Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra.
- Chỉ và nói tên được các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.
- Chỉ trên sơ đồ và nói tên được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 4, 5,
- Vở bài tập .
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Tuần 1 Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009 Tự nhiên – xã hội Tiết 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra. Chỉ và nói tên được các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ. Chỉ trên sơ đồ và nói tên được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra. Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người. II. Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK trang 4, 5, Vở bài tập . III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra : - GV kiểm tra đồ dùng học tập môn học của HS. 1. Giới thiệu bài - Bài TN- XH đầu tiên của chương trình lớp ba chúng ta học hôm nay là : Hoạt động thở và cơ quan hô hấp. - GV giới thiệu bài và ghi bảng tên bài bằng phấn màu. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu *Mục tiêu: HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức. - Cảm giác: thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường. - Cả lớp cùng thực hiện động tác: “Bịt mũi nín thở” - HS nêu cảm giác sau khi nín thở lâu. - HS lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như hình 1 SGK (trang 4), cả lớp quan sát. - Cả lớp đứng tại chỗ đặt một tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức. - Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức? - So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu? - Nêu ích lợi của việc thở sâu? - HS vừa làm vừa theo dõi cử động phồng lên, xẹp xuống của lồng ngực khi hít vào, thở ra để trả lời theo các gợi ý của GV. * Kết luận: Khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn, đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm hai động tác: hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngục sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài. -HS đọc KL 15’ Hoạt động 2: Làm việc với SGK. *Mục tiêu: - Chỉ trên sơ đồ và nói tên được các bộ phận của cơ quan hô hấp. - Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra. - Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người. PP thảo luận nhóm 2. VD: - Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp. - Bạn hãy chỉ đường đi của không khí trên hình 2. - Đố bạn biết mũi dùng để làm gì? - Đố bạn biết khí quản, phế quản có chức năng gì? - Phổi có chức năng gì? - Chỉ trên hình 3 và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ravv. - HS mở SGK, quan sát hình 2 (trang 5) và trao đổi theo cặp, người hỏi, người trả lời. GV hướng dẫn mẫu. Kết luận: - Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. - Cơ quan hô hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. - Mũi, khí quản, phế quản là đường dẫn khí. - Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí. - HS lên bảng thực hiện hỏi, đáp trước lớp. GV khen ngợi các nhóm có câu hỏi sáng tạo. - GV giúp HS hiểu về cơ quan hô hấp và chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp. *Tránh không để dị vật như thức ăn, nước uống vật nhỏ rơi vào trong đường thở vì nếu tắc đường thở sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Khi bị dị tật làm tắc đường thở, cần phải cấp cứu ngay lập tức. - HS liên hệ với thực tế. 1’ 3.Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị gương soi nhỏ theo nhóm. - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài sau. Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2009 Tự nhiên – xã hội Tiết 2: nên thở như thế nào I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng. - Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khí các- bô- níc, nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ con người. II. Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK trang 6, 7. Gương soi nhỏ đủ cho các nhóm. Phấn màu, SGK. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp dạy học Ghi chú 5’ Kiểm tra bài cũ: - Cơ quan hô hấp có nhiệm vụ gì? - Cơ quan hô hấp gồm có những bộ phận nào? *PP Kiểm tra, đánh giá - HS trả lời câu hỏi, cả lớp nhận xét, GV đánh giá. 2HS B.Bài mới: 1' Giới thiệu bài: Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong một thời gian dài song không thể nhịn thở quá vài phút. Nên thở như thế nào? Đó chính là điều mà chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học và ghi bảng tên bài bằng phấn màu. 2. Phát triển bài: 15' Hoạt động 1: Thảo luận nhóm *Mục tiêu: Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng. *PP Thảo luận nhóm2: - Các con nhìn thấy gì trong mũi? + Trong lỗ mũi có nhiều lông mũi. - HS lấy gương ra soi để quan sát phía trong của lỗ mũi mình. - Khi bị sổ mũi, ta thường nhìn thấy gì chảy ra từ hai lỗ mũi? + Nước mũi. - Hằng ngày, lấy khăn sạch lau phía trong mũi, con thấy trên khăn có gì? + Gỉ mũi, bụi bẩn. - Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng? + Thở bằng mũi là hợp vệ sinh. - GV đặt câu hỏi cho các nhóm thảo luận. *Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào. Ngoài ra trong lỗ mũi còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào. *Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ, vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi. GV giảng thêm và nêu kết luận. 15’ Hoạt động 2: Làm việc với SGK. * PPthảo luận nhóm 2. * Mục tiêu:Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ. - Từng cặp HS cùng quan sát các hình 3, 4, 5 trang 7 SGK và thảo luận theo gợi ý của GV. 1->2 HS *Gợi ý: - Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói, bụi? + Tranh 3: Không khí trong lành. + Tranh 4+ 5: Không khí có nhiều khói, bụi. - Khi được thở ở nơi không khí trong lành, bạn cảm thấy thế nào?(dễ chịu, khoan khoái) - Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói, bụi?(khó chịu, ngột ngạt, tức ngực) - HS lên trình bày kết quả thảo luận theo cặp trước cả lớp. - Thở không khí trong lành có lợi gì? - Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì? * Kết luận: Không khí trong lành là không khí có chứa nhiều khí ô- xi, ít khí các- bô- níc và khói, bụi,Khí ô- xi cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh. Không khí chứa nhiều khí các- bô- níc, khói, bụi ,là không khí bị ô nhiễm. Thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ 3.Củng cố, dặn dò - GV nêu kết luận. GV nêu kết luận GV nhận xét tiết học 2 HS Tuần 2 Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2009 Tự nhiên – xã hội Tiết 3: Vệ sinh hô hấp I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu lợi ích của việc tập thở buổi sáng. - Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. - Giữ sạch mũi họng. -GDMT: Biết một số hoạt động của con người đó gõy ụ nhiễm bầu khụng khớ cú hại đối với cơ quan hụ hấp. -HS biết một số việc làm cú lợi, cú hại cho sức khoẻ. II. Đồ dùng dạy học: Các hình vẽ trong SGK trang 8; 9. III.các Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy A.Kiểm tra bài cũ: - Thở không khí trong lành có lợi gì ? Vì sao? + Thở không khí trong lành sẽ giúp ta khoẻ mạnh vì không khí trong lành là không khí chứa nhiều ô-xi, ít khí các-bô-níc và khói bụi, mà khí ô-xi rất cần cho hoạt động sống của cơ thể. - Thở không khí bị ô nhiễm có hại gì? Vì sao? + Thở không khí bị ô nhiẽm sẽ có hại cho sức khoẻ vì không khí bị ô nhiễm chứa nhiều khí các-bô-níc, khói, bụi. -2 HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài:Vệ sinh hô hấp - HS mở SGK trang 8. 2.Bài mới Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. * Mục tiêu: HS nêu được ích lợi của việc tập thở buổi sáng. - GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3 trang 8 SGK; thảo luận rồi trả lời các câu hỏi. *Nội dung thảo luận: - Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì? -Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi,họng . -Đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi và các nhóm khác bổ sung. + Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi cho sức khoẻ vì: Buổi sáng sớm, không khí thường trong lành, ít khói bụi. Sau một đêm nằm ngủ, không hoạt động, cơ thể cần được vận động để mạch máu lưu thông, hít thở không khí trong lành và hô hấp sâu để tống được nhiều khí các-bô-níc ra ngoài và hít được nhiều khí ô-xi vào phổi. + Hằng ngày, cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp trên. Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp. - GV nhắc nhở HS nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi, họng. - Nêu nội dung các hình vẽ trang 9; Việc làm của các bạn có lợi hay có hại đối với cơ quan hô hấp? Tại sao? Sau đó chỉ và nói tên các việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp + Tranh 4: Không nên chơi bi ở vệ đường, nơi có nhiều khí bụi. Nếu chúng ta hít phải không khí đó sẽ dễ bị viêm mũi. + Tranh 5: Nên chơi nhảy dây ở trong sân trường , dưới bóng cây vì nơi đó không khí mát mẻ, trong lành. + Tranh 6: Không nên hút thuốc và chơi đùa bên cạnh người hút thuốc lá vì khói thuốc lá có hại cho sức khoẻ. + Tranh 7: Khi quét nhà, quét lớp, lau bảng nên bịt khẩu trang để không bị hút phải bụi. + Tranh 8: Khi đi ra ngoài trời có gió lạnh nên mặc ấm và đội mũ, quàng khăn cẩn thận để không bị lạnh. - Kể ra những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. - Nêu những việc mà ta có thể làm ở nhà và xung quanh khu vực nơi mình sinh sống để giữ cho bầu không khí luôn trong lành. *Kết luận: - Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào vì trong khói thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất độc; Không nên chơi đùa ở nơi có nhiều khói, bụi. - Khi quét dọn, làm vệ sinh lớp học, nhà ở cần phải đeo khẩu trang để bảo vệ cơ quan hô hấp. - Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để đảm bảo không khí trong nhà luôn trong sạch, không có nhiều bụi. Tích cực tham gia tổng vệ sinh đường đi, ngõ xóm; không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi C.Củng cố- dặn dò - GV nhận xét tiết học,dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS cùng bàn cùng quan sát các hình ở trang 9 SGK và trả lời các câu hỏi. ... thần kinh I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh. Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh. Kể được tên một số thức ăn, đồ uống,... nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh. --GDMT: Biết một số hoạt động của con người đó gõy ụ nhiễm bầu khụng khớ cú hại đối với cơ quan thần kinh. -HS biết một số việc làm cú lợi, cú hại cho sức khoẻ. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 32,33. - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt độngdạy học Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: - Não có vai trò gì? - Kể tên một số hoạt động có ý thức thường gặp trong đời sống? - 2HS lên bảng trả lời câu hỏi. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trong những giờ học trước, các con đã nắm được cấu tạo, chức năng của các cơ quan thần kinh và các hoạt động thần kinh. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách giữ vệ sinh hệ thần kinh qua bài “Vệ sinh thần kinh”. : - GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng bằng phấn màu. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. * Mục tiêu: nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh. * Nội dung: a. Các việc làm có lợi: - Một bạn đang ngủ (Khi ngủ, cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi). - Xem biểu diễn văn nghệ (Giúp giải trí, thần kinh thư giãn). - Bố mẹ chăm sóc bạn nhỏ trước khi đi học (Trẻ em sẽ cảm thấy mình được an toàn trong sự yêu thương, che chở của gia đình, điều đó có lợi cho thần kinh). b. Các việc làm có hại: - Một bạn đang thức đến 11 giờ đêm để đọc sách (Thần kinh bị mệt). - Một bạn nhỏ đang bị bố hoặc người lớn đánh (Tẻ em bị căng thẳng, sợ hãi hoặc oán giận, thù hằn. Điều đó không có lợi cho thần kinh). c. Các việc làm vừa có lợi vừa có hại: - Các bạn đang chơi trên bãi biển (Lợi: cơ thể được nghỉ ngơi, thần kinh được thư giãn. Hại: nếu phơi nắng quá lâu, cơ thể sẽ bị ốm). - Chơi trò chơi điện tử (Nếu chỉ chơi trong chốc lát thì có tác dụng giải trí. Nếu chơi quá lâu mắt sẽ bị mờ, thần kinh căng thẳng). . - GVnêu miệng và chia lớp thành 8nhóm. - Nhóm trưởng đIều khiển các bạn trong nhóm cùng quan sát các hình ở trang 32 SGK; đặt câu hỏi cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì; việc đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh. - GV phát phiếu học tập cho các nhóm để thư kí ghi kết quả thảo luận của nhóm vào phiếu. - GV gọi một số HS lên trình bày trước lớp. Mỗi HS chỉ nói về 1 hình. Các HS khác góp ý, bổ sung. Hoạt động 2: Đóng vai Nội dung phiếu học tập: - Mỗi phiếu ghi một trậng thái tâm lí: +Tức giận; +Vui vẻ; +Lo lắng; +Sợ hãi. . - GV phát phiếu học tập cho các nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện theo yêu cầu trên phiếu. - GV yêu cầu các HS tập diễn đạt vẻ mặt của người - Có trạng thái tâm lí như được ghi trong phiếu. - Mỗi nhóm cử đại diện lên trình diễn vẻ mặt của người đang ở trong trạng thái tâm lí mà nhóm được giao. - Các nhóm khác quan sát và đoán xem bạn đó đang thể hiện trạng thái tâm lí nào và cùng nhau thảo luận . Hoạt động 3: Làm việc với SGK - Kể tên một số thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh: + Cà phê. + Rượu. + Thuốc lá. + Ma tuý. - Trong số những thứ gây hại đó, thứ nào tuyệt đối phải tránh xa, kể cả trẻ em lẫn người lớn? - Kể thêm những tác hại khác do ma tuý gây ra đối với sức khoẻ người nghiện ma tuý? -2HS quay mặt vào nhau cùng quan sát hình 9 SGK và trả lời theo gợi ý: chỉ và nói tên những thức ăn đồ uống,... nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh. - HS trình bày trước lớp. C. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học .. -Vê nhà các em học bài . ------------------------------------------------------------------ Thứ ngày tháng năm2009 Tự nhiên –xã hội Tiết 16 : Vệ sinh thần kinh (tiếp theo) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ. - Tập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi... một cách hợp lý. --GDMT: Biết một số hoạt động của con người đó gõy ụ nhiễm bầu khụng khớ cú hại đối với cơ quan thần kinh. -HS biết một số việc làm cú lợi, cú hại cho sức khoẻ. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 34,35. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung dạy học Phương pháp dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên một số việc làm có lợi, việc làm có hại đối với cơ quan thần kinh. - Kể tên một số chất có thể gây hại cho cơ quan thần kinh. - GV nhận xét, và đánh giá. - 2HS lên bảng trả lời câu hỏi. B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hệ thần kinh qua bài “Vệ sinh thần kinh” (tiếp theo). 2. Các hoạt động tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Thảo luận. * Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ. *Nội dung: - Khi ngủ, những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi? - Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó? - Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt? - Hàng ngày, khi bạn đi ngủ và thức dậy vào lúc mấy giờ? - Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày? - Khi ngủ cơ quan thần kinh, đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày. -Cơ quan thần kinh, não bộ - Mệt mỏi, buồn ngủ . - Ngủ đủ số giờ cần thiết, ngủ trong màn, ngủ ở nơi yên tĩnh.... - Làm việc theo cặp - 2 HS cùng bàn quay mặt vào nhau thảo luận. - Làm việc cả lớp - Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Mỗi HS chỉ trình bày phần trả lời 1 câu hỏi. - Giáo viên kết luận. Hoạt động 2: Thành lập thời gian biểu cá nhân hàng ngày *Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập, vui chơi... một cách hợp lí. - Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục: + Thời gian: Bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi. + Công việc và hoạt động của cá nhân cần phải làm trong một ngày (ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc giúp đỡ gia đình...). * Bước 1: Hoạt động cả lớp - Giáo viên giảng khái niệm “Thời gian biểu” - Vài HS nói thời gian biểu của mình, giáo viên ghi nhanh vào thời gian biểu treo trên bảng lớp. * Bước 2: Làm việc cá nhân - HS tự điền vào bảng thười gian biểu ở bài tập 3 vở bài tập. * Bước 3: Làm việc theo cặp: HS trao đổi thời gian biểu của mình với bạn ngồi cạnh, góp ý cho nhau để hoàn thiện. * Bước 4: Làm việc cả lớp - Giáo viên gọi HS lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước cả lớp. - HS trả lời câu hỏi của Giáo viên. C. Củng cố - dặn dò: - Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu? - Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì? “Bạn cần biết”. - Cả lớp đọc lại mục “Bạn cần biết” trang 35 SGK. Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh, vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập. -Chuẩn bị tốt cho bài ôn tập và kiểm tra. Tuần 9 Thứ..........ngày..........tháng.......năm2009.... Tự nhiên –xã hội Tiết 17 : ôn tập và kiểm tra con người và sức khoẻ . I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về: - Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. - Nên làm gì và không làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan trên. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 36, phấn màu. III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy\ Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: + Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt? + Đọc thời gian biểu cá nhân. - GV nhận xét. - 2-3 HS trả lời và đọc. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta cùng ôn tập phần: Con người và sức khoẻ. - HS mở VBT (trang 44). 2.B ài mới Hoạt động 1: Chơi trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng? * Luật chơi: - Các đội nghe câu hỏi. Đội nào có câu trả lời sẽ giơ tay trước. Các đội còn lại sẽ trả lời theo thứ tự. Mỗi câu trả lời đúng sẽ ghi được 10 điểm, câu trả lời chưa chính xác sẽ bị trừ đi 5 điểm. -HS lắng nghe . * Chuẩn bị: - Hội ý trước khi vào cuộc chơi, trao đổi thông tin đã học từ bài trước. - Hội ý với ban giám khảo - GV làm việc với ban giám khảo, hướng dẫn và thống nhất cách đánh giá, ghi chép. - Các đội chơi thảo luận, hội ý. * Tiến hành trò chơi: - Lưu ý : Mỗi đội có 30 giây để TLCH. - Lớp trưởng lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển trò chơi. * Đánh giá, tổng kết: - Hội ý thống nhất điểm và công bố. - Ban giám khảo làm việc. C. Củng cố, dặn dò: - Suy nghĩ, tìm ý tưởng cho các tranh vẽ vận động mọi người không sử dụng các chất độc hại. - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. ---------------------------------------------------------------- Thứ..........ngày..........tháng.......năm2009.... Tự nhiên –xã hội Tiết 18 : ôn tập và kiểm tra con người và sức khoẻ( Tiếp theo) I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về: - Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. - Nên làm gì và không làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan trên. - Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh trong SGK(tr. 36) - Phấn màu, giấy và bút vẽ. III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung dạy học Phương pháp dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu câu hỏi, B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành ôn tập tiếp về : Con người và sức khoẻ(tiết 2) 2. Bài mới * Trò chơi - GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm chọn 1 nội dung. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thảo luận để đưa ra các ý tưởng nên vẽ như thế nào và giao việc cho từng bạn. - GV quan sát chung, giúp đỡ để mọi HS đều được tham gia Hoạt động 3 : Vẽ tranh * Mục đích: HS vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý. * Thảo luận về ý tưởng vẽ tranh * Vẽ tranh theo nhóm 4. * Trình bày và đánh giá. HS lên bảng trả lời . - Các nhóm dán sản phẩm của nhóm mình lên bảng lớp, cử đại diện nêu ý tưởng của bức tranh. - Các nhóm khác có thể bình luận, góp ý. -HS vẽ tranh . C. Củng cố, dặn dò: - GVnhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị cho bài sau.
Tài liệu đính kèm: