Giáo án tổng hợp Tuần thứ 10 - Lớp 3 năm 2011

Giáo án tổng hợp Tuần thứ 10 - Lớp 3 năm 2011

. Mục tiêu:

- HS đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học; trả lời được một câu hỏi về về nội dung đoạn, bài. Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2). Chọn đúng từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành phép so sánh (BT3).

- Đối với HS khá - giỏi: Đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ.

- Giáo dục HS biết quan tâm đến mọi người.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2.

- HS: Xem trước bài

III. Các hoạt động dạy học:

 

docx 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần thứ 10 - Lớp 3 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài học Môn Tập đọc Tuần 10
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 17 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy ÔN TẬP GIỮA HKI (TIẾT 1) 
I. Mục tiêu:
HS đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học; trả lời được một câu hỏi về về nội dung đoạn, bài. Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2). Chọn đúng từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành phép so sánh (BT3).
Đối với HS khá - giỏi: Đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ.
Giáo dục HS biết quan tâm đến mọi người.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2.
HS: Xem trước bài
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát (1’)
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12’
9’
8’
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
+ Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại các bài tập đọc đã học ở các tuần trước.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
Hoạt động 2: Thực hành:
+ Mục tiêu: Củng cố lại cho HS tìm các sự vật được so sánh.
+ Cách tiến hành:
Bài 2: Ghi lại tên các sự vật được so sánh 
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Cho HS mở bảng phụ đã viết 3 câu văn
- Mời 1 HS lên làm mẫu câu 1.
+ Tìm hình ảnh so sánh?
+ Gạch dưới tên hai sự vật được so sánh với nhau?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Mời 4-5 HS phát biểu ý kiến.
- KL:
Hồ nước như một chiếc gương bầu dục khổng lồ.
Cầu Thê Húc cong cong như con tôm.
Đầu con rùa to như trái bưởi.
Hoạt động 3: Làm bài tập 3.
+ Mục tiêu: Giúp HS tìm các từ ngữ thích hợp trong dấu ngoặc để điền vào chỗ trống.
+ Cách tiến hành:
Bài 3: Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ chấm
- Mời HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chốt lại.
- Lên bốc thăm bài tập đọc và đọc theo chỉ định trong phiếu.
- Trả lời. 
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Quan sát.
- 1 HS lên làm mẫu.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 4-5 HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét.
Củng cố: (1’)
Hỏi lại ND ôn tập 
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 2.
Nhận xét bài học.
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Tập đọc – kể chuyện Tuần 10
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 17 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy ÔN TẬP GIỮA HKI (TIẾT 2) 
I. Mục tiêu:
HS đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học; trả lời được một câu hỏi về về nội dung đoạn, bài. Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì?
Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học (BT3)
Biết học và làm theo gương tốt trong truyện 	
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2. Ghi tên các truyện đã học trong 8 tuần đầu.
HS: Xem trước bài
III Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát (1’).
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12’
8’
8’
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
+ Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại các bài tập đọc đã học ở các tuần trước.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Cho điểm.
- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
Hoạt động 2: Thực hành
+ Mục tiêu: Củng cố lại cho HS cách đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm.
+ Cách tiến hành:
Bài 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Đặt câu hỏi: Trong 8 tuần vừa qua, các em đã học những mẫu câu nào?
- Cho HS mở bảng phụ đã viết 2 câu văn
- Mời 1 HS lên làm mẫu câu 1.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Mời HS tiếp nối nhau nêu câu hỏi mình đặt được.
- Nhận xét, chốt lại.
a/ Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
b/ Câu lạc bộ thiếu nhi là gì ?
Hoạt động 3: Làm bài tập 3.
+ Mục tiêu: Giúp HS nhớ kể lại nội dung một câu chuyện đã học.
+ Cách tiến hành:
Bài 3: Kể lại câu chuyện đã học: 
- Mời HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS kể tên các câu chuyện mình đã học.
- Mở bảng phụ đã viết tên câu chuyện đã học.
- Cho HS thi kể chuyện.
- Nhận xét, chốt lại. Tuyên dương những bạn kể chuyện hay, hấp dẫn.
- Lên bốc thăm bài tập đọc và đọc theo chỉ định trong phiếu.
- 1HS trả lời. 
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Mẫu câu “Ai là gì? Ai làm gì ?”
- Quan sát.
-1 HS lên làm mẫu
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Tiếp nối nêu câu hỏi
- Cả lớp nhận xét.
- Chữa bài vào vở.
- 1HS đọc yêu cầu 
- 2 HS kể
- Suy nghĩ, tự chọn nội dung.
- 5 HS thi kể chuyện
- Nhận xét.
Củng cố: (2’) 
Hỏi ND đã ôn 
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 3.
Nhận xét bài học.
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 10
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 17 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (Tr.47) Tiết: 46
I. Mục tiêu: 
Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cây bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học. Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác)
Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II Chuẩn bị:
GV: thước mét.
HS: Mỗi HS chuẩn bị một thước thẳng dài 30cm, có vạch chia xăng – ti – mét
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Khởi động: (1’)
Kiểm tra bài cũ: Luyện tập (4’)
GV gọi 1 HS đọc Bảng đơn vị đo độ dài
Gọi 3 HS thực hiện trn bảng. Cả lớp làm bảng con.
Dãy 1 : 5cm 2mm 	=  mm 
Dãy 2 : 6km 4hm 	=  hm 
Dãy 3 : 3dam 2m 	=  dm
Nhận xét.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Thực hành đo độ dài (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8’
8’
9’
Hoạt động 1: Vẽ đoạn thẳng
+ Mục tiêu: Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
+ Cách tiến hành:
 Bài 1: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở
GV cho lớp nhận xét
Hoạt động 2: Đo độ dài đoạn thẳng
+ Mục tiêu: Biết cách đo một độ dài và đọc kết quả đo
+ Cách tiến hành:
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV cho HS tự làm bài 
Gọi HS tiếp nối nhau đọc kết quả 
GV cho lớp nhận xét
Hoạt động 3 : Ước lượng chiều dài
+ Mục tiêu: Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác)
+ Cách tiến hành:
Bài 3: 
GV gọi HS đọc đề bài.
GV hướng dẫn HS ước lượng độ dài của các vật 
Cho HS làm việc theo nhóm: thực hành đo độ dài bức tường và chân tường.
- Cho đại diện nhóm ghi kết quả. GV nhận xét.
HS đọc
HS làm bài
Lớp nhận xét
 - HS đọc
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét
HS thực hành theo nhóm
- Ghi kết quả lên bảng
Củng cố: ( 3’ )
Hỏi tựa bài
GV cho HS thực hành đo chiều dài quyển vở bài tập toán. 
GV nhận xét 
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Thực hành đo độ dài (tiếp theo)
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Chính tả Tuần 10
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 18 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy ÔN TẬP GIỮA HKI (TIẾT 3) 
I. Mục tiêu:
HS đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học; trả lời được một câu hỏi về về nội dung đoạn, bài.
Đặt được 2-3 câu theo mẫu câu Ai là gì? (BT2). 
Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi ở phường (xã, quận, huyện) theo mẫu (BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2. Bảng photo đơn xin tham gia xin hoạt câu lạc bộ.
HS: Xem trước bài
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát (1’)
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Các hoạt động: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12’
7’
7’
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc
+ Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại các bài tập đọc đã học ở các tuần trước.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Cho điểm.
- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
+ Mục tiêu: Củng cố lại cho HS cách đặt câu theo mẫu Ai là gì?
+ Cách tiến hành:
Bài 2: Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì?
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân. Mỗi em tự viết câu văn mình đặt vào vở.
- Mời vài HS đọc những câu mình đặt xong.
- Nhận xét, chốt lại.
Hoạt động 3: Làm bài tập 3.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết hoàn chỉnh một lá đơn.
+ Cách tiến hành:
Bài 3: Hoàn thành đơn xin tham gia CLB thiếu nhi phường
- Mời HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Giải thích thêm: Nội dung phần Kính gửi em chỉ cần viết tên phường (hoặc tên xã, quận, huyện )
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.
- Mời 4-5 HS đọc mẫu đơn trước lớp.
- Nhận xét, chốt lại về nội dung điền và hình thức trình bày đơn. Tuyên dương những bạn làm tốt.
- Lên bốc thăm bài tập đọc và đọc theo chỉ định trong phiếu.
- Đọc và trả lời. 
- 1HS đọc yêu cầu 
- Làm bài vào vở.
- Tiếp nối đọc những câu tự mình đặt.
- 1HS đọc yêu cầu 
- Lắng nghe.
- Tự suy nghĩ và làm bài.
- 4-5 HS đọc lá đơn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
Củng cố: (2’)
	- Hỏi về ND bài ôn
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Về ôn lại các bài học thuộc lòng.
Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 4
Nhận xét bài học.
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 10
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 18 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (tt) (Tr.48) Tiết: 47
I. Mục tiêu: 
Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
Biết so sánh các độ dài.
Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II. Chuẩn bị:
GV: Đồ dùng dạy học: thước mét, ê ke
HS: Mỗi HS chuẩn bị một thước thẳng dài 30cm, có vạch chia xăng – ti – mét, ê ke
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Khởi động: (1’)
Kiểm tra bài cũ: Thực hành đo độ dài (4’)
Nhận xét vở HS
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài: Thực hành đo độ dài (tt)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
15’
Hoạt động 1: Đọc bảng (theo mẫu)
+ Mục tiêu: Biết đọc và so sánh độ di.
+ Cách tiến hành:
Bài 1 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS đọc kết quả đo trong bảng
Gọi HS nêu chiều cao của bạn Minh, Nam?
- Bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?
GV nhận xét. 
Hoạt động 2: Thực hành đo
+ Mục tiêu: Biết cách đo, ghi và so sánh các độ di
+ Cách tiến hành:
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 4 HS
 Cho HS các nhóm dùng thước đo chiều cao các bạn trong tổ
Cho HS đọc kết quả đo được lên và ghi vào vở 
 Cho HS tìm bạn cao nhất, bạn thấp nhất trong tổ?
- GV nhận xét
- HS đọc
- 3 HS đọc
- HS trả lời
Bạn nhận xét
 - HS đọc 
HS chia tổ
HS thực hành đo 
HS đọc, ghi lại vào vở
HS tìm và ghi tên vào vở
Củng cố : ( 3’ )
Hỏi tựa bài
Thi đua: Thực hành đo chiều dài cái bàn
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: bài Luyện tập chung 
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Đạo đức Tuần 10
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 19 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy CHIA SẼ VUI BUỒN CÙNG BẠN (T2) Tiết: 10
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS:
Biết được: bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn. 
Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày. 
HS khá, giỏi: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
II. Chuẩn bị:
Vở bài tập đạo đức.
Các câu chuyện, bài thơ, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tình bạn về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn với bạn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Khởi động: (1’)
Kiểm tra bài cũ: (4’)
Vì sao cần chia sẻ vui buồn cùng bạn?
GV nhận xét đánh giá.
Bài mới :
Giới thiệu bài: 
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
7’
15’
10’
Hoạt động 1: giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa: Chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Hoạt động 2: Làm bài tập.
+ Mục tiêu: Phân biệt hành vi đúng, sai.
+ Cách tiến hành
 - GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh làm bài tập cá nhân.
- Yêu cầu HS thảo luận cả lớp
-Trong các bài tập các em vừa làm, có những việc làm sai, đó là các việc làm nào? Vì sao?
- GVKL: việc làm a, b, c, d, đ, g đúng. 
Hoạt động 3: Liên hệ
+ Mục tiêu: HS biết tự đánh giá bản thân.
+ Cách tiến hành
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS liên hệ và tự liên hệ trong nhóm.
-GVKL: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông chia sẻ vui buồn cùng nhau.
Hoạt động 4: Trò chơi phóng viên
+ Mục tiêu: Củng cố bài học 
+ Cách tiến hành
- Hướng dẫn HS cách chơi.
-GV nhận xét tuyên dương những HS đã có câu hỏi phỏng vấn và trả lời hay
-Vài HS nhắc lại.
- HS làm bài tập trên phiếu, viết chữ đ vào bài tập đúng, chữ s vào bài tập sai.
- Vài HS đọc chữa bài
- Thờ ơ cười nói khi bạn có chuyện buồn vui như vậy là chưa quan tâm đến bạn.
- Ghen tức khi bạn học giỏi hơn mình, như vậy là ích kỉ.
- HS tự liên hệ trong nhóm các nội dung: 
+Em đã biết chia sẻ với bạn bè trong lớp, trong trường khi vui khi buồn chưa? Chia sẻ như thế nào? 
+ Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể lại cho bạn nghe, em cảm thấy thế nào?
- 1 số HS trình bày, lớp theo dõi nhận xét
- HS trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học.
Củng cố: (1’) 
Hỏi lại tựa bài
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Về xem lại bài.
Nhận xét bài học.
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Tập đọc Tuần 10
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 19 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy ÔN TẬP GIỮA HKI (TIẾT 4) 
I. Mục tiêu:
HS đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học; trả lời được một câu hỏi về về nội dung đoạn, bài. Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai làm gì? (BT2). Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng qui định bài CT (BT3); không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
HS khá - giỏi: Viết đúng, tương đối đẹp bài CT.
Biết giữ gìn tập vở, biết đặt câu hỏi chính xác cho bộ phận câu.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2.
HS: Xem trước bài
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát (1’).
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Các hoạt động: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12’
6’
10’
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
+ Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại các bài tập đọc đã học ở các tuần trước.
+ Cách tiến hành:
- Yêu cầu từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Cho điểm.
- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
Hoạt động 2: Thực hành.
+ Mục tiêu: Củng cố lại cho HS cách đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
+ Cách tiến hành:
Bài 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Đặt câu hỏi: Hai câu này được cấu tạo theo mẫu câu nào?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân. Mỗi em tự viết câu hỏi mình đặt vào vở.
- Mời 4 HS đọc những câu mình đặt xong.
- Nhận xét, chốt lại.
Hoạt động 3: Làm bài tập 3.
+ Mục tiêu: Giúp HS nghe viết chính xác đoạn văn và hiểu nghĩa của từ gió heo may
+ Cách tiến hành:
Bài 3: Nghe - viết: Gió heo may
- Đọc mẫu đoạn văn viết chính tả.
- Gọi 1 HS đọc
- Yêu cầu HS viết bảng con những từ dễ viết sai.
- Đọc thong thả từng cụm từ, từng câu cho HS viết bài.
- Chấm, chữa từ 5-7 bài và nêu nhận xét.
- HD HS sửa lỗi chính tả.
- Lên bốc thăm bài tập đọc và đọc theo chỉ định trong phiếu.
- Trả lời. 
- 1HS đọc yêu cầu 
Ai làm gì?
- Học cá nhân, làm bài vào vở.
- 4 HS tiếp nối nhau đặt câu hỏi mình đặt được.
- Cả lớp nhận xét.
- Lắng nghe
- 1HS đọc lại đoạn viết.
- Viết bảng con những từ khó.
- Nghe và viết bài vào vở.
- Sửa lỗi theo HD.
Củng cố: (2’) 
Hỏi lại ND ôn tập
IV. Hoạt động tiếp nối: (1’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 5.
Nhận xét bài học.
Tự rút kinh nghiệm: 
Kế hoạch bài học Môn Toán Tuần 10
Ngày soạn: 30 – 09 – 2011
Ngày dạy: 19 – 10 – 2011
Người soạn: Trần Minh Phụng
Tên bài dạy LUYỆN TẬP CHUNG (Tr.49) Tiết: 48
I. Mục tiêu: 
Biết nhân, chia trong phạm vi các bảng tính đã học. Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo.
Làm đúng, chính xác, tính toán nhanh các bài tập.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ	
HS:
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Thực hành đo độ dài (tt) (3’)
Gọi 2 học sinh bảng làm bài 1, 2.
Nhận xét ghi điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
13’
15’
Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
+ Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại việc thực hiện các phép tính nhẩm nhân chia. Thực hiện nhân, chia số có hai chữ số với số có một chữ số.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Tính nhẩm.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- Yêu cầu HS tự làm bài vào SGK
- Gọi HS trả lời miệng
- Mời HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 2: Tính.
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS làm bài cá nhân rồi đổi vở kiểm tra chéo
- Gọi HS lên bảng sửa bài
Hoạt động 2: Thực hành
+ Mục tiêu: Củng cố lại cho HS việc chuyển đổi, so sánh các số đo độ dài, cách vẽ đoạn thẳng giải toán có lời văn.
+ Cách tiến hành:
Bài 3: Điền số.
- Mời HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu cách làm 
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Gọi 2 HS thi đua làm nhanh
Bài 4: Toán giải.
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
+ Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
 Bài 5: Đo độ dài đoạn thẳng AB. 
- Cho HS tự nêu cách vẽ đoạn AB
- Cho HS vẽ vào vở
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ
-1HS đọc yêu cầu 
- Làm bài vào SGK
- 4 HS nối tiếp đọc kết quả 4 cột
- Nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu - - Làm bài và kiểm tra chéo
- Lần lượt 4 HS lên bảng
- 1HS đọc đề bài.
- 2 HS nêu cách làm.
- Làm vào vở
- 2HS lên bảng thi làm nhanh
- 1HS đọc yêu cầu 
- Thảo luận nhóm đôi.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét.
-1 HS nêu cách vẽ
- Vẽ vào vở
- 1 HS lên bảng vẽ
Củng cố: (1’)
Cho 2 HS thi đua làm nhanh: 80 : 4
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
Chuẩn bị: Kiểm tra định kỳ giữa kỳ 1.
Nhận xét tiết học.
Tự rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an lop 3 tuan 10 minhphung26gmailcom.docx