi trò chơi điện tử của bản thân
..........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_4_nam_hoc_2020_2021_khuong_thi_t.doc