Học sinh làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do.
- Học sinh tập vẽ tranh đề tài tự do.
- Học sinh có thói quen tưởng tượng trong khi vẽ tranh.
II. Đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên : - Tranh của họa sĩ và thiếu nhi
- Tranh phong cảnh, lễ hội, dân gian.
2. Học sinh : - Vở tập vẽ.
TUẦN 24 Thứ ba, ngày 21 tháng 2 năm 2012 Mĩ thuật Tiết 24 : Vẽ tranh: ĐỀ TÀI TỰ DO I. Mục tiêu : - Học sinh làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do. - Học sinh tập vẽ tranh đề tài tự do. - Học sinh có thói quen tưởng tượng trong khi vẽ tranh. II. Đồ dùng dạy học : 1. Giáo viên : - Tranh của họa sĩ và thiếu nhi - Tranh phong cảnh, lễ hội, dân gian. 2. Học sinh : - Vở tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Ổn định 2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: Vẽ tranh: ĐỀ TÀI TỰ DO GV cho HS xem tranh và gợi ý : + Trong tranh có những hình ảnh gì ? Có những hoạt động nào ? + Các bức tranh dân gian Việt Nam vẽ về đề tài gì? Màu sắc trong tranh như thế nào? - GV tóm tắt : Trong cuộc sống có rất nhiều nội dung, đề tài vẽ tranh : + Vẽ tự do là vẽ theo ý thích, mỗi người có thể chọn cho mình một nội dung, một đề tài. + Vẽ tự do rất phong phú về đề tài nên có thể vẽ được nhiều tranh đẹp. * Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài. - GV gợi ý về đề tài và cách khai thác để HS chọn : + Cảnh đẹp đất nước. + Các di tích lịch sử, di tích cách mạng, văn hóa. + Cảnh nông thôn, thành phố, miền núi, miền biển. + Thiếu nhi vui chơi. + Các trò chơi dân gian. + Lễ hội, học tập. + Sinh hoạt gia đình. * Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh. - GV nêu câu hỏi gợi ý HS cách vẽ : + Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ. + Tìm các hình dáng phù hợp với hoạt động. + Tìm thêm các chi tiết để bức tranh sinh động. + Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm, màu nhạt. + nên vẽ màu kín tranh. * Hoạt động 3 : Thực hành. - GV cho HS xem lại tranh. - Khi vẽ, GV đến từng bàn để : + Gợi ý HS cách vẽ. + Nhắc HS không nên vẽ giống nhau. - Gợi ý HS tìm màu : + Tôn trọng ý thích của HS. + Không yêu cầu HS vẽ màu đúng như màu thực của thiên nhiên. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. - GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ về : + Cách thể hiện nội dung đề tài. + Các hình ảnh (sinh động) + Màu sắc. - HS chọn các tranh đẹp và xếp loại theo ý mình. 4. Dặn dò : - HS về nhà chuẩn bị màu và giấy A4 - Chuẩn bị bài “ôn tập vẽ tranh đề tài tự do”. 3C: 21.2.2012 3D: 23.2.2012 BUỔI CHIỀU Mĩ thuật TUẦN 24 Thứ ba, ngày 21 tháng 2 năm 2012 Mĩ thuật Tiết 24 : Ôn tập Vẽ tranh: ĐỀ TÀI TỰ DO I. Mục tiêu : - Củng cố lại cách vẽ tranh đề tài tự do - Học sinh tập vẽ tranh đề tài tự do. - Học sinh có thói quen tưởng tượng trong khi vẽ tranh. II. Đồ dùng dạy học : 1. Giáo viên : - Tranh của họa sĩ và thiếu nhi - Tranh phong cảnh, lễ hội, dân gian. 2. Học sinh : - Giấy A4. - Bút chì, tẩy, màu. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Ổn định 2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới: ÔN TẬP VẼ TRANH: ĐỀ TÀI TỰ DO * Hoạt động 1 : Thực hành. - GV cho HS xem lại tranh. - HS thực hành cá nhân vẽ trên giấy A4 - Nhắc nhở HS cẩn thận khi tô màu vào bức tranh, không để màu trùng lặp và lem ra ngoài. - Khi vẽ, GV đến từng bàn để : + Gợi ý HS cách vẽ. + Nhắc HS không nên vẽ giống nhau. - Gợi ý HS tìm màu : + Tôn trọng ý thích của HS. + Không yêu cầu HS vẽ màu đúng như màu thực của thiên nhiên. * Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá. - GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ về : + Cách thể hiện nội dung đề tài. + Các hình ảnh (sinh động) + Màu sắc. - HS chọn các tranh đẹp và xếp loại theo ý mình. 4. Dặn dò : - HS về nhà xem lại các bài trang trí đường diềm, hình vuông. - Chuẩn bị bài “Vẽ trang trí : Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật”. TUẦN 24 Thứ ba, ngày 21 tháng 2 năm 2012 Thể dục BÀI 47 : ÔN NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN TRÒ CHƠI “ NÉM TRÚNG ĐÍCH” I/ MỤC TIÊU - Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN _ Địa điểm : Trên sân trường _ Phương tiện : Còi , kẻ sân III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1/ Phần mở đầu _ GV nhận lớp phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học _ Đứng tại chỗ , vỗ tay và hát _ Đi đều 1-4 hàng dọc, khởi động các khớp _ Trò chơi “ Kết bạn” + GV hướng dẫn HS chơi 2/ Phần cơ bản a/ Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân _ GV cho HS tập luyện theo tổ _ GV đến từng tổ nhắc nhở , sửa sai _ Cho HS thi đua xem ai nhảy được nhiều nhất _ GV nhận xét tuyên dương b/ Trò chơi “ Ném trúng đích” _ GV nêu tên trò chơi _ GV nêu mục đích trò chơi: Tập trước động tác ngắm đích, ném và phối hợp với thân người, rồi mới tập động tác ném vào đích _ Cho HS chơi nháp _ Cho HS chơi thi đua _ GV nhận xét tuyên dương 3/ Phần kết thúc _ Cho hs chạy chậm, thả lỏng _ Gv cùng HS hệ thống bài _ Nhận xét tiết học _ Chuẩn bị bài sau: Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân Thứ năm, ngày 23 tháng 2 năm 2012 Thể dục BÀI 48 : ÔN NHẢY DÂY TRÒ CHƠI “ NÉM TRÚNG ĐÍCH” I/ MỤC TIÊU - Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN _ Địa điểm : Trên sân trường _ Phương tiện : Còi , kẻ sân III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1/ Phần mở đầu _ GV nhận lớp phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học _ Chạy chậm thành 1 hàng dọc xung quanh sân tập _ Tập bài TDPTC _ Trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh” + GV hướng dẫn HS chơi 2/ Phần cơ bản a/ Nhảy dây kiểu chụm hai chân _ GV cho HS tập luyện theo tổ _ GV đến từng tổ nhắc nhở , sửa sai _ Cho HS thi đua theo tổ xem trong thời gian qui định tổ nào nhảy được nhiều nhất _ GV nhận xét tuyên dương b/ Trò chơi “ Ném trúng đích” _ GV nêu tên trò chơi _ GV nêu mục đích trò chơi : Tập trước động tác ngắm đích, ném và phối hợp với thân người, rồi mới tập động tác ném vào đích _ Cho HS chơi nháp _ Cho HS chơi thi đua _ GV nhận xét tuyên dương 3/ Phần kết thúc _ Cho hs chạy chậm, thả lỏng _ Gv cùng HS hệ thống bài _ Nhận xét tiết học _ Chuẩn bị bài sau: Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân TUẦN 24 Thứ tư, ngày 22 tháng 2 năm 2012 Đạo đức Tiết 24: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (T.2). I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT : - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang . - Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác. * KNS:Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.; Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - GV: Các tình huống, VBT - HS: VBT, thẻ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Bài cũ: Tôn trọng đám tang (tiết 1) - GV gọi HS trả lời. + Vì sao phải tôn trọng đám tang? + Nêu những hành vi đúng, sai khi gặp đám tang? - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: Tôn trọng đám tang (tiết 2) * Hoạt động 1 : HS biết trình bày những quan điểm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình. Bày tỏ ý kiến. - GV đọc từng ý kiến ở bài tập 4: a/ Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết. b/ Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang. c/ Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hóa. - Sau mỗi ý kiến HS dùng thẻ để đưa ra ý kiến, thảo luận về lí do tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự rồi giơ thẻ theo qui định. Kết luận : - Nên tán thành với các ý kiến b, c. - Không tán thành ý kiến a. Hoạt động 2 : HS biết lựa chọn cách xử lí đúng trong các tình huống gặp đám tang. Xử lí tình huống. - Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu, giao việc. -Tình huống a: em nhìn thấy bạn đeo băng tang đi sau xe tang. -Tình huống b : Bên nhà hàng xóm có tang. -Tình huống c : Gia đình bạn học cùng lớp có tang. -Tình huống d: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ chạy theo xem 1 đám tang, cười nói, chỉ trỏ. - Cho đại diện các nhóm trình bày. Kết luận: Nên thông cảm chia buồn cùng với những người có người thân mất, khuyên các bạn không nên có những hành vi không đúng khi gặp đám tang. Hoạt động 3 : Củng cố bài Mục tiêu: Biết tự đánh giá cách cư xử của bản thân khi gặp đám tang GV yêu cầu hs tự liên hệ sau đó trình bày trước lớp. -Nên: nhường đường, ngả mũ nón, chia buồn với người thân của người đã khuất ... -Không nên: chỉ trỏ, cười đùa, chạy theo xem, bóp còi xe xin đường, luồn lách vượt lên phía trước ... Kết luận: Nhận xét,tuyên dương những hs có hành vi đúng. 3. Dặn dò. - Hôm nay ta học bài gì ? - Cần phải tôn trọng đám tang không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Tôn trọng thư từ và tài sản của người khác – Xem trước các bài tập sgk Thứ sáu, ngày 24 tháng 2 năm 2012 TUẦN 24 TỰ HỌC Tiết 24: ÔN TẬP I/ MỤC TIÊU : Ø HS ôn các kiến thức đã học tuần 23,24. Ø HS biết tự học, nhớ lại các kiến thức đã học. II/ CHUẨN BỊ: Ø các câu hỏi của từng môn học. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định. 2. Bài Mới. ó Hoạt động 1: Chuẩn bị câu hỏi. - Gv cho các nhóm thảo luận ghi câu hỏi, mỗi nhóm ít nhất 3 câu trong bất cứ môn học nào. - Gv có thể gợi ý các câu hỏi: + Nêu nội dung bài: Nhà ảo thuật. + Kể đoạn 1 và 2 theo lời của Xô-phi hoặc Mác. + Đặt một câu trả lời cho câu hỏi Như thế nào? + Kể lại câu chuyện đối đáp với vua. + Tính: 1023 x 3 ; 1712 x 4 + Tính: 5609 : 7 ; 3623 : 6 + Trên đường đi học em gặp một đám tang đang đi an táng, em sẽ làm gì? + Nêu cấu tạo ngoài của lá cây? + Nêu chức năng của lá đối với đời sống con người? ó Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV cho các nhóm bắt thăm chọn và trả lời câu hỏi. - Nhóm nào không trả lời được câu hỏi nhóm khác sẽ giành quyền ưu tiên. - Nhóm có câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc. 3. Củng cố- Dặn dò. Nhận xét tinh thần tham gia của lớp. Động viên, tuyên dương. Chuẩn bị: Ôn tập. TUẦN 24 Thứ tư, ngày 22 tháng 2 năm 2012 Thủ công Tiết 24: ĐAN NONG ĐÔI (tiếp 2) I.MỤC TIÊU : - Biết cách đan nong đôi. - Đan được nong đôi . Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít . Dán được nẹp xung quanh tấm đan. * Với HS khéo tay : + Đan được tấm đan nong đôi . Các nan đan khít nhau . Nẹp được tấm đan chắc chắn . Phối hợp màu sắc của nan dọc , nan ngang trên tấm đan hài hoà. + Có thẻ sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : Mẫu tấm nan bằng bìa có kích thước đủ lớn để HS quan sát được, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. Tranh quy trình đan nong đôi. 2.Học sinh : Bìa màu, thủ công, bút màu, kéo thủ công. II ... đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa. + Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản. II/ CHUẨN BỊ: Ø GV: Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa, có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được các nan dọc và nan nhau khác màu nhau. Ø HS: Các nan đan, bút chì, kéo, hồ dán, thủ công III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 3. Bài mới: Ôn tập đan nong đôi óHoạt động 1: Thực hành. - Giáo viên yêu cầu một số em nhắc lại quy trình đan nong đôi. + Bước 1: kẻ, cắt các nan đan. + Bước 2: đan nong đôi bằng giấy bìa ( theo cách đan nhấc một nan, đè một nan; đan xong mỗi nan ngang cần dồn cho khít). + Bước 3: dán nẹp nan xung quanh tấm đan. - GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm. - Gv quan sát, giúp đỡ HS. - Yêu cầu HS sử dụng đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản ó Hoạt động 2: nhận xét, đánh giá. - Giáo viên tổ chức cách trang trí. - Giáo viên chọn vài tấm đan đẹp nhất khen ngợi nhóm đó. - Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh. 4. Củng cố- Dặn dò. - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS. - Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bi: Làm lọ hoa gắn tường: quan sát các lọ hoa treo trên tường nhà em hay lớp học. TUẦN 24 Thứ năm, ngày 23 tháng 2 năm 2012 Tự nhiên và xã hội Tiết 47 HOA I/ MỤC TIÊU : Ø Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống thực vật và lợi ích của hoa đối với đời sống con người . Ø Kể tên các bộ phận của hoa. Ø HS khá, giỏi: Kể tên các loài hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau. « Kĩ năng sống: Ø Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài hoa. Ø Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi đối với đời sống thực vật, đời sống con người của các loài II/ CHUẨN BỊ: Ø Các hình trong SGK. Vở BT TNXH. Ø Học sinh và giáo viên sưu tầm các loaïi hoa khác nhau. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Khả năng kì diệu của lá cây. w Nêu chức năng của lá cây? w Nêu lợi ích của lá cây đối với đời sống con người? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Hoa ó Hoạt động 1: Sự đa dạng về màu sắc, mùi hương, hình dạng của hoa. - Tổ chức học sinh thảo luận nhóm. + Học sinh để ra trước mặt các bông hoa đã sưu tầm. + HS quan sát màu sắc, hương thơm của mỗi bông hoa. Sau đó giới thiệu cho các bạn trong nhóm biết. - Đại diện các nhóm trình bày - Nhóm khác bổ sung - GV kết luận: Các loài hoa thường khác nhau về màu sắc, hình dạng. Mỗi loài hoa có một mùi hương riêng. ó Hoạt động 2: Các bộ phận của hoa. - Giáo viên cho học sinh quan sát bông hoa có đủ các bộ phận. + Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của bông hoa đang quan sát. - Vài học sinh lên bảng chỉ lại các bộ phận của bông hoa thật. - Giáo viên kết luận: Hoa thường có các bộ phận là cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa. (kết hợp xem hoa thật). ó Hoạt động 3: Chức năng và ích lợi của hoa. - Học sinh làm việc theo cặp đôi. + Hoa có chức năng gì? + Hoa thường được dùng để làm gì? Nêu ví dụ? + Quan sát các hình trang 91, những hoa nào được dùng để trang trí, những hoa nào dùng để ăn? - HS trình bày trước lớp - Giáo viên kết luận: Hoa để ăn (hình 5;6); Hoa để trang trí (hình 7;8): “ Hoa có nhiều ích lợi, hoa dùng để trang trí, làm nước hoa, ướp chè, để ăn, để làm thuốc. Hoa là cơ quan sinh sản của cây”. - Mở rộng: Hoa có hương thơm nhưng không nên ngửi nhiều à có hại. Một số phấn hoa như hoa mơ có thể gây ngứa nên chúng ta cần chú ý khi tiếp xúc với các loại hoa. 4. Củng cố- Dặn dò. - Hoa được dùng để làm gì ? - Như vậy để bảo vệ các loài hoa các con phải làm thế nào ? - Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK. Liên hệ thực tế giáo dục học sinh. - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài. - Chuẩn bị: Quả: tìm hiểu ích lợi của quả đối với đời sống con người. Thứ hai, ngày 27 tháng 2 năm 2012 Tự nhiên và xã hội Tiết 48: QUẢ I.MỤC TIÊU : - Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người. - Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả. *HS khá, giỏi: Kể tên một số quả có hình dáng, kích thước hoặc mùi vị khác nhau. Biết được có loại quả ăn được và loại quả không ăn được. * KNS: Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả.. Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả với đời sống của thực vật và đời sống của con người. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên :Các hình trong SGK trang 92, 93. GV và HS sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp mang đến lớp. Phiếu bài tập. 2.Học sinh : SGK, quả. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định. 2. KTBC: Hoa. w Nêu các bộ phận của hoa? w Nêu lợi ích của hoa đối với đời sống con người? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Quả ó Hoạt động 1: Sự đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi vị của các loại quả. - Học sinh để các loại quả đã chuẩn bị. Yêu cầu nêu tên quả, màu sắc, mùi vị khi ăn quả. - Quan sát bên ngoài: + Quả chín thường có màu gì? + Hình dạng quả của các loại cây giống nhau hay khác nhau? - Quan sát bên trong: + Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt. + Bên trong quả gòm có bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả đó? + Nếm thử mùi vị của quả đó. + Mùi vị của các loại quả giống nhau hay khác nhau? - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung - GV kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc và mùi vị. ó Hoạt động 2: Các bộ phận của quả. - Học sinh quan sát hình 1;2;4;5;6;7;8 SGK + Tìm các bộ phận chính của quả. + Quả gồm những bộ phận nào? Chỉ rõ các bộ phận đó. + Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó? - Giáo viên kết luận: Mỗi quả thường có 3 phần chính: vỏ, hạt, thịt. - Mở rộng: Vỏ của quả khác nhau thì khác nhau. Có loại quả có vỏ không ăn được, có quả lại có vỏ mỏng dính sát vào thịt và ăn đươc. Có quả có nhiều hạt, có quả chỉ có một hạt. Có hạt ăn được (đỗ, lạc), có hạt không ăn được (xoài, bưởi, cam ) ó Hoạt động 3: Ích lợi của quả, chức năng của hạt. - Học sinh thảo luận và phát biểu ý kiến: + Quả thường dùng để làm gì? Nêu VD + Các quả trong sgk quả nào dùng để ăn tươi, quả nào dùng để chế biến thức ăn? + Hạt có chức năng gì? - Giáo viên kết luận: + Hạt để trồng cây mới. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới. + Quả có nhiều ích lợi: quả để ăn, làm thuốc, ép dầu ăn. Quả có thể ăn tươi, chế biến để ăn. Quả có nhiều vitamin, ăn nhiều quả có lợi cho sức khoẻ. 4. Củng cố- Dặn dò. - Tổ chức cho HS chơi các trò chơi : đố quả. - Hỏi HS về mùi vị của quả được ăn? - Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ. - GV tổng kết giờ học - Chuẩn bị: Động vật: tìm hiểu cơ thể những con vật em nuôi trong nhà. TUẦN 24 Thứ năm, ngày 23 tháng 2 năm 2012 Âm nhạc Tiết 24 Ôn tập 2 bài hát: EM YÊU TRƯỜNG EM, CÙNG HÁT MÚA DƯỚI TRĂNG TẬP NHẬN BIẾT TÊN MỘT SỐ NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG I/ MỤC TIÊU : Ø Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát. Ø Tập biểu diễn bài hát. Ø HS khá, giỏi: Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát. Biết gọi tên nốt, kết hợp hình nốt trên khuông nhạc. II/ CHUẨN BỊ: Ø Nhạc cụ gõ đệm. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Gọi 2,3 HS hát lại bài hát “cùng hát múa dưới trăng ” 3. Bài mới: ôn tập 2 bài hát: em yêu trường em, cùng hát múa dưới trăng Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông - GV ghi tựa bài lên bảng. Hai HS nhắc lại tựa bài. ó Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát: Em yêu trường em, Cùng múa hát dưới trăng. - Mỗi nhóm sẽ trình bày hai bài hát. - Các nhóm tự chọn một bài hát đã học và lên trình bày trước lớp. - Khi trình bày bài hát, các em có thể vận động phụ hoạ hoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo phách, theo nhịp. - Trình bày theo tổ, tổ trưởng sẽ chọn bài hát và bắt nhịp cho các bạn cùng trình bày. - Khi trình bày bài hát, các em có thể vận động phụ hoạ hoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo phách, theo nhịp. ó Hoạt động 2: Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông. - GV treo bảng phụ có khuông nhạc, khoá Son và nốt nhạc. - GV chỉ vào một vài dòng và khe, yêu cầu HS đọc tên những dòng, khe đó. - Viết chữ Rê,Pha, La lên bảng và hỏi: Em nào xung phong nhắc lại vị trí của nốt Rê, Pha, La? - GV viết nốt Son trắng lên khuông nhạc và nói: Chúng ta tô đen thân nốt thành nốt Son đen, thêm dấu móc vào, thành nốt Son móc đơn , thêm dấu móc nữa, thành nốt Son móc kép. - GV kẻ hai khuông nhạc lên bảng, mời HS xung phong lên viết những nốt nhạc sau: Son đen: Pha móc đơn; Mi móc kép, Rê móc kép; Đồ đen. 4. Củng cố- Dặn dò. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Chuẩn bị: Học hát: Chị Ong Nâu và em bé. – Đọc thuộc lời bài hát TUẦN 24 Thứ hai, ngày 27 tháng 2 năm 2012 Sinh hoạt ngoại khóa Tiết 24: VẼ TRANH. ĐỀ TÀI PHONG CẢNH I/ MỤC TIÊU : Ø Biết cách vẽ tranh phong cảnh. Vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận ring. Ø HS yêu quý và tự hào về cảnh đẹp quê hương. II/ CHUẨN BỊ: Ø Tranh, ảnh phong cảnh. Hình gợi ý cách vẽ. Giấy vẽ, bút chì, hộp màu. II/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định. 2. Bài Mới. ó Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài. - GV cho HS xem tranh, ảnh để các em nhận biết : + Tranh phong cảnh là là tranh vẽ về cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Cảnh vật trong tranh thường là nhà cửa, phố phường, hàng cây, cánh đồng, đồi núi, biển cả - GV đặt câu hỏi gợi ý để HS tiếp cận đề tài : + Xung quanh nơi em ở có cảnh đẹp nào không ? + Em đã được đi tham quan, nghỉ hè ở đâu ? Phong cảnh ở đó như thế nào ? + Ngòai khu vực em ở và nơi đã tham quan, em đã thấy được cảnh đẹp ở đâu nữa ? ó Hoạt động 2: Cách vẽ tranh phong cảnh. - GV giới thiệu cho HS biết hai cách vẽ tranh phong cảnh : + Quan sát cảnh thiên nhiên và vẽ trực tiếp. + Vẽ bằng cách nhớ lại các hình ảnh đã từng được quan sát. - GV gợi ý HS : + Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ sao cho cân đối, hợp lý, rõ nội dung. + Vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền. ó Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá. - HS trưng bày sản phẩm trên bảng lớp - Đánh giá bài vẽ của HS chọn bài vẽ đẹp 3. Củng cố- Dặn dò. Nhận xét tinh thần tham gia của lớp. Động viên, tuyên dương. Chuẩn bị chủ điểm tháng 3: Kính yêu thầy, cô giáo
Tài liệu đính kèm: