Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS biết:

- Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời.

- Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

- Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình vẽ trong SGK trang 116, 117.

 

doc 4 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1064Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn tự nhiên và xã hội
Tiết 61: Trái đất là một hành tinh
trong hệ Mặt Trời
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời.
Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình vẽ trong SGK trang 116, 117.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
5’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh mặt trời.
*Vấn đáp.
- GV nêu câu hỏi, 2 HS trả lời, HS khác nxét, bsung.
- GV nxét, cho điểm.
1’
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
 Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời
* Trực tiếp.
 - GV giới thiệu, ghi tên bài lên bảng. Yêu cầu HS mở SGK.
10’
2. Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp.
* Mục tiêu:
- Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời.
- Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
* Nội dung :
- Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh mặt trời.
- Qsát hình 1 trong SGK tr116 và trả lời các câu hỏi:
+ Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là htinh thứ mấy?
+ Tại sao TrĐất được gọi là hành tinh của hệ Mặt Trời?
*Kết luận: Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.
*Thảo luận nhóm 2.
- GV giảng.
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh,thảo luận rồi trả lời các câu hỏi.
- GV yêu cầu đại diện 3 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV nêu KL.
12’
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
*Mục tiêu: 
- Biết trong hệ Mặt Trời, TrĐất là hành tinh có sự sống.
- Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
*Nội dung:
Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống?
Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp?
* Kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vứt rác, đổ rác đúng nơi quy định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
*Thảo luận nhóm 5
- GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý.
- Đdiện 4 nhóm trbày.
- Các nhóm khác bsung.
- GV nêu KL.
2’
D. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn tự nhiên và xã hội
Tiết 59: Mặt trăng là vệ tinh của trái đất
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
Trình bày mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình vẽ trong SGK trang 118, 119
Mô hình
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
4’
A. Ôn định tổ chức
B.Kiểm tra bài cũ:
- Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
- Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp?
*Vấn đáp.
- GV nêu câu hỏi, 2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, cho điểm.
1’
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
 Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
* Trực tiếp.
 - GV giới thiệu, ghi tên bài lên bảng. Yêu cầu HS mở SGK.
10’
2. Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp
* Mục tiêu: 
- Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
* Nội dung thảo luận:
- HS quan sát hình 1 trang 118 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+ Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất(cùng chiều hay ngược chiều).
+ Nhận xét độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng.
*Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
*Thảo luận nhóm 2
- GV yêu cầu HS quan sát tranh,thảo luận rồi trả lời các câu hỏi.
- GV yêu cầu đại diện 3 nhóm trình bày (mỗi nhóm trả lời 1 câu), các nhóm khác bổ sung.
- GV nêu KL.
8’
6’
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất
*Mục tiêu: 
Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
*Nội dung:
- GV giảng cho HS Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.
? Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất?
- GV mở rộng cho HS: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.
- Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 trong SGK trang 119 VBT.
*Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Ttrái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển Động quanh Trái Đất.
* Mục tiêu: 
- Củng cố cho HS kiến thức về sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
- Tạo hứng thú học tập.
* Nội dung: Đóng vai Mặt Trăng và đi vòng quanh quả địa cầu một vòng theo chiều mũi tên sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu như hình dưới của trang 119 SGK.
*Vấn đáp- thực hành.
- GV hỏi, 2 HS trả lời.
- HS vẽ vào vở và 2 HS cùng bàn trao đổi, nhận xét sơ đồ của nhau
- GV nêu KL.
* Trò chơi.
- GV chia nhóm và xác định vị trí làm việc cho từng nhóm.
- GV hướng dẫn cho nhóm trưởng lên điều khiển các nhóm.
- Đại diện 2 nhóm lên chơi trước lớp.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
1’
D. Củng cố – dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH tuan 31.doc