Giáo án tổng hợp Tuần số 6 - Lớp 3 năm học 2010

Giáo án tổng hợp Tuần số 6 - Lớp 3 năm học 2010

a) Kiến thức:

- Nêu lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.

- Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.

b) Kỹ năng:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

- Biết giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.

c) Thái độ: Giáo dục Hs biết giữ vệ sinh chung .

II/ Chuẩn bị:

* GV: Hình trong SGK. Hình cơ quan bài tiết nhước tiểu phóng to

 * HS: SGK, vở.

III/ Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát.

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần số 6 - Lớp 3 năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6:
Thứ ba , ngày 21 tháng 9 năm 2010
Tự nhiên xã hội.
Tiết 11
Bài 11: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
Nêu lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
Kỹ năng: 
Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Biết giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
c) Thái độ: Giáo dục Hs biết giữ vệ sinh chung .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK. Hình cơ quan bài tiết nhước tiểu phóng to
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Hoạt động bài tiết nước tiểu.
 - Gv 2 Hs lên nhìn hình và kể tên cơ quan bài tiết nước tiểu, chức năng của chúng?
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
HT-PP
Việc của Thầy
Việc của Trò 
* Hoạt động 1: Thảo luận lớp.( 10’)
PP: Thảo luận, thực hành.
HT: Cá nhân, nhóm, lớp.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. ( 15’)
PP: Quan sát, giảng giải, thảo luận.
HT: Cá nhân, lớp.
- Mục tiêu: nêu được ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
1. Đặt vấn đề:
- Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Em làm những việc gì để giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu?
2. GV yêu cầu hS nêu kết quả?
3. Yêu cầu HS chia sẽ cùng các bạn trong bàn?
4. Yêu cầu HS trình bày kết quả.
5. GV ghi nhận kết quả của HS
6. GV tổ chức kiểm chứng .
7. Yêu cầu báo cáo kết quả kiểm chứng.
8. Tổ chức cho HS nhận xét.
9. GV kết luận rút ra bài học
10. Hoàn thiện nội dung
=> giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không bị nhiễm trùng.
- Mục tiêu: Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
Các bước tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp
-Gv cho Hs xem hình 2, 3, 4, 5 trang 25 SGK :
- Gv hỏi:
+ Các bạn trong hình đang làm gì? 
+ Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số cặp Hs lên hỏi, đáp trước lớp.
- Gv yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi:
+ Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài cùa cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Chúng ta phải tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo, hằng ngày thay quần áo đặc biệt là quần áo lót. Chúng ta cần uống nước đầy đủ để bù cho quá trình mất nước và để tránh bệnh sỏi thận.
-Hs thảo luận câu hỏi.
Hs trình bày kết quả thảo luận.
Hs khác nhận xét.
-Hs trả lời.
-Hs khác nhận xét.
Hs thảo luận và quan sát
-Đại diện vài em đứng lên trả lời.
-Hs nhận xét.
- HS trình bày trước lớp.
-Hs lắng nghe.
Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Cơ quan thần kinh.
Nhận xét bài học.
	Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ sáu , ngày 24 tháng 9 năm 2010.
Tự nhiên xã hội.
Tiết 12
Bài 12: Cơ quan thần kinh.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
 Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh.
 Nêu vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan.
Kỹ năng: - Biết được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh.
c) Thái độ: Giaó dục biết giữ gìn cơ quan thần kinh .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 26, 27. Hình cơ quan thần kinh phóng to
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
+ Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Chúng ta cần phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
HT-PP
Việc của Thầy
Việc của Trò
* Hoạt động 1: Quan sát tranh. ( 18’)
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT: Cá nhân, lớp.
* Hoạt động 2: Thảo luận.( 20’)
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận
HT: Cá nhân, nhóm, lớp.
- Mục tiêu: Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình.
1. Đặt vấn đề:
- Kể tên các bộ phận của cơ quan thần kinh?
2. GV yêu cầu hS nêu tên các bộ phận?
3. Yêu cầu HS chia sẽ cùng các bạn trong bàn?
4. Yêu cầu HS trình bày kết quả.
5. GV ghi nhận kết quả của HS
6. GV tổ chức kiểm chứng bằng các hình trong SGK.
7. Yêu cầu báo cáo kết quả kiểm chứng.
8. Tổ chức cho HS nhận xét.
9. GV kết luận rút ra bài học
10. Hoàn thiện nội dung
- Gv chỉ vào hình và giảng: Từ não và tủy sống có các dây thần kinh tỏa đi khắp nơi của cơ thể. Từ các cơ quan bên trong và các cơ quan bên ngoài của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tủy sống và não.
- Mục tiêu: Nêu được vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan.
Các bước tiến hành.
Bước 1: Trò chơi.
- Gv cho cả lớp cùng chơi một trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh, nhạy của người chơi. Ví dụ trò chơi: “ Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”.
- Kết thúc trò chơi Gv hỏi Hs: Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi?
 Bước 2: Thảo luận nhóm.
- Gv nêu câu hỏi:
+ Não và tủy sống có vai trò gì?
+ Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tủy sống, các dây thần ki hay một trong các giác quan bị hỏng?
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv mời các nhóm đại diện lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gv nhận xét, chốt lại.
-Hs trả lời.
-Hs nhận xét.
-Hs đứng lên chỉ và nói tên các cơ quan đó.
-Hs thực hành chỉ vị trí bộ não, tủy sống
-Hs nhìn hình và chỉ rõ.
-Hs lắng nghe.
Hs chơi trò chơi
-Hs trả lời.
-Hs nhận xét.
-Hs thảo luận theo nhóm.
-Các nhóm lên trình bày câu hỏi thảo luận của nhóm mình.
-Hs nhận xét.
5 . Tổng kềt – dặn dứ.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Hoạt động thần kinh.
Nhận xét bài học.
	Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 7:
 Thứ ba , ngày 29 tháng 9 năm 2009
Tự nhiên xã hội
Tiết 13
Bài 13: Hoạt động thần kinh.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
Phân tích được các hoạt động phản xạ.
Thực hành một số phản xạ.
Kỹ năng: Nêu được một vài ví dụ về phản xạ tự nhiên.
 c) Thái độ: Giaó dục bảo vệ hoạt động thần kinh .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 28, 29.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Cơ quan thần kinh.
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Chỉ trên sơ đồ kể tên các bộ phận của cơ quan thần kinh.
 + Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
HT-PP
Việc của Thầy
Việc của Trò
* Hoạt động 1: Quan sát hình.( 13’)
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
HT: Cá nhân, nhóm, lớp.
* Hoạt động 2: Trò chơi và thử phản xạ đầu gối ai phản ứng nhanh. ( 20’)
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
- Mục tiêu: Phân tích được hoạt động phản xạ tự nhiên. Nêu được vài ví dụ về phản xạ tự nhiên thường gặp.
. 1. Đặt vấn đề:
- + Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng?
+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt ngay lại khi chạm vào vật nóng?
+ Hiện tượng tay ta vừa chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là gì?
2. GV yêu cầu hS nêu kết quả?
3. Yêu cầu HS chia sẽ cùng các bạn trong bàn?
4. Yêu cầu HS trình bày kết quả.
5. GV ghi nhận kết quả của HS
6. GV tổ chức kiểm chứng bằng các hình trong SGK.
7. Yêu cầu báo cáo kết quả kiểm chứng.
8. Tổ chức cho HS nhận xét.
9. GV kết luận rút ra bài học
10. Hoàn thiện nội dung
- Gv chốt lại:
+ Khi ta chạm tay vào cốt nước nóng lập tức rụt lại.
+ Tủy sống đãù điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng.
+ Hiện tượng này gọi là phản xạ.
Trò chơi 1: Thử phản xạ đầu gối.
- Mục tiêu: Có khả năng thực hành một số phản xạ.
Các bước tiến hành.
Bước 1: Gv hướng dẫn Hs thực hành.
- Gọi 1 Hs lên trước lớp, yêu cầu em này ngồi trêm ghế cao, chân buông thõng. Gv dùng cạnh bàn tay đánh nhẹ vào đầu gối phía dưới xương bánh chè làm cẳng chân đó bật ra phía trước.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Thực hành phản xạ đầu gối theo nhóm.
Bước 3: 
- Các nhóm lên làm thực hành trước lớp.
- Gv nhận xét.
Trò chơi: Phản ứng nhanh. 
Bước 1: Hướng dẫn cách chơi.
- Người chơi đứng thành vòng tròn, dang hai tay, bàn tay ngửa, ngón trỏ của bàn tay phải để bên lòng bàn tay trái của người bên cạnh.
- Người chơi hô: chanh – chua – cua – kẹp .
Bước 2:
- Cho Hs chơi thử vài lần.
Bước 3:
- Kết thúc trò chơi, Hs thi đua bị phạt hát múa một bài.
- HS nêu kết quả
-Hs lắng nghe.
-Hs nhắc lại.
-Hs quan sát.
Hs thực hành theo nhóm.
-Hs thực hành trước lớp.
-Hs nhận xét.
-Hs quan sát.
-Hs chơi thử .
5 . Tổng kềt – dặn dứ.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Hoạt động thần kinh (tiếp theo).
Nhận xét bài học.
	Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ... sắp xếp bàn ghế trong lớp cho phù hợp với hoạt động .
Vòng 1: GV giao nhiệm vụ cho HS
Mỗi cơ quan giao 2 nhóm thực hiện
Các thành viên trong nhóm tự trả lời các yêu cầu và ghi vào sổ tay
Trình bày ý kiến của mình trước nhóm
Vòng 2: Nhóm cử 1 đại diện ở lại
Các thành viên còn lại hình thành nhóm mới và trình bày nội dung của từng cá nhân ở vòng 1
Nhóm thống nhất nội dung giải quyết vấn đề
Đại diện nhóm ở vòng 2 trình bày?
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm làm việc tốt..
- Mục tiêu: Hs vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý.
Các bước tiến hành.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- Gv yêu cầu mỗi nhóm chọn một nội dung để vẽ tranh vận động. Ví dụ: đề tài về thuốc lá, ma tuý, 
Bước 2: Thực hành.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thảo luận để đưa ra các ý tưởng vẽ như thế nào và ai đảm nhiệm.
- Gv đi đến các nhóm để kiểm tra, giúp đỡ.
Bước 3: Trình bày và đánh giá.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và cử đại diện nêu ý tưởng của bức tranh vận động do nhóm vẽ.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
-Hs thực hiện chia nhóm
-HS thực hiện ghi ý kiến vào sổ tay
HS nêu ý kiến trước lớp.
HS hình thành nhóm mới
- HS thảo luận
- HS trình bày.
-Hs chọn đề tài vẽ tranh.
-Hs thảo luận để vẽ tranh.
-Các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
-Các nhóm khác nhận xét.
 5 . Tổng kềt – dặn dứ.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra một tiết.
Nhận xét bài học.
	Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 10
Thứ ba , ngày 19 tháng 10 năm 2010
Tự nhiên xã hội
Tiết 19: Xã Hội
Bài 19: Các thế hệ trong một gia đình.
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu
- Các thế hệ trong một gia đình.
- Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.
Kỹ năng: - Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình.
c) Thái độ: - Có biết yêu quí ông bà, cha mẹ, anh chị.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 38, 39.
	* HS: Mang ảnh chụp gia đình, SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Kiểm tra một tiết.
 - Gv nhận xét bài kiểm tra tiết trước.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
HT-PP
	Việc của Thầy
	Việc của Trò
* Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp. (15’)
PP: Thảo luận.
HT: Cá nhân, nhóm, lớp
* Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm.(15’)
PP: Quan sát, thảo luận.
HT: Cá nhân, nhóm, lớp
* Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình. (10’)
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT: Cá nhân, nhóm, lớp
- Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp.L
- Gv yêu cầu 1 em hỏi, một em trả lời.
- Câu hỏi: Trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời một số Hs lên kể trước lớp.
- Gv nhận xét.
=> Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
- Mục tiêu: Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.Kỹ thuật khăn phủ bàn
1. Đặt vấn đề:
- Em dự đoán xem gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ gồm có những ai và khác nhau như thế nào?
2. GV yêu cầu hS nêu kết quả?
3. Yêu cầu HS chia sẽ cùng các bạn trong bàn?
4. Yêu cầu HS trình bày kết quả.
5. GV ghi nhận kết quả của HS
6. GV tổ chức kiểm chứng bằng các hình trong SGK.
7. Yêu cầu báo cáo kết quả kiểm chứng.
8. Tổ chức cho HS nhận xét.
+ Gia đình bạn Minh, bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống? Đó là các thế hệ nào?
+ Thế hệ thứ 1 trong gia đình bạn Minh là ai?
+ Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Minh?
+ Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Lan?
+ Minh và em Minh thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh?
+ Lan và em Lan thế hệ thứ mấy trong gia đình của Lan?
+ Đối với gia đình chưa có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ?
9. GV kết luận rút ra bài học
10. Hoàn thiện nội dung
- Gv nhận xét và chốt lại.
=> Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ (gia đình bạn Minh), gia đình 2 thế hệ (gia đình bạn Lan), cũng có gia đình chỉ có 1 thế hệ.
- Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình của mình.
Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs đã chuẩn bị sẵn hình để giới thiệu với các bạn trong nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.L
- Gv yêu cầu một số Hs lên giới thiệu về gia đình mình trước lớp.
- Gv nnhận xét.
-Hs thảo luận theo từng cặp.
-Một số Hs lên trình bày câu trả lời trước lớp.
-Hs nhận xét.
- HS ghi vào nháp.
- HS nêu cá nhân
- HS thảo luận trong bàn.
- Đại diện trình bày lại kết quả
-Hs quan sát hình.
-Hs nêu nhận xét..
- HS theo dõi
-Hs nhắc lại.
-Hs giới thiệu về gia mình với các bạn trong nhóm.
-Hs giới thiệu gia đình mình.
-Hs nhận xét.
 5 . Tổng kềt – dặn dứ.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Họ nội, họ ngoại.
Nhận xét bài học.
	Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ sáu , ngày 22 tháng 10 năm 2010
Tự nhiên xã hội
Tiết 20
Bài 20: Họ nội, họ ngoại.
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu
Giải thích thế nào là họ nội nội, họ ngoại.
Xưng hô đúng với các anhX, chị em của bố mẹ.
Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại.
Kỹ năng: 
- ứng xử đúng với những người họ, hàng của mình, không phân biệt hô nội hay họ ngoại.
c) Thái độ: - Biết cách xưng hô đúng.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 40, 41 SGK.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Các thế hệ trong một gia đình.
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Thế nào gọi là gia đình 3 thế hệ?
 + Thế nào gọi là gia đình 2 thế hệ?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
HT-PP
 Việc của Thầy	
Việc của Trò
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
(15’)
PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận.
HT: Cá nhân, nhóm, lớp
* Hoạt động 2: kể về họ nội và họ ngoại ( 10’)
PP: Thảo luận.
HT: Cá nhân, nhóm, lớp
* Hoạt động 3: Đóng vai.
(15’)
PP: Đóng vai.
HT: Cá nhân, nhóm, lớp
- Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là những ai. Kỹ thuật khăn phủ bàn
. 1. Đặt vấn đề:
- Những người thuộc họ nội là những ai, họ ngoại là những ai?
2. GV yêu cầu hS nêu kết quả?
3. Yêu cầu HS chia sẽ cùng các bạn trong bàn?
4. Yêu cầu HS trình bày kết quả.
5. GV ghi nhận kết quả của HS
6. GV tổ chức kiểm chứng bằng các hình trong SGK.
7. Yêu cầu báo cáo kết quả kiểm chứng.
8. Tổ chức cho HS nhận xét.
+ Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
+ ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh?
+ Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
+ ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh?
9. GV kết luận rút ra bài học
10. Hoàn thiện nội dung
- Gv nhận xét và chốt lại.
 => ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. Oõng bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.
- Mục tiêu: Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình.
Các bước tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các Hs kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại.
Bước 2: Làm việc cả lớp.L
- Gv yêu cầu từng nhóm treo tranh của mình lên tường. Một Hs trong nhóm giới thiệu về họ hàng của mình, cách xưng hô.
- Gv nhận xét.
=> Mỗi người, ngoài bố, mẹ và anh chị, em ruột của mình, cón có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội và họ ngoại.
- Mục tiêu: Biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình.
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn.
- Gv chia nhóm thảo luận và đóng vai theo các tình huống:
+ Em hoặc anh của bố đến nhà chơi khi bố mẹ đi vắng.
+ Em hoặc anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng.
+ Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm.
Bước 2: Thực hiện.
- Các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình, các nhóm khác quan sát và nhận xét.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> ông bà nội, ông bà ngoại và các cô dì, chú bác cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình.
- HS nêu cá nhân
- Hs thảo luận trong bàn
- Hs quan sát hình .
.
-Vài Hs nhắc lại.
-Hs kể cho nhau nghe về họ nội, họ ngoại.
-Hs treo tranh lên, đại diện 1 em lên giới thiệu họ hàng của mình.
-Hs nhắc lại.
-Hs thảo luận và chọn tình huống đóng vai.
-Các nhóm thể hiện vai diễn qua các tình huống.
Hs nhận xét.
 5 . Tổng kềt – dặn dứ.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Thực hành, phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
Nhận xét bài học.
	Rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docthang 2.doc