Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

- Khi người nào đó chung quanh em như bố mẹ, anh chị, bạn bè, hoặc cụ già hàng xóm, có chuyện buồn thì em sẽ làm gì?

+ Giới thiệu bài theo sách giáo viên.

2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc

Mục tiêu: HS đọc đúng các từ khó và đọc trôi chảy toàn bài.

Cách tiến hành:

a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả. Chú ý:

+ Các câu hỏi thắc mắc của các em nhỏ ở đoạn 2 đọc với giọng băn khoăn, lo lắng.

+ Câu hỏi thăm cụ già ở đoạn 3 đọc với giọng ân cần, nhẹ nhàng, thông cảm.

b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn

- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.(Đọc 2 lượt)

- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.

- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.

 

doc 23 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Thứ hai, ngày 12 tháng 09 năm 2020
Ngày dạy : Thứ hai, ngày 19 tháng 10 năm 2020 
Tập đọc – Kể chuyện
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. MỤC TIÊU
A – Tập đọc
Bước đầu đọc đúng các kiểu câu , biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện cới lời nhân vật 
Hiểu ý nghĩa :Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau (trả lời được các các CH 1,2,3,4)
B – Kể chuyện
Kể lại được từng đoạn của cậu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể)
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc	.
Một bức tranh vãe hoặc ảnh chụp chim sếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Bận..
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Khi người nào đó chung quanh em như bố mẹ, anh chị, bạn bè, hoặc cụ già hàng xóm,có chuyện buồn thì em sẽ làm gì?
+ Giới thiệu bài theo sách giáo viên.
2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng các từ khó và đọc trôi chảy toàn bài.
Cách tiến hành:
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả. Chú ý:
+ Các câu hỏi thắc mắc của các em nhỏ ở đoạn 2 đọc với giọng băn khoăn, lo lắng.
+ Câu hỏi thăm cụ già ở đoạn 3 đọc với giọng ân cần, nhẹ nhàng, thông cảm.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn 
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.(Đọc 2 lượt)
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài và trả lời được các câu hỏi trong bài.
Cách tiến hành:
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn 1 trước lớp.
- Các bạn nhỏ làm gì?
- Khi trời đã về chiều, sau một cuộc dạo chơi vui vẻ, giờ đây, các bạn nhỏ đang trên đường về nhà. Trên đường về, các bạn đã bắt gặp chuyện gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 của chuyện.
- Các bạn nhỏ gặp ai trên đường về?
- Vì sao các bạn dừng cả lại?
- Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
- Theo em, vì sao không quen biết ông cụ mà các bạn vẫn băn khoăn, lo lắng cho ông cụ nhiều như vậy?
- Cuối cùng, các bạn nhỏ quyết định như thế nào?
- Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 3,4 để biết chuyện gì đã xảy ra với ông cụ.
- Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
- Vì sao khi trò truyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 5.
- Gọi 1 HS khá đọc câu hỏi 5, sau đó yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi này.
- Gọi đại diện của các nhóm trình bày ý kiến, chú ý yêu cầu HS nêu rõ lí do vì sao nhóm em lại chọn tên đó cho câu chuyện.
2.4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
Mục tiêu: HS đọc đúng và đọc đúng giọng mà mình được phân vai.
Cách tiến hành:
- GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫu bài. Chú ý nhấn giọng các từ: dừng lại, mệt mỏi, lộ rõ vẻ u sầu, bị ốm, đánh mất, có thể giúp gì, nặng nhọc, ấm áp, nằm viện, mấy tháng, ốm nặng, khó qua khỏi, lặng đi, thương cảm,
- Yêu cầu HS luyện đọc theo vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- 2 đến 3 HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Thực hiện yêu cầu của Giáo viên.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- Các bạn nhỏ đang ríu rít ra về sau một cuộc dạo chơi.
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- Các bạn nhỏ gặp 1 cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường.
- Vì các bạn thấy cụ già trông thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
- Các bạn băn khoăn không biết có chuyện gì xảy ra với ông cụ và bàn tán sôi nổi về điều đó. Có bạn đoán ông cụ bị ốm, có bàn đoán ông cụ đánh mất cái gì.
- Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan./ Vì các bạn rất yêu thương mọi người xung quanh./ Vì các bạn là người tốt, luôn muốn chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Các bạn quyết định hỏi thăm ông cụ xem thế nào.
- 1 HS đọc đoạn 3,4 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- Ông cụ buồn vì bà lão nhà ông bị ốm nặng, đã nằm viện mấy tháng nay và rất khó qua khỏi.
- HS thảo luận cặp đôi và trả lời: Vì ông cụ được chia sẻ nỗi buồn với các bạn nhỏ./ Vì sự quan tâm của các bạn nhỏ làm ông cụ thấy bớt cô đơn./ Vì ông cụ cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ./ Vì ông được các bạn nhỏ quan tâm, an ủi./
- 1 HS đọc trước lớp.
- 1 HS đọc. 4 HS tạo thành 1 nhóm, thảo luận và trả lời.
- Đại diện HS trả lời. Các nhóm khác nghe và nhận xét.
+ Chọn Những đứa tre tốt bụng vì các bạn nhỏ trong truyện là những người thật tốt bụng và biết yêu thương người khác.
+ Chọn Chia sẻ vì các bạn nhỏ trong chuyện đã biết chia sẻ nỗi buồn với ông cụ để cụ thấy lòng nhẹ hơn.
+ Chọn Cảm ơn các cháu vì đó là lời của ông cụ nói với các bạn nhỏ khi các bạn quan tâm chia sẻ nỗi buồn với ông.
- Theo dõi bài đọc mẫu. Có thể dùng bút chì gạch chân dưới các từ cần nhấn giọng.
- 6 HS tạo thành 1 nhóm và luyện đọc bài theo vai.
- 2 đến 3 nhóm thi đọc.
Kể chuyện
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động 4: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU
Mục tiêu: HS xác định được mục tiêu, YC của câu chuyện và thực hiện đúng theo YC.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 63, SGK.
- Khi kể lại câu chuyện theo lời của bạn nhỏ, em cần chú ý gì về cách xưng hô?
2. Kể mẫu
- GV chọn 3 HS khá cho các em tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp. Hoặc kể một đoạn câu chuyện.
3. Kể theo nhóm:
4. Kể trước lớp
- Tuyên dương HS kể tốt.
- GV: Em học được bài học gì từ các bạn nhỏ trong truyện?
- Trong cuộc sống hằng ngày, mọi người nên quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau những nổi buồn niềm vui, sự vất vả khó khăn vì như thế sẽ làm cho mọi người gần gũi, yêu thương nhau hơn, cuộc sống cũng vì thế mà tươi đẹp hơn.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- Kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già theo lời một bạn nhỏ.
- Xưng hô là tôi (mình, em) và giữ nguyên cách xưng hô đó từ đầu đến cuối câu chuyện.
- HS 1 kể đoạn 1,2; HS 2 kể đoạn 3; HS 3 kể đoạn 4,5.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Mỗi nhóm 3 HS. Lần lượt từng em kể 1 đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 đến 3 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
- 1 HS kể lại cả câu chuyện trước lớp.
- HS tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em: Biết quan tâm giúp đỡ người khác.
Ngày soạn: Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2020
Ngày dạy : Thứ ba , ngày 20 tháng 10 năm 2020 
Chính tả
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. MỤC TIÊU
Nghe-viết đúng bài CT ;trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng BT(2) a/b hoặc bài CT phương ngữ do GV soạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ chép sẵn bài tập 2a hoặc 2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết các từ sau: 
+ PB: nhoẻn cười, nghẹn ngào, trống rỗng, chống chọi..
+ PN: nhoẻn cười, hèn nhát, trung kiên, kiêng nể.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Trong giờ chính tả này các em sẽ viết 1 đoạn trong bài Các em nhỏ và cụ già và làm bài tập chính tả phân biệt r/ d/ gi hoặc uôn/ uông.
2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
Mục tiêu: HS viết đúng các từ khó và trình by được bài viết.
Cách tiến hành:
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn
- GV đọc đoạn văn 1 lần .
- Hỏi: Đoạn này kể chuyện gì?
b) Hướng dẫn trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? 
- Lời của ông cụ được viết như thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS viết các từ trên.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Mục tiêu: HS làm được các bài tập theo YC của bài.
Cách tiến hành:
GV có thể lựa chọn phần a) hoặc b) tuỳ lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc phải.
a) - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
b) Tiến hành tương tự phần a)
3. Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Trò chơi: Tìm các tiếng có âm đầu r/ d/ gi hoặc vần uôn/ uông.
- GV làm trọng tài.
- Tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học thuộc tất cả các từ khó vừa tìm được. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS viết trên bảng lớp. Cả lớp viết ra giấy nháp.
- Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại đoạn văn.
- Cụ già nói lí do cụ buồn vì cụ bà ốm nặng phải nằm viện, khó qua khỏi. Cụ cảm ơn lòng tốt của các bạn, các bạn làm cho cụ cảm thấy lòng nhẹ hơn.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Các chữ đầu câu.
- Lời của ông cụ được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, viết lùi vào một ô li.
- PB: ngừng lại, nghẹn ngào, nặng lắm, xe buýt.
-PN: nghẹn ngào, xe buýt, qua khỏi, dẫu.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào nháp.
- HS làm vào vở: giặt – rát – dọc.
- Lời giải: buồn – buông – chuông.
- Lớp chia làm 2 nhóm, viết từ theo hình thức tiếp nối (Mỗi HS viết 1 từ rồi chuyền phấn cho bạn khác cùng đội) trong 4 phút.
 Ngày soạn: Thứ tư, ngày 14 tháng 10 năm 2020
Ngày dạy : Thứ tư , ngày, 21 tháng 10 năm 2020 
Tập đọc
TIẾNG RU
I. MỤC TIÊU
Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm ,ngắt nhịp hợp lý
Hiểu ý nghĩa :Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em ,bạn bè ,đồng chí (trả lời được các câu hỏi trong SGK ;thuộc 2 khổ thơ trong bài)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài thơ.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Các em nhỏ và cụ già.
2. DẠY - HỌ ... g nhóm lần lượt nêu thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- HS trong nhóm lần lượt nêu thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
- Nhận xét.
Ngày soạn : 02/10/2019
Ngày dạy : 09/10/2019
Thứ tư
TIẾT 8:	ĐỊA LÝ
HOẠT ÐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
I/ Mục tiêu: 
Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm ( cao su, hồ tiêu, cà phê, chè,) trên đất ba dan.
+ Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.
- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột. 
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
III/ Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ÐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ÐỘNG HỌC CỦA HS
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
- Gọi hs lần lượt lên bảng trả lời
+ Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên?
+ Nêu một số nét sinh hoạt của người dân Tây Nguyên 
+ Nhà rông dùng để làm gì?
Nhận xét, cho điểm
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
2. Vào bài: 
* Hoạt động 1: Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
- Gọi hs đọc mục 1 trong SGK/87
- Dựa vào mục 1 SGK và quan sát lược đồ các em hãy kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên? Chúng thuộc loại cây gì?
- Treo bảng số liệu (viết sẵn) và gọi hs đọc
- Dựa vào bảng số liệu, em hãy cho biết cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?
- Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp? 
- Giải thích việc hình thành đất đỏ ba dan: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng vật chất nóng chảy, từ lòng đất phun trào ra (gọi là dung nham) nguội dần, đông cứng lại thành đá ba dan. Trải qua hàng triệu năm, dưới tác dụng của nắng mưa, lớp đá ba dan trên mặt vụn bở thành đất đỏ ba dan.
- Gọi hs đọc từ "hiện nay...cho cây"
- Dựa vào hình 2 cho biết loại cây trồng nào trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên? Ở tỉnh nào có cà phê thơm ngon nổi tiếng?
- Gọi hs lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lí TNVN.
- Cây công nghiệp có giá trị kinh tế gì?
- Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì?
- Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này?
Kết luận: Đất đỏ ba dan tơi xốp rất thích hợp để Tây Nguyên trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, mang lại nhiều giá trị kinh tế cao hơn 
* Hoạt động 2: Chăn nuôi trên đồng cỏ
- Gọi hs đọc mục 2 trong SGK
- Em hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
- Ngoài trâu, bò, Tây Nguyên còn có vật nuôi nào đặc trưng? Con vật này dùng để làm gì?
Kết luận: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên chủ yếu là họ trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su,... và chăn nuôi gia súc lớn trâu, bò trên các đồng cỏ.
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/89
C. Củng cố, dặn dò:
Trình bày các nét chính về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tt)
Nhận xét tiết học 
- 3 hs lần lượt lên bảng trả lời
+ Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng,...
+ Người dân Tây Nguyên tập trung thành các buôn, sinh hoạt tập thể ở nhà rông. Người dân nơi đây rất yêu thích nghệ thuật và sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ dân tộc.
+ Nhà rông dùng để dân làng tập trung sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách ...
- Lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- cao su, cà phê, hồ tiêu, chè. Chúng là những cây công nghiệp lâu năm 
- 1 hs đọc bảng số liệu
- Cà phê (DT 494.200 ha)
- Vì ở Tây Nguyên phần lớn là đất đỏ ba dan. Đất thường có màu đỏ, tơi xốp, phì nhiêu cho nên thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm.
- lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- Cà phê . Buôn Ma Thuột có cà phê thơm ngon nổi tiếng.
- 1 hs lên bảng chỉ
- Có giá trị kinh tế rất cao, đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới.
- tình trạng thiếu nước mùa khô
- Người dân phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cho cây.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc 
- Bò, trâu, voi
- Voi, dùng để chuyên chở và phục vụ du lịch.
- Lắng nghe
- 3 hs đọc
- 1 hs lên bảng trình bày
- Lắng nghe
Tiết : 15
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài dạy : VỆ SINH THẦN KINH
I. MỤC TIÊU:
Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn ,bảo vệ cơ quan thần kinh .
Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình SGK/32;33.
Phiếu học tập (vở BT).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra kiến thức cũ: Hoạt động thần kinh
Khi bị bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào? (co ngay chân lại, rút đinh ra khỏi dép ).
Khi viết chính tả, những bộ phận nào của cơ thể phải làm việc? (tai phải nghe, mắt phải nhìn, tay phải viết )
Nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1. Quan sát và thảo luận. 
Mục tiêu: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
Cách tiến hành:
- Bước 1. Giáo viên nhấn mạnh yêu cầu.
+ Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm thư ký ghi kết quả thảo luận. 
- Bước 2.
+ Giáo viên chốt lại ý đúng.
* Hoạt động 2: Đóng vai.
Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh.
Cách tiến hành:
- Bước 1. Tổ chức.
+ Giáo viên chuẩn bị 4 phiếu, mỗi phiếu ghi 1 trạng thái tâm lý.
Tức giận-vui vẻ-lo lắng-sợ hãi.
- Bước 2.Thực hiện
- Bước 3. Trình diễn.
* Hoạt động 3:Giáo viên rút ra bài học gì?
Mục tiêu: Kể được tên một số thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
Cách tiến hành:
- Bước 1.Làm việc theo cặp.
- Bước 2. Làm việc cả lớp.
+ làm việc theo nhóm.
+ nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát hình SGK/32.
+ Học sinh tự đặt câu hỏi cho từng hình, nêu lợi - hại.
Hình 1: “Một bạn đang ngủ” –có lợi vì khi ngủ, cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi.
Hình 2: “Các bạn đang chơi trên bãi biển
- có lợi vì cơ thể được nghỉ ngơi, thần kinh được thư giãn.
- co hại vì nếu phơi nắng quá lâu, dễ bị ốm.
Hình 3: “Một bạn đang thức đến 11 giờ để đọc sách” – có hại vì thức quá khuya để đọc sách làm thần kinh mệt mỏi.
Hình 4: “Chơi trò chơi điện tử”.
- Có lợi vì nếu chơi trong chốc lát thì có tác dụng giải trí.
- Có hại vì nêu chơi quá lâu mắt sẽ bị mỏi, thần kinh căng thẳng.
Hình 5: “Xem biểu diễn văn nghệ” – có lợi vì giúp giải trí, thần kinh thư giãn.
Hình 6: “Bố mẹ chăm sóc bạn nhỏ trước khi đi học”- có lợi vì khi được bố mẹ quan tâm chăm sóc, trẻ emluôn cảm thấy mình được an toàn trong sự che chở  điều đó có lợi cho thần kinh.
Hình 7: “Một bạn nhỏ đang bị bố hoặc người lớn đánh” – không có lợi cho thần kinh.
+ Làm việc cả lớp.
+ Đại diện nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
+ Chia lớp thành 4 nhóm.
+ Mỗi học sinh tập diễn đạt một vẻ mặt của người có trạng thái tâm lý theo phiếu.
+ các nhóm thực hiện.
+ Cử đại diện nhóm trình diễn .
+ Các nhóm khác quan sát, đoán xem bạn mình đang thể hiện trạng thái tâm lý nào?
+ 2 học sinh cùng quan sát hình 9/SGK /33.
+ Học sinh trình bày trước lớp.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Giáo viên chốt nội dung bài học. Liên hệ giáo dục không dùng các loại thức ăn có hại cho sức khoẻ (ma tuý, rượu bia, thuốc lá )
+ Nhận xét tiết học.
+ CBB: vệ sinh thần kinh (tiếp theo).
Tiết : 16
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài dạy : VỆ SINH THẦN KINH (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe .
Biết lập và thực hiện thời gian biểu nằng ngày .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trong SGK/34;35.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra kiến thức cũ: Vệ sinh thần kinh.
Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
Kể tên những thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1. Thảo luận.
Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
Cách tiến hành:
- Bước 1. Giáo viên yêu cầu.
+ Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
+ Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn sau đêm hôm đó?
+ Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt?
+ Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ?
+ bạn đã làm việc gì trong cả ngày?
- Bước 2.
+ Đại diện một số cặp.
Kết luận :SGV/55.
* Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày.
Mục tiêu: lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi một cách hợp lý.
Cách tiến hành:
- Bước 1. Hoạt động cả lớp.
+ Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục: Thời gian, công việc ( hoạt động).
- Bước 2. Làm việc cá nhân.
- Bước 3. Làm việc theo cặp.
- Bước 4. Làm việc cả lớp.
Giáo viên gọi và nêu câu hỏi.
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
+ Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
Kết luận: Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nân cao hiệu quả công việc, học tập.
Kết thúc bài học.
Giáo viên yêu cầu học sinh củng cố lại những gì đã học từ tiết trước đến tiết này về vệ sinh thần kinh.
SGK/34;35.
Làm việc theo cặp.
+ 2 học sinh quay mặt lại với nhau để thảo luận theo gợi ý.
+ cơ quan thần kinh, bộ não được nghỉ ngơi.
+ không, cảm giác khoẻ khoắn (thoải mái) 
+ nằm ngủ thoáng mát, buông màn tránh muỗi đốt, ngủ say, đủ số giờ cần thiết.
+ đi ngủ lúc 9 giờ tối, thức dậy lúc 5(6) giờ sáng.
+ ngủ dậy đánh răng, ăn sáng, đi học, ăn cơm, nghỉ trưa, tự học, giúp việc.
Làm việc cả lớp.
+ Học sinh lên trình bày kết quả.
+ Vài học sinh nhắc lại “ bạn cần biết” SGK/34.
SGK/35.
+ Vài học sinh lên điền thử vào bảng thời gian biểu treo trên lớp.
+ Vở BTTN-XH/ 23
+ Học sinh trao đổi thời gian biểu với bạn của mình cùng góp ý bổ sung.
+ Vài học sinh lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước cả lớp.
+ Học sinh phát biểu.
+ Lớp góp ý bổ sung.
+ Vài học sinh đọc mục “bạn cần biết” SGK/35.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Liên hệ giáo dục. Học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh thần kinh.
+ Nhận xét tiết học.
+ Dặn dò : tiết 17;18 ôn tập – kiểm tra “ con người và sức khoẻ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_8_nam_hoc_2020_2021.doc