Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Tân Xuân 2

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Tân Xuân 2

I. Mục tiêu:

 Chép và trình bày đùng bài chính tả. Làm đúng bài tập 2 (b). Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trống bài tập 3.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài tập 2 (b), bài tập 3.

 

doc 39 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Tân Xuân 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN ND: 23. 9. 2019
Tiết 19 +20 TRAÄN BOÙNG DÖÔÙI LOØNG ÑÖÔØNG
I. MỤC TIÊU: 
A- Tập đọc :
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật ( bác đứng tuổi, Quang) bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung từng đoạn
- Hiểu nghĩa các từ trong bài (cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương ).
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Không chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ quy tắt chung của cộng đồng. ( Trả lời các câu hỏi SGK )
 B- Kể chuyện:
- Rèn kĩ năng nói : Hs biết nhập vai một nhân vật kể lại một đoạn của câu chuyện .
- Rèn kĩ năng nghe.
* KNS: Kiểm soát cảm xúc. Ra quyết định. Đảm nhận trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh minh họa truyện trong SGK
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
 1’
 30’
10’
 8’
 22’
 2’
 1. Kiểm bài cũ: 
-Gọi HS đọc từng đoạn bài TĐ “Nhớ lại buổi đầu đi học” và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.(SGK)
-GV nhận xét – tuyên dương 
2. Bài mới: Tiết 1
a) Giới thiệu chủ điểm Cộng đồng ( nói về quan hệ cá nhân với những người chung quanh và xã hội). Mở đầu chủ điểm là truyện đọc Trận bóng dưới lòng đường. Trận bóng nầy diễn ra như thế nào ? Những điều xãy ra, các bạn nhỏ trong truyện hiểu ra điều gì ? Chúng ta cùng đọc truyện để giải đáp những câu hỏi đó .
b) Luyện đọc:
- GV đọc cả bài
-Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu:
-Sửa lỗi phát âm cho HS
+Đọc từng đoạn trước lớp: 
( Nhắc HS đọc đúng câu cảm, câu gọi ). 
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Ba nhóm nối tiếp nhau đọc 3 đoạn văn
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc mẫu lại cả bài
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Cho HS đọc thầm đoạn trả lời câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu ?
+ Vì sao các bạn nhỏ phải tạm dừng lần đầu ?
+ Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
+Thái độ của các bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra ?
+Câu chuyện muốn nói với em điêù gì ?
GV chốt lại :Câu chuyện khuyên các em không được chơi bóng dưới lòng đường vì sẽ gây tai nạn cho bản thân và cho người qua đường 
Ngườì lớn cũng như trẻ em phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng các luật lệ quy tắc của cộng đồng.
 Tiết 2
d) Luyện đọc lại:
- Cho HS thi đọc theo nhóm phân vai
- GV-HS nhận xét
* Kể chuyện :
GV nêu nhiệm vụ
Mỗi em sẽ nhập vai một nhân vật trong câu chuyện
- Giúp HS hiểu nghĩa của bài tập
- Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai. Có thể kể câu chuyện theo lời của nhân vật nào?
-Các em chú ý nhập vai một nhân vật để kể cụ thể.
-Nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện vai mình chọn. Không được nhầm vai.
-Nhất quán từ xưng hô đã chọn (tôi, mình, em)
Khen những em kể nhập vai
- Gọi 1 HS kể mẫu .GV nhận xét
- Cho từng cặp HS kể.
- Cho HS thi kể. GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
-Các em không nên chơi bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm cho mình và gây tai họa cho người khác . -Luyện đọc lại bài TĐ nhiều lần. Đọc và tìm hiểu trước bài “Bận” trang 59, TV 3 tập 1.
.
-4HS đọc và TLCH
-HS nghe, cả lớp đọc thầm theo
- HS đọc nối tiếp câu
- HS đọc đoạn kết hợp đọc chú giải
- HS đọc từng đoạn trong nhóm 3
-3 nhóm nối tiếp nhau đọc.
-1 HS đọc
- Học sinh đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
-HS thi đọc theo nhóm (phân vai)
1 HS trả lời, lớp nhận xét.
-1 HS kể
-2 cặp HS kể
- 2 HS thi kể
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
Tuần 7 TOÁN 
Tiết 31 BAÛNG NHAÂN 7	 
I. MỤC TIÊU :
- Bước đầu thuộc bảng nhân 7
- Làm các bài tập: Bài 1, Bài 2 ,Bài 3
- Vận dụng phép nhân 7 vào giải toán.
II. ĐỒ DÙNG DH :
- Tấm bìa 6 chấm tròn, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
 1’
 12’
5’
4’
5’
3’
3’
1’
A- Kiểm bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng, mỗi HS làm 2 phép tính:
+ HS1: 4 x 6 = ? ; 24 : 6 = ?
+ HS2: 8 x 6 = ? ; 48 : 6 = ?
- Gọi 2 HS đọc bảng nhân 6 và hỏi kết quả của một số phép tính bất kì.
- GV nhận xét.
B- Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Nêu & ghi tựa.
2. HD bảng nhân 7 :
Lập bảng nhân 7 :
* 7 x 1 :
- Yêu cầu HS lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn.
- Trên bảng cũng có 1 tấm bìa có 7 chấm tròn.
+7 chấm tròn được lấy mấy lần ?
+Nêu phép nhân tương ứng ?
+7 x 1 = ? Vì sao ?
* 7 x 2 :
-GV lấy ra 2 tấm bìa mỗi tấm có 7 cấm tròn (đính trên bảng) => 7 chấm tròn được lấy mấy lần ?
+Ta viết được phép nhân nào? (ghi bảng).
+7 x 2 = ? => tính bằng cách nào ?
-Ghi bảng phép nhân thứ hai : 
7 x 2 = 14
* 7 x 3 :
-Tương tự lấy 3 tấm bìa => 7 được lấy 3 lần, ta có phép nhân 7 x 3 = 21 => ghi bảng.
+Nêu vấn đề : 7 x 4 ta tính bằng cách nào ?
-Chốt phép tính 7 x 4 :
Ta có các cách tính như :
7 x 4 = 7 + 7 + 7 + 7 = 28. 
Hay 7 x 4 = 7 x 3 + 7.
-Yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi để hoàn thành bảng nhân 7.
-Mời cá nhân nêu miệng để hoàn thành bảng nhân từ 7 x 5 đến 7 x 10.
HD học thuộc bảng nhân 7 :
- Gọi HS đọc bảng nhân.
- Che xen kẽ kết quả bảng nhân – mở dần.
- Che toàn bộ kết quả (tích).
- Chỉ bất kì phép tính trong bảng nhân – mời HS đọc GV mở kết quả phục hồi bảng nhân trên bảng.
-Khen những HS đã thuộc lòng bảng nhân 7.
 3. HD thực hành :
Bài 1 – tr 31 :
-Yêu cầu HS nhìn SGK nhẩm rồi nêu => thống nhất kết quả – GV ghi bảng.
-Khắc sâu : trong bài tập tích nào không thuộc bảng nhân 7 ?
-Tích đó có kết quả là bao nhiêu ? vì sao ?
Bài 2 – tr 31 :
-Mời HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu tự giải vào vở.
- Nhận xét 5 vở – chữa bài miệng.
Bài 3 – tr 19 :
-Mời đọc yêu cầu BT.
-Mời HS nêu quy luật của dãy số, từ đó yêu cầu HS làm nháp rồi chữa bài miệng.
4. Củng cố :
- Mời HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân.
5. Nhận xét, dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Dặn về nhà xem lại bài tập. Học thuộc bảng nhân.
- 2 HS lên bảng.
- 2 HS đọc bảng nhân 6 và trả lời.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- lấy 1 lần.
-7 x 1.
-7 x 1 = 7 vì 7 được lấy 1 lần, số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
- HS lấy 2 tấm bìa có 7 chấm
- được lấy 2 lần.
-Ta viết được phép nhân 7 x 2.
-7 x 2 = 14. Tính bằng cách thực hiện phép cộng 7 + 7 = 14.
-Đọc lại cả 2 phép tính : 7 x 1 = 7 ; 7 x 2 = 14.
-Tương tự cho 7 x 3 = 21.
-Có các cách tính : 
 7 x 4 = 7 + 7 + 7 + 7. 
 7 x 4 = 7 x 3 + 7.
-Trao đổi để hoàn thành bảng nhân.
-Nêu các phép tính từ 7x5 đến 7x10.
-3 HS đọc bảng nhân trên bảng.
-Cá nhân nêu các tích theo chỉ định của GV.
-Thi đọc thuộc kết quả bảng nhân.
-Thi nêu đúng kết quả từng tích bất kì trong bảng nhân => đọc đồng thanh bảng nhân.
- HS đọc yêu cầu
-Tính nhẩm rồi nêu :
- 0 x 7 và 7 x 0 không thuộc bảng nhân 7 nhưng đều có kết quả là 0 vì 0 nhân với số nào cũng bằng 0, số nào nhân với 0 cũng bằng 0. 
- HS đọc bài toán SGK.
- HS trả lời.
- HS giải vào vở 1 HS làm bảng phụ.
Bài giải
Số ngày của 4 tuần lễ là:
7 x 4 = 28 (ngày).
Đáp số : 28 ngày.
-Đọc yêu cầu : đếm thêm 7 rồi viết tiếp vào ô trống.
-Các số trong dãy số tăng dần thêm 7 ở số sau tiếp nó.
-Thi đọc thuộc bảng nhân 7.
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TUẦN 7 TẬP ĐỌC ND: 24. 9. 2019
Tiết 21 Bận
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết dọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi. - Hiếu ND: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích,
 đêm liềm vui nhỏ góp vào cuộc đời.(trả lời được CH 1,2,3; thuộc được một số câu thơ trong bài).
 * KNS: Tự nhận thức, Lắng nghe tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Bản đồ Việt Nam
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
 1’
 15’
 7’
 9’
 2’
 1. Kiểm bài cũ: 
-Gọi HS đọc từng đoạn bài TĐ “Trận bóng dưới lòng đường” và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.(SGK)
GV nhận xét – tuyên dương.
2. Bài mới:
a/. Giới thiệu:
 Hôm nay các em sẽ được học bài thơ các em sẽ thấy mọi người mọi vật trong cộng đồng xã hội xung quanh chúng ta đều bận cả. Cả em bé cũng bận và nhờ lao động bận rộn mà cuộc sống trở nên rất vui. Tác giả Trinh Đường sẽ cho các em biết thêm nhiều điều thú vị qua bài thơ Bận. Các em chú ý theo dõi .
b/. Luyện đọc:
- GV đọc bài thơ (chú ý cách ngắt nhịp . Bài này chúng ta ngắt nhịp như thế nào ? (Nhịp 2/2)
Các em đọc ngắt nhịp 2/2 ở khổ thơ 1.2. Khổ thơ 3 các em ngắt nhịp ở cuối mỗi dòng thơ 1/3.)
-Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ .
+Đọc từng dòng thơ.
-Sửa lỗi phát âm của HS
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp 
- HS đọc khổ 1:
Sông Hồng: Tên một con sông rất dài ở miền Bắc nước ta chảy qua Thủ đô Hà Nội, nước sông có nhiều phù sa, nên có màu đỏ, vì thế gọi là sông Hồng .
- Yêu cầu HS đọc chú giải 
- Cho HS đọc khổ thơ 2
+Đọc từng khổ thơ trong nhóm 
- Ba nhóm nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ.
- Cả lớp đọc đồng thanh giọng nhẹ nhàng
 - GV đọc lại cả bài
c/. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: 
- Các em đọc thầm khổ thơ 1 và khổ thơ 2 trả lời câu hỏi:
+ Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì?
+ Bé bận những việc gì ?
(Em bé bú mẹ , ngủ ngoan, tập khóc, tập cười , nhìn ánh sáng cũng là em đang bận rộn với công việc của mình góp niềm vui nhỏ của mình vào niềm vui chung của mọi người).
- Gọi 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3
+Vì sao mọi người mọi vật bận mà vui ?
(Mọi vật mọi ngưòi trong cộng đồng xung quanh ta đều hoạt động , đều làm việc. Sự bận rộn của mọi người mỗi vật làm cho cuộc đời thêm vui). 
- GV đọc diễn cảm 
- Gọi 1 HS đọc lại
d/. Hướng dẫn HS học thuộc lòng:
GV xóa bảng dần từng khổ thơ – cả bài thơ
HS thi đọc thuộc từng khổ thơ – cả bài thơ
3. Củng cố,dặn dò:
+ Em có bận rộn không?Em thường bận những việc gì? +Em thấy bận mà vui không?
-Luyện đọc lại bài TĐ nhiều lần. Đọc và tìm hiểu trước bài “Các em nhỏ và cụ già” trang 62, TV 3 tập 1.
-3 HS đọc và TLCH
- HS nghe, cả lớp đọc thầm theo.
- HS đọc nối tiếp
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ
-HS đọc trong nhóm
3 nhóm nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ
-HS đọc đồng thanh
HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc đoạn 3
-HS tự trả lời
- HS nghe
- 1 HS đọc
- HS đọc thuộc
- 2 HD thi đọc thuộc.
 NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TUẦN 7 CHINH TẢ 	 	 Tiết 13 	Tập chép : TRAÄN BOÙNG DÖÔÙI LOØNG ÑÖÔØNG
I. Mục tiêu:
 Chép và trình bày đùng bài chính tả. Làm đúng bài tập 2 (b). Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trống bài tập 3.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài tập 2 (b), bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
 TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’ ... ép chia 7).
- Làm các bài tập: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4
- Ham thích học toán.
II- CHUẨN BỊ:
GV: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
5’ 
 1’ 
 16’
16’
 2’
A- Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc HTL bảng nhân 7 và viết bảng nhân 7 trên bảng.
- Gọi 1 HS lên giải bài toán theo tóm tắt sau
 1 can : 7l dầu
 6 can : .l dầu ? 
- GV nhận xét bài cũ. 
B- Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Bảng chia 7 
2.Hướng dẫn HS lập bảng chia 7:
+ 7: 7 =
- GV Y/C mỗi học sinh lấy 1 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn
- GV thao tác như HS và hỏi: Có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
- Vì sao em biết có 7 chấm tròn?(GV viết bảng 7 x 1 = 7)
- GV chỉ vào mô hình: Có 7 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, sao cho mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Ta được mấy tấm bìa? Em hãy nêu phép tính tương ứng
- Ghi bảng, gọi HS đọc
GV chốt: Như vậy từ 1 phép nhân ta lập được 1 phép chia tương ứng.
+ 14: 7 =
- GV Y/C mỗi học sinh lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn
- GV thao tác như HS và hỏi: Có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
- Vì sao em biết có 14 chấm tròn?(GV viết 7 x 2 = 14)
- GV chỉ vào mô hình: Có 14 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, sao cho mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Ta được mấy tấm bìa?
- Em hãy nêu phép tính tương ứng
- Ghi bảng, gọi HS đọc
+GV chỉ vào 2 phép tính nhân, chia và hỏi:
- Em có nhận xét gì về thừa số của 2 phép tính này ? 
 7 x 1 = 7 7 : 7 = 1
 7 x 2 = 14 14 : 7 = 2
+ Vậy chúng ta có thể dựa vào phép nhân để lập được phép chia tương ứng của bảng chia 7.
* Tương tự
- Thầy có 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
- Thầy có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
 - Vì sao em biết ? (GV ghi 7 x 3 = 21)
Từ phép nhân này bạn nào lập cho thầy phép chia tương ứng. (GV ghi 21 : 7 = 3)
Vì sao em có kết quả là 3 ?
Ngoài cách tính của bạn , bạn nào có cách tính khác?
GV chốt: Cả 2 cách đều đúng.
Như vậy. Để lập được phép chia này ta dựa vào phép nhân. Lấy tích chia cho TS thứ 1 thì được TS thứ 2
+ Gọi HS đọc bảng nhân 7 với các phép tính còn lại, GV ghi bảng. 7x4= 7x5=  7x10=
+ Yêu cầu HS dựa vào bảng nhân để lập bảng chia 7 theo nhóm đôi
- GV ghi bảng
GV : Đây là bảng chia 7
- Em có nhận xét gì về bảng chia 7?
GV : Đúng, đây là bảng chia 7 nên số chia đều là 7. Đó chính là đặc điểm đặc biệt giúp các em có thể ghi nhớ nhanh bảng chia 7.
Như vậy: Để lập được bảng chia 7 ta chỉ việc lấy tích chia cho thừa số thứ nhất thì được thừa số thứ 2 ( giáo viên chỉ vào bảng nhân 7)
- Gọi HS gọi lại bảng chia 7. 
- Tổ chức HTL bảng chia 7. 
3. Thực hành: 
+ Bài 1: Tính nhẩm 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Gọi HS đọc trả lời nối tiếp 
- GVNX 
+ Bài 2: Tính nhẩm: 
- Cho HS làm bài theo từng cột tính. 
- Hỏi mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia ?
+ Bài 3: Bài toán 
- Gọi HS đọc đề toán. Cả lớp đọc thầm bài 3, 4. 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. 
+ Bài 4: Bài toán ( hướng dẫn tương tự bài 3)
- GVNX – chữa bài 
- GV : Bài toán 3 và bài toán 4 có gì giống và khác nhau ?
GV chốt : + Giống nhau : Cùng giải bằng pt chia
 + Khác nhau : Bài 3 có nội dung “ chia thành phần bằng nhau”
 Bài 4 có nội dung “chia theo nhóm”
- GV nêu: Bài 3 có nội dung chia 56 học sinh thành 7 phần bằng nhau nên đơn vị của thương cũng giống đơn vị của số bị chia đều là “học sinh” 
 Bài 4 có nội dung chia 56 học sinh thành các nhóm (hàng) mỗi nhóm (hàng) có 7 học sinh nên đơn vị của thương là “hàng”, khác đơn vị của số bị chia. 
C- Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại HTL bảng chia 7 
- Nhận xét tiết dạy.
- 3 HS đọc HTL bảng nhân 7. 
- 1 HS lên bảng giải
- HS làm theo yêu cầu
- .7 chấm tròn
- Vì 7 được lấy 1 lần có nghĩa là 7 x 1 = 7
-..1 tấm bìa
- 7 : 7 = 1
- 3 HS đọc
- HS làm theo yêu cầu
- .14 chấm tròn
- Vì 7 được lấy 2 lần có nghĩa là 7 x 2 = 14
-..2 tấm bìa
- 14 : 7 = 2
- 3 HS đọc
- 2 p/tính đều có TS thứ nhất là 7, thừa số thứ hai là 1 và 2
- Nếu lấy tích chia cho TS thứ nhất thì được TS thứ 2
- 21 chấm tròn
 - Vì 7 được lấy 3 lần có nghĩa là 7 x 3 = 21
- HS nêu 21 : 7 = 3
- Có 21 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa 7 chấm tròn. Ta được 3 tấm bìa.
- Lấy tích là 21 chia cho thừa số thứ nhất thì được thừa số thứ 2
- 2 HS đọc bảng nhân 7 với các phép tính còn lại
- HS dựa vào bảng nhân để lập bảng chia 7 theo nhóm đôi
- Các nhóm đọc kết quả
- Số chia đều là 7
- Kết quả đều từ 1 đến 10
- Hai số bị chia lien tiếp hơn kém nhau 7 đơn vị
- HS lắng nghe
- HS đọc 
- Các nhóm thi đua HTL 
- 1 HS đọc 
- 6 HS đọc kết quả 
- Cả lớp NX. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài và nêu kết quả. 
- Lấy tích chia cho 1 thừa số được thừa số kia. 
- Cả lớp đọc thầm. 
- HS trả lời
- Cả lớp làm bài. 
Bài giải
3) Số học sinh mỗi hàng có là: 56 : 7 = 8 (học sinh) 
 Đáp số: 8 học sinh 
4) Số hàng xếp được là: 
 56 : 7 = 8 (hàng) 
 Đáp số: 8 hàng. 
- Cả lớp NX. 
- 2 HS xung phong đọc. 
 NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
TUẦN 7 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI 	 
Tiết 14 HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
 - Nêu ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
 - Học sinh có ý thức giữ gìn cơ thể, não, các giác quan.
*KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại; Kĩ năng làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ; Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp..
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tranh vẽ H 1 như SGK, sơ đồ cơ quan thần kinh, các đồ vật dùng cho HĐ 3.
 - Học sinh: SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS 
 5’
 1’
 16’
16’
 1’
1. Bài cũ: 
+ Não và tuỷ sống có vai trò gì ?
+Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan ?
+ Nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hoặc một trong các giác quan bị hỏng thì cơ thể chúng ta sẽ như thế nào ?
GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Bài dạy:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
sMục tiêu: phân tích được vai trò của não điều khiển mọi hoạt động, suy nghĩ của con người
sCách tiến hành:
Yêu cầu HS quan sát các hình 1 và đọc mục Bạn cần biết ở trang 30 SGK. 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi :
+ Bất ngờ khi dẫm vào đinh, Nam phản ứng thế nào ?
+ Cơ quan nào điều khiển phản ứng đó?
+ Sau đó Nam đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì?
+ Cơ quan nào điều khiển hoạt động đó?
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Não có vai trò gì trong cơ thể?
Kết luận: Tủy sống điều khien các phản xạ của chúng ta, còn não thì điều khiển toàn bộ hoạt động, suy nghĩ của chúng ta. Ví dụ: dẫm phải đinh, Nam vứt đinh đó vào thùng rác để người khác không dẫm phải; thấy đói chúng ta ăn; muốn điểm cao chúng ta học chăm. Những suy nghĩ và hành động đó là do não điều khiển chúng ta
Hoạt động 2: thảo luận 
sMục tiêu: Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể
sCách tiến hành:
- Nêu tình huống: HS đang viết chính tả. 
- Yêu cầu HS cho biết : khi đó cơ quan nào đang tham gia hoạt động ? 
- Bộ phận nào trong cơ thể điều khiển phối hợp hoạt động của các cơ quan đó?
- Viết lại toàn bộ ý kiến của HS lên bảng. Sau đó tổng kết, rút ra kết luận.
Kết luận: Khi ta thực hiện một hoạt động, rất nhiều cơ quan cùng tham gia. Não đã phối hợp, điều khiển các cơ quan đó một cách nhịp nhàng.
- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận, tìm những ví dụ cho thấy não điều khiển phối hợp hoạt động của cơ thể.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Hàng ngày chúng ta hoạt động học tập và ghi nhớ. Bộ phận nào giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học ?
Kết luận: Bộ não rất quan trọng, phối hợp, điều khiển mọi hoạt động của các giác quan; giúp chúng ta học và ghi nhớ.
- Cho HS chơi trò chơi : “ Thử trí thông minh”
- Cho HS nhìn, cầm tay, ngửi, nghe một số đồ vật: quả bóng, cái còi, quả táo, cái cốc,
- Bịt mắt các HS đó, lần lượt cho từng em nhận biết xem đồ vật trong tay em là gì ?
- Yêu cầu các nhóm tự lên chơi trò chơi.
- Kết thúc trò chơi.
- Hỏi một số HS được thưởng : Làm thế nào em đoán đúng tên đồ vật ?
Kết luận: Chúng ta phối hợp nhiều giác quan trong khi hoạt động. Nhờ có não điều khiển mà giác quan này hổ trợ, phối hợp được với giác quan kia. Não giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng, khỏe mạnh. Chúng ta phải giữ gìn não và các giác quan để cơ thể khỏe mạnh và học tập, ghi nhớ tốt.
3.Nhận xét – Dặn dò :
-Thực hiện tốt điều vừa học.
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị : bài 15 : Vệ sinh thần kinh.
-HS trả lời
- Học sinh quan sát 
- Chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi.
- 1 Học sinh trả lời, lớp nhận xét. 
- Các nhóm thảo luận, tìm các ví dụ, cho biết các bộ phận cơ quan nào đang tham gia hoạt động và não có vai trò gì?
- Các nhóm trình bày, mỗi nhóm 1 ví dụ: quét nhà, làm bài tập, xem phim, tập thể dục
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Não cũng giúp chúng ta học và ghi nhớ.
- Một số HS lên tham gia.
- HS lần lượt chơi ( đoán đúng tên 5 đồ vật thì được thưởng, đoán sai 3 đồ vật liên tiếp thì không được chơi nữa ).
HS tiếp tục lên chơi
 NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH
SINH HOẠT LỚP - TUẦN 7
I. Mục tiêu : 
HS biết được những ưu điểm, hạn chế về các mặt trong tuần 7.
Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
Giáo dục học sinh có thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học tự rèn luyện cho bản thân.
II. Nội dung : 
Ổn định lớp : cho HS hát vui.
GV mời lớp trưởng báo cáo tình hình học tập ở tuần 7.
Lớp trưởng mời tổ trưởng từng tổ báo cáo
 + Về nề nếp học tập :
 + Về lao động , vệ sinh lớp : 
 + Về các hoạt động khác: 
 + Về ngày nghỉ : 
Lớp trưởng tổng hợp , nhận xét chung về các mặt .
Cho HS nêu những thắc mắc về sự ghi chép của tổ mình. Lớp và GV giải trình thắc mắc.
GV xử lí trường hợp vi phạm và phê bình những bạn vi phạm.
GV tuyên dương những học sinh có thái độ học tốt .
III. Kế hoạch tuần 8:
Sinh hoạt chủ điểm ngày thành lập hội phụ nữ Việt Nam .20/10.
Chuẩn bị cho chương trình tuần 8.
Giữ vệ sinh cá nhân.
Vệ sinh trường lớp . 
Vệ sinh ăn uống ATTP.
Tham gia thực hiện tốt tháng ATGT.
Về nề nếp học tập. 
Đi học dầy đủ và đúng giờ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_07_nam_hoc_2019_2020_truong_tieu.doc