Giáo án tổng hợp Tuần thứ 16 - Lớp 3 năm 2010

Giáo án tổng hợp Tuần thứ 16 - Lớp 3 năm 2010

Mục đích- yêu cầu:

A. Tập đọc:

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.

B. Kể chuyện:

-Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn.

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần thứ 16 - Lớp 3 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 16: 
Ngày soạn:10/12/2010.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010.
Giáo dục tập thể:
Chào cờ đầu tuần
Trưởng khu soạn
Tập đọc - Kể chuyện:
 Đôi bạn 
I. Mục đích- yêu cầu:
A. Tập đọc:
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.
B. Kể chuyện:
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra
 - Đọc bài Nhà Rông ở Tây Nguyên? (2HS)
	 - Nhà Rông được dùng để làm gì ? (1HS)
 - HS + GV nhận xét.
 3. Bài mới
 3.1 Giới thiệu bài - gb
 3.2 Luyện đọc:
a. GV đọc toàn bài 
- HS chú ý nghe.
GV hướng dẫn cách đọc
- 1 HS đọc lại
b. GV HD đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài 
- Đọc từng đoạn trước lớp 
+ GV hướng dẫn cách ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp 
+ GV gọi HS giải nghĩa từ 
- HS giải nghĩa từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
- HS đọc theo nhóm 3
- Đọc đồng thanh 
- Cả lớp đọc ĐT đoạn 1.
- 2HS nối tiếp đọc đoạn 2 và 3.
 3.3 Tìm hiểu bài:
- Thành và mến kết bạn dịp nào?
- Kết bạn từ ngày nhỏ, khi giặc Mỹ ném bom miền Bắc.
- Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ ?
- Thị xã có nhiều phố,.xe cộ đi lại nườm nượp.
- ở công viên có những gì trò chơi ?
- Có cầu trượt, đu quay
- ở công viên Mến có hành động gì đáng khen?
- Nghe thấy tiếng kêu cứu Mến lập tức lao xuống hồ cứu 1 em bé.
- Qua hành động này, em thấy mến có đức tình gì đáng quý?
- Mến rất dũng cảm,sẵn sàng giúp đỡ người khác..
- Em hiểu câu nói người bố Thành như thế nào ?
- HS nêu theo ý hiểu.
- Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người giúp đỡ mình ?
- Gia đình Thành về thị xã nhưng vẫn nhớ đến Mến, bố Thành về lại nơi sơ tán để đón Mến ra chơi.
 3.4 Luyện đọc lại :
- GV đọc diễn cảm Đ2 + 3
- HS nghe 
- GV gọi HS thi đọc 
- 3 - 4 HS thi đọc đoạn 3:
- HS nhận xét, bình chọn
- GV nhận xét - ghi điểm 
- 1 HS đọc cả bài. 
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào gợi ý, kể lại toàn bộ câu chuyện.
2. Hướng dẫn HS kể lại toàn bộ câu truyện.
1. GV mở bảng phụ đã ghi trước gợi ý.
- HS nhìn bảng đọc lại 
- GV gọi HS kể mẫu 
- 1HS kể mẫu đoạn 1
- GV yêu cầu kể theo cặp 
- Từng cặp HS tập kể 
- GV gọi HS thi kể 
- 3 HS nối tiếp nhau thi kể 3 đoạn (theo gợi ý)
- 1HS kể toàn chuyện 
- HS nhận xét, bình chọn 
- GV nhận xét - ghi điểm
 4. Củng cố - dặn dò:
* Em nghĩ gì về những người ở làng quê sau khi học bài này?
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học 
 Toán:Tiết 76 
 Luyện tập chung.
I. Mục tiêu:
- Biết làm tính và giải toán có hai phép tính.
- Vận dụng làm tính và giải toán thành thạo.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra
	- Gấp 1 số lên nhiều lần ta làm như thế nào ? (1HS)
 - Giảm 1 số đi nhiều lần ta làm như thế nào ? (1HS)
	- HS + GV nhận xét.
 3. Bài mới: 
 3.1 Giới thiệu bài- gb
 3.2 HD HS làm bài tập
 Bài 1: (77)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bảng phụ
Thừa số 
324
3
150
4
Thừa số
3
324
4
150
- GV nhận xét, chữa bài
Tích 
972
972
600
600
 Bài 2: (77)
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT 
- 2HS nêu 
- HS làm vaò bảng con 
684 6 845 7 630 9
08 114 14 120 00 70
- GV nhận xét, sửa sai 
 24 05 0
 0 0 0
 5
Bài 3: (77)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV gọi HS phân tích bài toán 
- HS phân tích bài toán.
- HS làm vào vở.
Bài giải
- GV bao quát lớp.
Số máy bơm đã bán là:
36 : 9 = 4 (cái)
Số máy bơm còn lại là:
36 - 4 = 32 (cái)
- GV chấm, chữa bài.
Đáp số: 32 cái máy bơm
Bài 4: (77)
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV gọi HS nêu quy tắc gấp 1 số lên nhiều lần và giảm 1 số đi nhiều lần.
- HS làm SGK - chữa bài.
Số đã cho 
8
12
20
56
4
Thêm 4 đơn vị
12
16
24
60
8
Gấp 4 lần 
32
48
80
224
16
Bớt 4 đơn vị 
4
8
16
52
0
Giảm đi 4 lần 
2
3
5
14
1
- GV gọi HS đọc bài chữa bài 
- 2HS 
- GV nhận xét 
 4. Củng cố dặn dò:
- Nêu lại ND bài 
- Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 11/ 12/ 2010.
Ngày giảng: Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010.
Chính tả (nghe viết)
	 Đôi bạn
I. Mục đích- yêu cầu: 
- Chép và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng bài tập (2)a/b.
- GD HS ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra
 - GV đọc: Khung cửi, mát rượi, sưởi ấm (HS viết bảng con)
 - HS + GV nhận xét, chấm điểm.
 3. Bài mới.
 3.1 Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
 3.2 Hướng dẫn nghe viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chính tả 
- HS chú ý nghe
- 2HS đọc lại bài.
- GV hướng dẫn HS nhận xét chính tả:
+ Đoạn viết có mấy câu ?
- 6 câu 
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa ?
- Chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng của người 
+ Lời của bố viết như thế nào ?
- Viết sau dấu 2 chấm.
- GV đọc một số tiếng khó 
- HS luyện viết vào bảng con.
- GV quan sát, sửa sai cho HS 
b. GV đọc bài 
- HS nghe viết vào vở 
- GV theo dõi uốn nắn cho HS.
c. Chấm chữa bài 
- GV đọc lại bài 
- HS soát lỗi bằng bút chì 
- GV thu bài chấm điểm 
- GV nhận xét bài viết 
 3.3 HD làm bài tập 
 Bài 2(a): Gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu BT
- HS thi làm bảng phụ
- HS đọc kết quả - HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận bài đúng.
a. Chân trâu, châu chấu, chật chội - trật tự, chầu hẫu, ăn trầu 
 4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài ? (1HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học.
Tập đọc
Về quê ngoại
I. Mục đích- yêu cầu:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu ND: Bạn nhỏ về thăm ngoại, thấy thêm yêu cảnh đẹp ở quê, thêm yêu những người nông dân đã làm ra lúa gạo.
- Học thuộc lòng 10 dòng thơ.
- Giáo dục tình cảm yêu quý nông thôn. Thấy được môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp và đáng yêu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra
	- Kể lại câu chuyện Đôi bạn (3HS, mỗi HS kể 1 đoạn)
	- Nêu nội dung câu chuyện ? (1HS)
	- HS + GV nhận xét, chấm điểm.
 3. Bài mới:
 3.1 Giới thiệu bài - gb
 3.2 Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm bài thơ 
- GV hướng dẫn cách đọc 
- HS chú ý nghe 
- 1 HS đọc lại
b. GV HD HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
- HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ 
- Đọc từng khổ thơ
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
+ GV hướng dẫn cách nghỉ hơi đúng giữa thơ các dòng thơ.
+ GV gọi HS giải nghĩa từ 
- HS giải nghĩa từ mới 
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm 
- HS đọc theo N2
- Đọc đồng thanh 
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần 
 3.3 Tìm hiểu bài:
- Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ?
- Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê
- Quê ngoại bạn ở đâu?
- ở nông thôn.
- Bạn nhỏ thấy quê có những gì lạ ?
- Đầm sen nở ngát hương, con đường đất rực màu rơm phơi.vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.
* GV: Ban đêm ở thành phố nhiều đèn điện nên không nhìn rõ trăng như ở nông thôn.
- Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo ?
- Họ rất thật thà, bạn thương họ như thương người ruột thịt
- Chuyến về quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi ?
- Bạn yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người sau chuyến về quê.
 3.4 Học thuộc lòng bài thơ.
- GV đọc lại bài thơ 
- HS nghe 
- GV hướng dẫn HS thuộc từng khổ, cả bài 
- GV gọi HS thi đọc:
- HS thi đọc từng khổ, cả bài.
- 1 số HS thi đọc thuộc cả bài 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét - ghi điểm
 4. Củng cố - dặn dò
- Nêu lại ND bài thơ ?
- 2HS 
- GV gọi HS liên hệ 
- 2 HS 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau 
* Đánh giá tiết học
 ToánTiết 77 
 Làm quen với biểu thức
I. Mục tiêu:
- HS làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
- HS biết tính giá trị của các biểu thức đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra
 3. Bài mới
 3.1 Giới thiệu bài- gb
 3.2 Làm quen với biểu thức. 
GV viết bảng: 126 + 51 và nói " Ta có 126 cộng 51. Ta cũng nói đây là 1 biểu thức 126 cộng 51"
- HS nghe
- Vài HS nhắc lại - cả lớp nhắc lại 
- GV viết tiếp 62 - 11 lên bảng nói: " Ta có biểu thức 61 trừ 11"
- HS nhắc lại nhiều lần 
- GV viết lên bảng 13 x 3 
- HS nêu: Ta có biểu thức 13 x 3
- GV làm tương tự như vậy với các biểu thức 84 : 4; 125 + 10 - 4;
* Giá trị của biểu thức.
- GV nói: Chúng ta xét biểu thức đầu 126 + 51.
+ Em tính xem 126 cộng 51 bằng bao nhiêu ?
- 126 + 51 = 177
- GV: Vì 126 + 51 = 177 nên ta nói: Giá trị của biểu thức 126 + 51 là 177"
- GV cho HS tính 62 - 11
- HS tính và nêu rõ giá trị của biểu thức 62 - 11 là 51.
- GV cho HS tính 13 x 3 
- HS tính và nêu rõ giá trị của biểu thức
13 x 3 là 39
- GV hướng dẫn HS làm việc như vậy với các biểu thức 84 : 4 và 125 + 10 - 4
 3.3 Thực hành:
 Bài 1 (78): 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập + đọc phần mẫu.
- HD HS làm bài
- HS nêu cách làm - làm vào vở 
a. 125 + 18 = 143
- GV theo dõi HS làm bài 
Giá trị của biểu thức 125 + 18 là 143
b. 161 + 18 = 11
Giá trị của biểu thức 161 - 150 là 11
- GV gọi HS đọc bài 
- 2 HS đọc bài - HS nhận xét.
- GV nhận xét - ghi điểm 
 Bài 2: (78):
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2HS yêu cầu BT 
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS làm vào bảng phụ, lớp làm SGK
 4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài? (2HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
* Đánh giá tiết học 
 Thủ công: Tiết 16
	 Cắt, dán chữ e
I. Mục tiêu:
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ E
- Kẻ cắt, dán được chữ E các nét tương đối thẳng đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
II. GV chuẩn bị:
- Mẫu chữ V cắt đã dán và mẫu chữ E cắt sẵn chưa dán.
- Tranh qui trình kẻ, cắt dán và mẫu chữ E
- Giấy TC, thước kẻ, bút chì 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động:
T/G
Nội dung
H/Đ của thầy
H/Đ của trò
5'
1. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu chữ E
+ Nét chữ rộng mấy ô? 
+ Có gì giống nhau
- HS quan sát 
- 1ô
- Chữ E có 3 nét giống nhau 
10' 
2.Hoạt động 2: 
GV hướng dẫn mẫu 
- GV hướng dẫn:
- B ... viết :
a. HD học sinh chuẩn bị 
- GV đọc 10 dòng đầu bài thơ về quê ngoại 
- HS nghe 
- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ, cả lớp đọc thầm.
+ Nêu cách trình bày thể thơ lục bát?
- Dòng 6 tiếng lùi vào 2 ô so với lề vở.
- Dòng 8 tiếng lùi vào 1 ô so với lề vở 
- HS đọc thầm lại đoạn thơ
- GV đọc 1 số tiếng khó: hương trời, ríu rít, rực màu, lá thuyền.
- HS luyện viết vào bảng con.
- GV quan sát, sửa sai cho HS 
b. HD học sinh viết bài .
- GV cho HS ghi đầu bài 
- GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày. 
- HS ghi đầu bài 
- HS đọc thầm lại 1 lần đoạn thơ.
- HS gấp SGK, nhớ viết bài 
c. Chấm, chữa bài.
- GV đọc lại bài 
- HS đổi vở soát lỗi 
- GV thu vở chấm điểm 
- GV nhận xét bài viết 
 3.3 HD làm bài tập 
Bài 2: (a)
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài cá nhân
- GV yêu cầu 3 HS làm bảng phụ, lớp làm vở.
- 3 HS làm bảng phụ.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
+ Công cha - trong nguồn - chảy ra - kính cha - cho tròn - chữ hiếu 
- HS chữa bài đúng vào vở.
 4. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học 
Tự nhiên xã hội : tiết31
	 	Hoạt động công nghiệp, thương mại 
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết.
- Nêu lợi ích và tác hại của hoạt động công nghiệp, thương mại.
- GD HS ý thức học tập tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các hình trang 60, 61 (SGK)
- Tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán..
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra
 3. Bài mới
 3.1 Giới thiệu bài- gb
 3.2 Hoạt động 1: Làm việc theo cặp 
* Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
* Tiến hành:
- Bước 1: GV nêu yêu cầu
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở tỉnh , nơi em đang sống.
- Bước 2: GV gọi 1 số cặp trình bày
- 1số cặp trình bày trước lớp.
- HS nhận xét bổ sung.
* GV giới thiệu thêm một số hoạt động như: Khai thác quặng (ở Văn Bàn ), kim loai đồng hồ (Bát Xát), lắp ráp ô tô, xe máyđều gọi là hoạt động công nghiệp.
 3.3 Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
* Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp, ích lợi và tác hại của hoạt động đó.
* Tiến hành:
- Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Từng cá nhân quan sát hình trong SGK.
- Bước 2: GV gọi 1 số HS nêu 
- HS nêu tên hoạt động đã quan sát được 
- Bước 3: GV gọi HS nêu 
- 1 số nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp.
* GV giới thiệu và phân tích về các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt động đó như:
- Khoan dầu khí cung cấp chất đốt nhiên liệu để chạy máy.
- Dệt cung cấp vải, lụa
* Kết luận: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt .gọi là hoạt động công nghiệp 
- Theo em những hoạt động đó mang lại lợi ích và tác hại gì?
- HS phát biểu
 3.4 Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 
* Mục tiêu: Kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.
* Tiến hành 
- Bước 1: GV chia nhóm 
- HS thảo luận theo yêu cầu trong SGK
- Bước 2: GV gọi 1 số nhóm trình bày KQ
- 1 số nhóm trình bày trước lớp.
VD: ở siêu thị bán : Bánh kẹo, hoa quả, đồ ăn sẵn, quần áo
*Kết luận: Các hoạt động mua bán gọi là hoạt động thương mại
 3.5 Hoạt động 4: Chơi trò chơi bán hàng
* Mục tiêu: Giúp HS làm quen với hoạt động mua bán.
* Tiến hành:
- Bước 1: GV đặt tình huống 
- Các nhóm chơi đóng vai : 1 vài người bán, một số người mua.
- Bước 2: 
- 1 số nhóm đóng vai
- GV nhận xét.
- Nhóm khác nhận xét.
 4. Củng cố - dặn dò 
- Nêu lại ND bài ?
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học.
Ngày soạn: 14/ 12/ 2010.
Ngày giảng:
Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010.
Thể dục: Tiết 36
Ôn bài thể dục rèn luyện tư thế cơ bản và đội hình đội ngũ.
(Giáo viên bộ môn soạn, giảng)
Tập làm văn
Nghe- kể: Kéo cây lúa lên.
 Nói về thành thị, nông thôn
I. Mục đích- yêu cầu:
- Nghe- kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên.BT1
- Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn theo gợi ý.BT2
- Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra
 3. Bài mới
 3.1 Giới thiệu bài- gb
 3.2 HD học sinh làm bài tập 
Bài tập 1: - Gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập và gợi ý
- HS đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.
- GV kể lần thứ nhất cho HS nghe 
- HS nghe 
- GV hỏi:
+ Truyện này có những nhân vật nào?
- Chàng ngốc và vợ 
+ Khi thấy lúa ở ruộng ở nhà mình bị xấu, chàng ngốc đã làm gì?
- Kéo cây lúa lên cho cao hơn ruộng lúa nhà bên cạnh.
- Về nhà anh chàng khoe gì với vợ?
- Chàng ta khoe đã kéo cây lúa cao hơn ruộng lúa nhà bên cạnh.
+ Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao?
- Cả ruộng lúa nhà mình héo rũ.
+ Vì sao cây lúa nhà chàng ngốc bị héo?
- Cây lúa bị kéo lên đứt rễ nên héo rũ.
- GV kể lại lần 2
- HS nghe 
- 1HS giỏi kể lại câu chuyện
- Từng cặp HS tập kể 
- GV gọi HS thi kể 
- 3 - 4 HS thi kể 
- HS nhận xét - bình chọn 
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 2: Gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập + gợi ý SGK 
- HS nói mình chọn nói về đề tài gì 
- GV mở bảng phụ đã viết gợi ý và giúp HS hiểu gợi ý (a) của bài
- HS nghe 
- 1 HS làm mẫu - HS nhận xét 
- GV gọi HS trình bày 
- 1số HS trình bày bài trước lớp
- HS nhận xét, bình trọn 
- GV nhận xét, ghi điểm 
 4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài 
- 1HS 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 Toán :Tiết 80: 
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; có các phép cộng, trừ, nhân, chia.
- HS vận dụng làm tính và giải toán thành thạo.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra
 3. Bài mới
 3.1 Giới thiệu bài- gb
 3.2 Hoạt động HS làm bài tập: 
Bài 1: (81)
- 2HS nêu yêu cầu BT 
- HS làm nháp, chữa bài 
- GV yêu cầu HS làm vào vở + 1 HS lên bảng làm.
a. 125 - 85 + 80 = 40 + 80
 = 120
 21 x 2 x 4 = 42 x 4
 = 168
b. 68 + 32 – 10 = 100 – 10
 = 90
 147 : 7 x 6 = 21 x 6
 126
- GV gọi HS nhận xét 
- HS nhận xét bài bạn 
- GV nhận xét - ghi điểm 
Bài 2 (81): 
- 2HS nêu yêu cầu 
- Gọi HS nêu cách tính ?
- 1HS nêu 
- Yêu cầu HS làm vào bảng con 
a. 375 - 10 x 3 = 375 – 30
 = 345
- GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng
 64 : 8 + 30 = 8 + 30
 = 38
306 + 93 : 3 = 306 + 31
 = 337 
 5 x 11 – 20 = 55 -20
 35 
Bài 3: (81): 
- 2HS nêu yêu cầu BT 
- Gọi HS nêu cách tính ?
- HS làm nháp, chữa bài 
- Yêu cầu làm vào nháp
 a. 81 : 9 + 10 = 9 + 10 
 = 19
 20 x 9 : 2 = 180 : 2
 = 90
b. 11 x 8 – 60 = 88 – 60
 = 28
 12 + 7 x 9 = 12 + 63
 = 75
- GV gọi HS đọc bài, nhận xét.
- 2HS đọc bài; - HS khác nhận xét.
- GV nhận xét - ghi điểm 
Bài 4: (81) HSKG
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT.
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS làm vào SGK + 1HS lên bảng lớp làm 
50 + 20 x 4
80 : 2 x 3
 90 39
 130
11 x 3 + 6
70 + 60 : 3
 120 68
81 - 20 +7
- GV gọi HS nhận xét 
- HS nhận xét bài bạn 
- GV nhận xét, ghi điểm 
 4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài ?
- 1HS 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau 
* Đánh giá tiết học
Tự nhiên xã hội:Tiết 32
 Làng quê và đô thị
I. Mục tiêu 
- Nêu được một số đặc điểm về làng quê và đô thị.
- HS kể được về nơi mình đang sống.
- Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 62, 63.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức
 2. Kiểm tra
 3. Bài mới
 3.1 Giới thiệu bài- gb
	 3.2 Hoạt động 1: Làm việc theo cặp nhóm:
* Mục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường xá ở làng quê và đô thị.
* Tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 
+ GV hướng dẫn HS quan sát tranh 
- HS quan sát tranh và ghi lại kết quả theo bảng. 
+ Phong cảnh nhà cửa (làng quê) (đô thị)
+ Hoạt động của người dân.
- Bước 2: GV gọi đại diện nhóm trình bày
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung 
- GV nghe - nhận xét.
* Kết luận: ở làng quê người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công ở đô thị người dân thường đô thị người dân đi làm công sở, cửa hàng, nhà máy
 3.3 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
* Mục tiêu: Kể được tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.
* Tiến hành:
- Bước 1: Chia nhóm 
+ GV chia các nhóm 
- Mỗi nhóm căn cứ vào kết quả thảo luận ở hoạt động1 để tìm ra sự khác biệt. 
Bước 2: Giáo viên gọi các nhóm trình bày kết quả
- 1 số nhóm trình bày theo bảng 
Nghề nghiệp ở quê 
Nghề nghiệp ở đô thị 
+ Trồng trọt 
+
+ Buôn bán 
+..
Bước 3: GV gọi các nhóm liên hệ 
- Từng nhóm liên hệ về nơi các em đang sống có những nghề nghiệp và hoạt động nào.
- GV nói thêm cho HS biết về sinh hoạt của làng quê và đô thị 
- HS nghe 
* GV gọi HS nêu kết luận
- 2HS nêu - nhiều HS nhắc lại 
 3.4 Hoạt động 3: Vẽ tranh.
* Mục tiêu: Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết của HS về đất nước.
* Tiến hành:
GV nêu chủ đề: Hãy vẽ về nơi em đang sống
- HS nghe 
- HS vẽ vào giấy 
- GV yêu cầu HS trưng bày tranh 
- HS trưng bày theo tổ 
- HS nhận xét 
- GV nhận xét, tuyên dương
 4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài học ? (2HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. 
* Đánh giá tiết học. 
 Giáo dục tập thể
 Sinh hoạt lớp cuối tuần
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra được những ưu điểm và khuyết điểm của mình trong tuần qua.
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được.
II. Nội dung:
 1. ổn định:
2. GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của HS.
a. Ưu điểm:
	- Đi học đúng giờ.
	- Sách vở đầy đủ, sạch sẽ.
	- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
	- Khăn quàng, guốc dép đầy đủ.
	- Đa số các em ngoan, lễ phép.
	- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
	- ý thức học tập tốt, chăm học.
 b. Nhược điểm:
- Nghỉ học không lý do vẫn còn.
	- ý thức học tập chưa tốt điển hình như em : Chiến.
	- Còn lười học: Hiền, Linh, 
3. Đánh giá kết quả học tập :
	- Thực hiện tốt các nhiệm vụ của HS.
	- Kết quả học tập theo chủ điểm đạt kết quả tốt.	
4. Phương hướng: 
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã có.
- Chấm dứt việc nghỉ học không có lí do.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
5. Văn nghệ:
 Hát về chủ điểm ngày Quân đội nhân dân VN 
 Đồng thanh, cá nhân.
 Hát + biểu diễn.
GV nhận xét chung 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc