Giáo án tổng hợp Tuần số 05 - Lớp 3 năm 2011

Giáo án tổng hợp Tuần số 05 - Lớp 3 năm 2011

TẬP ĐỌC:

 - Đọc đúng, rành mạch bước đầu biết đọc phân biết lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 KỂ CHUYỆN:

-Biết kể lại từng đoạn theo tranh minh họa.

-Học sinh khá giỏi Kể lại được toàn bộ câu chuyện

-GDKNS Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân-Ra quyết định -Đảm nhận trách nhiệm

 -PP/KT Trải nghiệm -Trình bày ý kiến cá nhân -Thảo luận nhóm

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Sách giáo khoa . tranh ảnh bảng phụ

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần số 05 - Lớp 3 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Thứ hai ngày tháng 9 năm 2011
 TẬP ĐỌC-Kể CHUYệN 
 NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM (Tiết 13+14)
I. MỤC ĐÍCH YEU CẦU 
 TẬP ĐỌC:
 	- Đọc đúng, rành mạch bước đầu biết đọc phân biết lời dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
 	 - Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm.( trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
 KỂ CHUYỆN: 
-Biết kể lại từng đoạn theo tranh minh họa.
-Học sinh khá giỏi Kể lại được toàn bộ câu chuyện 
-GDKNS Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân-Ra quyết định -Đảm nhận trách nhiệm
	-PP/KT Trải nghiệm -Trình bày ý kiến cá nhân -Thảo luận nhóm
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Sách giáo khoa . tranh ảnh bảng phụ 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ - Mời 2 học sinh đọc bài Ông ngoại và trả lời câu hỏi trong SGK. 
2. Bài mới: a) Giới thiệu:
b) GV đọc toàn bài.
c. GV hướng HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu: GV theo dõi và hướng dẫn HS đọc đúng.
+ Đọc từng đoạn trước lớp.GV lưu ý HS đọc đúng các câu mệnh lệnh, câu hỏi : Lời của viên tướng, lời chú lính nhỏ, lời của thầy giáo.
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu nghĩa của từ qua từng đoạn.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
-GV và HS theo dõi và nhận xét.
-GDKNS Ra quyết định
-PP/KT -Thảo luận nhóm
 -Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Đoạn 1: HS đọc và trả lời các câu hỏi sau:
- Các ban nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì? Ở đâu?
+ Đoạn 2: cả lớp đọc thầm và trả lời.
- Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào? Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì?
+ Đoạn 3 : HS đọc đoạn 3 và trả lời:
- Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp?
- Vì sao chú lính nhỏ run lên? (HS có thể nêu nhiều ý kiến )
+ Đoạn 4: Cả lớp dọc thầm đoạn 4.
- Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh “về thôi” Của viên tướng?
- Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?
- Ai là người lính dũng cảm trong truyện này? Vì sao?
GDMT:
- Em đã làm gì để góp phần bảo vệ cây xanh ở trường em?
Tiết 2
d. Luyện đọc lại:
+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn văn sau :
 Viên tướng khoát tay :
- Về thôi! //
- Nhưng / như vậy là hèn.//Nói rồi chú lính quả quyết bước về phía vườn trường.//
 Những người lính và viên tướng / sững lại / nhìn chú lính nhỏ.//Rồi,/cả đội bước nhanh theo chú, /như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm.
+KỂ CHUYỆN 
1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện trong SGK và kể lại câu chuyện.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh. 
 Tranh 1: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ có thái độ ra sao? 
Tranh 2: Cả tốp vượt rào bằng cách nào? Chú lính nhỏ vượt rào bằng cách nào? Kết quả ra sao?
Tranh 3: Thầy giáo nói gì với học sinh? Thầy monh điều gì ở các bạn? 
Tranh 4: viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ phản ứng ra sao? Câu chuyện kết thúc thế nào? 
- Gv và cả lớp nhận xét, cho điểm. 
3.Củng cố - Dặn dò: 
- GV hỏi: Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì? GV chốt lại: khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi. Người dám nhận lỗi, dám sửa chữa khuyết điểm của mình là người dũng cảm 
 - Về nhà: tập kể lại câu chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
 - Chuẩn bị:Tập đọc: Cuộc họp của chữ viết.
- Hai học sinh đọc và trả lời. 
- Học sinh chú ý lắng nghe
- HS đọc từng câu đến hết bài
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài. 
- Ba tổ tiếp nối nhau đọc ĐT 3 đoạn, cả lớp đọc ĐT đoạn 4.
- 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn, cả lớp đọc thầm theo.
- Các bạn nhỏ chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2. 
- Chú lính sợ làm đổ hành ràovườn trường. Hàng rào đổ, Tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ.
- 1 học sinh đọc to đoạn 3. 
- Thầy mong học sinh dũng cảm nhận khuyết điểm.
- HS thảo luận chọn ý đúng : VD
+ Vì chú sợ hãi. Vì chú đang suy nghĩ(nhận lỗi haykhông nhận lỗi)
- Cả lớp đọc thầm.
- Chú nói: Nhưng như vậy là hèn, rồi qủa quyết bước về vườn trường. 
- Mọi người sững lại nhìn chú , rồi bước nhanh theo chú như bước theo một người chì huy dũng cảm 
- Chú lính nhỏ, Vì Chú dám nhận lỗi và sửa lỗi.
- Học sinh tự liên hệ và trả lời. 
- 4 HS thi đọc đoạn văn.
HS đọc đoạn văn sau :
 Viên tướng khoát tay :
- Về thôi! //
- Nhưng / như vậy là hèn.//Nói rồi chú lính quả quyết bước về phía vườn trường.//Những người lính và viên tướng/sững lại/nhìn chú lính nhỏ.//Rồi,/cả đội bước nhanh theo chú,/như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm.
+ Học sinh phân vai đọc lại câu truyện.
- HS quan sát lần lượt 4 tranh minh hạo trong SGk (nhận ra:chú lính nhỏ mặt áo xanh nhạt, viên tướng mặc áo xanh sẫm) 
- Một hoặc hai HS xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- HS phát biểu. VD: Leo qua rào không có nghĩa là dũng cảm. Chú lính nhỏ bị coi là hèn vì đã chui qua lỗ hổng dưới chân rào lại là người dũng cảm vì dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dũng cảm là người dám nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm /)
 Rút kinh nghiệm 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 TUẦN 5 TOÁN (TIẾT 21 ) 
 NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (có nhớ)
 ( Trang 22 ) 
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ ).
- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
- Bài tập cần làm Bài 1 (cột 1,2,4) Bài 2,3.
- Học sinh khá giỏi : làm tốt các bài tập trong sách Bài 4
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
b) Phép nhân 26 x 3 = ?
c) Phép nhân 54 x 6 = ?
-Tiến hành tương tự như với phép nhân 26 x 3 = 78 . Lưu ý học sinh kết quả của phép nhân 54 x 6 là một số có 3 chữ số 
Bài 1: 
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài. 
- Cả lớp nhận xét và chữa bài.
Bài 2:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài toán.
- Có tất cả mấy tấm vải?
- Mỗi tấm vải dài bao nhiêu mét ?
- Vậy, muốn biết cả hai tấm vải dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh làm bài 
- Nhận xét chữa bài 
Bài 3: 
- Ỵêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài.
- Hỏi : Vì sao khi tìm x trong phần a) em lại tính tích 12 x 6 ?
- Hỏi tương tự với phần b )
- Nhận xét chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò 
- Về nhà xem lại các bài tập ở lớp.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- 2 học sinh đọc.
-Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. 
_ Học sinh đọc phép nhân 
_ 1 học sinh lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính ra giấy nháp.
Bài tập 1:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 4 học sinh lên bảng làm bài ( mỗi học sinh thực hiện 2 phép tính), học sinh cả lớp làm bài vào vở. 
18
 4
x
25
 3
16
 6
x
Bài 2:
- Mỗi tấm vải dài 35 m. Hỏi 2 tấm vài như thế dài bao nhiêu mét ?
- Có 2 tấm vải.
- Mỗi tấm vải dài 35 mét.
- Ta tính tích 35 x 2 
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở 
 Tóm tắt 
 1 tấm : 35 mét 
 2 tấm : .. mét ?
 Bài giải 
Cả hai tấm vải dài số mét là 
 35 x 2 = 70 ( mét) 
 Đáp số : 70 mét vải 
Bài 3:
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- Vài học sinh nêu cách giải
- Vì x là số bị chia trong phép chia x : 6 = 12 nên muốn tìm x ta lấy thương nhân với số chia 
a)x : 6 = 12 b) x : 4 = 23 
 x = 12 x 6 x = 23 x 4
 x = 72 x = 92 
 Rút kinh nghiệm 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 TUẦN 5 ĐẠO ĐỨC 
 TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (Tiết 5 ) 
 I.MỤC DÍCH YÊU CẦU 
- Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
-Học sinh khá giỏi : Biết tự làm lấy việc của mình và nêu được công việc ích lợi 
*GDKNS-Kĩ năng tư duy phê phán: (biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình.).-Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình.-Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.
*PP/KT đóng vai , sử lý tình huống 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giáo viên :Sách giáo khoa . Học sinh :Vở bài tập 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ + Vì sao phải giữ lời hứa?
+ Người biết giữ lời hứa là người như thế nào?
2. Bài mới: Tiếp theo bài Giữ lời hứa, hôm nay các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài Tự làm lấy việc của mình.
Hoạt động 1 : PP/KT sử lý tình huống 
* GDKNSKĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình.-Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bả
+ Đến phiên trực nhật lớp, Hoàng biết em rất thích quyển truyện mới nên nói sẽ hứa cho em mượn nếu em chịu trực nhật thay Hoàng. Em sẽ làm gì trong hoàn cảnh đó ?. 
+Bố giao cho Nam rửa chén, giao cho chị Nga quét dọn .Nam rủ chị Nga cùng làm để đỡ công việc cho mình. Nếu là chị Nga, bạn có giúp Nam không?
+Bố đang bận việc nhưng Tuấn cứ năn nỉ bố giúp mình giải toán, nếu là bố Tuấn bạn sẽ làm gì ?
- Giáo viên nhận xét và đưa ra câu hỏi: 
1)Thế nào là tự làm lấy việc của mình 
*Kết luận :Tự làm lấy việc của mình là luôn cố gắng cho bản thân mà không phải nhờ vả vào người khác .
Hoạt động 2 : Tự liên hệ bản thân.
- Yêu cầu cả lớp viết ra giấy những công việc mà bản thân các em đã tự làm ở nhà , ở trường 
- Nhận xét,tuyên dương 
3. Củng cố - Dặn dò: Về nhà: Sưu tầm những mẫu chuyện, tấm gương  về việc tự làm lấy công việc của mình.Chuẩn bị bài: Tự làm lấy việc của mình. (Tiết 2 )
- Hai học sinh trả lời.
- Nghe GV giới thiệu.
- 4 nhóm tiến hành thảo luận.
- Cả lớp nhận xét cách giải quyết tình huống.
 - Mặc dù rất thích nhưng em sẽ từ chối lời đề nghị đó của Hoàng.
Hoàng làm thế không nên sẽ tạo sự ỷ lại trong lao động.Hoàng nên tiếp tục làm trực  ... An và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. . Học sinh :Bảng con, phấn, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra HS viết bài ở nhà, mời 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
2. Bài mới: a) Giới thiệu:
b) Luyện viết chữ hoa:
- Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
c) Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- Giáo viên giới thiệu :Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần ( sinh 1292 , mất 1370 ) 
 d) Luyện viết câu ứng dụng
- Giáo viên giúp học sinh hiểu lời khuyên của câu tục ngữ : con người phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự 
e. Hướng dẫn HS viết vào vở:
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
+ Viết chữ Ch : 1 dòng 
+ viết các chữ V, A : 1 dòng 
+ Viết tên riêng Chu Văn An : 2 dòng 
+ Viết câu tục ngữ : 2 lần 
- Giáo viên chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét , đúng độ cao khoảng cách giữa cá
- Giáo viên chấm, chữa bài 
- Giáo viên chấm khoảng 7 bài.
- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh.
3.Củng cố - Dặn dò: 
- Giáo viên nhắc học sinh luyện viết phần bài ở nhà : khuyến khích học sinh học thuộc lòng câu ứng dụng
- Chuẩn bị bài : Ôn chữ hoa D Đ
- Cửu Long, Công cha.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài 
b) HS tìm các chữ hoa có trong bài: 
- Học sinh tập viết chữ Ch, V, A, N trên bảng con.
c. HS luyện viết từ ứng dụng trên bảng con.
- Học sinh đọc từ ứng dụng : Chu Văn An 
- Học sinh tập viết từ ứng dụng trên bảng con 
d.Học sinh đọc câu ứng dụng
 Chim khôn kêu tiếng rãnh rang 
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe 
Học sinh tập viết trên bảng con các chữ Chim,
Người
- Học sinh viết vào vở tập viết
- Học sinh nhận xét bài viết của các bạn
	Rút kinh nghiệm 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 TUẦN 5 TẬP LÀM VĂN 
	 TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP ( Tieát 5)	
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Bước đầu biết xác định được rõ nội dung cuộc họp và tập tổ chức cuộc họp theo gợi ý cho trước (SGK). 
-Học sinh khá giỏi :viết tốt bài tập làm văn Nội dung cuộc họp 
	*GDKNS Giao tiếp.Làm chủ bản thân
*PP/KT. Thảo luận nhóm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Vở bài tập bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ - Mời 1 hs kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi. 1hs đọc bức điện báo gửi gia đình.
2. Bài mới: a) Giới thiệu :
- b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
- Giáo viên giúp học sinh xác định yêu cầu của bài. 
- Giáo viên hỏi: Bài: Cuộc họp của chữ viết đã cho các em biết: Để tổ chức một cuộc họp, các em phải chú ý những gì? 
+ Phải xác định rõ nội dung họp bàn về vấn đề gì. Có thể là giúp nhau học tập, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20-11, trang trí lớp học, giữ vệ sinh chung, có thể là những vấn đề khác. 
+ Phải nắm được trình tự tổ chức cuộc họp.
c. Từng tổ làm việc: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh ngồi theo đơn vị tổ .Giáo viên theo dõi giúp đỡ. 
- Từng tổ thi tổ chức cuộc họp. Cả lớp và giáo viên bình chọn tổ họp có hiệu quả nhất: Tổ trưởng điều khiển cuộc họp chững chạc, tự tin; các thành viên phát biểu ý kiến tốt. 
3.Củng cố - Dặn dò: 
- Giáo viên khen ngợi các cá nhân và tổ làm tốt bài tập thực hành. 
- Nhắc học sinh cần có ý thức rèn luyện khả năng tổ chức cuôc học. Đây là năng lực cần có từ tuổi học sinh càng cần khi các em trở thành người lớn. 
- Xem lại phần trình tự tổ chức cuộc họp.
- Chuẩn bị bài: Kể lại buổi đầu đi học. 
- 3 học sinh đọc.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài 
 - Một học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý nội dung họp. Cả lớp đọc thầm 
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Một học sinh nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp. Các tổ bàn bạc dưới sự điều khiển của tổ trưởng để chọn nội dung họp.
- Học sinh bình chọn tổ họp có hiệu quả tốt.
	Rút kinh nghiệm 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 TOÁN 
	TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ (Tieát 24 )
 (	Trang 26 )
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Vận dụng để giải bài toán có lời văn.
- Bài tập cần làm bài 1,2 
- Học sinh khá giỏi : Biết tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ , vở bài tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Kiểm trabài cũ - Mời 2 học sinh đọc bảng chia 6.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
b) Giáo viên nêu bài toán.
- Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo ?
- Muốn lấy được 1/3 của 12 cái kẹo ta làm thế nào?
- 12 cái kẹo,chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần đươc mấy cái kẹo. 
- Ta làm thế nào để tìm được 4 cái kẹo. 
- 4 cái kẹo chính là 1/3 của 12 cái kẹo. 
- Vậy muốn tìm 1/3 của 12 cái kẹo ta làm như thế nào ?
- Các em hãy trình bày lời giải của bài toán này 
- Vậy muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào?
c) Luyện tập) 
Bài 1: 
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu học sinh làm bài. 
- Yêu cầu học sinh giải thích về các số cần điền bằng phép tính.
- Học sinh nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Gọi 1 học sinh đọc đề bài. 
- Cửa hàng có tất cả bao nhiêu mét vải? 
- Đã bán bao nhiêu phần số vải đó ?
- Bài toán hỏi gì ? 
- Muốn biết cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải ta làm như thế nào?
3. Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút)
 - Giáo viên hỏi lại qui tắc cách tìm một trong các phần bằng nhau.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập. 
- 2 học sinh đọc bảng chia 6.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài .
- Học sinh đọc lại đề toán . 
- Chị có tất cả 12 cái kẹo. 
- Ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, sau đó lấy đi một phần. 
- Mỗi phần được 4 cái kẹo. 
_Ta thực hiện phép chia 12 : 3 = 4 
 Bài giải 
 Chị cho em số kẹo là 
 12 : 3 = 4 ( cái kẹo )
 Đáp số : 4 cái kẹo 
- Muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần. 
Bài tập 1:
- 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào bảng con.
a) ½ của 8 kg là 4 kg. Vì 8 : 2 = 4 kg 
b) ¼ của 24lít là 6 lít. Vì 24 : 4 = 6 lít
Bài 2:
- Cửa hàng có 40 m vải .
- Đã bán được 1/5 số vải đó. 
- Số mét vải mà cửa hàng đã bán. 
- Ta phải tìm 1/5 của 40 mét vải. 
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở. 
 Bài giải 
Số m vải cửa hàng đã bán được là: 
 40 : 5 = 8 ( mét )
 Đáp số : 8 mét 
	Rút kinh nghiệm 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 TN- XH 
 HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU (Tiết 10 ) 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ. 
- Học sinh khá giỏi : chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh ảnh bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ - Nêu nguyên nhân nào gây bệnh thấp tim?
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
Hoạt động 1 : Kể được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng. 
Bước 1 : Làm việc theo cặp. 
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh cùng quan sát hình 1 trang 22 SGK và chỉ đâu là thận, đâu là ống dẫn nước tiểu.
 Bước 2 : Làm việc cả lớp. Giáo viên treo hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng và yêu cầu 
Kết luận:Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bọng đái và ống đái.
Hoạt động 2 : Thảo luận. 
Bước 1 : Làm việc cá nhân. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình, 
 Bước 2 : Làm việc theo nhóm.
+ Nước tiểu được tạo thành ở đâu ?
+Trong nước tiểu có chất gì ?
+ Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào ?
+ Trước khi thải ra ngoài , nước tiểu được chứa ở đâu ?
+ Nước tiểu được thải ra ngoài bằng con đường nào ?
+ Mỗi ngày mỗi người thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu ?
*Kết luận:Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu. 
3. Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng, vừa chỉ vào sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu vừa nói tóm tắt lại hoạt động của cơ quan này.- Chuẩn bị bài : Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
- 2 học sinh trả lời.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh quan sát hình và trả lời.
- Học sinh quan sát tranh và chỉ các bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Học sinh quan sát hình 2 / 23 đọc câu hỏi và trả lời.
- Học sinh hoạt động theo nhóm 
- Học sinh các nhóm tham gia đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
 + Nước tiểu được tạo thành ở đâu ?
+Trong nước tiểu có chất gì ?
+ Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào ?
+ Trước khi thải ra ngoài , nước tiểu được chứa ở đâu ?
+ Nước tiểu được thải ra ngoài bằng con đường nào ?
+ Mỗi ngày mỗi người thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu ?
	Rút kinh nghiệm 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 6 CKTKN KNS.doc