Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100.000
- Tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong một nhóm các số có 5 chữ số.
- Củng số thứ tự trong nhóm các số có 5 chữ số.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 1,2
III. Các hoạt động dạy học
TuÇn 28: Thø hai ngµy th¸ng n¨m 2010 TOÁN TiÕt 136: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100.000 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết so sánh các số trong phạm vi 100.000 - Tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong một nhóm các số có 5 chữ số. - Củng số thứ tự trong nhóm các số có 5 chữ số. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết nội dung bài tập 1,2 III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: Sửa bài 3/146 - 5 em nối tiếp nhau lên điền số. * Giáo viên nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết so sánh các số có năm chữ số. 2. Hướng dẫn so sánh các số trong phạm vi 100.000 a. So sánh hai số có số các chữ số khác nhau. - Giáo viên viết lên bảng: 99.999.. 100.000 và yêu cầu học sinh điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ trống. * Giáo viên hỏi: Vì sao em điền dấu < - Giáo viên khẳng định các cách làm của các em đều đúng nhưng để cho dễ, khi so sánh hai số tự nhiên với nhau ta có thể so sánh về các chữ số của hai số đó với nhau. * GV: Hãy so sánh 100.000 với 99.999 b. So sánh hai số có cùng số chữ số. - Giáo viên nêu vấn đề: Chúng ta đã dựa vào số các chữ số để so sánh các số với nhau, vậy với các số có cùng các chữ số chúng ta sẽ so sánh thế nào? - Giáo viên yêu cầu học sinh điền dấu >, <, = vào chỗ trống: 76.20076199 * Giáo viên hỏi: Vì sao em điền như vậy ? * Giáo viên hỏi: Khi so sánh các số có 4 chữ số với nhau, chúng ta so sánh như thế nào ? - Giáo viên khẳng định với các số có 5 chữ số, chúng ta cũng so sánh như vậy. Dựa vào cách so sánh các số có 4 chữ số, bạn nào nêu được cách so sánh các số có 5 chữ số với nhau ? - Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh: + Chúng ta bắt đầu so sánh từ đâu ? + So sánh hàng chục nghìn của hai số với nhau như thế nào ? + Nếu hai số có hàng chục nghìn bằng nhau thì ta so sánh tiếp thế nào ? + Nếu hai số có hàng chục nghìn, hàng nghìn bằng nhau thì ta so sánh tiếp thế nào ? + Nếu hai số có hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm bằng nhau thì so sánh tiếp thế nào ? + Nếu hai số có hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục bằng nhau thì sao ? + Nếu hai số có các hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị bằng nhau thì sao ? - Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh 76.20076.199 và giải thích về kết quả so sánh. - Khi có 76.200 > 76.199 ta có thể viết ngay dấu so sánh 76.19976.200 ? 3. Luyện tập - thực hành * Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài. - Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm trên bảng. - Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích về một số dấu điền được. * Bài 3: - Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn * Giáo viên hỏi: Vì sao 92.386 là số lớn nhất trong các số 83.269 ; 92.368 ; 29.836 ; 68.932. * Giáo viên hỏi: Vì sao 54.370 là bé nhất trong các số: 74.203; 100.000 ; 54.307 ; 90.241 * Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh * Bài 4: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài - Yêu cầu học sinh giải thích cách xếp của mình. 4. Củng cố - dặn dò: * Giáo viên tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tập 2/147 * Bài sau: Luyện tập - 5 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 bài. - Nghe giáo viên giới thiệu - 2 học sinh lên bảng điền dấu. Học sinh dưới lớp làm vào giấy nháp. 99.999 < 100.000 + Vì 99.999 kém 100.000 một đơn vị + Vì trên tia số 99.999 đứng trước 100.000 + Vì khi đếm số, ta đếm 99.999 trước rồi đếm đến 100.000 + Vì 99.999 chỉ có 5 chữ số còn 100.000 có 6 chữ số. - 99.999 bé hơn 100.000 vì 99.999 có ít chữ số hơn - 100.000 > 99.999 ( 100.000 lớn hơn 99.999 ) - Học sinh điền 76200 > 76199 - Học sinh nêu ý kiến - 1 học sinh nêu, học sinh khác nhận xét bổ sung. - Học sinh suy nghĩ và trả lời - Chúng ta bắt đầu so sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau, lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp ( Từ trái sang phải ) - Số nào có hàng chục nghìn lớn hơn thì lớn hơn và ngược lại. - Ta so sánh đến tiếp hàng nghìn, số nào có hàng nghìn lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại. - Ta so sánh tiếp đến hàng trăm, số nào có hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại. - Ta so sánh tiếp đến hàng chục, số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại. - Thì ta so sánh tiếp đến hàng đơn vị, số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại. - Thì hai số đó bằng nhau. - 76.200 > 76.199 vì hai số có chục nghìn, hàng nghìn bằng nhau nhưng hàng trăm 2 > 1 nên 76.200 > 76.199 - 76.199 < 76.200 - Điền dấu so sánh các số. - 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một cột, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. 4589 35275 8000 = 7999 + 1 99.999 < 100.000 3527 > 3519 86.573 < 96.573 - Học sinh nhận xét đúng sai * Học sinh giải thích: Ví dụ: 4589 35.275 vì hai số có hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục bằng nhau nhưng hàng đơn vị 6 > 5. - Học sinh tự làm bài, 1 học sinh lên bảng khoang tròn vào số lớn nhất trong phần a và số bé nhất trong phần b. - Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Vì các số 92.386 là số có hàng chục nghìn lớn nhất trong các số. - Vì số 54.370 là số có hàng chục nghìn bé nhất. - Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn ( a ) và từ lớn đến bé ( b ) - 2 học sinh lên bảng làm bài, học ính cả lớp làm bài vào vở bài tập. a. 8258 ; 16.999 ; 30.620 ; 31.855 b. 76.253 ; 65.372 ; 56.372 ; 56.237 a. Số 8258 là số bé nhất trong bốn số vì nó có bốn chữ số các số còn lại có năm chữ số. So sánh hàng chục nghìn của các số còn lại thì số 16.999 có hàng chục nghìn bé nhất. Hai số còn lại đều có hàng chục nghìn là 3. Ta so sánh hai số còn lại với nhau thì được 30.620 < 31.855 vì 30.620 có hàng nghìn nhỏ hơn 31.855. b. Số 76.253 lớn nhất trong các số vì số này có hàng chục nghìn lớn nhất, sau đó đến số 65.372 vì số này có hàng chục nghìn lớn hơn hai số còn lại. Ta so sánh hai số còn lại với nhau thì thấy hai số có hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm bằng nhau, hàng chục 7 > 2 nên 56.372 > 5.327 ----------------------------------------------------------- Thø ba ngµy th¸ng n¨m 2010 TOÁN TiÕt 137 : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố về so sánh các số có năm chữ số. - Củng cố về thứ tự các số có năm chữ số. - Củng cố các phép tính với số có bốn chữ số. II. Đồ dùng dạy học - Bảng viết nội dung bài tập 1 III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: Sửa bài 2/147 - Giáo viên kiểm tra bài luyện tập thêm của tiết 136 * Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về so sánh số, thứ tự các số có năm chữ số, các phép tính với số có bốn chữ số. 2. Hướng dẫn luyện tập * Bài 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần a - Trong dãy số này, số nào đứng sau 99.600 ? - 99.6000 cộng thêm mấy thì bằng 99.601 ? - Vậy bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 1 đơn vị. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài - Yêu cầu học sinh tự làm phần hai và ba - Các số trong dãy số thứ hai là những số như thế nào ? - Các số trong dãy số thứ ba là những số như thế nào ? * Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh. * Bài 2: - Yêu cầu học sinh tự làm phần a, sau đó giải thích cách điền dấu so sánh của một số trường hợp trong bài. - Yêu cầu học sinh đọc phần b, sau đó hỏi: Trước khi điền dấu so sánh, chúng ta phải làm gì ? - Yêu cầu học sinh làm bài * Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh * Bài 3: - Yêu cầu học sinh tự nhẩm và viết kết quả. * Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh * Bài 4: - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nêu số em tìm được. - Vì sao số 99.999 là số có năm chữ số lớn nhất ? - Vì sao số 10.000 là số có năm chữ số bé nhất ? 3. Củng cố - dặn dò * Giáo viên tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những học sinh còn chưa chú ý. * Dặn học sinh về nhà làm bài 5/148 * Bài sau: Luyện tập - 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 bài - Nghe giáo viên giới thiệu bài - Đọc thầm - Số 99.601 - 99.600 + 1 = 99.601 - Nghe giảng - 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập - 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập - Là những số tròn trăm - Là các số tròn nghìn - Tự làm bài vào vở bài tập - Chúng ta phải thực hiện phép tính để tìm kết quả của các vế có dấu tính, sau đó so sánh kết quả tìm được với số cần so sánh và điền dấu. - 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập - 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một phần, häc sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. a. Số 99.999 b. Số 10.000 - Vì tất cả các số có năm chữ số khác đều bé hơn 99.999 ( Vì số liền sau số 99.999 là số 100.000 là số có sáu chữ số hoặc trên tia số, số 99.999 là số cuối cùng có năm chữ số ) - Vì tất các các chữ số có 5 chữ số đều lớn hơn số 10.000 ( vì số 10.000 là số liền sau của số lớn nhất có bốn chữ số 9999 hoặc trên tia số 10.000 là số đầu tiên có năm chữ số ) Thø t ngµy th¸ng n¨m 2010 TOÁN TiÕt138: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố về thứ tự các số trong phạm vi 100.000 - Tìm thành phần chưa biết của phép tính - Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị - Luyện ghép hình II. Đồ dùng dạy học - Mỗi học sinh chuẩn bị 8 hình tam giác vuông như bài tập 4 III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: Sửa bài 5/148 * Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp các em củng cố về thứ tự các số có năm chữ số, tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị, luyện ghép hình. 2. Hướng dẫn luyện tập * Bài 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu học sinh nêu quy luật của từng dãy số. * Bài 2: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài - Yêu cầu học sinh giải thích cách làm của từng phần trong bài. * Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh. * Bài 3 - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề bài - Bài toán cho biết những gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Bài toán trên thuộc dạng toán nào đã học ? - Yêu cầu học sinh tự làm bài * Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh. * Bài 4: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và tự xếp hình, có thể tổ chức cho học sinh thi xếp hình nhanh. * Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh. 3. Củng cố - dặn dò: * Giáo viên tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài. * Dặn học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm. * Bài sau: Diện tích của một mình - 4 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 bài. - Nghe giáo viên giới thiệu bài - 3 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một phần, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Tìm x - 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. x + 1536 = 6924 x = 6924 – 1536 x = 5388 X x 2 = 2826 X = 2826 : 2 X 1413 x – 636 = 5618 x = 5618 + 636 x = 6254 x : 3 = 1628 x = 1628 x 3 x = 4884 - 4 học sinh lần lượt nêu cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, tìm số bị trừ chưa biết trong phép trừ, tìm thừa số chưa biết trong phép nhân, tìm số bị chia chưa biết trong phép chia. - Một đội thuỷ lợi đào được 315m mương trong 3 ngày. Hỏi trong 8 ngày, đội đó đào được bao nhiêu mét mương, biết số mét mương mỗi ngày đào như nhau ? - 3 ngày đào được 315m mương, số mét mương đào được trong mỗi ngày là như nhau. - Bài toán hỏi trong 8 ngày đào được bao nhiêu mét mương. - Là bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. - 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. Tóm tắt 3 ngày: 315m 8 ngày: .m ? Bài giải Số mét mương đào được trong một ngày là: 315 : 3 = 105 ( m ) Số mét mương đào được trong tám ngày là: 105 x 8 = 840 ( m ) ĐS: 840 m - Học sinh xếp được hình như sau. Thø n¨m ngµy th¸ng n¨m 2010 TOÁN TiÕt 139: DIỆN TÍCH MỘT MÌNH I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Bước đầu làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích thông qua bài toán so sánh diện tích của các hình. - Có biểu tượng về diện tích bé hơn, diện tích bằng nhau II. Đồ dùng dạy học - Các hình minh hoạ trong SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 4 học sinh lên bảng làm: x + 1204 = 5467 ; x – 6547 = 9785 x : 5 = 1023 ; X x 7 = 9807 * Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em làm quen với một khái niệm mới trong toán học đó là diện tích của một hình. 2. Giới thiệu về diện tích của một hình. a. Ví dụ 1: - Giáo viên đưa ra trước lớp hình tròn như SGK hỏi: Đây là hình gì ? - Giáo viên tiếp tục đưa ra hình chữ nhật như SGK và hỏi: Đây là hình gì ? * Giáo viên: Cô đặt hình chữ nhật lên trên hình tròn thì thấy hình chữ nhật nằm được trọn trong hình tròn ( không bị thừa ra ngoài ) khi đó ta nói diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn. - Giáo viên có thể đưa ra một số cặp hình khác, trong mỗi cặp hình có hình này nằm trọn được trong hình kia để học sinh nêu diện tích hình nào bé hơn. b. Ví dụ 2 - Giáo viên đưa ra hình A sau đó hỏi: Hình A có mấy ô vuông ? * Giáo viên: Ta nói diện tích hình A bằng 5 ô vuông. - Giáo viên đưa ra hình B sau đó hỏi: Hình B có mấy ô vuông ? - Vậy diện tích hình B bằng mấy ô vuông ? * Giáo viên: Diện tích hình A bằng 5 ô vuông, diện tích hình B bằng 5 ô vuông nên ta nói diện tích hình A bằng diện tích hình B. c. Ví dụ 3 - Giáo viên đưa ra hình P như SGK, sau đó hỏi: Diện tích hình P bằng mấy ô vuông ? - Giáo viên dùng kéo cắt hình P thành 2 hình M và N như SGK, vừa thao tác vừa nêu: Tách hình P thành hai hình M và N. Em hãy nêu số ô vuông có trong mỗi hình M và N. - Lấy số ô vuông của mình M cộng với số ô vuông của hình N thì được bao nhiêu ô vuông ? - 10 ô vuông là diện tích của hình nào trong các hình P, M, N ? - Khi đó ta nói diện tích hình P bằng tổng diện tích của hình M và hình N 3. Luyện tập thực hành * Bài 1 - Yêu cầu học sinh cả lớp quan sát hình. - Yêu cầu 1 học sinh đọc các ý a, b, c trước lớp. * Giáo viên hỏi: Diện tích hình tam giác ABC lớn hơn diện tích hình tứ giác ABCD, đúng hay sai ? Vì sao ? * Giáo viên hỏi: Diện tích hình tam giác ABC bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD đúng hay sai ? Vì sao ? * Giáo viên hỏi thêm: Diện tích của hình tứ giác ABCD như thế nào so với diện tích của hai hình tam giác ABC và ACD ? * Bài 2: - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Giáo viên chữa bài, nêu từng câu hỏi cho học sinh trả lời. + Hình P gồm bao nhiêu ô vuông ? + Hình L gồm bao nhiêu ô vuông ? + So sánh diện tích hình P với diện tích của hình L ? * Bài 3: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu học sinh quan sát kĩ hình và đoán kết quả. * Giáo viên chữa bài: Giáo viên đưa ra một số hình tam giác cân như hình A sau đó yêu cầu học sinh dùng kéo cắt theo đường cao hạ từ đỉnh cân xuống ( Giáo viên có thể đánh dấu đường này trên hình ) Sau đó, yêu cầu học sinh ghép hai mảnh của tam giác vừa cắt thành hình vuông và so sánh diện tích hình vuông này với hình B * Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh cắt hình B để gấp thành hình tam giác A. 4. Củng cố - dặn dò - Giáo viên tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những học sinh còn chưa chú ý. * Dặn dò học sinh về nhà xem lại bài * Bài sau: Đơn vị đo diện tích – Xăng – Ti – Mét Vuông. - 4 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 bài. - Cả lớp làm bảng con - Nghe giáo viên giới thiệu - Đây là hình tròn - Đây là hình chữ nhật - Học sinh quan sát hình và nêu: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn. - Hình A có 5 ô vuông - Học sinh nhắc lại - Hình B có 5 ô vuông - Diện tích hình B bằng 5 ô vuông - Diện tích hình A bằng diện tích hình B - Diện tích hình P bằng 10 ô vuông - Học sinh quan sát và trả lời: Hình M có 6 ô vuông và hình N có 4 ô vuông. - Thì được 10 ô vuông - Là diện tích của hình P - Quan sát hình trong SGK - 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi trong SGK - Sai vì tam giác ABC có thể nằm trọn trong tứ giác ABCD. Vậy diện tích của hình tam gác ABC không thể lớn hơn diện tích của hình tứ giác ABCD. - Đúng vì tam giác ABC có thể nằm trọn trong tứ giác ABCD, vậy diện tích của hình tam giác ABC bé hơn diện tích của hình tứ giác ABCD. - Diện tích hình tứ giác ABCD bằng tổng diện tích hình tam giác ABC và diện tích của hình tam giác ACD - Học sinh tự làm bài - Hình P gồm 11 ô vuông - Hình L gồm 10 ô vuông - 11 > 10 vậy diện tích hình P lớn hơn diện tích hình L - So sánh diện tích hình A và diện tích hình B. - 3 đến 4 học sinh nêu kết quả phỏng đoán của mình, học sinh có thể nói diện tích hình A lớn hơn B hoặc ngược lại, hoặc diện tích hai hình bằng nhau. - Học sinh thực hiện thao tác theo hướng dẫn để rút ra kết luận. Diện tích hình A bằng diện tích hình B --------------------------------------------------------- Thø s¸u ngµy th¸ng n¨m 2010 TOÁN TiÕt140: ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH – XĂNG – TI – MÉT VUÔNG I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết 1 cm2 là diện tích của mình vuông có cạnh dài 1cm - Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng – ti – mét vuông - Hiểu được số đo diện tích của một hình theo xăng - ti - mét vuông chính là số ô vuông 1 cm2 có trong hình đó. II. Đồ dùng dạy học - Hình vuông có cạnh 1cm cho từng học sinh. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với đơn vị diện tích. 2. Giới thiệu xăng - ti - mét vuông (cm2 ) * Giáo viên giới thiệu: + Để đo diện tích người ta dùng đơn vị đo diện tích. Một trong những đơn vị đo diện tích thường gặp là xăng - ti - mét vuông + Xăng - ti - mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 cm. + Xăng - ti - mét vuông viết tắt là 1cm2 - Giáo viên phát cho mỗi học sinh một hình vuông có cạnh dài là 1 cm và yêu cầu học sinh đo cạnh của hình vuông này. - Vậy diện tích của hình vuông này là bao nhiêu ? 3. Luyện tập thực hành * Bài 1 - Bài tập yêu cầu các em đọc và viết các số đo diện tích theo xăng - ti - mét vuông, khi viết kí hiệu xăng - ti - mét vuông ( cm2 ) các em chú ý viết số 2 ở phía trên, bên phải của cm. - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Giáo viên gọi 5 học sinh lên bảng, đọc các số đo diện tích theo xăng - ti - mét vuông yêu cầu học sinh viết. - Giáo viên chỉ bảng, yêu cầu học sinh đọc lại các số đo vừa viết. * Bài 2: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình Avà hỏi: Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu ? * Giáo viên: Khi đó ta nói diện tích của hình Xăng - ti - mét vuông là 6cm2 - Yêu cầu học sinh tự làm với hình B. - So sánh diện tích hình A và diện tích hình B ? * Giáo viên khẳng định: Hai hình cùng có diện tích là 6cm2 nên ta nói diện tích của hai hình bằng nhau. * Bài 3 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? * Giáo viên: Khi thực hiện các phép tính với các số đo có đơn vị đo là diện tích, chúng ta cũng thực hiện như với các số đo có đơn vị đo là đơn vị chiều dài, cân nặng, thời gian đã học. * Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh 4. Củng cố - dặn dò: * Giáo viên tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những học sinh còn chưa chú ý. * Dặn dò học sinh về nhà làm bài4/151 * Bài sau: Diện tích của hình chữ nhật - Nghe giáo viên giới thiệu bài - Học sinh cả lớp cùng đo và báo cáo: Hình vuông có cạnh là 1cm. - Là 1cm2 - Học sinh nghe giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. - Học sinh làm bài vào vở bài tập, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Học sinh viết - Hình Acó 6 ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2 - Hình B gồm 6 ô vuông1cm2 , vậy diện tích của hình B là 6cm2 - Diện tích hai hình này bằng nhau. - Thực hiện các phép tính với số đo có đơn vị đo là diện tích. - Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn, sau đó làm bài, 2 học sinh lên bảng làm bài.
Tài liệu đính kèm: