Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Đưa ra được cách xử lý tình huống để đảm bảo giữ vệ sinh xung quanh nhà ở. Tự đánh giá việc thực hiện bảo giữ vệ sinh xung quanh nhà ở

2. Năng lực chung: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất: Biết giữ vệ sinh xung quanh nhà ở, yêu quê hương, đất nước.Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, ti vi

 

docx 31 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 157Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2022
CHÀO CỜ
TOÁN
BẢNG NHÂN 7(TIẾT 1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng nhân 7 và thành lập Bảng nhân 7.Vận dụng Bảng nhân 7 để tính nhằm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.
2. Năng lực chung: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, ti vi, bộ đồ dùng dạy học Toán 3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi Truyền điện để khởi động bài học.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi
+ Nối tiếp nhau đặt câu hỏi và trả lời. Bạn nào trả lời chậm là bị phạt trò soi gương
+ Nội dung: 1 bạn đặt câu hỏi 6 x3 = ? rồi chỉ định 1 bạn bất kỳ trả lời. Cứ như vậy truyền các câu hỏi về bảng nhân 6 thật nhanh. 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
-GV yêu cầu HS quan sát bức tranh , nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh.
+ Mỗi bó hoa có mấy bông hoa?
+ Có mấy bó hoa?
- GV: Mỗi bó hoa có 7 bông hoa. 3 bó hoa như thế sẽ có bao nhiêu bông hoa? 
Hãy viết phép tính nhân số bông hoa rồi tìm kết quả phép nhân. 
- GV nói tác dụng của bảng nhân:
- GV giới thiệu bài mới “Bảng nhân 7”.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi
+ HS Trả lời
- HS quan sát và trả lời.
+ Mỗi bó hoa có 7 bông hoa.
+ Có 3 bó hoa.
- Có nhiều cách tính kết quả:
- 7 x 3 = 21.
- HS lắng nghe.
-HS nhắc lại tựa bài.
2. Khám phá:
GV đưa mô hình tấm bìa gắn 7 chấm tròn và
 yêu cầu HS cùng thực hiện lấy 1 thẻ có 7 chấm tròn (ĐDDH) và trả lời câu hỏi:
+ Tấm thẻ có mấy chấm tròn?
+ 7 chấm tròn được lấy mấy lần?
GV: 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân:
7 x 1 = 7. GV viết phép nhân lên bảng.
GV đưa tiếp mô hình 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa gắn 7 chấm tròn và yêu cầu HS cùng thực hiện lấy 2 thẻ có 7 chấm tròn (ĐDDH) và trả lời câu hỏi:
+ Có 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Vậy 7 được lấy mấy lần?
+ Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 2 lần?
+ 7 nhân 2 bằng mấy?
+ Vì sao em biết 7 nhân 2 bằng 14?
GV: 7 được lấy 2 lần nên ta lập được phép nhân:
7 x 2 = 7 + 7 = 14. Gv viết phép tính 7 x 2 lên bảng
GV đưa tiếp mô hình 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa gắn 7 chấm tròn và yêu cầu HS cùng thực hiện lấy 1 thẻ có 7 chấm tròn (ĐDDH) và trả lời câu hỏi:
+ Có 3 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Vậy 7 được lấy mấy lần?
+ Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 3 lần?
+ 7 nhân 3 bằng mấy?
GV: 7 được lấy 3 lần nên ta lập được phép tính: 
7 x 3 = 21. GV viết phép tính lên bảng.
+ Em tính kết quả phép nhân 7 x 3 như thế nào?
*GVHD HS tính: 7 x 3 = 7 x 2 + 7= 21. 
+ Hai tích liền nhau của nhân 7 hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
+ Muốn tìm tích liền sau ta làm như thế nào?
*GV: Có 2 cách tính trong nhân:
- Dựa vào phép cộng.
 - Dựa vào tích liền trước.
 GV HD phân tích phép tính 7 x 3 tương tự như trên. 
+ Bạn nào có thể tìm được kết quả của phép tính 
7 x 4 =? 
- Yêu cầu HS tìm kết quả của phép tính nhân còn lại. 
- GV chốt kiến thức: đây là bảng nhân 7,...
- GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 7 vừa lập được.
- GV tổ chức thi đọc thuộc lòng.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời các câu hỏi:
+ Tấm thẻ có 7 chấm tròn.
+ 7 chấm tròn được lấy 1 lần.
+ Vài HS đọc 7 x1 = 7
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời các câu hỏi:
+ 7 được lấy 2 lần.
+ 7 x 2
+ 7 x 2 = 14
+ Vì 7 x 2 = 7 + 7 = 14 nên 7 x 2 = 14.
+ Vài HS đọc 7 x 2 = 14
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời các câu hỏi:
+ 7 được lấy 3 lần.
+ 7 x 3
+ 7 x 3 = 21
+ Vài HS đọc 7 x 3 = 21
+ Vì 7 x 3 = 7 + 7 + 7= 21 nên 7 x 3 = 21.
+ Hai tích liền nhau của nhân 7 hơn kém nhau 7 đơn vị.
+ Muốn tìm tích liền sau, ta lấy tích liền trước cộng với 7.
- HS nêu: 7 x 4 = 7 + 7+ 7+ 7 = 28.
 7 x 4 = 21 + 7 vì ( 7 x 4 ) = 7 x 3 + 7. 
- 6 HS lần lượt nêu. 
- Lớp đọc 2 – 3 lần. 
- HS tự học thuộc bảng nhân 7. 
- HS đọc thuộc lòng. 
- HS thi đọc thuộc lòng
3. Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm( Làm việc cá nhân):
- GV cho HS làm bài miệng, trả lời cá nhân.
- GV Mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Hãy nhận xét về đặc điểm của các phép nhân trong 2 cột cuối.
+ Vậy trong phép nhân khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích như thế nào?
*GVKL: Trong phép nhân khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích không thay đổi.
- HS quan sát bài tập, nhẩm tính và trả lời.
HS khác nhận xét, bổ sung.
- Các thừa số giống nhau nhưng thứ tự của chúng thay đổi, kết quả bằng nhau. 
 7 x 3 và 3 x 7 đều = 21.
 7 x 4 và 4 x 7 đều = 28.
- Tích không thay đổi.
-HS lắng nghe và nhắc lại.
3. Vận dụng.
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh hoàn thành được bảng nhân 7. Vận dụng vào tính nhẩm, giải các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 7. 
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ HS trả lời:.....
---------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 GIỮ VỆ SINH XUNG QUANH NHÀ Ở (TIẾT 1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Kể được tên một số việc làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở. Giải thích được một cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà ở. Làm được một số việc phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
2. Năng lực chung: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất: Biết giữ vệ sinh xung quanh nhà ở, yêu quê hương, đất nước. Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, ti vi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Hs chia sẻ hiểu biết
+ GV nêu câu hỏi: Xung quanh nhà ở của em có sạch sẽ không? Vì sao em lại nhận xét như vậy?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số việc làm giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
 (làm việc chung cả lớp)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chia sẻ bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.
+Những người trong tranh đang làm gì?
+ Những việc làm đó có tác dụng gì?
+ Em và các thành viên trong gia đình đã làm gì để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở?
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài 
- Cả lớp quan sát tranh và đọc câu hỏi :
-HS chia sẻ câu trả lời:
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: Nhận xét về việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở trong tình huống cụ thể
 (làm việc nhóm 4)
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời học sinh thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi về:
+ Em có nhận xét gì về việc giữ vệ sinh xung quanh nhà ở trong hình?
+ Nếu sống ở ngôi nhà trong hình, em và các thành viên trong gia đình sẽ làm gì để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở ?
+ Vì sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà ở ?
- Mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương 
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
* Đại diện các nhóm trình bày 
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
-Gv yêu cầu hs chia sẻ một số việc em đã làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
- GV mời HS khác nhận xét.
- GV yêu cầu HS về nhà nói với người lớn một số việc em đã làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở
- GV nhận xét chung, tuyên dương
-HS chia sẻ trước lớp
- Lắng nghe
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
 NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH 
............................................................................................................................
...........................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2022
TIẾNG VIỆT
GIẶT ÁO. MRVT VỀ VIỆC NHÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Khen bạn nhỏ ngoan, biết làm việc nhà; ca ngợi vẻ đẹp của công việc giặt quần áo.
2. Năng lực chung: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài, tham gia trò chơi, vận dụng, tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất: Biết yêu cảnh đẹp quê hương qua bài thơ.Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, tình yêu lao động. Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, ti vi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- GV tổ chức trò chơi “Hái hoa”.
- Hình thức chơi: HS chọn các bông hoa trên trò chơi để đọc 1 đoạn trong bài và trả lời câu hỏi.
+ Câu 1: Tìm những lời nhắc nhở và lời khuyên của dì với cô bé.
+ Câu 2: Vì sao mẹ cô bé nói: “ Con đã lớn thật rồi!”?
+ Câu 3: Thử đặt 1 tên khác cho câu chuyện.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
- 3 HS tham gia và trả lời theo suy nghĩ của mình.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá 
* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia khổ: (5 khổ)
+ Khổ 1: Từ đầu đến giặt quần, giặt áo.
+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến lấp lánh.
+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến vàng lối.
+ Khổ 4: Tiếp theo cho đến trắng hồng đôi tay.
+ Khổ 5: Còn lại
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: giặt quần, giặt áo, rộn, chuối,...
- Luyện đọc câu: 
Tre bừng nắng lên/
Rộn vườn tiếng sáo/
Nắng đẹp nhắc em/
Giặt quần,/ giặt áo.//
- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 5.
- GV nhận xét các nhóm.
* Hoạt động 2: Đọc hiểu.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ  ... S vận dụng điều đã học vào cuộc sống,tính chính xác và yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, ti vi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động 
- GV tổ chức trò chơi “ Truyền điện” lần lượt đọc các phép tính trong bảng nhân 8 đã học, HS nào đọc chậm hoặc sai là mất lượt chơi ) để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
- YC hs hỏi đáp nhau về bảng nhân 8.
- Yêu cầu HS đọc thuộc bảng nhân 8.
- YC hs nêu nhận xét về cột thừa số và cột tích trong bảng nhân 8.
- GV chốt : Cột thừa số thứ nhất là 8, cột thừa số thứ hai là dãy số liên tiếp từ 1 đến 10, cột tích là dãy số đếm thêm 8 đơn vị từ 8 đến 80.
HĐ cả lớp.
- Nhiều cặp HS hỏi đáp trước lớp.
- 2HS đọc thuộc.
* HS nêu.
2. Luyện tập, thực hành
 Bài 1: Tính
a. 8 x 8 + 206 b. 8 x 6 +34
c. 5 x 8 + 39 d. 4 x 8 - 25
- Yêu cầu HS làm bài.
- KKHS làm nhanh tự lấy thêm VD và làm.
- GV chốt : thực hiện phép tính nhân trước, cộng trừ sau.
 Bài 2: Chuyển thành phép nhân rồi tính kết quả.(BP)
a, 8 + 8 + 8 + 8 + 8
b, 8 x 2 + 8
c, 8 x 3 + 8 x 6
d, 8 x 7 – 8 x 3
- Chốt : tổng các số hạng giống nhau ta lấy số đó nhân với số số hạng.
 Bài 3 : Mẹ mua về 6 can dầu, mỗi can 8 lít. Hỏi Mẹ mua tất cả bao nhiêu lít dầu ?
- Yêu cầu HS nêu cách giải.
- YC hs làm bài.
- Nhận xét.
- Chốt cách giải bài toán có lời văn có 2 phép tính có liên quan đến bảng nhân 8.
 Bài 4: Hải có 8 viên bi, Tú có số bi gấp 4 lần số bi của Hải. Hỏi Tú có tất cả bao nhiêu viên bi?
(GV treo bảng phụ)
- Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài
- GV gợi ý nêu HS không làm được 
- YC hs chữa bài.
- Nhận xét
- Chốt cách giải bài toán có lời văn có liên quan đến bảng nhân 8.
3. Vận dụng
- Tổ chức cho HS thi nối nhanh, nối đúng phép tính với kết quả :
8 x 5 8 x 7 8 x 1056ng các số hạng giống nhau ta lấy số đó nhân với số số hạng.
40ng các số hạng giống nhau ta lấy số đó nhân với số số hạng.
64ng các số hạng giống nhau ta lấy số đó nhân với số số hạng.
80ng các số hạng giống nhau ta lấy số đó nhân với số số hạng.
72ng các số hạng giống nhau ta lấy số đó nhân với số số hạng.
32ng các số hạng giống nhau ta lấy số đó nhân với số số hạng.
8 x 8 8 x 9 8 x 4
- Dặn HS về tiếp tục học thuộc bảng nhân 8.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu yc.
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng.
- NX, HS đổi chéo vở kiểm tra.
- HS nêu thứ tự thực hiện.
- HS nêu yc.
- HS làm bài cá nhân, 3 HS lên bảng chữa bài :
a, 8 + 8 + 8 + 8 + 8 = 8 x 5 = 40
b, 8 x 2 + 8 = 8 x 3 = 24
c, 8 x 3 + 8 x 6 = 8 x 9 = 72
d, 8 x 7 – 8 x 3 = 8 x 4 = 32
- NX, giải thích cách làm.
- HS đọc đề toán, phân tích đề.
- HS trao đổi nhóm đôi nêu cách làm.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng giải. 
 Bài giải
 Mẹ mua tất cả số lít dầu là :
 8 x 6 = 48 (l)
 Đáp số : 48l dầu
- NX, HS nêu câu trả lời khác.
- HS đọc đề, phân tích yêu cầu.
- HS tự suy nghĩ làm bài.
- 3 HS đại diện 3 dãy lên thi.
- NX.
______________________________________
TIẾNG VIỆT*
LUYỆN TẬP GHI CHÉP, VIẾT NHẬT KÍ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:HS biết viết nhật kí ghi chép việc đáng nhớ mà các em đã làm trong ngày, trong tuần .Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. 
2. Năng lực chung: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết nhật kí của bạn.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, ti vi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- HS lắng nghe bài hát.
2. Khám phá.
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
 -GV chiếu trên màn hình đoạn nhật kí của bạn Lan ngày thứ Bảy, yêu cầu hs thảo luận : nội dung, các việc đã làm được viết theo trình tự nào, nhận xét gì về cách trình bày nhật kí của Lan
- GV mời cả lớp thảo luận nhóm 2 theo từng ý một.
- GV mời các nhóm trình bày.
- GV mời các nhóm khác nhận xét, trao đổi.
- GV nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc yêu cầu bài.
- 2 HS đọc Nhật kí của Lan ngày thứ Bảy
- 2 HS đọc câu hỏi.
-HS làm việc nhóm 2.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, trao đổi thêm.
2. Luyện tập: Dựa theo cách viết của bạn lan, hãy viết một đoạn nhật kí về một số việc em đã làm tuần qua, những cảm xúc của em về các việc đó 
- GV mời HS đọc yêu cầu bài.
+ Em viết nhật kí về gì?
- GV mời HS viết vào vở ôli.
- GV theo dõi, giúp đỡ các em viết bài.
3. Giới thiệu và bình chọn đoạn nhật kí hay nhất.
- GV mời một số HS đọc kết quả bài làm của mình trước lớp.
- GV mời HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV thu một số bài chấm và nhận xét chung cả lớp.
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS suy nghĩ về những việc sẽ viết trong nhật kí
- HS viết bài vào vở ôli.
- 6 HS đọc bài viết của mình trước lớp.
- các HS khác nhận xét
- HS nộp vở để GV chấm bài.
4. Vận dụng.
- GV mở bài hát “Nhật kí của mẹ”.
+ Cho HS lắng nghe bài hát. 
+ Cùng trao đổi nội dung bài hát với HS.
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học, dặn dò bài về nhà.
- HS lắng nghe bài hát.
- Cùng trao đổi với GV về nhận xét của mình về nội dung bài hát.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
TOÁN*
LUYỆN TẬP BẢNG NHÂN 7; BẢNG NHÂN 8
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực chung: Củng cố cho HS về bảng nhân 7 ,8. Thuộc bảng nhân 7,8, áp dụng bảng nhân 7,8 vào làm tính và giải toán.
2. Năng lực đặc thù:Rèn kĩ năng làm tính, giải toán, một cách nhanh và chính xác
- Hs vận dụng vào làm các bài tập có liên quan: Chuyển tổng thành tích và giải toán có lời văn, BT nâng cao.
3. Phẩm chất: Giáo dục HS vận dụng điều đã học vào cuộc sống,tính chính xác và yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, ti vi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động 
- GV tổ chức trò chơi Truyền điện để khởi động bài học.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi
+ Nối tiếp nhau đặt câu hỏi và trả lời. Bạn nào trả lời chậm là bị phạt trò soi gương
+ Nội dung: 1 bạn đặt câu hỏi 7 x 6 = ? rồi chỉ định 1 bạn bất kỳ trả lời. Cứ như vậy truyền các câu hỏi về bảng nhân 7,8 thật nhanh. 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
+ Đọc thuộc lòng bảng nhân 7,8?
+ Nhận xét gì về các phép nhân trong bảng nhân 7,8 ?
Chốt đặc điểm các thừa số, tích trong từng bảng nhân 7 và 8.
+ Đọc thuộc lòng bảng nhân 7,8
- GV kiểm tra bảng nhân 7,8.
2. Luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm
8 x 3 = 7 x 4 = 8 x 1 =
7 x 6 = 8 x 9 = 7 x 0 =
Lưu ý: Bất kỳ số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
- Bất kỳ số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
- Chốt các phép tính trong bảng nhân 7, 8
Bài 2: Tính
7 x 8 + 74 = 9 x 8 - 89 =
231 - 8 x 4 = 16 : 4 x 8 =
- Chốt thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau, nếu chỉ có nhân chia thực hiện từ trái sang phải.
Bài 3: Học sinh lớp 3A có 3 tổ, mỗi tổ có 8 học sinh. Hỏi lớp đó có tất cả bao nhiêu học sinh?
GV y/c HS thử lại
Chốt có 2 cách giải : sử dụng phép nhân trong bảng nhân 8 hoặc tổng các số giống nhau. (8+8+8). 
Bài 4: Năm nay hoa 7 tuổi, Tuổi của mẹ Hoa gấp 5 lần tuổi của Hoa. Hỏi Năm nay mẹ Hoa bao nhiêu tuổi?
(GV treo bảng phụ)
- Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài
- GV gợi ý nêu HS không làm được 
- YC hs chữa bài.
- Nhận xét
- Chốt cách giải bài toán có lời văn có liên quan đến bảng nhân 7.
3. Vận dụng
- Tổ chức cho HS đố nhau về bài toán liên quan đến bảng nhân 7,8
VD: 1 đĩa có 7 quả cam. Vậy 2 đĩa có mấy quả cam?
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời miệng
- Chữa bài
- HS làm bài vào vở
- Nêu thứ tự thực hiện.
- HD giải: Lớp 3A có tất cả số HS là:
 8 x 3 =24 (học sinh)
 Đ/ S: 24 học sinh
- HS làm bài vào vở.
- Nêu cách làm khác?
- HS thử lại bài toán
- HS đọc đề, phân tích yêu cầu.
- HS tự suy nghĩ làm bài.
- HS đố nhau trong nhóm cặp.
- vaiaf cặp đố nhau trước lớp.
___________________________________
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP: CHUẨN BỊ TRANG TRÍ LỚP HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Biết chuẩn bị các dụng cụ trang trí lớp học để tham gia trang trí cùng với lớp. Biết trang trí lớp học đẹp, trang nhã, phù hợp với nội quy nhà trường. Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.
2. Năng lực chung: NL giao tiếp và hợp tác, NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Phẩm chất: Tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp mà bạn đưa ra. Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, ti vi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Sinh hoạt cuối tuần:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: .............................................................................................................
...............................................................................
* Tồn tại............................................................................................................
..............................................................................
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
B. Sinh hoạt chủ đề.
Chuẩn bị trang trí lớp học. (Làm việc theo tổ)
- GV nêu yêu cầu lớp trưởng phân công nhiệm vụ cho các tổ tưởng. Tổ trưởng điều hành tổ mình chuẩn bị các dụng cụ đã có sắn từ tiết học chủ đề để trang trí lớp.
- GV Theo dõi giúp đỡ các tổ làm việc.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
 Ngàythángnăm 2022
 Kí duyệt Kế hoạch bài dạy
 Tổ chuyên môn kí duyệt BGH kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_04_nam_hoc_2022_2023_ban_2_cot.docx