Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Làm quen với “Bài toán giả bằng hai bước tính”.

- Ôn tập: phương pháp (bốn bước) để gải bài toán có lời văn.

- Vận dụng giải và trình bày bài giải.

2. Năng lực chú trọng: tu duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, giả quyết vấn đề toán học.

3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống , Tiếng Việt.

 Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm , nhân ái , yêu nước .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: các thẻ từ có viết bốn bước giải toán ( cho hoạt động khởi động) ; 23 khối lập phương; bảng phụ vẽ tóm tắt và ghi bước giải của luyện tập 3.

- HS: 12 khối lập phương.

 

docx 47 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 5 LỚP 3C
 NĂM HỌC: 2022- 2023 
****************************
 Thứ
Ngày
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Hai
03/10
Chiều
1
TV (tiết 1)
Gió sông hương (Tiết 1)
2
TV (tiết 2)
Gió sông hương (Tiết 2)
3
Toán
Xem đồng hồ (Tiết 2)
4
Mĩ thuật
GV chuyên
5
SHĐT
Chủ điểm: Tôn sư trọng đạo, hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Ba
04/10
Chiều
1
TV (tiết 3)
Gió sông hương (Tiết 3) Ôn chữ hoa D, Đ
2
Tiếng Anh
GV chuyên
3
Tiếng Anh
GV chuyên
4
Âm nhạc
GV chuyên
5
Toán
Giải bài toán bằng hai bước tính (Tiết 1)
Tư
05/10
Chiều
1
TV (tiết 4)
Gió sông hương (Tiết 4) MRVT: Trẻ em
2
TV (tiết 5)
Triển lãm thiếu nhi với 5 điều bác hồ dạy 
(Tiết 1)
3
Toán
Giải bài toán bằng hai bước tính (Tiết 2)
4
Thể dục
GV chuyên
5
HĐTN
Chủ đề 2: an toàn trong cuộc sống (tiết 2) tham gia chương trình “An toàn trong cuộc sống”.
Năm
06/10
Chiều
1
Đạo đức
Em ham học hỏi (tiết 1)
2
TV (tiết 6)
Triển lãm thiếu nhi với 5 điều bác hồ dạy 
(Tiết 2)
3
Toán
Làm quen với biểu thức
4
TNXH
Ôn tập chủ đề gia đình (tiết 2)
5
HĐTN
Chủ đề 2: an toàn trong cuộc sống (tiết 2)
Sáu
07/10
Chiều
1
TV (tiết 7)
Triển lãm thiếu nhi với 5 điều bác hồ dạy 
(Tiết 2)
2
Toán
Tính giá trị của biểu thức
3
TNXH
Ôn tập chủ đề gia đình (tiết 2)
4
5
SHL (HĐTN)
Chủ đề 2: an toàn trong cuộc sống (tiết 3)
 Giáo viên chủ nhiệm
TUẦN 5: Thứ hai, ngày 03 tháng 10 năm 2022 
TIẾNG VIỆT 
GIÓ SÔNG HƯƠNG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Sau bài học, HS sẽ:
- Biết giới thiệu bản thân với một người bạn mới quen; nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiểu được nội dung bài đọc: Uyên yêu mến và tự hào về quê hương mình. Em mạnh dạn, tự tin giới thiệu về quê hương với cô giáo và những người bạn bằng giọng ngọt ngào, truyền cảm.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất yêu nước: HS thêm yêu quê hương, yêu Tổ quốc Việt Nam. 
- Phẩm chất nhân ái: HS biết tôn trọng giọng nói của các vùng miền.
- Phẩm chất chăm chỉ: HS thêm mạnh dạn, tự tin,có ý thức, trách nhiệm, hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động ở nhà, ở trường, ở địa phương.
- Phẩm chất trách nhiệm: HS nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong gia đình, với bạn bè, thầy cô và với những người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Giáo viên: + Bản đồ, tranh ảnh, video clip về thành phố Huế.
 + Thẻ từ, bảng phụ hoặc bài trình chiếu ghi từ khó, câu dài và đoạn “Trường mới.có tiếng thì thầm.”
- Học sinh: + Sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập.
 + HS mang theo sách có truyện về thiếu nhi và Phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Những búp măng non.
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: Giới thiệu về bản thân với bạn.
- GV mời đại diện 2 - 3 cặp chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi để nói về những điều em thấy trong tranh minh hoạ: địa điểm, nhân vật,
- GV gọi 1 - 2 HS nêu điều quan sát được.
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS bắt cặp, trao đổi: HS giới thiệu về tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, sở thích, ước mơ,..
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi: Hình ảnh cầu Tràng Tiền ở thành phố Huế.
- HS nêu điều quan sát được.
- HS lắng nghe.
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)
B.1 Hoạt động Đọc ( 24 phút)
1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)
a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, phân biệt được giọng của nhân vật, hiểu nghĩa từ trong bài. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
a. Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả; giọng cô giáo trìu mến, thân thiện; giọng các bạn vui tươi, thể hiện sự quan tâm; giọng Uyên ngọt ngào; nhấn giọng những từ ngữ chỉ đặc điểm của Huế, chỉ hành động, thái độ của cô giáo và các bạn với Uyên, chỉ cảm xúc của Uyên ở ngôi trường mới,
b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ
- Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu, GV kết hợp hướng dẫn: 
+ Cách đọc từ khó: rợp, bối rối, xúm, rụt rè...
+ Giải nghĩa từ khó: Cồn Hến, núi Ngự Bình (như SGK); Lê Lợi (1385 - 1433, là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo. ông được coi là vị vua huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với nhân dân. Tên ông được chọn đặt cho một con đường ở Huế.
c. Luyện đọc đoạn
- Chia đoạn: Bài chia 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu...Huế xưa...
+ Đoạn 2: Trường mới...tròn xoe.
+ Đoạn 3: Giờ Tiếng Việt...nhẹ lướt mái chèo.
+ Đoạn 4: Lớp học...hết bài.
- Luyện đọc câu dài: GV hướng dẫn cách ngắt, nghỉ hơi ở một số câu dài: Em nhớ ngôi nhà nhỏ bên Cồn Hến/và con đường Lê Lợi rợp bóng cây.//; Cô giáo nhìn em khích lệ,/Uyên ngập ngừng/rồi cất giọng dịu dàng/đọc một đoạn trong bài Mời bạn về thăm xứ Huế/của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng://
- GV gọi 1 - 2 HS đứng dậy luyện đọc câu dài - Luyện đọc từng đoạn:
- GV yêu cầu HS đọc đoạn (2 lượt).
d. Luyện đọc cả bài:
- Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài.
- HS lắng nghe GV đọc bài.
- HS luyện đọc câu nhóm đôi. 
- HS đọc lại từ khó.
- HS lắng nghe GV đọc câu dài.
- HS luyện đọc câu dài.
- HS đọc đoạn.
- 1 HS đọc cả bài.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút)
a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Uyên yêu mến và tự hào về quê hương mình. Em mạnh dạn, tự tin giới thiệu về quê hương với cô giáo và những người bạn bằng giọng ngọt ngào, truyền cảm.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- GV yêu cầu học sinh đọc thầm bài tập đọc, thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4.
- GV mời đại diện nhóm lên trình bày câu trả lời.
Câu 1: Trường mới của Nhã Uyên ở đâu?
Câu 2: Đến nơi ở mới, Uyên nhớ những gì ở Huế?
Câu 3: Giọng của Nhã Uyên được tả bằng những từ ngữ nào? 
Câu 4: Vì sao lớp học hôm ấy như có gió sông Hương thổi tới?
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học.
- GV cùng HS nhận xét, chốt nội dung: Uyên yêu mến và tự hào về quê hương mình. Em mạnh dạn, tự tin giới thiệu về quê hương với cô giáo và những người bạn bằng giọng ngọt ngào, truyền cảm.
- Gọi 2 HS đọc lại nội dung bài.
- HS chia nhóm, thảo luận tìm câu trả lời.
- Các nhóm cử đại diện trả lòi.
- Trường mới của Nhã Uyên ở Hà Nội.
- Uyên nhớ ngôi nhà nhỏ bên Cồn Hến và con đường Lê Lợi rợp bóng cây. Uyên nhớ mỗi sáng đến lớp, gió sông Hương nhẹ đùa mái tóc. Mẹ vừa đưa Uyên đến trường vừa kể chuyện Huế xưa...
- Giọng của Nhã Uyên được tả bằng những từ: ngọt ngào, dịu dàng.
- Lớp học hôm ấy như có gió sông Hương thổi tới vì Uyên đã mang giọng nói quê hương sâu lắng ra Thủ đô thân thương...
- HS nêu nội dung bài.
- 2 HS đọc lại nội dung.
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi để nói về đặc điểm của một bạn mà em yêu mến.
- GV gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV cùng HS nhận xét cách trình bày của HS.
- Chuẩn bị: Dặn HS về nhà (hoặc thư viện lớp, thư viện trường,...) tìm đọc một truyện về thiếu nhi, viết những điều em thấy thú vị sau khi đọc truyện: tên truyện, tên tác giả, những thông tin về nhân vật (tên, đặc điểm),chuẩn bị cho tiết 2.
- Nhận xét chung về tiết học.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Một số HS nói về người bạn yêu mến. VD: Em và Phương Hằng là những người bạn thân thiết. Hằng là một cô bạn dễ thương. Dáng người của bạn khá nhỏ nhắn. Khuôn mặt trái xoan rất xinh xắn. Làn da trắng hồng tươi tắn. Mái tóc đen dài được buộc gọn gàng. Đôi mắt to và tròn và sáng rõ. Chiếc má lúm đồng tiền khiến bạn càng thêm duyên dáng. Giọng nói của bạn nhẹ nhàng. Hằng dễ gần lại vui tính. Hằng còn rất khéo léo. Ở nhà, bạn thường giúp đỡ mẹ nấu cơm. Em cảm thấy bạn rất chăm chỉ và siêng năng. Em mong rằng sẽ luôn là bạn tốt của Hằng.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT 
GIÓ SÔNG HƯƠNG (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc phân biệt được lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp.
- Tìm đọc một truyện về thiếu nhi, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn về đặc điểm của một nhân vật em thích trong truyện.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất yêu nước: HS thêm yêu quê hương, yêu Tổ quốc Việt Nam. 
- Phẩm chất nhân ái: HS biết tôn trọng giọng nói của các vùng miền.
- Phẩm chất chăm chỉ: HS thêm mạnh ... nh bày như sau ( GV viết trên bảng lớp):
 14 – 5 + 3 = 9 + 3
 = 12
Lưu ý, cũng có thể trình bày như sau:
14 – 5 + 3
=9 + 3
= 12
+ Lúc này trong hồ có bao nhiêu con vịt? 
- Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.
(Có thể nói ngắn gọn: Nếu chỉ có cộng, trừ, tính từ trái sang phải.)
Hình thành quy tắc tính giá trị của biểu thức chỉ có phép tính nhân , chia.
GV dẫn dắt các em viết biểu thức.
- HS quan sát hình ảnh giữa trang sách.
+ Có tất cả bao nhiêu con vịt? 
+ Người ta xếp đều 10 con vịt vào mấy hộp? 
+ Cô / Thầy lấy 3 hộp
- GV : Để tính số con vịt mà Cô/ Thầy đã lấy đi, ta tính giá trị của biểu thức 10 : 5 x 3.
- GV giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính, chính xác hóa nội dung HS đã được học ở lớp 2 (vừa nói vừa viết lên bảng):
Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia
Thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- GV hướng dẫn tính giá trị của biểu thức và cách trình bày.
10 : 5 x 3
+ Biểu thức này có mấy dấu phép tính? 
+ Ta tính theo thứ tự nào?
+ Trình bày như sau (GV viết trên bảng lớp, HS viết trên bảng con):
10 : 5 x 3 = 2 x 3
 = 6
Lưu ý, cũng có thể trình bày như sau
10 : 5 x 3
= 2 x 3
= 6
+ Yêu cầu HS nói: 6 là giá trị của biểu thức 10 : 5 x 3.
+ Cô / Thầy lấy đi bao nhiêu con vịt? 
- Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.
(Có thể nói ngắn gọn: nếu chỉ có nhân, chia, tính từ trái sang phải.)
- HS theo dõi, quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi, trả lời.
- Hai dấu phép tính: trừ và cộng.
- Trừ trước cộng sau.
- HS viết lên bảng con
- HS theo dõi.
+ HS nói: 12 là giá trị của biểu thức 14 – 5 + 3.
- 12 con vịt. 
- HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS viết trên bảng con: 10
- HS viết tiếp : 10 : 5
- HS viết tiếp: 10 : 5 x 3
- HS lăng nghe, ghi nhớ.
- HS theo dõi và trả lời.
- Hai dấu phép tính: chia và nhân.
- Ta tính chia trước, nhân sau.
- HS viết trên bảng con.
10 : 5 x 3 = 2 x 3
 = 6
- HS nói: 6 là giá trị của biểu thức 10 : 5 x 3.
- 6 con vịt.
- HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học bằng cách giải bài tập
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, cá nhân.
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu, thực hiện cá nhân rồi rồi chia sẻ nhóm đôi.
- Khi sữa bài, HS trình bày thứ tự thực hiện các phép tính.
Ví dụ:
a. 82 + 13 – 76 (có hai phép tính cộng và trừ, ta tính 82 + 13 trước)
= 95 - 76
= 19
Nói: giá trị của biểu thức 82+13-76 là 19.
Bài 2: 
- HS nhóm đôi đọc kĩ đề bài, xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán.
- HD HS tìm cách giải.
+ Tìm khối lượng thùng sơn đỏ và 1 thùng sơn xanh
-> Phải tìm khối lượng 4 thùng đỏ
-> 2 kg được lấy 4 lần
->2 x 4 = 8
+ 4 thùng sơn đỏ và 1 thùng sơn xanh 
-> Gộp 8 kg và 5 kg 
-> 8 + 5 = 13
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Sửa bài: HS trình bày và giải thích cách làm.
- HS đọc yêu cầu , xác định việc phải làm.
- HS thực hiện cá nhân.
- HS trình bày.
- HS tìm hiểu đề bài: nhận xét yêu cầu.
- HS tìm cách thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS làm bài cá nhân.
Bài giải
2 x 4 = 8
4 thùng sơn đỏ nặng 8 kg.
8+5=13
4 thùng sơn đỏ và 1 thùng sơn xanh nặng 13 kg.
- HS lắng nghe.
* Hoạt động nối tiếp: (... phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, hỏi đáp, cả lớp.
- Gọi HS nói thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức:
+ Chỉ có các phép tính cộng, trừ.
+ Chỉ có các phép tính nhân, chia.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết học sau: Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe, tiếp thu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức:
- Sau bài học, HS củng cố và đánh giá được một số kiến thức, kĩ năng của chủ đề Gia đình.
2. Năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- GV: Các hình trong bài 5 SGK. 
	 - HS: SGK, VBT, Một tranh vẽ hoặc ảnh chụp (về việc mọi người nơi em ở cùng nhau tham gia vệ sinh quanh nhà), bìa cứng, bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
A. Hoạt động khởi động: 
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nhớ lại kiến thức đã học chủ đề Gia đình
Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh tay?” 
- GV phổ biến luật chơi: GV sẽ chiếu nhanh hình ảnh các chất, vật dụng. HS quan sát ghi nhanh tên các chất, vật dụng có thể gây cháy khi ở nhà 
- GV dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.
B. Khám phá:
* Hoạt động 1: Chia sẻ những việc làm giúp phòng cháy khi ở nhà
Mục tiêu: HS củng cố, ôn tập kiến thức về phỏng tránh hoả hoạn khi ở nhà
Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 24, trả lời câu hỏi:
Em và các thành viên trong gia đình đã làm những việc nào dưới đây để phòng cháy khi
ở nhả?
Hình 1: Không cắm nhiều thiết bị điện chung một ổ cắm điện.
Hình 2: Khoá van binh ga sau khi đun nấu.
Hình 3: Không để dây điện gần bếp ga
Hình 4: Tắt các thiết bị điện khi không sử
dụng.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ thêm em và gia đình đã làm để phỏng cháy?
- GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận
* Kết luận: Chúng ta cần cảnh giác và thực hiện thường xuyên những việc làm để phòng tránh hỏa hoạn.
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: HS củng cố, ôn tập kiến thức về giữ vệ sinh xung quanh nhà.
Cách tiến hành:
 - GV chia lớp thành các nhóm có 4 HS, yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 24
và nêu nội dung các bước thực hiện
+ Chuẩn bị: Một tranh vẽ hoặc ảnh chụp (về việc mọi người nơi em ở cùng nhau tham gia vệ sinh quanh nhà), bìa cứng, bút màu.
+ Thực hiện: Dán tranh, ảnh lên tờ bìa hoặc viết lại những hoạt động đã diễn ra.
+ Trang trí bản tin.
- Các nhóm thực hành làm bản tin khu dân cư. GV quan sát, hỗ trợ các nhóm
- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ bản tin trước lớp.
- GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.
* Kết luận: Tất cả người dân trong khu phố đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm giữ gìn vệ sinh xung quanh nơi ở. Việc giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà góp phần xây dựng cảnh quan sạch, đẹp và bảo vệ môi trường.
Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối sau bài học.
Mục tiêu: Củng cố kiến thức, dặn dò
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS về giới thiệu bản tin đến người thân trong gia đình, người dân trong khu phố (nếu có thể) và cùng các thành viên trong gia đình thực hiện việc làm vệ sinh xung quanh khu phố.
- Cả lớp quan sát, chơi theo luật
- HS quan sát tranh, tìm câu trả lời
Những việc làm em và các thành viên trong gia đình đã làm để phòng cháy khi ở nhà:
+ Khóa van bình ga sau khi đun nấu.
+ Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
- HS lắng nghe GV 
- HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình.
- HS thực hành 
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày 
- HS nghe GV nhận xét, kết luận.
- HS lắng nghe GV.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS nhận rõ ưu khuyết điểm cảu bản thân, của tổ mình và cảu cả lớp.
- HS biết công việc phải làm cảu tuần tới.
- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập, thực hiện tốt nề nếp. Thực hiện tốt việc vệ sinh an toàn thực phẩm và có trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông an toàn.
1. Phẩm chất
- Phẩm chất Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và có trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông an toàn.
2. Năng lực:
* Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi về nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thảo luận về việc tham gia giao thông an toàn; biết giữ an toàn trong lao động.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xử lí những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.
* Năng lực đặc thù: 
- NL thích ứng với cuộc sống: phòng tránh những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thức phẩm và thực hiện những việc làm đảm bảo an toàn trong ăn uống.
 	- NL thiết kế và tổ chức: Tuyên truyền về an toàn thực phẩm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phần thưởng
- HS chuẩn bị: vở ghi chép báo cáo của tổ, của lớp.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
* Khởi động: HS hát.
1. Hoạt động 1: Tổng kết, đánh giá: 
* Mục tiêu: Ổn định nề nếp lớp.Tổng kết tuần 5 
Các tổ trưởng báo cáo, nhận xét:
 	 - Nhận xét, đánh giá từng thành viên trong nhóm. 	
* Lớp trưởng nhận xét, đánh giá:
+ Ưu điểm, tồn tại :
 * GV nhận xét chung
Ưu điểm, tồn tại :
Ưu điểm: 
Tồn tại:
 2. Biện pháp:.
 3. Tuyên dương: ..
 4. GV giáo dục HS trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và chập hành tốt nội quy quy định khi tham gia giao thông
Hoạt động 2: Phương hướng hoạt động tuần 6
 * MT: HS nắm và thực hiện tốt nội dung kế hoạch hoạt động tuần 6.
 - Tiếp tục thực hiện tốt nội quy, nề nếp lớp.
 - Thi đua học tập tốt.
 * Tổng kết - đánh gía
- HS hát
- Các tổ trưởng, lớp trưởng, các lớp phó báo cáo. 
- Lớp chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS lắng nghe và thực hiện trong tuần tới
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_05_nam_hoc_2022_2023_giao_vien_n.docx