Giáo án Tổng hợp môn Lớp 3 Tuần 8

Giáo án Tổng hợp môn Lớp 3 Tuần 8

Tập đọc – Kể chuyện

 CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ (Trang 62)

 “Xu-khôm-lin-xkiû”

I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

▪ Rèn kĩ năng đọc:

 - Đọc đúng các từ ngữ: sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi. Đọc đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ: sếu, u sầu, nghẹn ngào.

 - Nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm tới nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.

▪ Rèn kĩ năng nói:

- HS biết kể lại một đoạn chuyện trong bài một cách tự nhiên.

▪ Rèn kĩ năng nghe:

 - HS biết tập

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn Lớp 3 Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc – Kể chuyện 
 CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ 	(Trang 62)
	 	 “Xu-khôm-lin-xkiû”
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
▪ Rèn kĩ năng đọc:
 - Đọc đúng các từ ngữ: sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi. Đọc đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ: sếu, u sầu, nghẹn ngào. 
 - Nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm tới nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.
▪ Rèn kĩ năng nói:
- HS biết kể lại một đoạn chuyện trong bài một cách tự nhiên. 
▪ Rèn kĩ năng nghe:
 - HS biết tập trung lắng nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời bạn kể và biết kể tiếp theo lời kể của bạn.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa câu chuyện như SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn 2 để hướng dẫn HS đọc.
III / LÊN LỚP:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
4-5’
1’
30-32’
10-11’
6-7’
18-20’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc lòng bài “Bận” và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới:
a) Giới thiệu và ghi đề bài:
b) Luyện đọc.
v GV đọc mẫu toàn bài.(Gợi ý cách đọc.)
- Giọng người dẫn truyện: chậm rãi ở đoạn 1, cảm động ở các đoạn sau.
- Những câu hỏi của các bạn nhỏ (ở đoạn 2) đọc với giọng lo lắng, boăn khoăn. Câu hỏi thăm cụ già của các bạn (ở đoạn 3) – lễ độ, ân cần.
- Giọng ông cụ: buồpn nghẹn ngào.
v Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu. 
Rút từ: sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
Rút câu: 
+ Bỗng các em dừng lại / khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. //
- Gọi HS đọc phần chú giải SGK.
- HS đọc đoạn theo nhóm.
- 1 HS đọc cả bài.
Tìm hiểu bài:
 v Chuyển ý
? Các bạn nhỏ đi đâu?
? Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
? Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
? Vì sao các bạn lại quan tâm đến ông cụ như vậy?
 v Chuyển ý
? Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
? Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và tìm một tên khác cho truyện. Giải thích vì sao chọn tên đó.
? Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Þ Các bạn nhỏ trong truyện tuy không giúp được gì cho cụ già nhưng cụ vẫn cảm ơn các bạn vì các bạn đã làm cho cụ thấy lòng nhẹ hơn. Như vậy sự quan tâm, thông cảm với người là rất cần thiết.
4/ Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 2.Hướng dẫn HS đọc.
- Gọi vài em thi đọc đoạn 2.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp cả bài.
- Gọi 5 HS đọc bài theo vai.
Kể chuyện 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
Þ Các em có thể kể một đoạn chuyện theo lời kể của mình.
- Gọi 1 HS kể mẫu.
-Yêu cầu HS tập kể theo nhóm.
- Gọi HS lần lượt kể nối tiếp câu chuyện.
- Cả lớp theo dõi để nhận xét, đánh giá.
5/ Củng cố – dặn dò:
? Các em đã làm được những việc như các bạn nhỏ trong bài chưa?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Chú ý lắng nghe.
- HS theo dõi ở SGK.
- Từng em lần lượt đọc bài.
- HS luyện đọc từ khó.
- 4 HS đọc bài.
- Luyện ngắt nhịp đúng.
- 4 HS đọc bài. 
- HS đọc phần chú giải SGK.
- HS đọc bài theo nhóm. Nhóm trưởng theo dõi, sửa sai cho các bạn trong nhóm.
- 1 HS đọc đoạn 1 & 2.
- HS đọc thầm đoạn 1 và 2.
-... các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.
-... các bạn gặp một cụ già vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
-... các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán là cụ bị ốm, có bạn đoán là cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp kéo đến hỏi ông cụ.
-... vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ.
- HS đọc đoạn 3 và 4.
-... cụ bà bị ốm nặng đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi.
-... vì: Ôâng cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ / Ông đỡ thấy cô đơn hơn vì có người trò chuyện với ông / Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ / Ông cảm thấy được an ủi...
- Các tên khác có thể là:
Các bạn nhỏ tốt bụng / Ông cụ già đáng thương... 
-... câu chuyện muốn nói: Con người phải quan tâm giúp đỡ nhau / Con người phải yêu thương nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau / Sự quan tâm giúp đỡ nhau là rất cần thiết... 
- HS theo dõi ở bảng phụ.
- HS thi đọc.
- 4 HS đọc bài.
- 5 HS đọc bài theo vai.
- 1 HS nêu yêu cầu kể chuyện.
- HS kể: Chiều hôm ấy, sau khi chơi thỏa thích, các bạn nhỏ trở về nhà. Lúc này, mặt trời sắp xuống núi nên đỏ ối trông thật đẹp. Một đàn sếu đang bay về tìm chỗ ngủ. Các bạn vừa đi vừa đùa giỡn với nhau... 
- HS tập kể theo nhóm. 
- 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn chuyện. 
- HS tự liên hệ bản thân và nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán 
 LUYỆN TẬP
I / MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Củng cố và vận dụng bảng nhân 7 để làm tính và giải toán liên quan đến bảng chia 7.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác trong học toán; HS yêu thích môn học.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Cắt, dán các con mèo trên giấy khổ lớn.
III / LÊN LỚP:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
1’
7-8’
8-9’
7-8’
6-7’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc thuộc bảng chia 7.
- Kiểm tra vở bài tập của 4 HS.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới:
a) Giới thiệu và ghi đề bài:
b) Vào bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV ghi từng phép tính lên bảng
- Gọi HS nêu ngay kết quả.
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở.
[ Củng cố bảng nhân chia 6, 7.
Bài 2: 
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- Gọi lần lượt 2 HS thực hiện ở bảng.
- Các em khác làm vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa chữa.
[ Củng cố bảng chia 7.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
? Bài toán hỏi gì?
? Bài toán cho biết gì?
? Muốn biết số HS đó chia được bao nhiêu nhóm em hãy suy nghĩ làm bài.
- Gọi 1 HS làm ở bảng.
- Các em khác làm vào vở.
- GV nhận xét, sửa chữa.
[ Củng cố bảng nhân 7 vào giải toán có lời văn.
Bài 4: Tìm số con mèo trong hình.
- Cho HS quan sát hình các con mèo đã chuẩn bị ở giấy khổ lớn.
- Yêu cầu HS tìm và ghi ra bảng con.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/Củng cố – dặn dò:
- Dặn HS làm bài tập ở vở và chuẩn bị trước bài tiếp theo.
- GV nhận xét tiết học.
- 3 HS đọc thuộc bảng chia 7.
- HS trình vở để GV kiểm tra.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Tính nhẩm
 7 x 8 = 56 7 x 9 = 63 
 56: 7 = 8 63: 7 = 9
 7 x 6 = 42 7 x 7 = 49
 42: 7 = 6 49: 7 = 7 
.............
- Bài toán yêu cầu tính. 
- 1 HS đọc bài 3.
- Bài toán hỏi số HS đó chia được bao nhiêu nhóm?
- Bài toán cho biết chia 28 HS thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 HS.
 Giải 
Số nhóm chia được là:
28: 7 = 4 (nhóm)
Đáp số: 4 nhóm.
- HS quan sát hình ở bảng, tìm kết quả và ghi ra bảng con.
a) số con mèo là 3 con.
b) số con mèo là 2 con.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán 
 GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN 	
I / MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Biết cách giảm một số đi nhiều lần và vận dụng để giải các bài tập.
- Phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi bài tập 1.
- Tranh vẽ gà và hoa như SGK.
III / LÊN LỚP:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
3-4’
1’
14-15’
15-16’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức:
 Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS thực hiện 2 phép tính:
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới:
a) Giới thiệu và ghi đề bài:
b) Vào bài.
Hướng dẫn HS cách giảm một số đi nhiều lần.
- Yêu cầu HS lấy que tính sắp xếp: Hàng trên có 6 que, hàng dưới có 2 que.
- GV treo tranh vẽ gà như SGK.
? Hàng trên có mấy con gà?
? Số con gà ở hàng dưới so với hàng trên như thế nào?
GV ghi: 
Hàng trên: 6 con gà
Hàng dưới: 6: 3 = 2 (con gà)
Số con gà ở hàng trên giảm 3 lần thì được số con gà ở hàng dưới.
? So sánh số que tính ở hàng dưới em đã xếp với số que tính ở hàng trên?
- GV treo tranh số bông hoa.
? Hàng trên có mấy bông hoa?
? Số bông hoa ở hàng dưới so với hàng trên như thế nào?
? Muốn giảm 8 bông hoa đi 4 lần ta làm thế nào?
? Muốn giảm 10 kg đi 5 lần ta làm thế nào?
? Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
- Gọi vài HS nhắc lại.
3/ Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài toán.
- Treo bảng phụ ghi bài tập 1 lên bảng.
- Gọi 3 HS làm bài ở bảng.
- Cả lớp làm vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa chữa.
[ Vận dụng giảm 1 số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc bài toán.
? quả
40 quả
Tóm tắt:
Có 
Còn lại
Giải 
Số bưởi còn lại là:
40: 4 = 10 (quả)
Đáp số: 10 quả.
- Gọi vài em đọc câu b.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi vài em đọc kết quả.
[ Vận dụng giải toán có lời văn.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 3 HS vẽ ở bảng.
- Cả lớp làm vào vở.
[ Củng cố về đoạn thẳng.
4/ Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm bài tập ở vở; chuẩn bị bài tiếp theo. 
- 2 HS làm bài ở bảng.
- Theo dõi, lắng nghe.
- HS xếp que tính.
-... có 6 con gà.
-... số con gà ở hàng trên giảm 3 lần thì được số con gà ở hàng dưới.
- Số que tính ở hàng trên giảm 3 lần thì được số que tính ở hàng dưới.
-... có 8 bông hoa.
-...số bông hoa ở hàng dưới so với hàng trên giảm 4 lần.
-... ta chia 8 cho 4.
-... ta chia 10 cho 5.
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần.
- Vài HS nhắc lại.
- Viết theo mẫu.
Số đã cho
12
48
36
Giảm 4 lần
12: 4 = 3
Giảm 6 lần
12: 6 = 2
- 1 HS đọc đề toán.
- Vài HS đọc câu b.
Giải 
Thời gian làm công việc đó bằng máy là:
30: 5 = 6 (giờ)
Đáp số: 6 giờ.
8 cm
- Vẽ đoạn thẳng.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Chính tả: (Nghe – viết)
 CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
▪ Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của truyện: “Các em nhỏ và cụ già”
- Làm đúng bài tập chính tả: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r / d / gi và vần “uông”, “uôn” theo nghĩa đã cho.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết bài tập 2.
III / LÊN LỚP:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
1’
7-8’
12-13’
2-3’
7-8’
1-2’
1 / Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết bảng con các từ: nhoẻn cười, rỗng,kiêng nể, nghẹn ngào.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới:
a) Giới thiệu và ghi đề bài:
b) Hướng dẫn HS nghe viết.
v Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc mẫu toàn bài viết.
- Gọi 2 HS đọc lại.
? Đoạn này kể chuyện gì?
? Đoạn văn có mấy câu?
? Nhữ ... ng trí.
- HS hứng thú với tiết học gấp, cắt, dán hình.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Lọ hoa đã trang trí trên giấy (có các bông hoa 4, 5, 8, cánh)
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
1’
10-12’
15-16’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới:
a) Giới thiệu và ghi đề bài 
b) Vào bài.
▪ Hoạt động 1: HS thực hành gấp, cắt, dán bông hoa. 
- Gọi vài HS nhắc lại các thao tác gấp, cắt bông hoa 4, 5, 8 cánh.
Lưu ý:
Các em có thể cắt các hoa có kích thước khác nhau, màu sắc khác nhau để trình bày lọ hoa đẹp hơn.
Cần vẽ thêm cành, lá vào lọ hoa để lọ hoa thêm đẹp.
▪ Hoạt động 2: Thực hành:
- Yêu cầu HS cắt, dán hoa.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của mình theo nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của từng HS, từng nhóm.
4/ Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS cắt hoa trang trí cho góc học tập của mình thêm đẹp; chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
- HS để đồ dùng học tập lên bàn cho GV kiểm tra.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Vài HS nhắc lại các thao tác thực hiện gấp, cắt hoa.
- HS theo dõi 
- HS thực hành gấp, cắt hoa.
- HS trưng bày sản phẩm của mình theo nhóm.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán 
 LUYỆN TẬP
I / MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Giúp HS củng cố về: Tìm một thành chưa biết của phép tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số; xem đồng hồ.
Giáo dục HS yêu thích môn học.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Đồng hồ đồ dùng.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
3-4’
1’
30-31’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức:
 Kiểm tra sĩ số, bắt bài hát.
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập của HS tổ 2.
- Gọi 2 HS lên bảng tìm x: 24: x = 6; 63: x = 7
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới:
a) Giới thiệu và ghi đề bài.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS thực hiện, các em khác làm vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa chữa.
[ Củng cố tìm thành phần chưa biết.
Bài 2: 
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- Gọi lần lượt 4 HS thực hiện ở bảng; các em khác làm vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa chữa.
[ Củng cố bảng nhân 2, 4, 6,7.Bảng chia 2, 4, 3.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc bài toán.
? Bài toán hỏi gì?
? Bài toán cho biết gì?
- Muốn biết số dầu còn lại em em hãy suy nghĩ làm bài.
- Gọi 1 HS giải ở bảng, các em khác làm vào vở.
- GV nhận xét, sửa sai.
[ Củng cố giải toán có lời văn dạng chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
Bài 4: 
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- GV lấy giờ ở đồng hồ đồ dùng như đồng hồ ở SGK.
- Gọi HS nêu giờ ở đồng hồ, các em khác nhận xét.
[ Củng cố xem đồng hồ.
3/ Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm bài tập ở vở; chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số, bắt bài hát.
- HS trình vở để GV kiểm tra.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- Chú ý lắng nghe.
- 1 HS nêu yêu cầu: tìm x.
- 4 HS lên bảng.
x + 12 = 36 x x 6 = 36
 x = 36 – 12 x = 36: 6
 x = 24 x = 6
x – 35 = 25 x: 7 = 8
 x = 25 + 35 x = 8 x 7
 x = 60 x = 56
- Bài toán yêu cầu:Tính
- HS lần lượt làm ở bảng
 70 104 192 140
- 1 HS đọc đề toán 3.
-... hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu?
-... có 39 lít dầu, sau khi dùng, số lít dầu còn lại bằng số dầu ban đầu.
Giải 
Số lít dầu còn lại là:
39: 3 = 13 (l)
Đáp số: 13lít dầu.
- Bài toán yêu cầu: Tìm kết quả đúng.
- HS nêu:
Kết quả đúng:
B: 1 giờ 25 phút.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tập làm văn 
 KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I / MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng nói: HS kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến.
- Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (5-7 câu) diễn đạt rõ ràng.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp viết sẵn 4 câu hỏi gợi ý trong bài.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
1’
15-17’
14-16’
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện: “Không nỡ nhìn”.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới:
a) Giới thiệu và ghi đề bài:
b) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- Gọi vài em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
Þ SGK đã gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm, các em có thể kể từ 5 đến 7 câu sát theo những gợi ý đó. Cũng có thể kể kĩ hơn, với nhiều câu hơn về đặc điểm hình dáng, tính tình của người đó, tình cảm của gia đình em đối với người đó... mà không cần phụ thuộc vào gợi ý.
- Gọi vài HS kể mẫu.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Gọi HS lần lượt kể về người hàng xóm của mình.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
Þ Cần kể chân thật, tự nhiên. Có thể viết 5 đến 7 câu hoặc nhiều hơn. Chấm câu cho đúng.
Bạn nào thấy còn lúng túng, các em nên viết ra nháp để về nhà tiếp tục hoàn thiện bài viết của mình.
- Yêu cầu HS làm bài.
4/ Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS hoàn chỉnh bài viết ở nha; chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2 HS kể chuyện.
- HS đọc đề bài:Kể về người hàng xóm.
- HS kể: Cô Hoa ở cạnh nhà em có dáng người thon thả, dễ nhìn. Tính cô cũng thật tốt. Cô thường hay giúp đỡ mọi người xung quanh. Cô cũng đã giúp đỡ nhà em rất nhiều việc. Có lần, bố mẹ em đi vắng, nhà lại phơi rất nhiều lúa ngoài sân. Khi trời đổ mưa, cô đã gọi mọi người cùng cô dọn xong chỗ lúa cho nhà em đem vào cất ngay ngắn. Mẹ em về, lúa không bị ướt. Mẹ mừng và cảm ơn cô rối rít.
- HS lần lượt kể về người hàng xóm của mình.
- Đọc yêu cầu bài:Viết lời kể thành văn.
- HS làm bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Đạo đức 
QUAN TÂM, CHĂM SÓC 
ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (TT)
I / MỤC TIÊU:
- HS hiểu rõ hơn về bổn phận của mình đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
- HS biết quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tập đạo đức.
- Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về chủ đề gia đình.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
1’
10-12’
5-6’
7-8’
4-5’
1’
1) Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời:
? Trẻ em có quyền và bổn phận gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
2) Bài mới:
a) Giới thiệu và ghi đề bài:
b) Vào bài.
▪ Hoạt động 1: Xử lí tình huống và đóng vai.
Ø Mt: HS biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong những tình huống cụ thể.
Ø T/h:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai thể hiện các tình huống sau:
* Lan ngồi học trong nhà thì thấy em bé đang chơi trò chơi nguy hiểm ở ngoài sân (trèo cây, nghịh lửa...)
Nếu em là Lan em sẽ làm gì?
* Ông của Huy có thói quen đọc báo hàng ngày. Nhưng mấy hôm nay, ông bị đau mắt nên không đọc báo được.
Nếu em là Huy em sẽ lamg gì? Vì sao?
- Gọi các nhóm thể hiện tình huống.
Ä KL: Lan cần ngăn em kịp thời, không cho em nghịch dại; Huy cần dành thời gian đọc báo cho ông nghe.
▪ Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
Ø Mt: Củng cố để HS hiểu rõ quyền của trẻ em có liên quan đến chủ đề bài học.
HS biết thực hiện quyền được tham gia của mình: bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành một số ý kiến trong bài tập.
Ø T/h:
- GV đọc các ý kiến của bài tập, HS nêu ý kiến của mình bằng cách đưa thẻ.
 Ä KL: Ý kiến a, c là đúng; ý kiến b là sai.
▪ Hoạt động 3: Bày tỏ tình cảm với người thân.
Ø Mt: Tạo cơ hội cho HS bày tỏ tình cảm của mình đói với người thân.
Ø T/h:
- Mỗi HS trong nhóm tự giới thiệu: mình sẽ tặng người thân món quà gì, nhân dịp nào... để bày tỏ tình cảm của mình đối với người thân.
Ø KL: Những món quà của các em đều rất quý, chắc chắn những người thân của các em sẽ rất vui lòng.
▪ Hoạt động 4: Hát, kể chuyện, đọc thơ.
Ø Mt: Củng cố bài học.
Ø T/h:
- Yêu cầu HS trình bày các tiết mục mà mình đã chuẩn bị.
Ä KL: Ông bà, cha mẹ... là những người thân yêu nhất của em, em luôn thương yêu, chăm sóc ông bà, cha mẹ để cuộc sống gia đình luôn hòa thuận, đầm ấm, hạnh phúc... 
3/ Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn lại bài đã học và chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- Theo dõi, lắng nghe.
- HS thảo luận tình huống.
- Lan khuyên ngăn em kịp thời, không cho em nghịch dại.
- Huy dành thời gian đọc báo cho ông nghe.
- HS đóng vai thể hiện tình huống.
- HS bày tỏ ý kiến của mình bằng cách đưa các tấm thẻ đỏ, xanh, trắng.
- HS tự giới thiệu với bạn bè trong nhóm về món quà mình sẽ tặng cho người thân.
- HS hát, đọc thơ, kể chuyện... liên quan đến chủ đề bài học.
- HS lắng nghe và làm theo.
SINH HOẠT LỚP 
TUẦN 8
I/ MỤC TIÊU:
 - Nhận xét tình hình của lớp trong tuần 8 vừa qua.
 - Đề ra biện pháp, phương hướng cho tuần 9.
 - Giáo dục HS hiểu ngày 20 /10 ngày phụ nữ việt Nam.
II/ CHUẨN BỊ:
 - Sổ ghi chép của GV.
 - Sổ tay của HS.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
19-20’
14-15’
I/ Nhận xét tuần 8.
Hoạt động 1: Tổ trưởng nhận xét thi đua trong tuần của tổ.
Hoạt động 2: Lớp trưởng báo cáo các hoạt động của lớp trong tuần 8.
Hoạt động 3: GV tổng hợp ý kiến
v Ưu điểm:
² Nề nếp.
- Tuần qua các con duy trì tốt nề nếp ra vào lớp.
- Trang phục khi đến trường sạch sẽ, gọn gàng như: 
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ như: 
- Nhặt được tiền trả lại cho người mất đáng khen như 
² Học tập.
- Đi học chuyên cần, đúng giờ như: 
- Nhìn chung HS có nhiều cố gắng trong học tập như: 
- Có ý thức chuẩn bị bài tốt ở nhànhư: 
- Lớp làm tốt việc truy bài 15’ đầu giờ.
- Trong lớp thường xuyên phát biểu như: 
² Công tác khác:
- HS tham gia tốt vệ sinh trường, lớp.
- HS có ý thức nhặt giấy vụn như:
 - Tham gia giao thông an toàn.
v Khuyết điểm:
- Một số HS cẩu thả, chưa có ý thức rèn chữ viết như: đã kịp thời nhắc nhở, động viên.
- Vẫn còn HS bị điểm kém như: 
- Còn Thơ quên vở, chưa chép bài khi đến lớp. Cần khắc phục.
II/ Kế hoạch cho tuần tới:
- Vừa học vừa ôn chuẩn bị cho chiều 22/10 thi giữa kì I có chất lượng.
- Khắc phục các tồn tại ở tuần 8.
- Tăng cường truy bài đầu giờ, kiểm tra việc học ở nhà.
- Thi đua học tập giành nhiều điểm 10 để tặng bà, mẹ nhân ngày 20 /10.
² Hát tập thể bài “Mẹ và cô”
- Tiếp nối từng tổ trưởng lên nhận xét tình hình của tổ trong tuần 8.
- Lớp trưởng báo cáo các hoạt động của lớp trong tuần 8.
- Lớp tham gia ý kiến.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS có khuyết điểm cho biết ý kiến và nhận lỗi mà sửa chữa.
- HS lắng nghe mà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 Tuan 8 DVKhoa.doc