I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về quy trình giải toán có lời văn (dạng toán đơn về cộng trừ).
- Cách trình bày bài giải của bài toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu.
- Bài toán cho biết gì ? - Sáng bán 48 lớp dầu, chiều bán 37 lớp dầu.
- Bài toán hỏi gì ? - Cả hai buổi cửa hàng bán bao nhiêu lớp dầu.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở.
Tuần thứ 18: Thứ hai, ngày 02 tháng 01 năm 2006 Chào cờ Tiết 18: Tập trung toàn trường Toán Tiết 86: ôn tập về giải toán i. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về quy trình giải toán có lời văn (dạng toán đơn về cộng trừ). - Cách trình bày bài giải của bài toán có lời văn. ii. Các hoạt động dạy học: a. Kiểm tra bài cũ: Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu. - Bài toán cho biết gì ? - Sáng bán 48 lớp dầu, chiều bán 37 lớp dầu. - Bài toán hỏi gì ? - Cả hai buổi cửa hàng bán bao nhiêu lớp dầu. - Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở. Tóm tắt: Buổi sáng : 48 l Buổi chiều : 37 l Cả hai buổi: l ? Bài giải: Cả hai buổi bán được số lít dầu là: 48 + 37 = 85 (lít) Đáp số: 85 lít Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu - Bài toán cho biết gì ? - Bình nặng 32 kg, An nhẹ hơn 6kg. - Bài toán cho biết gì ? - Hỏi An nặng bao nhiêu kg. - Bài toán thuộc dạng toán gì ? - Bài toán về ít hơn. - Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở nháp. Tóm tắt: Bình: An: Bài giải: An cân nặng số kilôgam là: 32 – 6 = 26 (kg) Đáp số: 32 kg Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu - Bài toán cho biết gì ? - Lan hái 24 bông hoa. Liên hái nhiều hơn Lan 16 bông hoa. - Bài toán hỏi gì ? - Liên hái được bao nhiêu bông hoa. Tóm tắt: Lan hái : 24 bông hoa Liên hái nhiều hơn Lan: 16 bông hoa Liên hái :bông hoa ? Bài giải: Số bông hoa Liên hái được là: 24 + 16 = 40 (bông hoa) Đáp số: 40 bông hoa Bài 4: - Viết số thích hợp vào các ô màu xanh. - 1 HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn HS viết kết quả vào vở 1, 2, 3, 4, 5, 6,7 ; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14 C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại các bài tập. Tập đọc Tiết 69: ôn kiểm tra tập đọc – học thuộc lòng (T1) I. mục đích yêu cầu: 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc. - Chủ yếu kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng. - Học sinh thông qua các bài tập đọc đã học suốt học kỳ I (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 45 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. - Kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu: Học sinh trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài học. 2. Ôn luyện về từ chỉ sự vật. 3. Ôn luyện củng cố – cách viết tự thuật. II. Đồ dùng dạy học: - Các tờ phiếu viết tên từng bài tập đọc - Bảng phụ viết câu văn của bài tập 2. III. các hoạt động dạy học: A. KIểm tra bài cũ: - Đọc bài: Thêm sừng cho ngựa - 2 em đọc - Câu chuyện cho em biết điều gì ? - 1 HS trả lời - Nhận xét, chữa bài. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2.Kiểm tra tập đọc: - Yêu cầu HS lên bốc thăm và chọn bài tập đọc. - HS bốc thăm và đọc bài. - GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc. - GV cho điểm (những HS đạt yêu cầu cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại). 3. Tìm các từ chỉ sự vật trong câu đã cho: - 1 HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn HS làm bài. - Gạch chân dưới các từ chỉ sự vật - Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non. - Nhận xét bài của học sinh. 4. Viết bản tự thuật: - Đọc yêu cầu của bài - 1 HS đọc - GV hướng dấn HS làm bài - HS làm bài sau đó những HS đọc bài của mình. - GV nhận xét khen ngợi những HS làm bài tốt c. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà đọc lại các bài tập và học thuộc lòng. Tập đọc Tiết 70: ôn kiểm tra tập đọc – học thuộc lòng (T2) I. mục đích yêu cầu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc 2. Ôn luyện về cách tự giới thiệu. 3. Ôn luyện về dấu chấm. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên các bài tập đọc. - Tranh minh hoạ bài tập 2. - Bảng phụ viết bài văn ở bài tập 3. III. các hoạt động dạy học: A. KIểm tra bài cũ. - Đọc lại bài tập 3 (Viết tự thuật) - 2 HS đọc B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: *Giới thiệu bài: 2.Kiểm tra tập đọc: - Gọi HS lên bốc thăm bài tập đọc - 7, 8 HS lên bốc thăm và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét cho điểm từng em. 4. Bài tập: Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu - Đọc yêu cầu của bài - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Gọi 1 HS giỏi làm mẫu tự giới thiệu về mình trong tình huống 1 VD: Thưa bác, cháu là Hương, học cùng lớp bạn Hằng. Bác cho cháu hỏi bạn Hằng có nhà không ạ ? - Yêu cầu HS nêu miệng từng phần, từng tình huống. - HS làm bài. - Tự giới thiệu về em với bác hàng xóm. - Nhiều HS nêu miệng. - Thưa bác, cháu là Sơn con bố Lâm. Bố cháu bảo sang mượn bác cái kìm ạ. - Tự giới thiệu em với cô hiệu trưởng - Thưa cô, em là Minh học sinh lớp 2C Bài 4: Dùng dấu chấm ngắt đoạn văn (viết) - 1 HS đọc yêu cầu. - Hướng dẫn: Ngắt đoạn văn cho thành 5 câu. Sau đó viết lại cho đúng chính tả. - Đầu năm học, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp rất xinh. Cặp có quai đeo. Hôm khai giảng ai cũng phải nhìn Huệ với chiếc cặp mới. Huệ thầm hứa học chăm, học giỏi cho bố vui lòng. - GV chấm một số bài nhận xét c. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà tiếp tục ôn luyện đọc lại và học thuộc lòng. Thể dục Tiết 35: Bài 35: Trò chơi: vòng tròn và bỏ khăn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn 2 trò chơi "Vòng tròn" và "Bỏ khăn" 2. Kỹ năng: - Tham gia chơi tương đối chủ động 3. Thái độ: - Có ý thức tự giác tích cực học môn thể dục. II. địa điểm – phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ 3 vòng. Iii. Nội dung và phương pháp: Nội dung Định lượng Phương pháp A. Phần mở đầu: 1. Nhận lớp: - Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số. 1 - 2' ĐHTT: X X X X X X X X X X X X X X X D - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. 2. Khởi động: - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân đầu gối, hông 1 - 2' X X X X X D X X X X X X X X X X - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên. 70-80m - Cán sự điều khiển. - Đi theo vòng tròn 1 phút - Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. 2x8 nhịp b. Phần cơ bản: - Trò chơi: "Vòng tròn" 6 - 8' - GV nhắc lại cách chơi - Trò chơi: "Bỏ khăn" 6 - 8' - GV điều khiển C. Phần kết thúc: - Đi đều 2-4 hàng dọc 2-3' - Cán sự điều khiển - Một số động tác hồi tĩnh 1 - 2' - GV nhận xét tiết học. 1 - 2' Thứ ba, ngày 03 tháng 01 năm 2006 Toán Tiết 87: Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: - Cộng, trừ nhẩm và viết ( có nhớ một lần ) - Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. - Giải bài toán và vẽ hình. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: Bài 1: Tính nhẩm - HS làm SGK - Nhẩm điền kết quả - Đọc nối tiếp (nhận xét) Bài 2: - 1 đọc yêu cầu Đặt tính rồi tính củng cố về cộng trừ có nhớ. - Gọi HS lên bảng chữa, HS làm bảng con. - Yêu cầu cả lớp làm bảng con 38 73 54 90 19 35 47 42 47 38 100 48 Bài 3: Tìm x - 1 HS đọc yêu cầu - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ? - Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ? - Muốn tìm số trừ ta làm thế nào ? a) x + 18 = 62 x = 62 – 18 x = 44 b) x – 17 = 37 x = 37 + 27 x = 64 c) 40 – x = 8 x = 40 - 8 x = 32 Bài 4: 1 HS đọc yêu cầu đề. - 1 HS đọc đề toán - Nêu kế hoạch giải - 1 em tóm tắt. - 1 em giải. Tóm tắt: Lợn to : 92 kg Lợn bé nhẹ hơn: 16kg Lợn bé :kg ? Bài giải: Thùng bé đựng số lít là: 60 – 22 = 38 (lít) Đáp số: 38 lít Bài 5: - Chấm các điểm vào SGK - HS nối tiếp các điểm để có hình chữ nhật, hình tam giác, còn thời gian tô màu. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. Kể chuyện Tiết 18: Ôn tập kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng I. Mục tiêu – yêu cầu: 1. Tiếp tục kiểm tra đọc và học thuộc lòng 2. Ôn luyện kỹ năng sử dụng sách. 3. Rèn luyện kỹ năng viết chính tả. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên bài tập đọc. iII. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Kiểm tra tập đọc: - Gọi HS lên bảng bốc thăm các bài tập đọc. - HS lên bảng bốc thắm và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và cho điểm. 3. Thi tìm nhanh một số bài tập đọc theo mục lục sách: - 1 HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài - HS thi theo nhóm 4. Cách chơi: 1 HS làm trọng tài xướng tên bài. VD: Bông hoa niềm vui Các nhóm dò nhanh theo mục lục nói tên bài số trang. Nhóm nào tìm nhanh được 1 điểm. Nhóm nào nhiều điểm nhóm đó thắng. - Đại diên các nhóm nói tên bài, trang. 4. Chính tả (Nghe viết) - GC đọc 1 lần - 1, 2 HS đọc - Bài chính tả có mấy câu ? - 4 câu - Những chữ nào trong đoạn cần viết hoa. - Những chữ đầu câu và tên riêng của người. - HS viết bảng con những tiếng viết sai. *Đọc cho HS viết. - HS viết bài *Chấm chữa bài. - Chữa 5-7 bài. - Nhận xét C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng. Chính tả: Tiết 18: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (T4) I. Mục đích - yêu cầu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. 2. Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và về các dấu câu. 3. Ôn luyện về cách nói lời cảm ơn, lời an ủi và cách hỏi để người khác tự giới thiệu về mình. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu trên các bài tập đọc - Bảng phụ bài tập 2, bài tập 3. III. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu. 2. Kiểm tra tập đọc: ( 7-8 em) - Từng HS lên bốc thăm (chuẩn bi 2') - Nhận xét: (Những em không đạt giờ sau kiểm tra lại) - Đọc 1 đoạn trong bài. 3. Tìm 8 từ chỉ hành động trong đoạn văn (miệng) - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - Lớp làm nháp - 1 HS lên chữa (nhận xét) Lời giải: Nằm (lì), lim dim, kêu, chạy, vươn, dang, vỗ tay, gáy. 4. Tìm các dấu câu: (miệng) Giải: Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm lửng. - 1 HS đọc yêu cầu - HS nhìn sách phát biểu 5. Đóng vai chú công an, hỏi chuyện em bé (miệng) - HS đọc tình huống và yêu cầu - Lớp đọc thầm theo - GV hướng dẫn HS - Từng cặp HS thực hành đóng vai hỏi đáp. VD: Chú công an - Cháu đừng khóc nữa. Chú sẽ đưa cháu về nhà ngay. Nhưng cháu hãy nói cho chú biết. Cháu tên gì ? Mẹ hoặc bố, ông bà tên cháu là gì ? Mẹlàm ở đâu ? Nhà cháu ở đâu ? C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học Tự nhiên xã hội Tiết 18: Thực hành: giữ trường học sạch đẹp I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Nhận biết thế nào là lớp học sạch sẽ. - Biết tác dụng của việc giữ cho trường học sạch đẹp đối với sức khoẻ và học tập. - Làm một số công việc giữ cho trường học sạch đẹp như: quét lớp, quét sân trường, tưới và chăm sóc cây xanh của trường. - Có ý thức giữ trường lớp sạch đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường học sạch đẹp. II. Đồ dùng – dạy học: - Một số dụng cụ khẩu trang, chổi có cán, xẻng hót rác, gáo ... iết tên các bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: *GV nêu mục đích, yêu cầu: 2. Kiểm tra tập đọc số học sinh còn lại - Từng HS lêm bốc thăm ( chuẩn bị 2 phút) - Đọc 1 đoạn trong bài. - Nhận xét cho điểm (những em không đạt giờ sau kiểm tra lại) 3. Tìm từ ngữ chỉ hành động, đặt câu (miệng) - 1 HS đọc yêu cầu. - Lớp đọc thầm. - HS quan sát tranh (viết nhanh ra nháp những từ chỉ hành động). - Các từ chỉ hành động: tập thể dục, vẽ hoạ, học bài, cho gà ăn, quét nhà. - Cho HS đặt câu với mỗi từ ngữ tìm được 6 từng nhóm nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt, ghi nhanh lên bảng để nhận xét sửa cho học sinh. *VD: Chúng em tập thể dục. - Chúng em vẽ tranh. Chúng em vẽ hoa và mặt trời. - Em học bài. - Em cho gà ăn - Em quét nhà 4. Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị. - GV hướng dẫn HS - 1 HS đọc và nêu rõ yêu cầu. - Lớp đọc thầm. - HS làm vào vở. - Cho HS đọc nối tiếp (nhận xét) *VD: Thưa cô, chúng em kính mời cô đến dự buổi họp mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 ở lớp chúng em ạ. C. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà tiếp tục chuẩn bị cho tiết kiểm tra học thuộc lòng. Luyện từ và câu Tiết 18: ôn tập kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (t6) I. mục đích yêu cầu: 1. Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng các bài thơ ( có yêu cầu học thuộc lòng) trong Tiếng việt tập 1). 2. Ôn luyện về cách tổ chức các câu thành câu. 3. Ôn luyện các cách viết tin nhắn. II. đồ dùng dạy học: - Các tờ phiếu tên các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng. III. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu: 2. Kiểm tra học thuộc lòng 10 – 12 em - Gọi từng HS lên bốc thăm bài đọc rồi trả lời câu hỏi. - HS bốc thăm - GV nhận xét cho điểm. 3. Kể chuyện theo tranh rồi đặt tên cho câu chuyện. - 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS quan sát từng tranh sau đó kể nối kết 3 bức tranh. - HS quan sát tranh trao đổi theo cặp. - Tranh 1: - Nhiều HS nối tiếp nhau kể. - Một bà cụ trống gậy đứngbên hè phố. Cụ muốn sang đường nhưng đường đang đông xe qua lại cụ lúng túng không biết làm cách nào qua đường. - Tranh 2: - Một bạn HS đi tới. Thấy bà cụ bạn hỏi: - Bà ơi ! Bà muốn sang đường phải không ạ ? - Bà lão đáp - ừ ! Nhưng đường đông xe quá bà sợ - Tranh 3: - Nói rồi, bạn nắm lấy cánh tay bà cụ, đưa bà qua đường. - Đặt tên cho câu chuyện. - Qua đường / cậu bé ngoan. 4. Viết nhắn tin: - 1 HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc. - Cả lớp và giáo viên nhân xét bình chọn lời nhắn hay. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà tiếp tục chuẩn bị cho các tiết kiểm tra. Thủ công Tiết 18: Gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe (T2) I. Mục tiêu: - HS biết gấp cắt dán biển báo cấm đỗ xe - Gấp cắt dán được biển báo đỗ xe. - Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. II. chuẩn bị: GV: - Hình mẫu biển báo cấm đỗ xe - Quy trình gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe. HS: - Giấy thủ công, kéo, hồ dán. II. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét - Giới thiệu mẫu hình biển báo. - HS quan sát - Nêu sự giống, khác nhau với biển đã học. - Giống về hình thức - Khác: Hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 4 ô, rộng 4 ô. 3. Hướng dẫn mẫu: - GV đưa quy trình cho HS quan sát - HS quan sát các bước Bước 1: Gấp, cắt, biển báo cấm đỗ xe - Hình tròn màu có đỏ cạnh 6 ô - Hình tròn màu đỏ cạnh 8 ô - Hình chữ nhật dài 4 ô, rộng 1 ô. - Hình chữ nhật khác màu, dài 10 ô, rộng 1 ô. Bước 2: Dán biển báo cấm đỗ xe - Dán biển báo - Dán hình tròn màu đỏ - Dán hình tròn màu anh - Dán chéo hình chữ nhật màu đỏ 4. Tổ chức cho HS thực hành: - GV tổ chức cho HS tập gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe - HS thực hành gấp, cắt, dán biển báo. C. Nhận xét – dặn dò: - Nhận xét tinh thần học tập và sự chuẩn bị của học sinh. - Dặn dò: Chuẩn bị cho giờ học sau. Thứ năm, ngày 5 tháng 1 năm 2006 Toán Tiết 89: Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS: - Đặt tính và thực hiện phép tính, cộng trừ có nhớ. - Tính giá trị biểu thức số. - Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng. - Giải bài tập về ít hơn một số đơn vị. - Ngày trong tuần và ngày trong tháng. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: *Giới thiệu bài: Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu - Nêu cách đặt tính ? a) 38 54 67 - Nêu cách tính ? 27 19 5 65 73 72 - Làm bảng con a) 61 70 83 28 32 8 33 38 75 Bài 2: Tính Yêu cầu HS tự làm và chữa bài. - HS làm SGK - 2 HS lên bảng giải Bài 3: - 2 HS đọc đề Tóm tắt: - Nêu kế hoạch giải Ông: - 1 em tóm tắt Bố: - 1 em giải Bài giải: Số tuổi của bố là: 70 – 32 = 38 (tuổi) Đáp số: 38 tuổi Bài 4: - 1 HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc yêu cầu. - Bài tập yêu cầu chúng ta tìm gì ? - Điền số thích hợp vào ô trống. - Điền số nào vào ô trống ? vì sao ? Vì 75 + 18 = 18 + 75. Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi 44 + 36 = 36 + 44 37 + 26 = 26 + 37 65 + 9 = 9 + 65 Bài 5: - 1 HS đọc yêu cầu - HS trả lời. - Hôm qua là thứ mấy ? - Ngày mai là thứ mấy ? - Ngày bao nhiêu của tháng nào ? C. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. Tập đọc Tiết : ôn tập kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (t7) I. mục đích yêu cầu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng các bài thơ. 2. Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm. 3. Ôn luyện các cách viết bưu thiếp. II. đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng. - Bảng phụ bài tập 2. - 1 bưu thiếp. III. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu: 2. Kiểm tra học thuộc lòng: (10 - 12 em ). - Nhận xét cho điểm. - HS lên bốc thăm ( chuẩn bị bài trong 2') - Đọc bài. - Em nào không thuộc giờ sau kiểm tra lại. 3. Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật. - 1 HS đọc yêu cầu. - Lớp làm bài vào nháp. - Gọi HS lên chữa. Lời giải: a. Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. b. Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát. c. Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, Bắc đã đứng đầu lớp 1. Bài 4: Viết bưu thiếp chúc mừng (thầy, cô) - 1 HS đọc yêu cầu. - Cho HS viết bưu thiếp vào vở. - Nhiều HS đọc bưu thiếp. - Nhận xét nội dung lời chúc 18-11-2004 Kính thưa ! Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, em kính chúc cô luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc. Học sinh của cô Nguyễn Thanh Nga C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. Tập viết Tiết 18: ôn tập kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (t8) I. mục đích yêu cầu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng các bài thơ. 2. Ôn luyện nói đồng ý và không đồng ý. 3. Ôn luyện về cách tổ chức câu thành bài. II. đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi các bài học thuộc lòng. III. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu: 2. Kiểm tra học thuộc lòng: - Nhận xét cho điểm. - HS lên bốc thăm (chuẩn bị 2 phút) - Đọc bài ( không cần SGK) 3. Nói lời đồng ý, không đồng ý. + 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. *Lưu ý: Nói lời đòng ý với thái độ sẵn sàng vui vẻ, nói lời từ chối sao cho khéo léo, không làm mất lòng người vả mình. + Từng cặp học sinh thực hành. (Nhận xét) *VD: a. HS 1 (vai bà) cháu đang làm gì thế, xâu giúp bà cái kim nào ? - HS 2: (vai cháu) Vậng ạ ! cháu làm ngay đây ạ ! b. Chị chờ em một chút. Em làm xong bài này em sẽ giúp chị ngay. c. Bạn thông cảm, mình không thể làm bài hộ bạn được. d. Bạn cầm đi/chờ mình một chút nhé !/ Tiếc quá cái gọt bút chì của mình rơi đâu mất từ hôm qua. 4. Viết khoảng 5 câu nói về một bạn lớp em. - 1 HS đọc yêu cầu - HS viết vào vở - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc - Chấm một số bài - Chọn viết về một bạn trong lớp không cần viết dài, viết chân thật câu rõ ràng, sáng sủa. VD: Ngọc Anh là tổ trưởng tổ em. Bạn xinh xắn, học giỏi, huy giúp đỡ mọi người. Em rất thích thân với bạn. Chúng em ngày nào cũng cùng nhau đến trường. Bố mẹ em rất hài lòng khi thấy em có một người bạn như Ngọc Anh. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. Thể dục: Tiết 36: Bài 36: Ôn tập học kì I I. Mục tiêu: - Hệ thống những nội dung chính đã học trong học kỳ I - Yêu cầu học sinh biết đã học được những gì, điểm nào cần phát huy hoặc khắc phục trong học kỳ 2. II. địa điểm – phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. - Phương tiện: Chuẩn bị cho trò chơi vòng tròn. III. Nội dung - phương pháp: Nội dung Định lượng Phương pháp A. phần Mở đầu: 1. Nhận lớp: - Lớp trưởng tập trung báo cáo, sĩ số. 6 - 7' ĐHTT: X X X X X X X X X X X X X X X D - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 2. Khởi động: - Đi đều (trên địa hình tự nhiên) trò chơi "Diệt các con vật có hại" B. Phần cơ bản: 24' - Sơ kết học kỳ I - Trò chơi: Bịt mắt bắt dê - Hướng dẫn lại cách chơi + Cho HS chơi thử + Sau cho chơi thật (Có phạt theo luật) c. Phần kết thúc: 5' - - Đi đều 2-4 hàng dọc và hát 8-10 lần - Một số động tác hồi tính. 8-10 lần - Hệ thống nhận xét. 1-2' Mĩ thuật Tiết 18: Vẽ trang trí – vẽ màu có sẵn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu biết thêm về tranh dân gian Việt Nam 2. Kỹ năng: - Biết vẽ màu vào hình có sẵn. 3. Thái độ: - Yêu thích vẻ đẹp và yêu tranh dân gian. II. Chuẩn bị: - Tranh dân gian gà mái. - Màu vẽ III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B. Bài mới: - Giới thiệu bài: *Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Giới thiệu tranh hình vẽ gà mái - HS quan sát - Hình vẽ có những gì ? - Có gà mè và nhiều gà con. - Gà mẹ như thế nào ? - Gà con quây quần xung quanh gà mẹ. *Hoạt động 2: Cách vẽ màu - Gà con như thế nào ? - Gà thường có màu gì ? - Gà có màu nâu vàng trẳng hoa nở - Nhắc lại HS tự chọn màu vẽ theo ý thích. *Hoạt động 3: Thực hành - GV quan sát HS vẽ. - HS thực hành vẽ C. Củng cố – Dặn dò - Chọn một số bài vẽ đẹp nhận cách vẽ màu - Dặn dò: Sưu tầm tranh dân gian Thứ sáu, ngày 6 tháng 1 năm 2006 Toán Tiết 90: Kiểm tra học kỳ I (Đề nhà trường ra) Chính tả Tiết 18: Kiểm tra học kỳ I (Đề nhà trường ra) Tập làm văn Tiết 18: Kiểm tra học kỳ I (Đề nhà trường ra)
Tài liệu đính kèm: