Giáo án tổng hợp Tuần học số 23 - Lớp 3 năm 2012

Giáo án tổng hợp Tuần học số 23 - Lớp 3 năm 2012

Học sinh tập quan sát, nhận xét hình dáng, các đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước.

- HS biết cách vẽ và vẽ được bình đựng nước

- HS vẽ được bình đựng nước và trang trí theo ý thích.

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên : - Tranh về bình đựng nước và bình đựng nước thật.

 - Hình gợi ý cách vẽ

2. Học sinh : - Vở tập vẽ.

 - Bút chì, màu

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần học số 23 - Lớp 3 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ ba, ngày 14 tháng 2 năm 2012
Mĩ thuật
Tiết 23 : VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC
I. Mục tiêu :
- Học sinh tập quan sát, nhận xét hình dáng, các đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước..
- HS biết cách vẽ và vẽ được bình đựng nước
- HS vẽ được bình đựng nước và trang trí theo ý thích.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : 	- Tranh về bình đựng nước và bình đựng nước thật.
	- Hình gợi ý cách vẽ
2. Học sinh : 	- Vở tập vẽ.
	- Bút chì, màu
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định
2. KTBC
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC
- GV giới thiệu tranh và bình đựng nước thật để HS nhận xét :
+ Bình đựng nước là đồ dùng cần thiết của mọi gia đình.
+ Bình đựng nước có nhiều kiểu khác nhau về hình dáng và cách trang trí.
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhật xét.
- GV giới thiệu một vài mẫu bình đựng nước để HS nhận biết :
+ Bình đựng nước có nắp, miệng, thân, tay cầm và đáy.
+ Bình đựng nước có nhiều kiểu dáng khác nhau.
+ Bình đựng nước làm bằng nhiều chất liệu : nhựa, thủy tinh, gốm sứ.
+ Màu sắc của bình đựng nước cũng rất phong phú.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ cái bình đựng nước.
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ :
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang (cả tay cầm).
+ Vẽ khung hình vừa với khổ giấy.
+ Tìm tỷ lệ của miệng, thân, đáy, tay cầm (H.2a)
+ Vẽ nét chính trước (H.2b), nhìn mẫu vẽ nét chi tiết sau (H.2c).
+ Nhìn mẫu điều chỉnh hình vẽ và đậm nhạt cho giống mẫu (H.2d)
- Tìm và vẽ màu : màu nền và màu họa tiết của cái bình.
* Hoạt động 3 : Thực hành.
- HS làm bài như đã hướng dẫn.
- GV giúp HS tìm tỉ lệ các bộ phận.
+ Quan sát mẫu để vẽ khung hình, tìm tỷ lệ bộ phận.
+ Vẽ rõ đặc điểm của mẫu.
- GV gợi ý HS trang trí :
+ Tìm họa tiết.
+ Vẽ màu.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ đẹp về hình và cách trang trí.
+ Hình vẽ cái bình (có giống mẫu không ?
+ Bài vẽ nào đẹp, vì sao ?
- Nhận xét chung tiết học, khen HS có bài vẽ đẹp, có cách trang trí riêng.
*. Dặn dò :
- HS về nhà quan sát cảnh vật thiên nhiên và các con vật.
- Chuẩn bị bài Ôn tập Vẽ cái bình đựng nước
3C: 14.2.2012
3D: 16.2.2012
BUỔI CHIỀU
Mĩ thuật
TUẦN 23
Thứ ba, ngày 14 tháng 2 năm 2012
Mĩ thuật
Tiết 23 : Ôn tập VẼ CÁI BÌNH DỰNG NƯỚC
I. Mục tiêu :
- Ôn tập cách vẽ và vẽ được bình đựng nước
- HS vẽ được bình đựng nước và trang trí theo ý thích.
II. Chuẩn bị :
- Tranh về bình đựng nước và bình đựng nước thật.
- Bút chì, màu
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định
2. KTBC
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: Ôn tập vẽ cái bình đựng nước
* Hoạt động 1 : Thực hành.
- HS thực hành vẽ cái bình đựng nước
- GV giúp HS tìm tỉ lệ các bộ phận.
+ Quan sát mẫu để vẽ khung hình, tìm tỷ lệ bộ phận.
+ Vẽ rõ đặc điểm của mẫu.
- GV gợi ý HS trang trí :
+ Tìm họa tiết.
+ Vẽ màu.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- HS đính bài vẽ lên bảng
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ đẹp về hình và cách trang trí.
+ Hình vẽ cái bình (có giống mẫu không ?
+ Bài vẽ nào đẹp, vì sao ?
- Nhận xét chung tiết học, khen HS có bài vẽ đẹp, có cách trang trí riêng.
*. Dặn dò :
- HS về nhà quan sát cảnh vật thiên nhiên và các con vật.
- Chuẩn bị bài “Vẽ tranh : Đề tài tự do”.
TUẦN 23
Thứ ba, ngày 14 tháng 2 năm 2012
Thể dục
Tiết 45: TRÒ CHƠI “CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC”
A. MỤC TIÊU:
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
B. ĐỊA ĐIỂM - PHƠNG TIỆN:
Địa điểm: Sân bãi, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. 
Phương tiện: Còi, kẻ sẵn các ô, vạch, dây nhảy (2 em một dây nhảy), mỗi đội 1 quả bóng để chơi trò chơi.
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
1. Phần mở đầu:
- HS: Ra sân, tập hợp lớp thành 3 hàng dọc. Lớp trởng báo cáo sĩ số.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 phút.
- HS nhắc lại nội dung, yêu cầu.
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp: 1 phút.
- Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần: 2 x 8 nhịp.
- Trò chơi “Đứng ngồi theo lệnh”: 1 phút.
* Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập: 2 phút.
2. Phần cơ bản:
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: 12 – 14 phút.
+ Các tổ tập luyện theo khu vực quy định. Khi tập luyện cho từng nhóm luân phiên nhau tập. GV hướng dẫn, sửa chữa động tác sai cho HS, động viên những em nhảy đúng. Khi tập luyện nên cho các em thi đua bằng cách đếm số lần nhảy liên tục. Bạn nào nhảy đợc nhiều lần nhất đợc biểu dương.
- Trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức”: 7 – 8 phút.
GV tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng dọc có số ngời bằng nhau, em đầu hàng cầm bóng, mỗi hàng là một đội thi đấu. GV nêu tên trò chơi, cho một nhóm HS ra làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi. Cho HS chơi thử một lần để cho HS nắm vững cách chơi rồi cho HS chơi chính thức và chọn đội vô địch.
Cách chơi: như hình vẽ.
3. Phần kết thúc:
- Chạy chậm thả lỏng tích cực và hít thở sâu: 1 phút.
- GV cùng HS hệ thống bài: 1 phút.
- GV nhận xét và giao bài tập về nhà: 2 - 3 phút.
- GV hô "Giải tán", HS hô "Khoẻ".
Thứ năm, ngày 16 tháng 2 năm 2012
Thể dục
Tiết 46: ÔN TRÒ CHƠI “CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC”
A. MỤC TIÊU:
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
B. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN:
Địa điểm: Sân bãi, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. 
Phơng tiện: Còi, kẻ sẵn các ô, vạch, dây nhảy (2 em một dây nhảy), mỗi đội 1 quả bóng để chơi trò chơi.
C. NỘI DUNG VÀ PHƠNG PHÁP LÊN LỚP:
1. Phần mở đầu:
- HS: Ra sân, tập hợp lớp thành 3 hàng dọc. Lớp trởng báo cáo sĩ số.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 phút.
- HS nhắc lại nội dung, yêu cầu.
- Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần: 2 x 8 nhịp.
- Trò chơi “ Kéo ca lừa xẻ ”: 1 phút.
* Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập: 2 phút.
2. Phần cơ bản:
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: 12 – 14 phút.
+ Các tổ tập luyện theo khu vực quy định. Khi tập luyện cho từng nhóm luân phiên nhau tập. Phân công từng đôi thay nhau người tập, người đếm số lần. GV hướng dẫn, sửa chữa động tác sai cho HS, động viên những em nhảy đúng. 
+ Cho các em thi đua nhảy giữa các tổ. Tổ nào nhảy đợc tổng số lần nhiều nhất đợc khen thưởng.
+ Thi nhảy dây đồng loạt 1 lần giữa các tổ, tổ nào có nhiều ngời nhảy được lâu nhất là thắng cuộc.
- Trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức”: 7 – 8 phút.
GV tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng dọc có số người bằng nhau, em đầu hàng cầm bóng, mỗi hàng là một đội thi đấu. GV nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi. Cho HS chơi thử một lần để cho HS nắm vững cách chơi rồi cho HS chơi chính thức và đội nào chuyển nhanh nhất, ít phạm quy thì đội đó thắng. Chơi 2 – 3 lần, GV làm trọng tài và cử thêm HS giám sát, nhưng sau các lần chơi thì cho đổi người dám sát.
3. Phần kết thúc:
- Giậm chân tại chố và đếm theo nhịp: 1 phút.
- GV cùng HS hệ thống bài: 1 phút.
- GV nhận xét và giao bài tập về nhà: 2 - 3 phút.
- GV hô "Giải tán", HS hô "Khoẻ".
TUẦN 23
Thứ tư, ngày 15 tháng 2 năm 2012
Đạo đức
Tiết 23: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (T1)
I. Mục tiêu:
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương ,mất mát người thân của người khác.
- HS có thái độ TT đám tang, cảm thông với nổi đau khổ của những GĐ có người vừa mất.
*GDKNS: 	-Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.
-Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
II. Chuẩn bị 
- Phiếu học tập cho hoạt động 2, tiết 1. 
Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng, truyện kể về chủ đề bài học. 
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Ôn tập
-Em phải làm gì khi bạn có chuyện buồn?
- Gv nêu tình huống YC HS xử lí .
3. Bài mới: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (T1)
Hoạt đông 1: HS biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang.
Kể chuyện đám tang.
1.GV kể chuyện “Đám tang”.
2.Đàm thoại:
+ Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?
+ Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang
+ Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích
+ Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?
+ Thế nào là tôn trọng đám tang?
* Kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. 
 Hoạt động 2. HS biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang.
Đánh giá hành vi. 
-GV phát phiếu học tập cho HS và nêu yêu cầu của bài tập.
-Em hãy ghi vào o chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang.
o a/ Chạy theo xem, chỉ trỏ.
o b/ Nhường đường
o c/ Cười đùa
o d/ Ngả mũ, nón
o đ/ Bóp còi xe xin đường
o e/ Luồn lách, vượt lên trước
- HS làm cá nhân
-GV kết luận: Các việc b, d là những việc làm đúng thể hiện sự tôn trọng đám tang, còn lại các vịêc a, c, đ, e là những việc không nên làm.
Hoạt động 3: HS biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang.
GV nêu yêu cầu tự liên hệ. 
-HS liên hệ trong nhóm nhỏ.
-HS trao đổi với các bạn trong lớp.
-GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang.
-Kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá.
4.Củng cố, dặn dò:
- GD học sinh biết tôn trọng đám tang của người khác như đối với người thân mình.
- Thực hiện tốt những điều đã học.
- Chuẩn bị: Tôn trọng đám tang (tiết 2) – Xem các bài tập còn lại sgk
Thứ sáu, ngày 17 tháng 2 năm 2012
TỰ CHỌN
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
- HS ôn tập các kiến thức đã học.
- Củng cố cho học sinh về chức năng của rễ cây.
- Có ý thức tự học, tự ôn bài ờ nhà cũng như ở lớp để đạt được nhiều điểm tốt.	
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Các câu hỏi về các môn học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Ổn định.
2. Bài Mới.
ó Hoạt động 1: chức năng của rễ cây.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý của giáo viên:
+ Giái thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được?
+ Theo bạn, rễ có chức năng gì?
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ. 
ó Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV cho các nhóm bắt thăm chọn v ...  4 nan dùng để dán nẹp xung quanh. 
+ Cắt nan ngang và nan dọc khác màu (h.3).
- Bước 2. Đan nong đôi.
+ Cách đan nong đôi là nhấc 2 nan, đè 2 nan và lệch nhau 1 nan dọc (cùng chiều) giữa 2 hàng nan ngang liền kề.
 Cách đan nong đôi (h.4a;4b).
+ Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc giống như đan nong mốt. Nhấc các nan dọc 2;3;6;7 và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang khít với đường nối nan dọc.
+ Đan nan ngang thứ hai: nhấc các nan dọc 3;4;7;8 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ ba: ngược với đan nan ngang thứ nhất, nghĩa là nhấc các nan dọc 1;4;5;8;9 và luồn nan ngang thứ ba vào. Dồn nan ngang thứ ba khít với nan ngang thứ hai.
+ Đan nan ngang thứ tư: ngược với đan nan ngang thứ hai, nghĩa là nhấc các nan dọc 1;2;5;6;9 và luồn nan ngang thứ tư vào. Dồn nan ngang thứ tư khít với nan ngang thứ ba.
+ Đan nan ngang thứ năm giống nan thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ sáu giống nan thứ hai.
+ Đan nan ngang thứ bảy giống nan thứ ba.
- Bước 3. Dán nẹp xung quanh tấm đan.
+ Dùng 4 nan còn lại dán theo 4 cạnh của tấm đan để được tấm đan nong đôi như tấm đan mẫu.
+ Học sinh tập kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong đôi.
	4. Củng cố- Dặn dò.
	- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
	- Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bi: Đan nong đôi (t.t): chuẩn bị tiết sau thực hành.
BUỔI CHIỀU
3C: 20.2.2012
3D: 17.2.2012
TUẦN 23
Thứ sáu, ngày 17 tháng 2 năm 2012
Thủ công
Tiết 23 Ôn tập ĐAN NONG ĐÔI 
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS biết cách đan nong đôi.
	Ø Tập đan nong đôi. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
	+ Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø GV: Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa, có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được các nan dọc và nan nhau khác màu nhau.
Ø HS: Các nan đan, bút chì, kéo, hồ dán, thủ công 
III/ LÊN LỚP :
	1. Ổn định.
	2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
	3. Bài mới:
	óHoạt động 1: quan sát và nhận xét.
	- Giáo viên giới thiệu tấm đan nong đôi và học sinh quan sát (h.1)
	- Giáo viên gợi ý để học sinh quan sát và so sánh tấm đan nong mốt của bài trước với tấm đan nong đôi.(kích thước các nan đan bằng nhau nhưng cách đan khác nhau).
	- Giáo viên nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế.
	ó Hoạt động 2: hướng dẫn mẫu.
	- Bước 1. Kẻ, cắt các nan.
	- Bước 2. Đan nong đôi.
	- Bước 3. Dán nẹp xung quanh tấm đan.
ó Hoạt động 3: Thực hành.
- Học sinh tập kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong đôi.
	4. Củng cố- Dặn dò.
	- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
	- Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bài: Đan nong đôi (t.t): chuẩn bị tiết sau thực hành.
TUẦN 23
Thứ năm, ngày 16 tháng 2 năm 2012
Tự nhiên và xã hội
Tiết 45: LÁ CÂY
I/ Mục tiêu: 
- Sau bài học, HS biết:Nhận dạng và mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây. Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây. Phân loại một số lá cây sưu tầm được. 
- GDHS chăm sóc và bảo vệ cây xanh.Biết được ích lợi của lá cây.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Các hình trong sách trang 86, 87 
- Giấy khổ A0 và băng keo. Sưu tầm các lá cây khác nhau.
III/ Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:Rễ cây (tt)
- KT hai em:
+ Nêu chức năng của rễ cây ?
+ Một số rex cây được dùng để làm gì ?
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: LÁ CÂY 
* Hoạt động 1: Nêu được đặc điểm chung và cấu tạo bên ngoài của lá cây. 
 Bước 1 : Thảo luận theo cặp 
- Yêu cầu quan sát các bức tranh 1, 2, 3, 4 trang 86 và 87 và các lá sưu tầm được nói cho nhau nghe và mô tả về màu sắc, hình dạng kích thước của những lá quan sát được.
- Hãy chỉ đâu là cuống lá phiến lá ?
 Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời một số em đại diện một số cặp lên trình bày về màu sắc, hình dạng và chỉ ra từng bộ phận của lá.
- GV kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá; trên phiến lá có gân lá. 
* Hoạt động 2: Phân loại các lá cây sưu tầm được.
 Bước 1: - Chia lớp thành 3 nhóm. 
- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 và băng dính.
- Y êu cầu hai nhóm dùng băng keo gắn các loại lá cây có hình kích thước và hình dạng tương tự nhau lên tờ giấy A 0 rồi viết lời ghi chú bên dưới các loại lá.
Bước 2 : - Mời lần lượt các thành viên chỉ vào bảng và giới thiệu trước lớp về đặc điểm tên gọi từng loại lá.
- Khen ngợi các nhóm sưu tầm được nhiều và giới thiệu đúng. 
3 Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài, ghi nhớ bài học. 
Xem trước bài mới: Khả năng kì diệu của lá cây
Thứ hai, ngày 20 tháng 2 năm 2012
Tự nhiên và xã hội
Tiết 46 KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và lợi ích của hoa đối với đời sống con người .
	Ø HS khá, giỏi: Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời, còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ngày đêm.
	« Kĩ năng sống:
	Ø Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây đối với đời sống của cây, đồi sống động vật và con người.
	Ø Kĩ năng làm chủ bản thân: Có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện những hành vi thân thiện với các loại cây trong cuộc sống: Không bẻ cành, bứt lá, làm hại với cây.
	Ø Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán, lên án, ngăn chặng, ứng phó với những hành vi làm hại cây.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Các hình trong SGK/88,89. Vở BT TNXH.
Ø Học sinh và giáo viên sưu tầm các lá cây khác nhau.
III/ LÊN LỚP :
1. Kiểm tra bài cũ: Lá cây
- Kiểm tra 2 em.: Nêu đặc điểm của lá cây?
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: khả năng kì diệu của lá cây 
* Hoạt động 1: Biết nêu chức năng của lá cây 
Bước 1: Thảo luận theo cặp 
- Yêu cầu từng cặp dựa vào hình 1 SGK trang 88 tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau.
+ Trong quá trình quang hợp thì lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? 
+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ?
+ Quá trình hô hấp lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? 
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ?
- Các cặp ngồi xoay mặt vào với nhau để quan sát hình 1 trong sách giáo khoa trang 88 để đặt câu hỏi và trả lời với nhau. 
+ Lá cây khi quang hợp hấp thụ khí các bon níc và thải ra khí ô xi, quá trình này xảy ra vào ban ngày. Ngược lại trong quá trình hô hấp lá cây hấp thụ khí ô - xi và thải ra các bon - níc, quá trình này xảy ra vào ban đêm. 
+ Ngoài ra lá cây còn tham gia vào việc thoát hơi nước.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Mời một số cặp trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
+ Vậy lá cây có có những chức năng nào ?
Kết luận: Lá cây có 3 chức năng chính: Quang hợp; Hô hấp; Thoát hơi nước
* Hoạt động 2: Ích lợi của lá cây
 Bước 1 :
- Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận dựa vào thực tế cuộc sống và hình trong sách giáo khoa trang 89 để:
+ Nêu ích lợi của lá cây ?
+ Kể tên 1 số lá cây dùng để gói bánh, làm thuốc, để ăn, làm nón, lợp nhanh[
Bước 2: 
- Mời đại diện các nhóm thi kể trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung: Lá cây để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà, làm phân bón 
- Cả lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Về nhà học bài và ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Hoa – Sưu tầm một số loại hoa
TUẦN 23
Thứ năm, ngày 16 tháng 2 năm 2012
Âm nhạc
Tiết 23 giới thiệu một số hình nốt nhạc
	 Bài đọc thêm: Du Bá Nha – Chung Tử Kì
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Tập biểu diễn một số bài hát đã học.
	Ø Biết nội dung câu chuyện.
	Ø HS khá, giỏi: Biết một số hình nốt nhạc. Tập viết các hình nốt nhạc.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Nhạc cụ gõ đệm. 
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Gọi 2,3 HS hát lại bài hát “cùng hát múa dưới trăng ” 
3. Bài mới: giới thiệu một số hình nốt nhạc. Bài đọc thêm: Du Bá Nha – Chung Tử Kì
ó Hoạt động 1: Giới thiệu một số hình nốt nhạc
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh hình dáng cũng như tên của các nốt nhạc.
- GV kẻ khuông nhạc lên bảng và giới thiệu vai trò của khuông nhạc trong bản nhạc.
- Giáo viên viết các nốt nhạc Đô Rê Mi Pha Son La Si lên khuông nhạc và giới thiệu tên của từng nốt và vị trí của từng nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Giáo viên viết các âm hình nốt nhạc lên bảng và giới thiệu cho học sinh biết cách nhận biết âm hình từng nốt nhạc và giá trị của từng nốt nhạc trên bản nhạc.
ó Hoạt động 2: Bài đọc thêm: Du Bá Nha – Chung Tử Kì
- Đọc cho học sinh nghe câu chuyện Du Bá Nha – Chung Tử Kì
- Tìm hiểu nội dung của câu chuyện đó
4. Củng cố- Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Chuẩn bị: Ôn tập 2 bài hát: Em yêu trường em, cùng hát múa dưới trăng. Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông.
TUẦN 23
Thứ hai, ngày 20 tháng 2 năm 2012
Sinh hoạt ngoại khóa
Tiết 23: HÁI HOA DÂN CHỦ
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS ôn tập các kiến thức đã học từ đầu HKII.
	Ø Có ý thức tự học, tự ôn bài ờ nhà cũng như ở lớp để đạt được nhiều điểm tốt.	
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Các câu hỏi về các môn học.
	1. Ổn định.
	2. Bài Mới.
	ó Hoạt động 1: Chuẩn bị câu hỏi.
	- GV cho các nhóm tự đặt ra những câu hỏi có liên quan đến các bài đã học, có thể hỏi những câu hỏi mình chưa hiểu để cả lớp cùng trao đổi. 
	- GV có thể sử dụng câu hỏi ở tiết ôn tập cho cho HS hái hoa:
	+ Đọc thuộc lòng bài thơ Bàn tay cô giáo.
	+ Nêu ý nghĩa của bài thơ?
	+ Đặt câu trong câu kể : Ai thế nào?
	+ Tìm một số từ ngữ chỉ cái đẹp về tâm hồn của con người.
	+ Một năm có bao nhiêu tháng, có bao nhiêu ngày? Tháng nào có số ngày ít nhất?
	+ Dùng compa vẽ hình tròn có tâm E, bán kính 3cm.
	+ Có mấy loại thân cây theo cách mọc?
	+ Nêu chức năng của rễ cây đối với đời sống của thực vật ?
	+ nêu chức năng của lá đối với đời sống con người?
	+ Nêu lợi ích của rễ cây đối với đời sống con người?
	ó Hoạt động 2: Hái hoa dân chủ.
	- GV cho các nhóm bắt thăm chọn và trả lời câu hỏi.
	- Nhóm nào không trả lời được câu hỏi nhóm khác sẽ giành quyền ưu tiên.
	- Nhóm có câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc.
	- GV tuyên dương các nhóm.
	3. Củng cố- Dặn dò.
Nhận xét tinh thần tham gia của lớp. Động viên, tuyên dương.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 cac mon tuan 23 2012.doc