Giáo án tổng hợp Tuần học thứ 10 - Lớp 3 năm 2011

Giáo án tổng hợp Tuần học thứ 10 - Lớp 3 năm 2011

I.Mục tiêu:

A/Tập đọc:

 -Giọng đọc bước đầu biết bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

-Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4)

B/Kể chuyện:

 Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

II.Đồ dùng:

 -Tranh minh hoạ truyện trong sgk.

 -Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III.KTBC: 2p

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần học thứ 10 - Lớp 3 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Từ ngày31/10/2011 đến ngày4/11/2011.
Ngày soạn:29/10/2011 thứ Hai:31/10/2011.
Tiết 1+2 - Tập đọc + kể chuyện: 
GIỌNG QUÊ HƯƠNG
I.Mục tiêu:
A/Tập đọc:
 -Giọng đọc bước đầu biết bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
-Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4)
B/Kể chuyện:
 Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II.Đồ dùng: 
 -Tranh minh hoạ truyện trong sgk.
 -Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III.KTBC: 2p
-GV yêu cầu hs nhắc lại tên các chủ điểm đã học.
Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
2p
23p
10p
10p
2p
18
HĐ1:Giới thiệu chủ điểm
-Yêu cầu hs mở sgk trang 75 và đọc tên chủ điểm mới.
-Hỏi: Em hiểu thế nào là quêhương?
-Trong tuần 10,11 các em sẽ được học các bài tập đọc, luyện từ,...nói về quê hương.
-GV giới thiệu bài.
HĐ2: Luyện đọc
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
-HD luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+HD đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
+HD đọc từng đoạn, Gv hướng dẫn ngắt nghỉ, nhấn giọng. Kết hợp giải nghĩa từ.
+Yêu cầu hs đọc phần chú giải.
+Yêu cầu hs luyện đọc theo nhóm.
+Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
HĐ3: Tìm hiểu bài
GV cho hs kết hợp đọc thầm và đọc thành tiếng để trả lời các câu hỏi trong sgk.
HĐ4:Luyện đọc lại
-GV đọc diễn cảm đoạn 2 và 3.
-Yêu cầu hs luyện đọc theo vai.
-Tổ chức cho hs thi đọc.
KỂ CHUYỆN
HĐ1: GV giao nhiệm vụ
HĐ2: HD kể chuyện theo tranh.
-Yêu cầu hs xác định nội dung từng tranh.
-GV chọn 3hs khá tiếp nối nhau kể 3 đoạn trước lớp.
-Yêu cầu hs kể theo nhóm.
-Tuyên dương hs kể tốt.
-HS đọc : Quê hương.
-Một số hs phát biểu: Quê hương là nơi chôn rau, cắt rốn, gắn bó thân thiết với mỗi chúng ta.
-HS lắng nghe.
-HS nghe gv đọc.
-Mỗi hs đọc 1 câu, tiếp nối nhau đến hết bài.
-HS đọc từng đoạn trước lớp.
-1hs đọc phần chú giải.
-HS đọc theo nhóm 3 em.
-3nhóm thi đọc tiếp nối.
-HS kết hợp đọc thầm và đọc thành tiếng , trả lời câu hỏi.
-HS theo dõi Gv đọc.
-HS tự thành lập nhóm 3 em và luyện đọc theo vai.
-2nhóm hs thi đọc.
-Cả lớp bình chọn.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát từng tranh và nêu nội dung tranh.
-3hs khá kể mẫu. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Mỗi nhóm 3em .Lần lượt từng hs kể 1 đoạn , các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa.
-2nhóm thi kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét , bình chọn.
Hs yếu đọc .
Hs yếu tham gia.
V.Hoạt động nối tiếp: 3p
- Quê hương em có giọng đặc trưng riêng không? 
Khi nghe giọng nói quê hương mình, em cảm thấy thế nào?
-Gv nhận xét, động viên, khen ngợi những hs đọc bài tốt, kể chuyện hay. 
Khuyến khích hs về nhà kể lại cho người thân nghe.
..............................................
 Tiết 3 –Toán : Tiết 46:
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I.Mục tiêu: 
-Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
-Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với học sinh như đo đọ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
-Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).
II.Đồ dùng: - GV: Thước mét.
 -HS: chuẩn bị một thước thẳng dài 30cm, có vạch chia xăng-ti-mét.
III.KTBC: 2p
-GV kiểm tra vở bài tập.
-2hs đọc bảng đơn vị đo đọ dài.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
30p
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2:Thực hành
Bài 1:- Gọi hs đọc yêu cầu bài.
-Yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
-Yêu cầu hs thực hành vẽ.
Bài 2: 
GV hỏi: Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì?
-Đưa ra chiếc bút chì của mình và yêu cầu hs nêu cách đo.
Bài 3:a,b.
 Cho hs quan sát lại thước mét để có biểu tượng vững chắc về độ dài 1m.
-GV hướng dẫn Hs dùng mắt để ước lượng các độ dài.
-GV khen ngợi hs.
HS lắng nghe.
-1hs đọc yêu cầu.
-HS nêu: Chấm một điểm đầu đoạn thẳng đặt điểm O của thước trùng với điểm vừa chọn, sau đó tìm vạch chỉ số đo của đoạn thẳng trên thước, chấm điểm thứ hai, nối hai điểm ta được đoạn thẳng có độ dài cần vẽ.
-Hs thực hành vẽ.
-HS trả lời: Bài tập 2 yêu cầu chúng ta đo độ dài của một số vật.
-HS nêu: Đặt một đầu bút chì trùng với điểm O của thước. Cạnh bút chì thẳng với cạnh của thước. Tìm điểm cuối của bút chì xem ứng với điểm nào trên thước. Đọc số đo tương ứng với điểm cuối của bút chì.
-HS thực hành đo và báo cáo kết quả trước lớp.
-HS quan sát lại thước mét.
-HS tập ước lượng bằng mắt.
Chú ý hs yếu.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
 -HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài.
 -Yêu cầu hs về nhà thực hành đo chiều dài của một số đồ dùng trong nhà.
Ngày soạn:30/10/2011 Thứ ba: 1/11/2011
Tiết 1 – Mĩ thuật: Bài 10: 
TTMT: XEM TRANH TĨNH VẬT
I.Mục tiêu: 
-Học sinh tập mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh tĩnh vật.
-Có cảm nhận vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II.Đồ dùng: 
- GV: sưu tầm một số tranh tĩnh vật hoa ,quả của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh và các hoạ sĩ khác.
- HS: vở tập vẽ.
III.KTBC: 2p
GV kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.-Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
2p
25p
3p
HĐ1: Giới thiệu bài: Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các hoạ sĩ...
HĐ2: Xem tranh
- Gv yêu cầu hs quan sát tranh ở vở tập vẽ 3 và nêu câu hỏi:
+ Tác giả của bức tranh là ai ?
+ Tranh vẽ những loại hoa quả gì ?
+ Hình dáng của những loại quả đĩ như thế nào ?
- Màu sắc trong tranh như thế nào ?
 Xem tranh 2 :
- Tranh vẽ gì ?
- Tranh vẽ những hoa quả gì ?
- Hình dáng các loại hoa quả như thế nào ?
- Màu sắc trong tranh như thế nào ?
- Hình ảnh chính của bức tranh được đặt ở vị trí nào ?
- Tranh vẽ bằng chất liệu gì ? 
* GV chốt ý:
Tranh khắc bằng thạch cao nhưng hoạ sĩ đã diễn tả được sự mềm mại , mạnh khoẻ và đặc điểm riêng của từng loại hoa, quả
- Em thích bài nào nhất ? Vì sao?
- GV giới thiệu vài nét về tác giả:
 Hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh nhiều năm tham gia giảng dạy tại trường Đại học Mỹ thuật cơng nghiệp. Ơng rất thành cơng về đề tài: phong cảnh, tĩnh vật (hoa, quả). Ơng cĩ rất nhiều tác phẩm đạt giải trong các cuộc triễn lãm quốc tế và trong nước
HĐ3: Nhận xét đánh giá:
Học sinh lắng nghe.
-Cả hai bức tranh đều do hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh vẽ
- Tranh 1 vẽ những quả mận 
- Những quả mận có nhiều hình dáng khác nhau, quả trước, quả sau làm cho người xem cảm giác giống như chùm mận thật.
- Những quả mận màu trứng nổi bật trên nền xanh thẫm
- Tranh vẽ tĩnh vật
- Tranh vẽ rất nhiều loại hoa quả: sầu riêng, măng cụt, lọ hoa, và một dĩa hoa quả ở phía sau..
- Hai quả sầu riêng được vẽ to ở giữa và những quả măng cụt quay theo chiều hướng khác nhau
- Tranh có nhiều màu sắc rực rỡ, nổi bật nhất là hai quả sầu riêng
- Hình ảnh chính được đạt ngay giữa tranh và to, nổi bật, còn hình ảnh phụ là lọ hoa, và dĩa hoa, quả ở phía sau nhỏ vẽ nhỏ hơn.
- Cả hai tranh đều vẽ bằng chất liệu thạch cao
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
Chú ý hs yếu.
V.Hoạt động nối tiếp: 3p
-Gv khen ngợi những hs phát biểu xây dựng bài.
- Dặn hs chuẩn bị bài sau.
...........................................
Tiết 2 – Toán : Tiết 47: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
-Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
-Biết cách so sánh các độ dài.
-GD học sinh tính cẩn thận và chính xác.
II.Đồ dùng: - GV: Thước mét và êke cỡ to.- HS: Êke nhỏ.
III.KTBC: 3p
GV kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.-Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
29p
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Thực hành
Bài 1: GV đọc mẫu dòng đầu, sau đó cho hs tự đọc các dòng sau.
-Yêu cầu hs đọc theo cặp.
? Nêu chiều cao của bạn Minh, bạn Nam?
+Muốn biết bạn nào cao nhất ta phải làm như thế nào?
+Có thể so sánh như thế nào?
Bài 2:
-Chia lớp thành các nhóm.
-HD: +Ước lượng chiều cao của từng bạn trong nhóm và xếp theo thứ tự cao đến thấp.
+Đo để kiểm tra lại, sau đó viết vào bảng tổng kết.
-GV gọi hs lên bảng thực hành , sau đó cho hs thực hành theo nhóm.
-Nhận xét tuyên dương các nhóm thực hành tốt và giữ trật tự.
-HS lắng nghe.
-4hs tiếp nối nhau đọc trước lớp.
-Hs đọc theo cặp.
-Hs trả lời: Bạn Minh cao 1mét 25 xăng-ti-mét. Bạn Nam cao 1mét 15xăng-ti-mét.
-Ta phải so sánh số đo chiều cao của các bạn với nhau.
-Đổi tất cả các số đo ra đơn vị xăng-ti-mét và so sánh.Hoặc: Số đo chiều cao của các bạn đều gồm 1mét và một số xăng-ti-mét, vậy chỉ cần so sánh các số đo xăng-ti-mét với nhau.
+So sánh và trả lời: Bạn Hương cao nhất,bạn Nam thấp nhất.
-Hs chia nhóm theo yêu cầu.
-Hs thực hành theo nhóm.
Hs yếu đọc.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p -Ôn lại bảng đơn vị đo độ dài. -Nhận xét tiết học.
Tiết 3 – Tự nhiên và xã hội: Bài 19: CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH
I.Mục tiêu: 
-Nêu được các thế hệ trong một gia đình.
-Phân biệt các thế hệ trong một gia đình.
-Học sinh biết yêu quý những người trong gia đình mình.
*GDKNS:Kĩ năng giao tiếp, Trình bày, diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gđ của mình.
II.Đồ dùng: Các hình trong sgk trang 38,39. Bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận.
III.KTBC: 2p
GV kiểm tra vở bài tập tự nhiên và xã hội , hỏi lại một số kiến thức bài trước.Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
10p
10p
10p
HĐ1: Giới thiệu bài
*HĐ2: Thảo luận theo cặp
-GV hỏi: Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?
-GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.Ví dụ: như ông bà, bố,mẹ, anh, chị em.
Những người ở các lứa tuổi khác nhau đó, được gọi là các thế hệ trong một gia đình.
*HĐ3: Quan sát tranh theo nhóm
Gv chia nhóm cho hs thảo luận theo các câu hỏi sau:
+Trang 38 nói về gia đình ai? Gia đình đó có bao nhiêu người,bao nhiêu thế hệ?
+ Trang 39 nói về gia đình ai? Gia đình đó có bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ?
-GV tổng kết lại ý kiến của các nhóm.
-GV nêu kết luận (sgk)
*HĐ4: Giới thiệu về gia đình mình- Trò chơi”Mời bạn đến thăm gia đình tôi”.
-GV yêu cầu hs lên giới thiệu về gia đình mình theo cách sau:
+Giới thiệu các thành viên trong gia đình.
+Nói xem gia đình mình có mấy thế hệ.
+Giới thiệu thêm một số thông tin về gia đình mình (GV gợi ý gia đình em sống vui vẻ như thế nào? Gia đình em có hay đi chơi không? Đi chơi ở đâu?...).
-Gv khen những em giới thiệu tốt.
-Kết luận  ... chơi đã học.(HS khéo tay làm ít nhất 3 đồ chơi và có tính sáng tạo)
-Học sinh yêu thích sản phẩm làm được.
II.Đồ dùng:
Tranh quy trình các bài tập đã học nhằm giúp học sinh nhớ lại cách làm .
III: KTBC: 3p
GV kiểm tra lại các bước chuẩn bị của học sinh.
-Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
29p
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Thực hành
Giáo viên gọi vài học sinh nhắc lại các bước gấp các sản phẩm mà học sinh chọn để làm bài kiểm tra.
-Giáo viên nhận xét, đánh giá.
+GV cho hs chọn sản phẩm mà mình yêu thích để nhận xét.
+Đánh giá theo các mức độ : hoàn thành, chưa hoàn thành.
Học sinh lắng nghe.
-Học sinh nhắc lại các bước hoàn thành sản phẩm của cá nhân mình.
-Học sinh thực hành hoàn thành sản phẩm.
-Học sinh chọn sản phẩm mình yêu thích và nhận xét, đánh giá.
Chú ý hs yếu.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
GV dặn hs chuẩn bị tiết sau: Cắt, dán chữ I.T.
...........................................
Tiết 2 – Toán : Tiết 50:
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
I.Mục tiêu:
-Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
-Giáo dục cho hs tính cẩn thận.
II.Đồ dùng: 
các tranh vẽ tương tự như sgk.
III: KTBC: 3p
GV hỏi học sinh về cách trình bày cách giải bài toán đơn.
-Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
12p
18p
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2:Bài toán 1
GV giới thiệu bài toán, vẽ sơ đồ minh hoạ.
Hàng trên
Hàng dưới
?Hàng dưới có mấy cái kèn?
Đây là bài toán về nhiều hơn. Tìm số lớn (số kèn ở hàng dưới) chọn phép tính thích hợp phép cộng (3+2=5)
?Cả hai hàng có mấy cái kèn?
Đây là bài toán tìm tổng số kèn ở cả hai hàng, chọn phép tính thích hợp: (3+5=8)
-Trình bày bài giải như sgk.
*Bài toán 2:
GV giới thiệu bài toán, vẽ sơ đồ minh hoạ.
Bể1:
Bể2:
*Phân tích: Muốn tìm số cá ở cả hai bể, phải biết số cá ở bể thứ 2.
?Đã biết số cá ở bể nào? Tìm số cá ở bể nào?
? Tìm số cá ở 2 bể ta làm phép tính gì?
-Trình bày bài giải như sgk.
HĐ3: Thực hành
Bài1: Bài giải
 Số tấm bưu ảnh của em:
 15 -7 = 8 (tấm)
 Số tấm bưu ảnh của hai anh em:
 15 + 8 = 23( tấm)
 ĐS: 23 tấm bưu ảnh.
Bài3: Bài giải
 Bao ngô cân nặng là:
 27 + 5 = 32( kg)
 Cả hai bao cân nặng là:
 27 + 32 = 59( kg)
 ĐS: 59kg.
HS lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe và quan sát sơ đồ.
-HS trả lời.
-HS trả lời : ta thực hiện phép tính cộng.
-Học sinh quan sát sơ đồ.
-HS trả lời: đã biết số cá ở bể1, tìm số cá ở bể2. HS chọn phép tính: 4 + 3 = 7( con)
-HS trả lời: 4 +7 = 11( con)
-hs đọc đề , vẽ sơ đồ tóm tắt và giải.
-1hs làm trên bảng, cả lớp làm vào vở.
Giúp hs yếu nắm được yêu cầu bài toán.
V.Hoạt động nối tiếp:1p
Gv nhắc học sinh xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.
...................................
Tiết 3 – Luyện từ và câu: Tiết 10: 
SO SÁNH-DẤU CHẤM
I.Mục tiêu:
-Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh.(BT1,2)
-Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn (BT3).
-Học sinh thích học môn luyện từ và câu.
II.Đồ dùng: 
GV:-Bảng phụ viết sẵn khổ thơ nêu trong bài tập 1.
 -Bảng lớp viết sẵn đoạn văn trong bài tập3.
III: KTBC: 2p
Học sinh nhắc lại nội dung của tiết trước.
-Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
30p
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: HD làm bài tập
Bài1: Gọi 1hs đọc đề bài.
? Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?
? Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?
-GV giảng : Lá cọ to và tròn, xoè rộng, khi mưa rơi vào rừng cọ, đập vào lá cọ tạo nên âm thanh rất to và vang.
Bài2: Gọi 1hs đọc đề.
-Yêu cầu hs suy nghĩ và tự làm bài.
-Nhận xét bài làm của hs.
Bài3: Gọi hs đọc đề bài.
-Gọi 1hs lên bảng làm bài.
Hs lắng nghe.
-1học sinh đọc đề.
- HS trả lời: tiếng mưa trong rừng cọ như tiếng thác, như tiếng gió.
-Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất mạnh và rất vang.
-Nghe giảng và làm bài tập.
-1hs đọc đề bài.
Học sinh làm bài vào vở bài tập.
-1hs đọc đề bài.
-1hs làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Hs yếu nhắc lại câu trả lời.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Khen ngợi những hs học tốt.
- Nhận xét tiết học.
...............................................
Tiết 4 – Tập làm văn: Tiết 10 : 
TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
I.Mục tiêu:
-Biết viết một bức thư ngắn(nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK)
-Biết cách ghi phong bì thư.
-GD tính cẩn thận,
II.Đồ dùng: 
GV: - Bảng phụ chép sẵn phần gợi ý ở bài tập1.
 -Một bức thư và phong bì thư đẫ viết mẫu.
III.KTBC: 4p
GV gọi 4hs đọc bài Thư gửi bà, nêu nhận xét về cách trình bày một bức thư.-Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
1p
29p
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: HD làm bài tập
Bài1:
-Yêu cầu hs đọc đề bài và gợi ý trong sgk.
? Em sẽ gửi thư cho ai?
? Dòng đầu thư em viết thế nào?
? Em viết lời xưng hô với người nhận thư thế nào cho tình cảm, lịch sự?
? Trong phần hỏi thăm tình hình người nhận thư , em viết những gì?
? Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân?
? Em muốn chúc người thân của mình những gì?
? Em có hứa với người thân điều gì không?
-Yêu cầu cả lớp viết thư và đọc cho các bạn nghe.GV chấm điểm những bức thư hay.
Bài2:
-Yêu cầu hs đọc phong bì thư được minh hoạ trong sgk.
-Góc bên trái, phía trên của phong bì ghi những gì?
-Góc bên phải, phía dưới của phong bì thư ghi những gì?
-Cần ghi địa chỉ của người nhận thư như thế nào để thư đến tay người nhận.
-Chúng ta dán tem ở đâu?
-Yêu cầu hs viết phong bì thư, sau đó kiểm tra bì thư của một số em.
HS lắng nghe.
-2học sinh đọc trước lớp.
-HS trả lời.
-HS trả lời viết nơi mình ở.
-3đến 5 em trả lời:VD: ông kính mến ! Ông kính yêu...
-2hs trả lời: Dạo này ông có được khoẻ không ạ?.....
-2hs trả lời: Cả nhà cháu vẫn khoẻ. Bố mẹ cháu vẫn đi làm đều. Năm nay cháu đã lên lớp 3.....
-TL: Cháu sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời bố mẹ để ông vui lòng.
-Học sinh viết thư.
-2học sinh đọc.
-TL: Ghi họ tên, địa chỉ của người gửi.
-TL: Ghi họ tên, địa chỉ của người nhận thư.
-Phải ghi đầy đủ họ ,tên, số nhà, thôn xóm....
-Dán tem ở góc bên phải, phía trên.
-Học sinh viết phong bì thư.
Hs yếu đọc
V.Hoạt động nối tiếp: 1p-Yêu cầu hs nhắc lại các nội dung chính trong một bức thư.
 Tiết 5 – Sinh hoạt tập thể+ ATGT: Tiết 10:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TUẦN 10.KẾ HOẠCH TUẦN 11.
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết tổng kết tình hình học tập tuần 10.
-Nắm bắt được kế hoạch tuần 11.
-Gd cho học sinh tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
II.Đồ dùng:
GV chuẩn bị nội dung, kế hoạch tuần 11.
III.KTBC:3p
Gv kiểm tra tinh thần chuẩn bị của các tổ trưởng.
Nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
2p
23p
HĐ1:Gv thông qua nội dung.
HĐ2: Tiến hành sinh hoạt.
-GV lắng nghe và giải đáp thắc mắc cho học sinh.
*Kế hoạch tuần 11:
-Tiếp tục học theo phân phối chương trình.
-Tiếp tục ôn các bài hát múa của Đội.
-Tham gia công tác tu sửa bồn hoa cùng với lớp 4.
-Sinh hoạt Sao.
Học sinh lắng nghe.
-Các tổ tiến hành họp và báo cáo.
-Lớp trưởng nhận xét.
-Học sinh nhận khuyết điểm và sửa chữa.
-Cả lớp tự đề ra hướng khắc phục cho thời gian đến.
-Học sinh lắng nghe kế hoạch tuần 11.
V.Hoạt động nối tiếp: 7p
-GV tổ chức cho học sinh hát múa tập thể.
Tiết 1 – Thể dục: Bài 19:
HỌC ĐỘNG TÁC CHÂN , LƯỜN CỦA BÀI TD PHÁT TRIỂN CHUNG.
I.Mục tiêu:
-Ôn động tác vươn thở và tay. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Bước đầu biết cách thực hiện 2 động tác chân, lườn của bài TD phát triển chung. 
- Biết cách chơi và tham gia được trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”.
II.Đồ dùng: 
Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện, còi.
III.KTBC: 2p
Gv gọi 2hs lên thực hiện lại 2 động tác đã học ở bài trước.
GV nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
3p
25p
3p
HĐ1: Phần mở đầu
-Gv phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-KĐ: Chạy chậm theo vòng tròn xung quanh sân sau đó khởi động các khớp.
-Chơi trò chơi”Làm theo hiệu lệnh”.
HĐ2: Phần cơ bản
-Ôn 2 động tác vươn thở, tay của bài TD phát triển chung.Gv vừa hô vừa làm mẫu lần 1.
-Học động tác chân:Gv nêu tên động tác, vừa làm mẫu và giải thích động tác. 
-Học động tác lườn: GV nêu tên động tác, vừa làm mẫu và giải thích động tác.
-Chơi trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”.
Gv nêu tên trò chơi và điều khiển cho hs chơi.
HĐ3: Phần kết thúc
Hồi tĩnh:GV nêu yêu cầu và cho cán sự điều khiển.
-Cán sự tập hợp lớp và báo cáo.
-Cán sự điều khiển cho lớp khởi động.
-Học sinh tham gia chơi tích cực.
-Học sinh theo dõi Gv làm mẫu, lần 2,3 cán sự điều khiển các bạn ôn tập.
-Học sinh lắng nghe và tập theo GV. Sau vài lần cán sự điều khiển, mỗi động tác 2x8 nhịp.
-Học sinh tập theo, cán sự điều khiển.
-Học sinh tham gia trò chơi tích cực.
-Cán sự điều khiển, học sinh làm theo.
V.Hoạt động nối tiếp: 2p
-Hệ thống lại bài: Học sinh nêu lại nội dung vừa học.
-Gv giao bài về nhà.
Tiết 1 – Thể dục: Bài 20:
ÔN 4 ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC CỦA BÀI TD-TRÒ CHƠI”CHẠY TIẾP SỨC”
I.Mục tiêu:
-Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài TD phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
-Chơi trò chơi: chạy tiếp sức.
II.Đồ dùng: 
GV: còi, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi.
III: KTBC: 2p
Gv hỏi lại nội dung bài trước, yêu cầu học sinh nhắc lại.
Gv nhận xét.
IV.Bài mới:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
3p
25p
2p
HĐ1: Phần mở đầu
-GV phổ biến yêu cầu giờ học.
-Khởi động: giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp và hát.
-Chơi trò chơi: Đứng ngồi theo lệnh.
HĐ2: Phần cơ bản
-Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
GV đi đến từng tổ sửa sai cho học sinh.
-Tập 4 động tác đã học 3 lần:GV làm mẫu vàhô nhịp.
-Chơi trò chơi”Chạy tiếp sức”: giáo viên nhắc lại cách chơi và tổ chức cho học sinh chơi.
HĐ3: Phần kết thúc
Hồi tĩnh:Đi thường theo nhịp và hát.
-Cán sự tập hợp, báo cáo.
-Cán sự điều khiển.HS làm theo.
-Học sinh tham gia trò chơi tích cực.
-Học sinh luyện tập theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
-Học sinh tập theo đội hình hàng ngang.
-Học sinh tham gia trò chơi chủ động.
-Cán sự điều khiển các bạn.
V.Hoạt động nối tiếp: 3p
-Hệ thống lại bài: học sinh nhắc lại nội dung vừa học.
-Giao bài về nhà: Ôn tập lại 4 động tác đã học.
..........................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10.doc