Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2009-2010 (Bản hoàn chỉnh)

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2009-2010 (Bản hoàn chỉnh)

I.Mục đích yêu cầu:

1.Kiến thức : Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ )

2.Kĩ Năng :Áp dụng phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan . Củngcố bài toán về tìm số bị chia chưa biết

3.Thái độ :Học sinh ham thích làm tính.

 II.Hoạt động lên lớp:

 1.Khởi động: Hát bài hát

 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 6 . Hỏi học sinh kết quả của một phép nhân bất kì trong bảng .

 

doc 25 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2009-2010 (Bản hoàn chỉnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN :5 Thứ2/ 14/9/2009 
 TOÁN 
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (CÓ NHỚ)
 I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức : Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ ) 
2.Kĩ Năng :Áp dụng phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan . Củngcố bài toán về tìm số bị chia chưa biết 
3.Thái độ :Học sinh ham thích làm tính. 
 II.Hoạt động lên lớp:
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 6 . Hỏi học sinh kết quả của một phép nhân bất kì trong bảng . 
 3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
­Giới thiệu bài:Tiết học toán này, các em sẽ học về phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số , có nhớ 
­Hoạt động 1:Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ )
( Phương pháp trực quan,quan sát,đàm thoại, giảng giải) 
a)Phép nhân 26 x 3 = ?
_ Viết lên bảng phép nhân 26 x 3 = ?
_ Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc 
_ Hỏi :Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu ?
_ Yêu cầu học sinh thực hiện phép nhân trên, nếu trong lớp có học sinh làm đúng thì giáo viên yêu cầu học sinh đó nêu cách tính của mình, sai đó giáo viên nhắc lại cho học sinh cả lớp ghi nhớ .
b)Phép nhân 54 x 6 
_Tiến hành tương tự như với phép nhân 26 x 3 = 78 . Lưu ý học sinh kết quả của phép nhân 54 x 6 là một số có 3 chữ số 
­Hoạt động 2 : Luyện tập,thực hành 
(Phương pháp trực quan,quan sát,đàm thoại,luyện tập thực hành)
+Bài 1:9(1,2,4) 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
_Yêu cầu học sinh tự làm bài 
_Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bảng trình bày cách tính của một trong hai con tính mà mình đã thực hiện 
_Cả lớp nhận xét và chữa bài
+Bài 2:Gọi 1 học sinh đọc đề bài toán 
_ Có tất cả mấy tấm vải?
_ Mỗi tấm vải dài bao nhiêu mét ?
_ Vậy, muốn biết cả hai tấm vải dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào ?
_ Yêu cầu học sinh làm bài 
_ Nhận xét chữa bài 
+Bài 3: 
_ Ỵêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài 
_ Hỏi : Vì sao khi tìm x trong phần a) còn lại tính tích 12 x 6 ?
_ Hỏi tương tự với phần b )
_ Nhận xét chữa bài 	
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài . 
_ Học sinh đọc phép nhân 
_ 1 học sinh lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính ra giấy nháp
 26
 x 3 
_ Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị , sau đó mới tính đến hàng chục 
*3 nhân 6 bằng 18 viết 8 nhớ 1
* 3 nhân 2 bằng 6, 6 thêm 1 bằng 7, viết 7 
*Vậy 26 nhân 3 bằng 78 
_ Học sinh đọc yêu cầu của bài.
_ 4 học sinh lên bảng làm bài ( mỗi học sinh thực hiện 2 phép tính, học sinh cả lớp làm bài vào vở 
_ Học sinh 1 trình bày 
 47 * 2 nhân 7 bằng 14,viết 
 x 2 4 nhớ 1 
 94 * 2 nhân 4 bằng 8, 8 thêm 1 bằng 9 viết 9 
 *Vậy 47 nhân 2 bằng 94 
_ Các học sinh còn lại trình bày tương tự như trên.
_Mỗi tấm vải dài 35 m. Hỏi 2 tấm vài như thế dài bao nhiêu mét ?
_ Có 2 tấm vải 
_ Mỗi tấm vải dài 35 mét
_ Ta tính tích 35 x 2 
_ 1 học sinh lên bảng làm bài,
học sinh cả lớp làm bài vào vở 
 Tóm tắt 
 1 tấm : 35 mét 
 2 tấm : .. mét ?
 Bài giải 
Cả hai tấm vải dài số mét là 
 35 x 2 = 70 ( mét) 
 Đáp số : 70 m ét vải 
_Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 
_Vài học sinh nêu cách giải
_Vì x là số bị chia trong phép chia x : 6 = 12 nên muốn tìm x ta lấy thương nhân với số chia 
a)x : 6 = 16 b) x : 4 = 23 
 x = 12 x 6 x = 23 x 4
 x = 72 x = 92 
ĐẠO ĐỨC
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH
I.Mục đích,yêu cầu :
 1.Kiến thức:Tự làm lấy việc của mình nghĩa là luôn cố gắng để làm lấy công việc của bản thân mà không nhờ vả , trông chờ hay dựa dẫm vào người khác .
 _Tự làm lấy việc của bản thân sẽ giúp ta tiến bộ và không làm phiền người khác .
 2.Kĩ năng:Cố gắng tự làm lấy những công việc của mình trong học tập,lao động.
 3.Thái độ :Tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của bản thân, không ỷ lại .
 _Đồng tình ủng hộ những người tự giác thực hiện công việc của mình, phê bình những ai hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác .
II.Hoạt động lên lớp: 
 1.Kiểm tra bài cũ : Vì sao em phải giữ lời hứa ?
 3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
­Hoạt động 1 : Xử lý tình huống 
(Phương pháp đàm thoại,thảo luận). *Mục tiêu : Học sinh biết biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình .
*Cách tiến hành:
 _Phát cho 4 nhóm các tình huống cần giải quyết.
 +Đến phiên trực nhật lớp,Hoàng biết em rất thích quyển truyện mới nên nói sẽ hứa cho em mượn nếu em chịu trực nhật thay Hoàng. Em sẽ làm gì trong hoàn cảnh đó ?. 
+Bố giao cho Nam rửa chén,giao cho chị Nga quét dọn .Nam rủ chị Nga cùng làm để đỡ công việc cho mình . Nếu là chị Nga,bạn có giúp Nam không ?
+Bố đang bận việc nhưng Tuấn cứ nằn nì bố giúp mình giải toán,nếu là bố Tuấn bạn sẽ làm gì ?
+Hùng và Mạnh là đôi bạn thân với nhau .Trong giờ kiểm tra,thấy Hùng không làm được bài,sợ Hùng bị bố mẹ đánh,Mạnh cho Hùng xem bài kiểm tra.Việc làm của Mạnh đúng hay sai ? 
_ Giáo viên nhận xét và đưa ra câu hỏi 
1)Thế nào là tự làm lấy việc của mình 
2)Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em điều gì ? 
*Kết luận :
1)Tự làm lấy việc của mình là luôn cố gắng cho bản thân mà không phải nhờ vả vào người khác .
2)Tự làm lấy việc củamình sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta tiến bộ không làm phiền người khác .
­Hoạt động 2 : Tự liên hệ bản thân.
(Phương pháp đàm thoại,trực quan, quan sát )
*Mục tiêu :Học sinh hiểu được như thế nào là tự làm lấy việc của mình và tại sao cần phải tự làm lấyviệc của mình .
*Cách tiến hành :
_Yêu cầu cả lớp viết ra giấy những công việc mà bản thân các em đã tự làm ở nhà , ở trường 
_Nhận xét,tuyên dương 
_4 nhóm tiến hành thảo luận.
_Đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết tình huống .
_Cả lớp nhận xét cách giải quyết tình huống.
_Mặc dù rất thích nhưng em sẽ từ chối lời đề nghị đó của Hoàng.
Hoàng làm thế không nên sẽ tạo sự ỷ lại trong lao động.Hoàng nên tiếp tục làm trực nhật cho đúng phiên của mình .
_Nếu là chị Nga, em sẽ không giúp Nam .Làm như thế,em sẽ làm cho Nam lười thêm,có tính ỷ lại,quen dựa dẫm vào người khác 
_Nếu bài toán dễ,yêu cầu Tuấn tự làm một mình để củng cố kiến thức.Nếu là bài toán khó thì yêu cầu Tuấn phải suy nghĩ trước, sau đó mới hướng dẫn cho Tuấn .
_Mạnh làm như thế là sai,là hại bạn .Dù Hùng có đạt điểm cao thì điểm đó không phải thực chất là của Hùng .Hùng sẽ không cố gắng học và làm bài nữa . 
_ Học sinh trả lời các câu hỏi
_ Học sinh nhắc lại kết luận .
_Mỗi học sinh chuẩn bị trước một mẩu giấy nhỏ để ghi .
_4,5 học sinh phát biểu , đọc những công việc mà mình đã tự làm trước lớp .
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
 I.Mục đích yêu cầu:
 A.TẬP ĐỌC:
 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 _ Chú ý các từ dễ phát âm sai :loạt đạn, hạ lệnh, nửa tép, leo lên, thủ lĩnh,ngập ngừng, lỗ hổng, buồn bã .
 _ Hiểu cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói với em : Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi . Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm 
 B.KỂ CHUYỆN:
 _ Rèn kĩ năng nói :Dựa vào trí nhớ và các tranh minh hoạ trong sách giáo khoa kể lại được câu chuyện.
 	II.Hoạt động lên lớp:
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra 2 học sinh tiếp nối nhau đọc bài: Ông ngoại . Sau đó trả lời câu hỏi về nội dung bài 
 3.Bài mới 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 A.TẬP ĐỌC: 
­Giáo viên giới thiệu chủ điểm: Tới trường. Những bài học trong chủ điểm này nói về học sinh và nhà trường. Truyện đọc mở đầu chủ điểm là:Người lính dũng cảm .
­Hoạt động 1 : Luyện đọc 
a)Giáo viên đọc toàn bài . 
b)Giáo viên hướng học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+Đọc từng câu :Học sinh đọc từng câu đến hết bài .
+Đọc từng đoạn trước lớp .
_ Giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu nghĩa của từ qua từng đoạn .
+Đọc từng đoạn trong nhóm .
_ Giáo viên và học sinh theo dõi và nhận xét .
­Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
+Đoạn 1: Học sinh đọc và trả lời các câu hỏi sau :
_Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì ? Ở đâu ?
+Đoạn 2 : Cả lớp đọc thầm và trả lời 
_Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào ?
_Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì ?
+Đoạn 3:Học sinh đọc đoạn 3 và trả lời 
_Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp ?
_Vì sao chú lính nhỏ run lên ? (Học sinh có thể nêu nhiều ý kiến )
+Đoạn 4:Cả lớp dọc thầm đoạn 4,trả lời 
_ Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh “Về thôi”của viên tướng ?
_Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ ?
_Ai là người lính dũng cảm trong truyện này ? Vì sao ?
­Hoạt động3: Luyện đọc lại 
_Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn văn .
_Hướng dẫn đọc lại truyện theo vai 
_ Giáo viên và học sinh nhận xét việc đọc của các em .
 B.KỂ CHUYỆN : 
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ : Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện trong SGK và kể lại câu chuyện
2.Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo tranh 
_Giáo viên mời 4 học sinh t ... n qua lỗ hổng và mèo rượt đuổi
8 phút
4-5 lần
9 phút
4-5 lần
8 phút
Kết thúc
5-6 phút
Đứng vỗ tay và hát.
Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét.
Dặn ôn đi đều và đi vượt chướng ngại vật.
2 phút
2 phút
1 phút
 Thứ 6/18/9/2009
TẬP LÀM VĂN TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP 
 I.Mục đích yêu cầu:
 _ Học sinh biết tổ chức cuộc họp tổ . Cụ thể :
 _ Xác định được rõ nội dung cuộc họp 
 _ Tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học 
	II.Hoạt động lên lớp:
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ :Một học sinh kể lại câu chuyện:Dại gì mà đổi, 2 học sinh đọc bức điện báo gửi gia đình 
 3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
­Giới thiệu bài:Các em đã đọc truyện :Cuộc họp của chữ viết, đã biết các chữ cái và dấu câu tổ chức cuộc họp như thế nào.Tiết hôm nay các em sẽ tập tổ chức cuộc họp theo đơn vị tổ.
­Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập . 
a) Giáo viên giúp học sinh xác định yêu cầu của bài. 
_ Giáo viên hỏi :Bài:Cuộc họp của chữ viết đã cho các em biết : Để tổ chức một cuộc họp , các em phải chú ý những gì ? 
+Phải xác định rõ nội dung họp bàn về vấn đề gì.Có thể là giúp nhau học tập, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20-11, trang trí lớp học, giữ vệ sinh chung, có thể là những vấn đề khác. 
b)Từng tổ làm việc 
_ Giáo viên yêu cầu học sinh ngồi theo đơn vị tổ ­Hoạt động 2 : Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp 
_Từng tổ thi tổ chức cuộc họp.Cả lớp và giáo viên bình chọn tổ họp có hiệu quả nhất:Tổ trưởng điều khiển cuộc họp đàng hoàng, tự tin ; các thành viên phát biểu ý kiến tốt . 
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài .
_ Một học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý nội dung họp . Cả lớp đọc thầm .
_ Học sinh phát biểu ý kiến.
_Một học sinh nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp.Các tổ bàn bạc dưới sự điều khiển của tổ trưởng để chọn nội dung họp
_ Học sinh bình chọn tổ họp có hiệu quả tốt.
4.Củng cố:_Giáo viên khen ngợi các cá nhân và tổ làm tốt bài tập thực hành . 
 _Nhắc học sinh cần có ý thức rèn luyện khả năng tổ chức cuôc học. Đây là năng lực cần có từ tuổi học sinh , càng cần khi các em trở thành người lớn 
5.Dặn dò: 
TOÁN TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ
 I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức :Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số .Áp dụng để giải bài toán có lời văn
 2.Kĩ năng : Rèn giải toán đơn về một phần mấy của một số 
3.Thái độ :Cẩn thận và chính xác trong học toán 
 II.Hoạt động lên lớp:
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
­Giới thiệu bài:Tiết này, các em sẽ tìm hiểu về: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số. 
­Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm các phần bằng nhau của một số .
_Giáo viên nêu bài toán .
­Hoạt động 2 : Luyện tập thực hành 
(Phương pháp đàm thoại,luyện tập thực hành)
+Bài 1:Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu học sinh làm bài 
_Yêu cầu học sinh giải thích về các số cần điền bằng phép tính 
_Học sinh nhận xét và chữa bài.
Bài 2
_Cả lớp nhận xét và chữa bài 
 _ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài .
_ Học sinh đọc lại đề toán . 
_ Chị có tất cả 12 cái kẹo 
_Ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau,sau đó lấy đi một phần 
_ Mỗi phần được 4 cái kẹo 
_Ta thực hiện phép chia12 : 3 =4 
_ Ta lấy 12 chia cho 3, thương tìm được trong phép chia này chính là 1/3 của 12 cái kẹo 
_1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở nháp. 
 Bài giải 
 Chị cho em số kẹo là 
 12 : 3 = 4 ( cái kẹo )
 Đáp số : 4 cái kẹo 
_ Nếu chị cho em ½ số kẹo thì em nhận được số kẹo là 
12 : 2 = 6 ( cái kẹo )
_ Nếu chị cho em ¼ số kẹo thì em nhận được số keọ là:
12 : 4 = 3 ( cái kẹo )
_Muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần 
 4.Củng cố :_Giáo viên hỏi lại qui tắc cách tìm một trong các phần bằng nhau.
 5.Dặn dò: _Bài nhà:Về luyện thêm tìm một trong các phần bằng nhau của một số 
THỦ CÔNG GẤP, CẮT, DÁN, NGÔI SAO NĂM CÁNH
VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG
I.Mục đích yêu cầu :
 _ Học sinh biết cách gấp, cắt , dán ngôi sao năm cánh .
 _Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng qui trình kĩ thuật .
 _Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán . 
II.Hoạt động lên lớp:
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập 
 3.Bài mới: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
­Giới thiệu :Tiết hôm nay,các em gấp, cắt dán ngôi sao năm cánh và hình thành lá cờ đỏ sao vàng.
­Hoạt động 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
(Phương pháp trực quan,quan sát,đàm thoại,giảng giải).
_ Giáo viên giới thiệu mẫu lá cờ đỏ sao vàng được cắt , dán từ giấy thủ công và đặt câu hỏi :
_Lá cờ hình gì ? màu gì ? trên ngôi sao có màu gì?
_Ngôi sao vàng có 5 cánh như thế nào?
_Ngôi sao được dán ở đâu và dán như thế nào ? 
_Gợi ý cho học sinh nhận xét tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của lá cờ và kích thước ngôi sao để học sinh có thể cắt dán nhiều ngôi sao có kích thước khác . 
­Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn mẫu 
(Phương pháp trực quan,quan sát,đàm thoại) 
+Bước 1 : Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh .
_Giáo viên lấy giấy thủ công màu vàng hướng dẫn học sinh gấp ngôi sao năm cánh.
+Bước 2 : Cắt ngôi sao vàng 5 cánh . 
+Bước 3 : Dán ngôi sao vàng 5 cánh vào tờ giấy mầu đò đề được lá cờ đỏ sao vàng .
_ Giáo viên cho học sinh nhắc lại các thao tác gấp , dán ngôi sao 5 cánh .
_ Giáo viên hướng dẫn học sinh tập gấp , cắt , dán ngôi sao vàng 5 cánh
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài .
_Lá cờ hình chữ nhật , màu đỏ , sao vàng .
_Năm cánh bằng nhau .
_Ngôi sao được dán ở chính giữa hình chữ nhật màu đỏ một cánh của ngôi sao hướng thẳng lên trời 
_ Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài lá cờ . Đoạn thẳng nối hai đỉnh của hai cánh ngôi sao đối diện nhau có độ dài bằng ½ chiều rộng hoặc bằng 1/3 chiều dài lá cờ .
_Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu 
_Học sinh nhắc lại các thao tác gấp , dán ngôi sao 5 cánh 
_Học sinh tập gấp , cắt , dán ngôi sao vàng 5 cánh
 4.Củng cố :_Học sinh nhắc lại cách gấp, cắt, dán ngôi sao
 5.Dặn dò: 
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
 I.Mục đích yêu cầu : Sau bài học học sinh biết :
 _ Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng
 _ Giải thích tại sao hằng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước 
 II.Hoạt động lên lớp:
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ : 
 *Giáo viên hỏi:_ Nguyên nhân nào gây ra bệnh thấp tim ?
 _Ta cần phải làm gì để đề phòng bệnh thấp tim ? 
 3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
­Giới thiệu bài:Giáo viên nói: Cơ quan tạo ra nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài là cơ quan bài tiết nước tiểu . Giáo viên nêu đầu bài 
­Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận *Mục tiêu : Kể được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng cách tiến hành 
+Bước 1 : Làm việc theo cặp 
_ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh cùng quan sát hình 1 trang 22 SGK và chỉ đâu là thận , đâu là ống dẫn nước tiểu +Bước 2 : Làm việc cả lớp 
_ Giáo viên treo hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng và yêu cầu một vài học sinh lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu 
+Kết luận:Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận , hai ống dẫn nước tiểu , bọng đái và ống đái 
­Hoạt động 2 : Thảo luận 
+Bước 1 : Làm việc cá nhân 
_ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình , đọc các câu hỏi và trả lời của các bạn trong hình 2 trang 23 SGK 
+Bước 2 : Làm việc theo nhóm
_ Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm tập đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi có liên quan đến chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu 
+ Nước tiểu được tạo thành ở đâu ?
+Trong nước tiểu có chất gì ?
+ Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào ?
+ Trước khi thải ra ngoài , nước tiểu được chứa ở đâu ?
+ Nước tiểu được thải ra ngoài bằng con đường nào ?
+ Mỗi ngày mỗi người thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu ?
_Giáo viên tuyên dương nhóm nào nghĩ ra được nhiều câu hỏi đồng thời trả lời được các câu hỏi của nhóm bạn 
*Kết luận:Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu 
_Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bọng đái 
_ Bọng đái có chức năng chứa nước tiểu 
_Ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bọng đái ra ngoài 
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
_ Học sinh quan sát hình và trả lời .
_ Học sinh quan sát tranh và chỉ các bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu .
 Học sinh quan sát hình 2 / 23 đọc câu hỏi và trả lời .
_Học sinh hoạt động theo nhóm 
_ Học sinh các nhóm tham gia đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi .
 4.Củng cố :_Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng, vừa chỉ vào sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu vừa nói tóm tắt lại hoạt động của cơ quan này
 5.Dăn dò: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5.doc