Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 8 năm 2011

Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 8 năm 2011

.Tập đọc:

 -Rèn kĩ năng đọc trôi chảy toàn bài.Đọc đúng : sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi

 -Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện vàlời của nhân vật.

 -Hiểu nghĩa các từ mới sau phần chú giải :sếu , u sầu, nghẹn ngào .

 -Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện :Mọi người trong cộng đồng phải biết quan tâm đến nhau. --Sự quan tâm sẵn sàng chia sẻ của mọi người làm cho mỗi người cảm thấy những lo lắng,buồn phiền dịu bớt và cuộc sông tốt đẹp hơn.

 -KNS:-Quan tâm tới mọi người xung quanh.Xác định giá trị.Thể hiện sự cảm thơng

B.Kể chuyện :

 -Biết nhập vai 1 bạn nhỏ trong truyện kể lại toàn bộ câu chuyện.

 -Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 3 - Tuần 8 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỨ HAI:10.10.2011	
 TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN(2T)
	 CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ.
I/ MỤC TIÊU: 
 A.Tập đọc: 
 -Rèn kĩ năng đọc trôi chảy toàn bài.Đọc đúng : sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi 
 -Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện vàlời của nhân vật.
 -Hiểu nghĩa các từ mới sau phần chú giải :sếu , u sầu, nghẹn ngào .
 -Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện :Mọi người trong cộng đồng phải biết quan tâm đến nhau. --Sự quan tâm sẵn sàng chia sẻ của mọi người làm cho mỗi người cảm thấy những lo lắng,buồn phiền dịu bớt và cuộc sông tốt đẹp hơn.
 -KNS:-Quan tâm tới mọi người xung quanh.Xác định giá trị.Thể hiện sự cảm thơng
B.Kể chuyện :
 -Biết nhập vai 1 bạn nhỏ trong truyện kể lại toàn bộ câu chuyện.
 -Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể.
 -Biết nhận xét ,đánh giá lời kể của bạn.
II/CHUẨN BỊ: 
 -Giáo viên :Tranh minh hoạ bài tập đọc và bài kể chuyện, bảng viết sẵn câu văn cần luyện đọc.
 -Học sinh :Sách giáo khoa.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV gọi 2 HS lên đọc bài Bận và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
GV nhận xét và cho điểm 
BÀI MỚI:Giới thiệu bài 
A.TẬP ĐỌC
Luyện đọc 
GV đọc mẫu lần 1. -GV treo tranh.
Lưu ý giọng đọc của từng nhân vật.
Hướng dẫn HS luyện đọc giải nghĩa từ:
Đọc từng câu: nối tiếp
HS đọc các từ ngữ HS đọc còn sai. 
Đọc từng đoạn trước lớp. nối tiếp
GV lưu ý HS đọc các câu:
Dẫu các cháu ..gì , / nhưng ..nhẹ lòng hơn.//Giúp ..xe rồi, / các ...mãi / rồi mới ra về.//
 GV kết hợp giải nghĩa từ 
Luyện đọc trong nhóm:
HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm .
GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc 
GV gọi đại diện mỗi nhóm 1 HS đọc thi .
GV khen nhóm đọc tốt.
Tìm hiểu bài
GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn và trao đổi nội dung bài theo các câu hỏi 
GV yêu cầu HS đọc đoạn 1và 2.
Các bạn nhỏ đi đâu?
Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và 4.
Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
Vì sao trò chuyện với các bạn ,ông cụ thấy lòngnhẹ
hơn?
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 5 trao đổi theo nhóm để tìm tên khác cho chuyện..
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Luyện đọc lại 
GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 em. Yêu cầu các nhóm luyện đọc 
Tổ chức cho 2 nhóm thi đọc theo vai
GV và HS nhận xét, bình chọn 
B. KỂ CHUYỆN 
1/Gv nêu nhiệm vụ:
 Kể chuyện theo lời 1 bạn nhỏ.
 2/ GV hướng dẫn kể lại theo lời 1 bạn nhỏ.
GV gọi 1 HS kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện. nói rõ em đóng vai bạn nào?
Kể theo nhóm:
Kể trước lớp:
GV và HS nhận xét :-Về nội dung -Về diễn đạt : -Về cách thể hiện :Giọng kể và điệu bộ .
Củng cố –dặn dò :
 -Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
-GV nhận xét tiết học.
-2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-1 HS khá đọc ,cả lớp đọc thầm .
-Cả lớp quan sát.
-HS đọc từng câu theo dãy . HS khác lắng nghe bạn đọc và rút ra từ khó ,bạn đọc còn sai.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
 -HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài .(1 hoặc 2 lượt )
-HS thực hiện yêu cầu của GV.
 -HS luyện đọc theo nhóm nhỏ .
-HS đọc theo yêu cầu của GV.
 -HS đọc thầm đoạn 1.
- Các bạn đi về nhà sau 1 cuộc dạo chơi vui vẻ.
-Các bạn nhỏ gặp 1 cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
-Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. -Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan , nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ.
-1 HS đọc,cả lớp đọc thầm.
-Cụ bà bị ốm nặng đang nằm trong bệnh viện, khó qua khỏi.
- HS trao đổi trong nhóm.VD:
+Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ.
+Ông cảm thấy đỡ cô đơn vì có người cùng trò chuyện.
+Ông thấy lòng ấm lại vì tình cảm của các bạn nhỏ
-HS trao đổi nhóm, HS có thể phát biểu nhiều ý kiến khác nhau. VD:
+Những đứa trẻ tốt bụng.
+Chia sẻ.
+Cảm ơn các cháu
-HS phát biểu tự do:
+Con người phải biết quan tâm giúp đỡ nhau.
+Con người phải biết yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ nhau.
+Sự quan tâm giúp đỡ đến nhau là rất cần thiết, rất đáng quý
-HS luyện đọc theo nhóm 
-Các nhóm thi đọc 
-1 HS kể mẫu.
-Mỗi nhóm 3 HS kể, HS lần lượt kể từng đoạn trong nhóm , các bạn khác quan sát và chỉnh sửa.
-2 đến 3 nhóm kể trước lớp.Cả lớp 
 TOÁN
 LUYỆN TẬP.
I/ MỤC TIÊU :
-Gíup HS củng cố về phép chia 7. Tìm 1/7 của một số.
-Aùp dụng để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia.
-Trình bày sạch đẹp. 
II/ CHUẨN BỊ: 
 -Giáo viên :.
Học sinh : Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG	
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra học thuộc lòng bảng chia 7.
GV nhận xét cho điểm HS.
BÀI MỚI:Giới thiệu bài Luyện tập.
 Hướng dẫn làm tính.
Bài 1:GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài 
Khi đã biết 7 x 8 = 56, có thể ghi ngay kết quả của 56 : 7 được không? Vì sao?
HS giải thích tương tư 
HS đọc từng cặp phép tính trong bài 
Cho HS làm tiếp phần b)
Bài 2:Xác định yêu càu của bài, HS tự làm bài.
Luyện tập giải toán.
Bài 3:Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
Hỏi: Tại sao để tìm số nhóm em lại thực hiện phép chia 35 chia cho 7?
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Hình a) có tất cả bao nhiêu con mèo?
Muốn tìm 1/7 số con mèo có trong hình a) ta phải làm như thế nào?
HS khoanh tròn vào 3 con mèo hình a).
Tiến hành tương tự với hình b)
Củng cố – dặn dò
- HS luyện tập về phép chia bảng chia 
-Nhận xét tiết học .
-3 HS lên bảng làm bài.
-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở BT.
 -Khi đã biết 7 x 8 = 56 thì có thể viết ngay 56 : 7 = 8 vì lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
-HS làm bài, sau đó 2 HS ngồi canh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-Vì có tất cả 35 HS, chia đều thành các nhóm. Mỗi nhóm có 7 HS. Như vậy số nhóm chia được bằng tổng số HS chia cho số HS trong 1 nhóm.
Bài giải:
Số nhóm chia được là:
35 : 7 =5 (nhóm)
Tìm 1/7 số con mèo có trong mỗi hình sau.
-Hình a) có tất cả 21 con mèo.
-Một phần bảy số con mèo có trong hình a) là: 21 : 7 = 3 (con mèo)
ĐẠO ĐỨC
 QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ,CHA MẸ, ANH CHỊ EM (Tiết 2 )
I/ MỤC TIÊU: 
 -Giúp HS biết: chúng ta cần quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em vì đó là người thân 
 -Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn
 -Những bạn không có gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em cần được xã hội quan tâm, giúp đỡ.
 -Yêu qúi, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
 -Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lới nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống.
 - KNS: -Kĩ năng lắng nghe ý kiến của ngưới thân.
 -Kĩ năng thể hiện sự cảm thơng trước suy nghĩ, cảm xúc của ngưới thân.
 -Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sĩc ngưới thân trong những việc vừa sức.
II/CHUẨN BỊ: 
 -Giáo viên : Phiếu giao việc, các tấm bìa.
Học sinh :Vở bài tập đạo đức 3
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Xử lý tình huống 
 GV yêu cầu các nhóm thảo luật, xử lý 2 tình huống sau bằng cách sắm vai.
Tình huống 1:
Bố mẹ đi công tác, nhà vằng hoe. Mấy hôm nay trở trời, bà Ngân bị mệt, đang nằm nghỉ trên giường. Ngân định ở nhà chăm sóc bà nhưng các bạn lại kéo đến, rủ Ngân đi sinh nhật. Ngân phải làm gì?
Tình huống 2:
Ngày mai, em của Nam sẽ kiểm tra Toán. Bố mẹ bảo
Nam cùng giúp em ôn tập Toán. Nhưng cùng lúc đấy trên ti vi lại chiếu bộ phim mà Nam rất ưa thích. Nam cần hành động như thế nào?
Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
Kết luận: Mỗi người trong gia đình cần biết thu xếp công việc riêng của mình để dành thời gian quan tâm, chăm sóc các thành viên khác.
Hoạt động 2: Liên hệ bản thân.
Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân, kể lại những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bản thân tới ông bà, ba mẹ và anh chị em trong gia đình.
Hằng ngày em thường làm gì để quan tâm , chăm sóc ông bà, ba mẹ và anh chị em?
Kể lại một lần khi ông bà, ba mẹ, anh chị em bị ốm đau.( hoặc gâp khó khăn, có chuyện buồn) em đã làm gì để giúp đỡ họ.
Tuyên dương những HS đã biết quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. Khuyên nhủ những HS còn chưa biết quan tâm, hoặc chưa biết chăm sóc những người thân trong gia đình.
Hoạt động 3:Trò chơi “phản ứng nhanh”
GV phổ biến luật chơi sau đó cho HS chơi.
Củng cố – dặn dò:
Phải luôn luôn quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
GV nhận xét tiết học.
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm lên thể hiện cách xử lý tình huống.
-Bà bị mệt, Ngân ở nhà chăm sóc bà. Có như thế, bà mới yên tâm, mau khỏi bệnh. Ngân có thể chuyển lời xin lỗi không đi dự sinh nhật bạn được. Chắc chắn người bạn ấy sẽ thông cảm với Ngân.
-Phim Nam không xem hôm nay t6hì có thể xem ngày mai và nếu không xem được , Nam có thể nghe người khác kể lại, còn việc quan trọng là bài kiểm tra ngày mai của em. Nếu không được Nam giúp em Nam khó có thể làm bài kiểm tra tốt và đạt kết quả cao  ... 
GV kết luận : Bảo vệ cơ quan thần kinh chính là đảm bảo thời gian ăn ngủ, học tập hợp lí và khoa học. Cần tranh thủ những thời gian hợp lí nhất để làm công việc cho tốt.
Củng cố - dặn dò
Làm bài tập trong vở BT.
Nhận xét tiết học.
HS tiến hành thảo luận theo nhóm và ghi kết quả ra giấy.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
-HS nhận phiếu và điền đầy đủ các thông tin của bản thân vào phiếu.
-Đại diện 3 – 4 HS trình bày, HS khác theo dõi, bổ sung.
-HS tiến hành thảo luận nhóm.
-Chúng ta lập thời gian biểu để làm mọi công việc một cách khoa học.
-Làm việc theo thời gian biểu hợp lí để đảm bảo cho sức khoẻ , bảo vệ cơ quan thần kinh.
-HS theo dõi, ghi nhớ.
THỨ SÁU:13.10.2011
 CHÍNH TẢ
 TIẾNG RU.
I/ MỤC TIÊU :
-Nghe- viết, trình bày đúng chính tả khổ thơ 1 và 2 trong bài thơ Tiếng ru.
-Phân biệt các vần dễ lẫn uôn / uông ,các tiếng có âm đầu d / r / gi.
-Trình bày sạch đẹp.
II/CHUẨN BỊ: 
 -Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn bài chính tả ,bảng phụ viết bài 2.
 -Học sinh :Bảng con ,VBT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ:
GV cho HS viếc các từ khó của bài trước buông tay, diễn tuồng, muôn tuổi.
GV sửa và nhận xét chung.
 BÀI MỚI:Giới thiệu bài 
Hướng dẫn HS nghe – viết.
 GV đọc mẫu bài Chính tả lần 
Con người muốn sông phải làm gì?
Đoạn thơ khuyên chúng ta điều gì?
Đoạn thơ viết theo thể thơ nào?
Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy?
Dòng thơ nào có dấu gạch nối?
Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi?
Dòng thơ nào có dấu chấm than?
Những chữ nào trong bài viết hoa?
Tên bài và tên dòng thơ viết thế nào ?
Hướng dẫn chính tả:
GV rút ra từ khó hướng dẫn học sinh phân tích rồi viết vào bảng con : chẳng nên , mùa vàng, nhân gian
GV sửa cho HS.
GV đọc chính tả cho HS viết.
GV theo dõi , uốn nắn.
Chấm, chữa bài:
GV yêu cầu hai học sinh ngồi gần nhau đổi tập để soát lỗi cho nhau.
GV chấm 5 đến 7 bài, nhận xét về từng bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2:Gv gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
GV yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT,2 HS lên bảng làm bài.
Cả lớp chữa bài làm trong VBT 
Củng cố – dặn dò
Yêu cầu HS về nhà sửa bài 
GV nhận xét tiết học.
 -HS cả lớp viết vào bảng con.
 -1 HS đọc lại , cả lớp đọc thầm 
-Phải yêu thương đồng loại.
Sống cùng cộng đồng phải biết yêu thương nhau.
-Viết theo thể thơ lục bát.
-Dòng thơ thứ 2.
-Dòng thơ thứ 7.
-Dòng thơ thứ 7.
-Dòng thơ thứ 8.
-Các chữ cái đầu câu được viết hoa.
-Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề. 
-HS viết bảng con.
-HS nghe- viết bài chính tả vào vở. 
-Hai học sinh ngồi gần nhau đổi tập để soát lỗi cho nhau.
-1 HS đocï yêu cầu của bài.Cả lớp đọc thầm.
-2 HS lên bảng làm ,cả lớp làm vào VBT.
TẬP LÀM VĂN
 KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM.
I/ MỤC TIÊU :
 -Kể lại một cách chân thật, tự nhiên về một người hàng xóm.
 -Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu.
 -Diễn đạt thành câu, rõ ràng.
II/ CHUẨN BỊ: 
 -Giáo viên : Viết sẵn các câu hỏi gợi ý để kể trên bảng.
-Học sinh :Vở bài tập. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng kể lại câu truyện Không nỡ nhìn và nêu nội dung câu truyện 
Nhận xét và cho điểm HS.
BÀI MỚI:Giới thiệu bài 
Chúng ta ai cũng có hàng xóm láng giềng, trong giờ Tập làm văn hôm nay, các em sẽ kể về một người hàng xóm mà mình yêu quý
HD viết đoạn văn kể về người hàng xóm.
Bài 1:Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
Yêu cầu HS suy nghĩ và nhớ lại những đặc điểm của người hàng xóm mà mình định kể theo định hướng:
Người đó tên gì, bao nhiêu tuổi? Người đó làm nghề gì? Hình dáng, tính tình của người đó như thế nào? Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm đó như thế nào? Tình cảm của ngườing hàng xóm đó đối với gia đình em như thế nào?
Gọi 1 HS khá kể mẫu.
Yêu cầu HS kể cho người ngồi bên cạnh nghe về người hàng xóm mà mình yêu quí.
Gọi 1 số HS kể trước lớp.
GV nhận xét, bổ sung vào bài kể 
Thực hành viết đoạn văn ngắn kể về người hàng xóm.
Bài 2:Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài 2.
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi một số em đọc bài trước lớp.Nhận xét bài viết của HS.
HS về nhà xem lại và bổ sung cho bài viết hoàn chỉnh, chuẩn bị bài sau:Ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa học kì 1.
Củng cố – dặn dò 
GV nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-2 HS đọc trước lớp.
-Suy nghĩ về người hàng xóm.
-1 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Làm việc theo cặp.
-5 đến 6 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
-Cả lớp làm bài vào VBT
TOÁN
 LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: 
-Giúp HS củng cố về: Tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia chưa biết
 -Giải bài toán có liên quan đến một trong các phần bằng nhau một số, xem giờ trên đồng hồ
 -Trình bày sạch đẹp.
II/CHUẨN BỊ: 
 -Giáo viên :Bảng phụ.
 -Học sinh : Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểmtra bài cũ:
GV kiểm tra các bài tập về nhà
GV nhận xét chữa bài và cho điểm.
BÀI MỚI:Luyện tập.
Luyện tập tìm thành phần chưa biết.
Bài 1:Yêu cầu HS tự làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 2:Yêu cầu HS tự làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
Luyện tập giải toán và xem đồng hồ.
Bài 3:Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Hãy nêu cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 4:Yêu cầu HS quan sát giờ trên đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ.
Vây khoanh vào câu trả lời nào?
Củng cố - dặn dò 
Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tìm thành phần chưa biết của phép tính.
GV nhận xét tiết học.
-3 HS lên bảng làm bài.
-6 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở BT.
-HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia chưa biết.
-3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở BT.
-2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài giải:
Số lít dầu còn lại là: 36 : 3 = 12 (l)
-Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta lấy số đó chia đi số phần bằng nhau.
-Đồng hồ chỉ 1 giờ 25 phút.
-Khoanh vào câu B
THỂ DỤC
HỌC ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ TAY CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT RIỂN CHUNG
I. MỤC TIÊU:
-Kiến thức: Học hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. 
-Chơi trò chơi: “Chim về tổ”
-Kĩ năng: Thực hiện động tác tương đối đúng, nhanh chóng. 
-Nắm vững cách chơi, tham gia chơi đúng luật.
-Thái độ, hành vi: Giáo dục tính nhanh nhẹn, trật tự, kỉ luật, tinh thần đồng đội.
II. CHUẨN BỊ:
 Sân trường sạch sẽ, kẻ sân trò chơi, còi
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung hoạt động
Đ L
Phương pháp tổ chức luyện tập
Ổn định: Lớp trưởng tập hợp, báo cáo. Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu.
Khởi động: Xoay các khớp. Chạy chậm theo một hàng dọc 
Chơi trò chơi: “Đứng ngồi theo lệnh”
 x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x 
 §
 Động tác vươn thở: 
Nêu tên động tác, làm mẫu 
Nhịp 1. Chân trái bước ra trước một bước ngắn, trọng tâm dồn vào chân trái, chân phải thẳng kiễng gót, vươn người, đưa hai tay ra trước lên cao, chếch hình chữ V, lòng bàn tay hướng vào, mặt ngửa và từ từ hít sâu vào bằng mũi.
Nhịp 2. Thu chân trái về vị trí ban đầu, hai tay từ từ hạ xuống dưới, đồng thời hóp bụng, thân người hơi cúi và thở ra từ từ bằng miệng.
Nhịp 3. Như nhịp 1 nhưng đổi chân (hít vào)
Nhịp 4. Về TTCB (thở ra)
Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4
Học động tác tay:
Nhịp 1. Bước chân trái sang ngang một bước đưa tay ra trước.
Nhịp 2. Hai tay lên cao, vỗ vào nhau.
Nhịp3 hai tay từ từ hạ xuống, dang ngang, bàn tay sấp, mắt nhìn thẳng về phía trước. 
Nhịp 4 về TTCB. Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi chân 
Chơi trò chơi: “Chim về tổ”
Đi thường theo nhip và hát.
Hệ thống bài.
Nhận xét dặn dò về nhà ôn hai động tác..
 x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x 
 §
SINH HOẠT LỚP
-Giúp HS nhận biết được ưu khuyết điểm chính trong tuần.
-HS biết phát huy những ưu điểm, đồng thời sửa chữa những mặt còn tồn tại.
- Rèn luyện học sinh yếu về toán và tiếng việt phấn đấu học tập tốt hơn.
-Đề ra kế họach tuần tới,giáo dục HS ý thức học tập.
-Ổn định nề nếp học tập tương đối nhanh.HS đi học đều, đúng giờ.
-Duy trì bước đầu tương đối tốt 15’ đầu giờ.
-Xếp hàng thể dục và ra vào lớp nhanh có nề nếp.
-Giữ vệ sinh chung khá tốt,vệ sinh cá nhân + vệ sinh lớp học.
-Việc chuẩn bị đồ dùng sách vở tương đối đầy đủ. 
-HS đi học khá đều, đa số có ý thức tốt trong học tập.
-Một số HS chưa thực sự chú ý trong giờ học, còn nghịch trong giờ học.
-Vệ sinh cá nhân của vài em chưa tốt, chưa sạch sẽ, gọn gàng.
-Đồ dùng học tập của một số em còn thiếu.
-Tiếp tục duy trì và phát huy tốt những mặt mạnh đã đạt được. 
-Đồng thời khắc phục sửa chữa những tồn tại, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt hơn nữa.
-Thông báo sơ bộ về tình hình học tập của HS để phụ huynh nắm được và thực hiện.
-GV nhận xét khen ngợi những em có tinh thần học tập và rèn luyện tốt. 
Ngày tháng năm 2011
 BGH DUYỆT
 Ngày tháng năm 2011
 TỔ DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 8 CUC HAY DUC.doc