Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột mới)

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột mới)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Hiểu được ý nghĩa của hoạt động kết nối nhà trường với xã hội và tích cực tham gia vào những hoạt động có ý nghĩa này

- Tích cực, có trách nhiệm khi tham gia hoạt động kết nối trường học với cộng đồng.

- Có ý thức tuyên truyền, vận động các bạn cùng tham gia.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý, đùm bọc và giúp dỡ những người có hoàn cảnh khó khan hơn mình

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

docx 52 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2022-2023 (Bản 2 cột mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ Hai, ngày 11 tháng 10 năm 2022
TOÁN
CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA
Bài 12: BẢNG NHÂN 9, BẢNG CHA 9 (T3) – Trang 38
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Sử dụng được bảng nhân, bảng chia để tính được các phép tính nhận, chia trong bảng đã học. Củng cố các phép nhân, chia trong bảng vào giải một số bài tập, bài toán thực tế có liên quan.
- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học và năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV sủ dụng kĩ thuật tia chớp để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia tích cực: Mỗi HS nêu nhanh 1 phép tính nhân, chia trong các bảng nhân chia đã học.
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập:
Bài 1: (38)
 a, Giới thiệu bảng nhân
- GV yêu cầu HS quan sát vào bảng nhân, chia.
- GV cho HS nhận xét dãy số
- GV HD cách sử dụng bảng nhân, chia.
b, Dựa vào bảng nhân, chia hãy tính.
4 x 6
7 x 8
15 : 3
40 : 5
- Yêu cầu HS làm ra bảng con
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, hỏi HS cách làm
Bài 2: (38) Số? (Hoạt động cá nhân)
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
Thừa số
7
9
8
Thừa số
6
5
7
Tích
42
?
?
Số bị chia
54
48
63
Số chia
6
8
9
Thương
9
?
?
- GV hỏi HS cách làm
- GV nhận xét
Bài 3: (38)
-GV yêu cầu HS đọc bài
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài ra vở ô li
- Nhận xét, tuyên dương
Bài 4: (38)
- Yêu cầu HS đọc bài
- GV hướng dẫn HS cách làm
+ 18 là tích của hai số nào? 
- Nhận xét, tuyên dương
-HS đọc thầm yêu cầu
- HS quan sát
-HS theo dõi
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài
4 x 6 = 24 7 x 8 = 56
15 : 3 = 5 40 : 5 = 8
-HS đọc thầm yêu cầu
- HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng phụ
Thừa số
7
9
8
Thừa số
6
5
7
Tích
42
45
56
Số bị chia
54
48
63
Số chia
6
8
9
Thương
9
6
7
-HS nêu
- HS đọc thầm bài
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Mỗi túi có 5 quả cam và 3 quả táo.
- HS trả lời: Hỏi 4 túi như vậy có bao nhiêu quả táo?
- HS làm bài
Bài giải
Số quả cam trong mỗi túi là:
5 x 4 = 20 (quả)
Số quả táo trong mỗi túi là:
3 x 4 = 12 (quả)
 Đáp số: 20 quả cam
 12 quả táo
- HS đọc thầm yêu cầu
- HS theo dõi
- HS trả lời: 18 = 1 x 18 = 2 x 9 = 3 x 6
- HS làm bài:
 Vì 2 > 1; 3 > 1; 6 > 1; 9 > 1 nên ta tìm được hai số là 2 và 9 hoặc 3 và 6. Vậy hai số tìm được là 2 và 9 hoặc 3 và 6
3. Vận dụng.
- GV sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút để giúp HS củng cố lại kiến thức.
- Nhận xét, tuyên dương
- GV dặn dò về nhà học thuộc bài.
- HS lắng nghe và thực hiện
-Mỗi HS đọc nhanh các phép trong bảng nhân, chia đã học
- Lắng nghe
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NIỀM VUI VỦA EM
Bài đọc3: CHÚ GẤU MI - SA (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
- HS đọc trôi chảy toàn bài. 
- Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS dễ viết sai. 
- Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các câu.
-Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài, trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Hiểu ý nghĩa của bài đọc: Gấu bông Mi-sa tốt bụng, nhân hậu. Chú bỏ đi vì cô chủkhông quý trọng đồ chơi nhưng lại quyết định ở lại nhà cậu bé nghèo đang ốm vìmuốn mang lại niềm vui cho cậu bé vào ngày Giáng sinh.
- HS nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật; biết đặt câu với các từ ngữ đó.
1.2. Phát triển năng lực văn học:
- Biết bày tỏ sự yêu thích với nhân vật và hành động đẹp của nhân vật.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
-Phẩm chất nhân ái: Biết thương người, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- GV đặt câu hỏi về những đồ chơi ở nhà mà HS yêu thích. 
- GV cho HS quan sát tranh minh họa:
+ Trong hình em thấy những gì?
+ Em hãy dự đoán xem chú gấu bông này đang thực hiện công việc gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe, nêu ý kiến.
VD: Gấu bông, ô tô đồ chơi, búp bê, ...
- HS quan sát tranh.
+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV hướng dẫn HS đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu  rồi bỏ đi.
+ Đoạn 2: Chú đi mãi  mỗi nhà một thứ đồ chơi.
+ Đoạn 3: Còn lại
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: chạc cây,leng keng, tuần lộc,túp lều, rền rĩ,
-Luyện đọc câu: 
Nhưng không may, / ông già Nô-en bị ốm / nên chỉ có tuần lộc / vừa kéo xe/ vừa phát quà. //
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 6.
- GV nhận xét các nhóm, tuyên dương.
* Hoạt động 2: Đọc hiểu.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong SGK. GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giúp đỡ HS còn lúng túng, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Vì sao chú gấu bông Mi-sa bỏ nhà ra đi?
+ Câu 2: Gặp tuần lộc đêm Giáng sinh, gấu bông giúp tuần lộc làm việc gì?
+ Câu 3: Đến túp lều có cậu bé đang ốm, không còn đồ chơi để phát, Mi-sa đã làm gì?
+ Câu 4: Em có nhận xét gì về chú gấu bông Mi-sa?
 GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung của bài: Gấu bông Mi-sa tốt bụng, nhân hậu. Chú bỏ đi vì cô chủ không quý trọng đồ chơi nhưng lại quyết định ở lại nhà cậu bé nghèo đang ốm vì muốn mang lại niềm vui cho cậu bé vào ngày Giáng sinh.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc câu.
- HS luyện đọc theo nhóm 6.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Chú gấu bông Mi-sa bỏ nhà ra đi vì cô chủ cư xử không thân thiện: túm lấy chú, bỏ vào nhà kho, khiến chú tủi thân.
+ Gặp tuần lộc đêm Giáng sinh, gấu bông cùng đi phát quà với tuần lộc.
+ Đến túp lều có một cậu bé đang ốm nhưng túi đồ chơi chẳng còn gì, Mi-sa bước vào lều. Chú ngồi lên chiếc ủng, trở thành quà Giáng sinh tặng cậu bé đang ốm.
+ HS nêu ý kiến.
VD: Mi-sa rất thương người, sẵn sàng giúp mọi người. /Mi-sa rất thương cậu bé nghèo bị ốm lại không được nhận quà Giáng sinh. / Gấu bông Mi-sa rất tốt bụng, nhân hậu. /...
- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
 2-3 HS nêu lại.
3. Hoạt động luyện tập
3.1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV chia lớp làm 3 nhóm, nêu tên Trò chơi: Ai nhanh tay hơn? và phát cho mỗi nhóm một bộ thẻ 12 tấm (ghi 12 từ ngữ), 3 ô vuông ( nhóm từ: Quà Giáng sinh, Vật đựng quà, Nhân vật đi phát quà).
- GV phổ biến luật chơi: Mỗi nhóm cử 6 thành viên đại diện thi tiếp sức, xếp nhanh 12 từ vào 3 nhóm thích hợp. Nhóm nào nhanh và chính xác nhất, nhóm đó giành chiến thắng.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án.
Chú ý: 
+ Bít tất và ủng thường được dùng làm túi đựng quà nhưng cũng có thể làm quà tặng.
+ Gấu bông thưởng là quà tặng nhưng trong câu chuyện này, chú vừa lànhân vật đi phát quà, vừa tự nguyện trở thành quà tặng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Tổ chức cho HS đọc đồng thanh các từ sau khi đã sắp xếp hợp lý.
3.2. Nói tên món quà em mong được tặng vào dịp Tết hoặc sinh nhật.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Em có thường được tặng quà vào dịp Tết hoặc sinh nhật không?
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi: Nói cho bạn nghe về món quà mình mong được tặng vào dịp Tết hoặc sinh nhật.
- GV mời các nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, gợi ý một số món quà: búp bê, ô tô, truyện, kẹo sô cô la, hộp chì màu, siêu nhân, rô bốt, lợn đất, bóng đá, 
- Vào dịp sinh nhật của mình, em có được nhận những món quà mà mình yêu thích không? 
- Hãy nêu cảm nghĩ của mình khi được nhận món quà mình yêu thích trong dịp sinh nhật? (nếu có)
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS chia nhóm theo sự phân công của GV. Sau đó nhận thẻ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS chơi trò chơi, nhận xét.
+ Quà Giáng sinh: gối ôm, mũ len, đồng hồ, đồ chơi, bít tất, bánh kẹo, truyện, Mi-sa, quần áo, ủng.
+ Vật đựng quà: ủng, bít tất.
+ Nhân vật đi phát quà: Ông già Nô-en, tuần lộc, Mi-sa.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại các từ.
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- HS hoạt động nhóm đôi.
- Một số nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- HS nêu cảm nhận. 
VD: vui vẻ, hào hứng, thích thú,...
4. Vận dụng.
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát video cảnh một số em nhỏ (Việt Nam/thế giới) được nhận quà nhân dịp Giáng sinh.
- Nhắc nhở các em cần biết giữ gìn, trân trọng những món quà đó.
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Góc sáng tạo: Chuyện của em.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát video.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
TUẦN 6
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC 
Bài 5: HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI VỚI CỘNG ĐỒNG (T2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Hiểu được ý nghĩa của hoạt động kết nối nhà trường với xã hội và tích cực tham gia vào những hoạt động có ý nghĩa này
- Tích cực, có trách nhiệm khi tham gia hoạt động kết nối trường học với cộng đồng.
-  ... g lực chung:
Tự chủ và tự học:Tự xem trước cách thự chiện động tác đi đều, đưng lại trong sách giáokhoa.
Giao tiếp và hợp tác:Biết phân công, hợp tác tron nhóm để thực hiện các động tác và tròc hơi.
Năng lực đặc thù:
NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tậpluyện.
NL vận động cơ bản: Thực hiện được động tác đi đều, đưng lại.
Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện đượcđộng tác đi đều, đưng lại.
Địa điểm – phươngtiện
Địa điểm: Sân trường
Phươngtiện:
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
Phương pháp và hình thức tổ chức dạyhọc
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.
Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theonhóm
Tiến trình dạyhọc
Nội dung
Lượng VĐ
Phương pháp, tổ chức và yêu cầu
T. gian
S. lần
Hoạt động GV
Hoạt động HS
I. Phần mở đầu
5 – 7’
Đội hình nhận lớp
€€€€€€€€
€€€€€€€
€
HS khởi động theo GV.
HS Chơi tròchơi.
HS nghe và quan sát GV
€€€€€€€€
€€€€€€€
€
HS tiếp tục quan sát
Nhận lớp
Gv nhận lớp, thăm
hỏi sức khỏe học sinh
phổ biến nội dung,
yêu cầu giờ học
Khởi động
2x8N
- GV HD học sinh
- Xoay các khớp cổ
khởi động.
tay, cổ chân, vai,
hông, gối,...
- Trò chơi “ Người cuối cùng”
2-3’
- GV hướng dẫn chơi
II. Phần cơ bản:
- Kiến thức.
16-18’
- Họcđộng tác đi đều.
Cho HS quan sát tranh
- GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.
- Hô khẩu lệnh và thực hiện động tác mẫu
- Cho 4 HS thực hiện động tác đi đều.
-GV cùng HS nhận xét, đánh giá tuyên dương
-Luyện tập
Tập đồng loạt
Tập theo tổ nhóm
Thi đua giữa các tổ
Trò chơi “Chạy theo hình tam giác”.
Bài tập PT thểlực:
- Vậndụng:
III.Kếtthúc
- Thả lỏng cơ toàn thân.
3-5’
4- 5’
lần
lần
lần
lần
GV hô - HS tập theo GV.
Gv quan sát, sửa sai choHS.
Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khuvực.
Tiếp tục quan sát, nhắc nhở và sửa sai cho HS
GV tổ chức cho HS thi đua giữa cáctổ.
GV và HS nhận xét đánh giátuyên
dương.
GV nêu têntrò
chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi trò chơi cho HS.
Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạmluật
Cho HS chạy XP cao15m
Yêu cầu HS quan sát tranh trong sách trả lời câu hỏi.
GV hướngdẫn
- Đội hình tập luyện đồng loạt.
€€€€€€€
€€€€€€€
ĐH tập luyện theotổ
€	€
€€	€	€€
€	GV	€
Từng tổ lên thiđua
trình diễn
Chơi theo hướng dẫn
€€€ 
€€€
€
HS chạy kết hợp đi lại hítthở
HS trảlời
HS thực hiện thả lỏng
- Nhận xét, đánh giá chung của buổihọc.
Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà
Xuốnglớp
Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.
VN ôn lại bài và chuẩn bị bàisau.
 ĐH kếtthúc
 €€€€€€€
 €€€€€€€
€
TUẦN 6 TÊN BÀI:CUỐN SỔ NHẮC VIỆC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- HS biết làm được cuốn sổ nhắc việc để ghi chép, bổ sung những hoạt động không có trong thời gian biểu.
2. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
-  Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- HS trải nghiệm :Thực hiện được những việc đã ghi trong sổ nhắc việc
3. Phẩm chất
- Thể hiện được sự khéo léo, thể hiện của bản thân qua sản phẩm tự làm.
- Có thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- tấn giấy bìa màu để làm thẻ từ
- Bìa xanh hay đỏ vài tở giấy A4, keo dán, ghim , kéo để làm sổ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (3-5’)
Mục tiêu: Tạo cảm giác vui tươi, dẫn dắt vào hoạt động khám phá chủ đề
- GVcho HS trao đổi nhóm đôi về những việc cần làm nhưng còn hay quên.
- GV mời 2 HS sắm vai trò chơi đối đáp
- GV hướng dẫn và dẫn dắt câu chuyện cho HS vào tham gia
* Cảnh 1: GV yêu cầu HS tham gia hỏi bạn trả lời và đổi lại
- GV gợi ý đặt câu hỏi
?Theo bạn, bạn còn những việc nào hàng ngày rất cần mà còn hay quên?
+ Vì sao hay quên hoặc không làm?
? Theo bạn muốn khỏi quên mình cần làm như thế nào?
GV:Thực hiện được công việc cần làm không phải dễ dàng. Nếu đó là công việc cần làm chúng ta phải vượt qua lười, ngại khó, không muốn làm để thực hiện bằng được. Còm nếu hay quyên chúng ta có thể khác phục : nhờ người thân nhắc, ghi vào vở giấy
- GV dẫn dắt vào bài và ghi bài bảng
- HS đóng vai trao đổi cặp
- HS thảo luận và chia sẻ kết quả
+
+ Lượi, Ngại Khó, Không muốn làm, quên
+
- HS lắng nghe
- HS quan sát
2. Hoạt động khám phá chủ đề ( 12’): Làm cuốn sổ nhắc việc
- Mục tiêu: 
+ HS làm được cuốn sổ để lấy mẫu cho 1 cách nhắc việc hiệu quả trong các tình huống nhất định để khỏi quên, lưu ý tránh lãng phí.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc SGK
- GV cho HS thảo luận bài theo cặp đôi
- GV đưa ra các tình huống cho HS thảo luận, nêu cách làm
-GV gợi ý cho HS thống nhất cách làm:
+ Gấp đôi tờ bìa
+ Gấp đôi 1 số tờ A4
+ dùng keo dán chạt hay ghim để ghim chặt lại
+ Kẻ tên sổ ghi Sổ Nhắc Việc- họ tên  lớp hoặc dán nhãn vở và ghi
- GV yêu cầu HS thực hiện làm sổ nhắc việc
- GV cho học sinh nêu lựa chọn cách cất giữ và sử dụng sổ
- GV nhận xét, tuyên dương.
=> Kết luận: Cuốn sổ do tự tay mình làm sẽ là người bạn luôn ở bên chúng ta ,nhắc việc cho ta?
- HS đọc yêu cầu bài
- HS thảo luận nhóm đôi.nêu cách làm
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS nhóm nhận xét
- HS lắng nghe
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề (10’)
- Mục tiêu
+Ghi vào sổ những việc cần làm trong tuần.
+ Cách tiến hành:
- GV mời HS cùng đọc viẹc mình cần làm vừa ghi vào sổ
- GV gọi đại diện lên bảng trình bày
- GV nhận xét, tuyên dương.
=> Kết luận: Ngoài những công việc hàng ngày, chúng ta thường có nhiều việc trong tuần. Cả lớp có quyết tâm dùng cuốn sổ hàng ngày, hàng tuần và xem như bạn thân thiết của mình không?
- HS ghi việc cần làm: Ví dự:
Thứ hai kiểm tra môn Toán
Thứ tư làm thiếp chúc mừng sinh nhật Bố 
- HS chia nhóm và thảo luận
- HS chia sẻ trước lớp
- Nhóm nhận xét
4. Cam kết hành động(3-5’)
- Mục tiêu;
+ Làm và thực hiện theo cuốn sổ nhắc việc
- Cách tiến hành:
- GV đề nghị HS về nhà làm cuốn sổ và thực hiện theo những công việc đã ghi trong sổ
? Bài học ngày hôm nay giúp em hiểu thêm điều gì?
? Hãy thảo luận với người thân về việc nên làm cùng gia đình và bổ sung ghi vào sổ
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau.
- HS về nhà thực hiện
- HS trả lời theo ý hiểu của mình
- HS thực hiện
- HS lắng nghe 
****************************************
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 5
SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: LÀM THEO KẾ HOẠCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
* Sơ kết tuần:
- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo :TUẦN 7
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS biết tôn trọng vẻ bên ngoài của mình và mọi người.
* Hoạt động trải nghiệm: 
- HS chia sẻ với bạn kết quả ban đầu của việc dùng sổ nhắc việc
- Khẳng định thêm việc nhận diện được các nét khác biệt của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tivi chiếu bài, sổ nhắc việc đã làm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần.
a. Sơ kết tuần 5:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 5.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 6:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước: Làm việc theo kế hoạch
- GV mời HS chia sẻ theo cặp đôi về kết quả trao đổi cá nhân về những thành công do dùng sổ nhắc việc của mình đem lại.
- GV đưa câu hỏi cho HS trả lời
? Em có thường xuyên dùng số không?
+Em thấy cuón sổ có thực sự nhắc mình nhớ những việc cần làm không?
+ Em có dự định sẽ tiếp tục sử dụng cuốn sổ này ghi lại những việc cần làm và thực hiện nó trong tuần sau và các tuần tiếp theo không?
? Kể lại kết quả việc mình dùng sổ nhắc việc đem lại?
Kết luận: Thói quen dùng sổ nhắc việc rất tốt , nó sẽ giúp mình làm việc có kế hoạch và hắc nhỏ mình không bị quên hay bỏ sót các việc cần làm
b. Hoạt động nhóm: 
dóng vai vở diễn tiểu phẩm chú khỉ đãng trí:
Mục tiêu: HS được nhắc nhở rèn thói quen làm việc có kế hoạch không quên hay bỏ sót công việc.
Tổ chức hoạt động:
- Khỉ mẹ giao việc cho khỉ con hái Táo, Chuối, Hồng.
- GV hướng dẫn HS khi chỉ tới vừơn nào HS đóng vai vườn đó lắc lư rung rung
- GV mời học sinh thực hiện
Gia đình nhà khỉ rất yêu thích hoa quả nên mọi người đều chung tay hái dự trữ sắn hoa quả trong nhà. Buổi sáng trước khi mẹ đi làm nhức khỉ con ra hái táo- mẹ chỉ vào vườn táo= táo rung rung, vườn hồng- hồng riung rung, vườn chuối- chuối rung rung.
Khỉ con mải chơi quên không hái táo- Mẹ phê bình nhắc nhỏ khỉ con, mẹ buồn, nhỉ con buồn
. hôm sau và hôm sau nữa mẹ phân công khỉ con hái chuối và hồng, các em dự đoán khỉ con có quên nữa không, giúp bạn nhắc bạn cách dùng sổ nhắc việc để hoàn thành công việc mẹ giao.
Theo em khỉ con hoàn thành không?có quên nữa không,nẹ và khỉ con có tâm trạng thế nào?
Học sinh thể hiện theo ý mình
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV kết luận: Cuốn sổ là bạn quý
Nhắc việc em hàng ngày
Thời gian không lãng phí
Ghi vào – và làm ngay
3. Cam kết hành động.
- GV khuyến khích HS về nhà thực huện theo sổ nhắc việc, người thân cần có thể làm giúp để tặng người thân
- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cũ cho bài học tuần sau ứng xủ với đồ dùng cũ.
- GV nhận xét tiết học
- GV dặn dò: về chuẩn bị bải 7
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 6.
- HS chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe
+ HS trả lời theo ý hiểu của HS
- HS ngồi theo nhóm.
- HS cùng kiểm tra
- HS thực hiện theo nhóm lớn hay theo tổ: gồm khỉ mẹ, khỉ con, vườn chuối, vườn hồng, vườn táo(do 2,3 học sinh chụm lại)
- HS thực hiện vở diễn, lớp theo dõi, nhận xét bổ sung
- HS đọc ,ghi nhớ và thực hiện.
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_06_nam_hoc_2022_2023_ban_2_cot.docx