Giáo án Tự nhiên và xã hội 3 tuần 7 và 8

Giáo án Tự nhiên và xã hội 3 tuần 7 và 8

Ngày soạn :

TUẦN : 7

TIẾT : 13 Ngày dạy :

MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI : HOẠT ĐỘNG THẦN KINH

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Kiến thức:

+ Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.

- Kĩ năng:

+ Thực hành một số phản xạ.

+ Phân tích được các hoạt động phản xạ.

+ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại; làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ; ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.

- Thái độ:

+ HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ quan thần kinh.

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội 3 tuần 7 và 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	
TUẦN : 7 
TIẾT : 13
Ngày dạy : 	
MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI : HOẠT ĐỘNG THẦN KINH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
- Kĩ năng: 
+ Thực hành một số phản xạ.
+ Phân tích được các hoạt động phản xạ. 
+ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại; làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ; ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.
- Thái độ:
+ HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ quan thần kinh.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Các hình trong SGK trang 28- 29.
- Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 3 HS nêu phần Bạn cần biết của tiết trước.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: 
“Hoạt động thần kinh”
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- HS thảo luận nhóm.
- Quan sát hình 1a, 1b trang 28.
Hoạt động 2: Chơi trò chơi thử phản xạ đầu gối và ai phản ứng nhanh
- GV hướng dẫn cách chơi: Thử phản xạ đầu gối
- HS đọc lại phần bài học SGK.
- HS nhắc lại.
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả nội dung các hình vẽ của nhóm mình. 
- Các nhóm báo cáo bổ sung.
- HS chơi theo nhóm.
- HS chơi trò chơi: Ai phản ứng nhanh.
- HS chơi theo sự hướng dẫn của GV và lớp trưởng.Lớp nhận xét – tuyên dương những nhóm chơi nhanh.
- HS đọc lại phần bài học SGK.
- Biết được tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ.
4. Củng cố: 
- Hỏi lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tuyên dương những HS có phản xạ nhanh.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài và làm bài tập và chuẩn bị bài sau Hoạt động thần kinh (tiếp theo)
Điều chỉnh, bổ sung
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 7 
TIẾT : 14
Ngày dạy : 	
MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI : HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (TIẾP THEO)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
- Kĩ năng: 
+ Thực hành một số phản xạ.
+ Phân tích được các hoạt động phản xạ. 
+ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại; làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ; ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.
- Thái độ:
+ HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ quan thần kinh.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ Các hình trong SGK.
- Học sinh:
+ SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các cơ quan thần kinh?
- Kiểm tra một vài vở BT của HS.
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay các em học bài Hoạt động thần kinh. 
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Em phản ứng như thế nào?
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
+ Em phản ứng khi nào?
+ Cơ quan nào điều khiển phản ứng đó?
- Yêu cầu HS kể thêm.
Hoạt động 2: Thực hành thử phản xạ đầu gối
- Học tập theo nhóm sau đó trả lời câu hỏi.
- Em đã tác động như thế nào vào cơ thể?
- Phản ứng của chân như thế nào?
- Do đâu chân có phản ứng như thế?
Hoạt động 3: Trò chơi ai phản ứng nhanh
-Yêu cầu HS chia thành nhóm. Mỗi nhóm đứng thành một vòng tròn.
- GV hướng dẫn cách chơi, cho HS chơi thử, sau đó cả lớp cùng chơi.
- HS lắng nghe nhắc lại.
- HS thảo luận trả lời theo nhóm. 
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS kể.
- HS thực hành thử phản xạ.
- HS chia thành các nhóm lần lượt bạn này ngồi, bạn kia thử phản xạ đầu gối.
- HS tham gia chơi tích cực.
- HS nêu. 
- Lắng nghe và thực hiện.
- Nêu ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
4. Củng cố: 
- Hỏi lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học 
5. Dặn dò: 
- Về nhà làm BT và học thuộc bài. 
- Chuẩn bị bài sau Vệ sinh thần kinh
Điều chỉnh, bổ sung
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 8 
TIẾT : 15
Ngày dạy : 	
MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI : VỆ SINH THẦN KINH
 (GDBVMT – BỘ PHẬN)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
- Kĩ năng: Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
+ GDMT: Hs biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí có hại đối với cơ quan thần kinh. HS biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh; tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh; làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày.
- Thái độ:
+ HS có ý thức thường xuyên tập thể dục, học tập, vui chơi vừa sức, đi ngủ đúng giờ, ăn uống đủ chất.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Các hình trong sách trang 32 - 33. 
- Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài học tiết trước. Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ,yêu cầu tiết học - Ghi tựa.
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- Mục tiêu: Nêu được 1 số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh.
- Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát tranh trả lời.
+ Nhóm 1, 3 nêu tên các việc làm có lợi cho cơ quan thần kinh. 
+ Nhóm 2, 4 nêu tên các việc làm có hại cho cơ quan thần kinh. 
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- 1 HS nói về 1 hình. GV nhận xét, HS làm.
* Hoạt động 2: Đóng vai 
Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh.
Các bước tiến hành: 
+ Bước 1: Chia lớp làm 4 nhóm, phát phiếu có các câu hỏi về trạng thái tâm lí : Tức giận; + Vui vẽ + Lo lắng; + Sợ hãi. 
-Yêu cầu các em tập diễn đạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lí trên. 
+ Bước 2: Nhận xét tuyên dương.
* Hoạt động 3: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Kể được tên một số thức ăn đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan TK.
Cách tiến hành: 
+ Bước 1: Làm việc theo cặp, yêu cầu HS quan sát hình 9 /33 SGK và trả lời: 
-Nêu và chỉ tên những thức ăn đồ uống có hại cho hệ TK.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp. 
-Yêu cầu HS lên trình bày trước lớp. 
- HS nhắc lại, ghi tựa.
- 1 HS lên thực hiện như H1 SGK.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1a,1b và đọc mục bạn cần biết ở trang 28 SGK để trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày phần trả lời 1 câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện 
-3 - 4 HS trình bày trước lớp. 
Lớp lắng nghe nhận xét bổ sung.
-Các nhóm thực hành thử phản xạ đầu gối trước lớp.
- Lắng nghe.
- HS cả lớp.
- GDBVMT
4. Củng cố: Các em cần có chế độ học tập, vui chơi vừa sức, đi ngủ đúng giờ, ăn uống đủ chất để bảo vệ sức khoẻ cho mình.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Dặn về nhà học bài, làm lại các bài tập vào vở. Xem trước bài sau “Vệ sinh thần kinh (tiếp theo)”. Chú ý giữ gìn sách vở cẩn thận.
Điều chỉnh, bổ sung
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 8 
TIẾT : 16
Ngày dạy : 	
MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI : VỆ SINH THẦN KINH (TIẾP THEO)
 (GDBVMT – BỘ PHẬN)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
- Kĩ năng: Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh; tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh; làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày.
- Thái độ:
+ HS có ý thức thường xuyên tập thể dục, học tập, vui chơi vừa sức, đi ngủ đúng giờ, ăn uống đủ chất.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Các hình trong sách trang 34 – 35.
- Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tiết trước. Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
 a. Giới thiệu bài: “Vệ sinh thần kinh (tiếp theo)”
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Thảo luận
Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ. 
Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo cặp 
- Yêu cầu thảo luận các câu hỏi sau: 
+ Theo bạn, khi ngủ cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
+ Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm đó. 
+ Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt? 
- Hằng ngày bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ?
- Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày? 
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp. 
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm, thực hành lập thời gian biểu. 
-Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, nhủ, học tập và vui chơi một cách hợp lí.
- Cách tiến hành:
Bước 1: HS làm theo lớp.
Bước 2: Làm việc cá nhân: GV phát phiếu cho mỗi em theo mẫu như SGK. 
Bước 3: Làm việc theo cặp. 
- Yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh và cùng góp ý cho nhau để hoàn thiện thời gian biểu. 
Bước 4: Làm việc cả lớp. 
- GV gọi HS giới thiệu thời gian biểu của mình trước lớp. 
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
+ Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
- HS nhắc tựa
- HS quay mặt lại với nhau thảo luận trả lời.
- HS trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét và bổ sung. 
- HS làm theo nhóm (GV theo dõi).
-Đại diện các nhóm lên trình bày trên bảng lớp.
- Biết lập và thực hiện thời gian biểu hằng ngày.
4. Củng cố: 
- GV gọi một vài HS đọc mục bạn cần biết trang 35. 
- Thưởng trò chơi: “Ai nhanh nhất”.
- Hướng dẫn trò chơi: Cho hai đội lên tìm và ghi tên một số việc làm có lợi cho hệ thần kinh. 
- Nhận xét – Tuyên dương. 
5. Dặn dò: 
- Dặn dò: Về nhà học bài, làm lại các bài tập vào vở. 
- Xem trước bài sau “Ôn tập”
Điều chỉnh, bổ sung
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH lop 3 tuan 78 chuan.doc