Giáo án tổng hợp Tuần 8 - Lớp 3 năm 2011

Giáo án tổng hợp Tuần 8 - Lớp 3 năm 2011

A. Tập đọc:

- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau (trả lời được các câu 1, 2, 3, 4)

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi.

- HS khá - giỏi: đọc trôi chảy, hiểu nghĩa 1 số từ mới

- Giáo dục HS biết quan tâm đến mọi người.

B. Kể Chuyện

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện. HS khá, giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ

- Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

docx 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần 8 - Lớp 3 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài học Môn Tập đọc – Kể chuyện Tuần 8
Ngày soạn: 25 – 09 – 2011
Ngày dạy: 03 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ Tiết: 15
I. Mục tiêu:
Tập đọc:
 Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
Hiểu ý nghĩa: mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau (trả lời được các câu 1, 2, 3, 4)
Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi.
HS khá - giỏi: đọc trôi chảy, hiểu nghĩa 1 số từ mới
Giáo dục HS biết quan tâm đến mọi người.
Kể Chuyện
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện. HS khá, giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ
Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
HS: xem trước bài
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Bận. (3’)
GV mời 3 HS đọc bài thơ “Bận ” và hỏi.
+ Mọi vật mọi người xung quanh bé bận việc gì?
+ Bé bận những việc gì?
+ Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui
Nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Các hoạt động dạy học: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
20’
15’
8’
15’
Hoạt động 1: Luyện đọc.	
+ Mục tiêu: Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
+ Cách tiến hành: 
- Đọc mẫu bài văn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Cho HS luyện đọc từng câu.
- Cho HS phát hiện từ khó rồi hướng dần HS đọc từ khó
- Cho HS chia đoạn (Theo SGK)
- Mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Mời HS giải thích từ mới: u sầu, nghẹn ngào...
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gọi các nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 5 đoạn.
- Mời 1 HS đọc lại toàn truyện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2 và TLCH:
+ Các bạn nhỏ đi đâu? (đi về nhà sau cuộc dạo chơi)
+ Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại? (gặp ông cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt u sầu)
+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? (các bạn băng khoăn trao đổi với nhau. Có bạn đón cụ ốm, có bạn đón cụ mất gì. Cuối cùng, cả tốp đến tận nơi hỏi cụ)
+ Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy? (vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ)
- Cho cả lớp đọc thầm đoạn 3, 4 để trả lời câu hỏi :
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn? (cụ bà ốm, đang nằm viên, rất khó qua khỏi)
+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ cảm thấy nhẹ nhàng hơn? (ông cảm thấy nổi buồn được chia sẽ, ông cảm thấy bớt cô đơn vì có người cùng trò chuyện, ông xúc động trước tấm lòng của các bạn nhỏ...)
+ Câu chuyện nói với em điều gì?
- Chốt lại: Câu chuyện khuyên con người phải quan tâm giúp đỡ nhau. Sự quan tâm giúp đỡ nhau là rất cần thiết, rất đáng quý.
TIẾT 2
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.	
+ Mục tiêu: Giúp HS đọc theo lời từng nhân vật nhân vật trong chuyện.
+ Cách tiến hành:
- Chia HS thành các nhóm và phân vai (người dẫn truyện, ông cụ, 4 bạn nhỏ).
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau thi đọc các đoạn 2, 3, 4, 5.
- Cho HS thi đọc cả bài
- Nhận xét, biểu dương cá nhân đọc tốt.
Hoạt động 4: Kể chuyện. 
+ Mục tiêu: giúp HS tưởng tượng mình là một bạn nhỏ trong truyện và kể lại toàn bộ câu chuyện.
+ Cách tiến hành:
- Mời 1 HS chọn kể mẫu một đoạn của câu chuyện.
- Cho HS tập kể chuyện theo cặp.
- Mời 3 HS thi kể1 đoạn bất kì của câu chuyện.
- Nhận xét, công bố HS kể hay.
- Lắng nghe
- Đọc tiếp nối câu.
- Tìm từ khó và luyện đọc theo GV
- 1HS chia đoạn
- Đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.
- Vài HS giải thích và đặt câu 
- Đọc từng đoạn trong nhóm đôi.
- Các nhóm nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài.
- 1 HS đọc lại 
- Cả lớp đọc thầm và trả lời
- Đọc thầm đoạn 3, 4 và trả lời
- Các nhóm phân vai để đọc 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc
- 2 HS Thi đọc toàn truyện theo vai.
- Nhận xét.
- 1 HS kể mẫu
- Từng cặp HS tập kể
- 3 HS thi kể.
- Lớp nhận xét.
Củng cố: (1’) 
Nêu ý nghĩa của câu chuyện
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’) 
Về tập kể lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Tiếng ru
Nhận xét tiết học 
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 8
Ngày soạn: 25 – 09 – 2011
Ngày dạy: 03 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy LUYỆN TẬP Tiết: 36
I. Mục tiêu:
Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán
Biết xác định của một hình đơn giản.
HS khá - giỏi: tính các phép tính chia chính xác, thành thạo.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: bảng phụ
HS: bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Bảng chia 7.
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 3; gọi 3 HS đọc bảng chia7.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động dạy học:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15’
13’
Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
Mục tiêu: Giúp HS củng cố các phép nhân, chia trong bảng nhân, chia 7 đúng.
Cách tiến hành: 
Bài 1: Tính nhẩm
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
Phần a.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần a
- Cho HS tự rút ra KL về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Phần b.
- Yêu cầu HS tiếp nối đọc kết quả phần 1b.
- Sau đó yêu cầu cả lớp làm vào SGK
- Nhận xét, chốt lại
Bài 2: Tính
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm vào bảng con 2 phép tính đầu
- Yêu cầu HS làm vào vở 4 cột hàng dưới
Hoạt động 2: Làm bài 3, 4
Mục tiêu: Củng cố cách giải toán có lời văn, biết tìm của một số.
Cách tiến hành:
Bài 3: Toán giải
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đặt câu hỏi: 
+ Lớp có bao nhiêu học sinh?
+ Cô giáo chia mỗi nhóm bao nhiêu học sinh?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
Bài giải
Số nhóm chia được là:
35 : 7 = 5 (nhóm)
Đáp số: 5 nhóm.
. Bài 4: Tìm số con mèo trong mỗi hình
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài
- Hình a) có tất cả bao nhiêu con mèo?
- Muốn tìm một phần bảy số con mèo có trong hình a) ta phải làm thế nào?
- Phần b: hướng dẫn tương tự phần a
- Yêu cầu HS khoanh vào sách
- Chốt lại.
- 1HS đọc yêu cầu đề bài...
- Học cá nhân 
- 2 HS nêu
- Nối tiếp đọc kq
- Cả lớp làm bài vào SGK
- Nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm vào bảng con
- Cả lớp làm vào vở
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học nhóm đôi
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
- 1 HS đọc 
- Phát biểu
- Nhận xét.
Củng cố: (2’) 
Cho 2 HS lên bảng thi làm nhanh: 56 : 7
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Dặn HS về xem lại bài
Chuẩn bị bài: Giảm đi một số lần. 
Nhận xét tiết học
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Chính tả Tuần 8
Ngày soạn: 25 – 09 – 2011
Ngày dạy: 04 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy NGHE – VIẾT: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ Tiết: 15
I. Mục tiêu:
Nghe và viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi
Làm đúng bài tập (2) a/b: Tìm các từ chứa tiếng r/ d / gi hoặc có vần uôn/ uông theo nghĩa đã cho.
HS khá- giỏi: Viết đúng, đẹp
Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở, biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết BT2.
HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát (1’)
Bài cũ: Bận (5’)
GV mời 3 HS lên viết bảng: nhoẻn cười, nghẹ ngào, trống rỗng, chống chọi.
GV mời 2 HS đọc thuộc bảng chữ.
Bài mới:
Giới thiệu bài. (1’) 
Các hoạt động dạy học: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
15’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết
+ Mục tiêu: Giúp HS nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
+ Cách tiến hành:
Hướng dẫn HS chuẩn bị
- Đọc đoạn viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn viết.
- Hướng dẫn HS nhận xét. GV hỏi:
 + Đoạn văn có mấy câu?
 + Những chữ nào trong đoạn viết hoa? 
 + Lời của ông cụ được đánh dấu bằng những dấu gì?
- Cho HS tìm từ khó và hướng dẫn HS viết vào bảng con các từ dễ viết sai: ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt.
Đọc cho HS viết bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn.
- Cho HS đổi vở bắt lỗi chéo
GV chấm chữa bài.
- Yêu cầu HS tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Chấm từ 5 - 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
+ Mục tiêu: Giúp HS tìm được các cặp từ có tiếng đầu r/d/gi, biết phân biệt uôn/ uông
+ Cách tiến hành:
 Bài tập 2: Chọn phần a
- Cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Mời 3 HS lên bảng thi làm.
- Nhận xét, chốt lại: Câu a): giặt, rát, dọc
- Hướng dẫn cho HS làm phần b tương tự
- Lắng nghe.
- 1HS đọc lại.
- Có 7 câu.
- Các chữ đầu câu.
- Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Viết bảng con
- Viết vào vở.
- Từng cặp đổi vở bắt lỗi chéo
- Tự chữa lỗi.
- 1HS đọc 
- 3 HS lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp làm vào vở bài tập 
- Nhận xét.
Củng cố: (2’) 
Cho HS thi viết bảng lớp: giá cả
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Về xem và tập viết lại từ khó
Chuẩn bị bài: Tiếng ru
Nhận xét tiết học
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 8
Ngày soạn: 25 – 09 – 2011
Ngày dạy: 04 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN (Tr.37) Tiết: 37
I. Mục tiêu:
Biết thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần
HS khá - giỏi: tính toán chính xác, thành thạo.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: bảng phụ, tranh minh hoạ bài toán
HS: Xem trước bài
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Luyện tập. (3’)
Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 3, 4.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động dạy học:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
18’
20’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS cách giảm đi một số đi một số lần.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết thực hiện cách giảm một số đi một số lần
+ Cách tiến hành:
- Nêu bài toán “Hàng trên có 6 con gà. Số gà trên giảm đi 3 lần thì được số gà hàng dưới. Tính số gà hàng dưới”.
- Gắn tranh minh hoạ bài toán lên bảng
+ Hàng trên có mấy con gà?
+ Số gà hàng dưới như thế nào so với số gà hàng trên?
- Hướng dẫn HS vẽ tóm tắt bằng sơ đồ 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm số gà hàng dưới.
- Yêu cầu HS viết lời giải của bài toán.
- Nêu: Bài toán trên được gọi là bài toán giảm đi một số lần
- KL: Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần
Hoạt động 2: Thực hành.
+ Mục tiêu: Giúp HS làm đúng các bài toán theo mẫu đã cho.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Viết theo mẫu
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bà ... diễn các tiết mục 
	4. Củng cố: (1’)
Mời 1 HS hát 1 bài về chủ đề bài học
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Chuẩn bị bài sau: Chia sẽ buồn vui cùng bạn (tiết 1).
Nhận xét bài học.
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Thủ công Tuần 8
Ngày soạn: 25 – 09 – 2011
Ngày dạy: 06 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy 	GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA (T2) Tiết: 8
I. Mục tiêu:
Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa.
Gấp, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau.
Với HS khéo tay: gấp, cắt, dán được bông hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh. Các cánh của mỗi bông hoa đều nhau; Có thể cắt được nhiều bông hoa, trình bày đẹp.
HS gấp nhanh, trang trí đẹp, đúng quy trình
Tạo cho HS hứng thú, yêu thích giờ học thủ công
II. Đồ dùng dạy học:
GV: mẫu bông hoa lớn, giấy màu, kéo, thước, bút, hồ dán. Bảng quy trình gấp, cắt bông hoa.
HS: giấy màu, kéo, hồ.
	III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát (1’)
Bài cũ: Gấp cắt bông hoa 5 cánh (3’)
Nêu các bước gấp bông hoa 5 cánh?
Nhận xét bài cũ
Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Các hoạt động dạy học: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
6’
22’
Hoạt động 1: Ôn lại quy trình gấp cắt
+ Mục tiêu: Nắm được thành thạo các bước gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh
+ Cách tiến hành:
- Hỏi lại các bước gấp và cắt ngôi bông hoa 5 cánh? 4 cánh, 8 cánh? 
- Treo bảng quy trình và nhắc lại: 
+ Gấp, cắt bông hoa 5 cánh: Cắt tờ giáy hình vuông rồi gấp giấy giống như gấp ngôi sao 5 cánh. Mở ra sẽ được bông hoa 5 cánh
+ Gấp, cắt bông hoa 4 cánh: Gấp tờ giáy hình vuông làm 8 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt đường cong sẽ được bông hoa 4 cánh
+ Gấp, cắt bông hoa 8 cánh: Gấp tờ giáy hình vuông làm 16 phần bằng nhau. Sau đóvẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 8 cánh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
+ Mục tiêu: Giúp HS biết thục hành cắt các loại bông hoa và biết trang trí thành 1 giỏ hoa, lọ hoa tuỳ thích
+ Cách tiến hành:
- Kiểm tra dụng cụ của HS 
- Yêu cầu thực hành theo nhóm 
- Theo dõi và giúp đỡ HS còn lúng túng
- Gợi ý cách trang trí các bông hoa 
- Tổ chức trưng bày và nhận xét sản phẩm
- Nhận xét, đánh giá
- 3 HS nêu cách gấp 3 loại hoa
- Quan sát và lắng nghe
- Để dụng cụ trên bàn
- Thực hành theo nhóm
- Các nhóm trưng bày sản phẩm
- Các tổ nhận xét đánh giá
Củng cố: (3’) 
Cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn
Trưng bày SP của HS
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Về chuẩn bị tiết kiểm tra chương 1 
Nhận xét tiết học
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Phụ đạo Toán Tuần 8
Ngày soạn: 25 – 09 – 2011
Ngày dạy: 07 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy Ôn tập 
I. Mục tiêu:
Ôn tập tìm số chia.
Ôn tập chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
II. Nội dung:
Bài 1: Tìm x:
a) 32 : x = 4 	b) 46 : x = 2	
c) x : 6 = 42	d) x + 14 = 44
e) x : 7 = 77	g) 56 – x = 16
Bài 2: Đặt tính và tính
a) 45 : 5 	=
96 : 3 	=
66 : 6 	=
35 : 7 	=
b) 97 : 3	=
 8 : 7 	=
84 : 7	=
III. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Dặn HS về xem lại bài 
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Chính tả Tuần 8
Ngày soạn: 25 – 09 – 2011
Ngày dạy: 07 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy 	NHỚ – VIẾT: TIẾNG RU Tiết: 16
I/ Mục tiêu:
Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát.
Làm đúng BT (2) b 
HS khá - giỏi: trình bày đẹp, bài viết sạch sẽ
Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở. Biết yêu thương mọi người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: bảng phụ viết BT2.
HS: thuộc lòng bài thơ
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: “Các em nhỏ và cụ già”. (5’)
GV mời 3 HS lên bảng viết các từ: buồn bã, buông tay, diễn tuồng, muôn tuổi.
Một HS đọc thuộc 11 bảng chữ cái.
GV và cả lớp nhận xét.
	3. Bài mới:	 
Giới thiệu bài.
Các hoạt động dạy học:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15’
10’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS chuẩn bị. 
+ Mục tiêu: Giúp HS nhớ và viết đúng bài vào vở.
+ Cách tiến hành:
Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Đọc mẫu 2 khổ thơ viết.
- Mời 2 HS đọc thuộc lòng lại 2 khổ thơ sẽ viết.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung bài thơ và cách viết 
+ Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy
+ Dòng thơ nào có dấu gạch nối?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm than?
- Hướng dẫn HS viết bảng con những từ dễ viết sai. 
Cho HS viết bài vào vở.
- Quan sát HS viết, theo dõi, uốn nắn, nhắc HS soát lại bài
Chấm chữa bài
- Yêu cầu HS bắt lỗi chéo
- Chấm 5- 7 bài, nhận xét bài viết của HS.
- HD HS sửa lỗi sai
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.	
+ Mục tiêu: Giúp HS làm đúng bài tập trong SGK
+ Cách tiến hành:
 Bài tập 2: Tìm các từ chứa tiếng có vần uôn hoặc uông
- Cho 1 HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng làm.
KL:
a) Rán – dễ - giao thừa. 
b) Cuồn cuộn – chuồng – luống. 
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc lại.
- Học cá nhân
- Phát biểu
- Viết bảng con
- Cả lớp nhớ - viết vào vở
- Soát lại bài.
- Đổi vở kiểm tra chéo
- Sửa lỗi theo HD
-1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm 
- Cả lớp làm vào vở
- 2 HS lên bảng làm. 
- Nhận xét.
	4. Củng cố: (1’) 
Cho 2 HS thi viết nhanh: luống cuống
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Tập làm văn Tuần 8
Ngày soạn: 25 – 09 – 2011
Ngày dạy: 07 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy 	KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM Tiết: 8
I. Mục tiêu:
Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (BT1) 
Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu), diễn đạt rõ ràng. (BT2)
HS khá - giỏi: Kể lưu loát, viết được 7 câu văn, diễn đạt rõ ràng.
Giáo dục HS biết thương yêu, giúp đỡ những người hàng xóm của mình
II. Đồ dùng dạy học:	
GV: Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý.
HS: Xem trước bài
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát (1’)
Bài cũ: (3’)
GV gọi 1 HS: Kể lại câu chuyện “Không nỡ nhìn”.
GV gọi 2 HS đọc bài viết của mình.
GV nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động dạy học:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12’
13’
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1.
+ Mục tiêu: Giúp cho HS biết kể lại một người hàng xóm mà em quý mến.
+ Cách tiến hành:
 Giúp HS xác định yêu cầu của bài tập.
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Gợi ý bằng hệ thống câu hỏi: 
+ Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi?
+ Người đó làm nghề gì?
+ Tình cảm gia đình em đối với người hàng xóm thế nào?
+ Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em thế nào?
- Mời 1 HS khá kể lại.
- Rút kinh nghiệm
- Mời từng cặp HS kể. 
- Mời 3 - 4 HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét, công bố bạn nào kể hay.
- Chúng ta phải cư xử như thế nào đối với người hàng xóm?
KL: Phải đoàn kết, dành tình cảm tốt đẹp cho họ
Hoạt động 2: Viết những điều vừa kể thành đoạn văn từ 5- 7 câu 
+ Mục tiêu: Giúp các em biết viết một đoạn văn ngắn kểvề người hàng xóm của mình
+ Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Sau đó mời 5 HS đọc bài.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- 1 HS kể lại.
- Từng cặp HS kể.
- 3 - 4 HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét.
- Phát biểu
- 1HS đọc yêu cầu đề bài
- Làm bài vào vở.
- 5 HS đứng lên đọc bài.
Củng cố: (2’) 
Mời 2 HS thi kể về người hàng xóm của mình
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Về nhà bài viết nào chưa đạt về nhà sửa lại.
Chuẩn bị bài: Ôn tập giữa học kỳ.
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 8
Ngày soạn: 25 – 09 – 2011
Ngày dạy: 07 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy 	LUYỆN TẬP (T.r 40) Tiết: 40
I. Mục tiêu:
Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số. 
Giải bài toán có liên quan đến tìm một trong các phần bằng bằng nhau của một số.
Biết xem giờ trên đồng hồ.
HS khá - giỏi: tính toán chính xác.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ, đồng hồ để bàn
HS: Xem trước bài
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Tìm số chia. (4’)
Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 3, 4.
Một HS nhắc lại cách tìm số chia.
Nhận xét ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động dạy học:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
18’
10’
Hoạt động 1: Tìm x, nhân, chia số có 2 chữ số với số có 1 chữ số 
+ Mục tiêu: Củng cố cách tìm x và nhân, chia số có 2 chữ số
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Tìm x
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- Cho HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia, thừa số chưa biết
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu 6 HS lên bảng làm
- Nhận xét, chốt lại: 
Bài 2: Tính:
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
+ Phần a) Cho HS làm bài vào bảng con 
+ Phần b) Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài
- Chốt lại.
Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
+ Mục tiêu: Giúp cho HS biết giải có lời văn, củng cố lại cách xem đồng hồ.
+ Cách tiến hành:
Bài 3: Giải toán 
- Treo bảng viết sẵn bài toán
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng thi đua làm bài nhanh
- Chốt lại.
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (HSG)
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát và đọc giờ trên đồng hồ.
- Đặt câu hỏi:
+ Vậy khoanh vào câu trả lời nào?
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- Lần lượt từng HS nêu
- Tự làm bài.
- 6 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm bài vào bảng con
- Tự làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
- Quan sát
- 1HS đọc yêu cầu 
- Làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng thi đua làm.
- Nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu 
- Quan sát đồng hồ và đọc giờ
Khoanh vào câu B
Củng cố: (2’) 
Cho mỗi dãy cử 1 HS thi đua làm nhanh: 56 : x = 7
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Dặn HS về xem lại bài 
Chuẩn bị bài: Góc vuông, góc không vuông.
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Phụ đạo Tiếng Việt Tuần 8
Ngày soạn: 25 – 09 – 2011
Ngày dạy: 07 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy 	ÔN TẬP 
I. Mục tiêu:
Ôn tập so sánh
II. Nội dung:
Ôn tập các bài tập so sánh đã học trong SGK: 2/tr8, 1/tr24, 1/tr42, 1/tr58
III. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Dặn HS về xem lại bài 
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an lop 3 tuan 8 minhphung26gmailcom.docx