Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

I. Mục tiêu:

Sau bài học HS có khả năng:

- Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất ở mức độ đơn giản.

- Biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày.

- Biết một ngày có 24 giờ.

- Thực hành biểu diễn ngày và đêm.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong SGK trang 120,121

- Nến hoặc đèn pin.

 

doc 4 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1121Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn tự nhiên và xã hội
Tiết 63: Ngày và đêm trên Trái đất
I. Mục tiêu: 	
Sau bài học HS có khả năng:
Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất ở mức độ đơn giản.
Biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày.
Biết một ngày có 24 giờ.
Thực hành biểu diễn ngày và đêm.
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình trong SGK trang 120,121
Nến hoặc đèn pin.
III.Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
5’
1’
28’
2’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
Tại sao nói Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất? Nhận xét về chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất và chiều quay Của Trái Đất quanh Mặt Trời?
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tại sao lại có ngày và đêm? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó.
2. Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp.
 * Mục tiêu: Giải thích được tại sao có ngày và đêm.
 * Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1 trong SGK và thảo luận theo gợi ý sau:
+ Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu?
+ Khoảng thời gian TrĐất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì?
+ Khoảng thgian TrĐất không được MTr chiếu sáng gọi là gì?
+ Tìm trên quả địa cầu vị trí của Hà Nội và La Ha-ba-na. Khi Hà Nội là ban ngày thì La Ha-ba-na là ngày hay đêm?
(La Ha-ba-na là đêm vì Hà Nội cách La Ha-ba-na đúng nửa vòng Trái Đất)
* Kết luận: Trái đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng một phần. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.
3. Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm
* Mục tiêu: 
Biết khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm.
* Cách tiến hành;
- Cách thực hành: Dùng ngọn nến tượng trưng cho Mặt Trời, quả địa cầu tượng trưng cho Trái Đất, đánh dấu một điểm A bất kì trên quả địa cầu. Đặt quả địa cầu và ngọn nến trong phòng tối. Quay từ từ quả địa cầu theo chiều quay của Trái Đất. Quan sát điểm A lần lượt đi vào và đi ra khỏi vùng được chiếu sáng
* Kết luận: Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy, trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng
4. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
* Mục tiêu: 
- Biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày.
- Biết một ngày có 24 giờ.
* Cách tiến hành:
- GV đánh dấu một điểm trên quả địa cầu rồi quay quả địa cầu đúng một vòng theo chiều quay của Trái Đất nhìn từ cực bắc xuống.
- GV nói: Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó được quy ước là một ngày. 
+ Một ngày có bao nhiêu giờ?
+ Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào?
(Thì một phần Trái Đất luôn luôn được chiếu sáng , ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi; Còn phần kia sẽ là ban đêm vĩnh cửu.
* Kết luận : Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày, một ngày có 24 giờ . 
D. Củng cố:
- Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm?
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
*Kiểm tra, đánh giá.
- HS lên bảng trả lời.
- GV nhận xét,đánh giá
*Trực triếp
GV gthiệu, ghi tên bài.
*Thảo luận nhóm.
- HS quan sát hình 1 trong SGK trang120.
- HS thảo luận nhóm 4 theo gợi ý.
- Đại diện nhóm trình bày kết qủa thảo luận. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- GV kết luận.
*Thực hành.
- GV chia nhóm
- Hs thực hành biểu diễn ngày và đêm
- Một số nhóm lên biểu diễn trước lớp
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
*Thảo luận, vấn đáp.
- GV thực hành và nói để HS hiểu.
- HS thảo luận theo nhóm 2 các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
- HS trả lời.
- GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn tự nhiên và xã hội
Tiết 64: Năm, tháng và mùa
I.Mục tiêu: 	
Sau bài học, HS biết:
Thời gian TráI Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
Một năm thường có 365 ngày và chia thành 12 tháng.
Một năm thường có 4 mùa
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 122,123.
- Một số quyển lịch.
III.Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp,hình thức tổ chức dạy học
1’
5’
28’
2’
A. Ôn định tổ chức
B.Kiểm tra bài cũ:
Tại sao có hiện tượng ngày và đêm?
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta học bài: Năm, tháng và mùa.
2. Hoạt động 1:Thảo luận theo nhóm.
*Mục tiêu:
- Biết thời gian để TráI Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, một năm có 365 ngày.
 * Cách tiến hành:
- HS xem lịch và dựa vào vốn hiểu biết của mình, HS thảo luận nhóm 4 theo gợi ý :
 + Một năm thường có bnhiêu ngày? Bnhiêu tháng?
+ Số ngày trong các tháng có bằng nhau không?
+ Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày?
+ Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, TĐất đã tự quay quanh mình nó được bnhiêu vòng?
* Kết luận: Thời gian để TráI đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng. 
3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo cặp.
*Mục tiêu: 
- Biết một năm thường có 4 mùa.
* Cách tiến hành;
- HS quan sát hình 2 trong SGK trang 123 và thảo luận nhóm 2 theo gợi ý:
+ Trong các vị trí A, B, C, D của TĐất trên hình 2, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.
+ Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12.
+ Tìm vị trí của Việt nam và Ô-xtrây-li-a trên quả địa cầu. Khi Việt Nam là mùa hạ thì Ô-xtrây-li-a là mùa gì? Tại sao?
*Kết luận: Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có 4 mùa: Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông; Các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.
4. Hoạt động 3: Chơi trò chơi Xuân, Hạ, Thu, Đông. 
*Mục tiêu: 
HS biết đặc điểm khí hậu 4 mùa.
*Cách tiến hành:
+ Khi mùa xuân em cảm thấy thế nào?(ấm áp, )
+ Khi mùa hạ, mùa thu, mùa đông em cảm thấy thế nào? ( nóng, ; mát mẻ, ; rét,).
- GV phổ biến cách chơi:
+ Cách 1: Khi GV nói mùa xuân thì HS cười; khi nói mùa hạ HS lấy tay quạt; mùa thu thì HS để tay lên má; mùa đông thì HS xuýt xoa.
+ Cách 2: Khi nói mùa xuân thì HS nói “hoa nở” và làm động tác tay xoà thành đáo hoa; mùa hạ thì HS nói “ve kêu” và đặt hai tay lên tai và vẫy vẫy; mùa thu thì HS nói “lá rụng” và hai tay bắt chéo phía trước mặt và làm động tác lá dụng; mùa đông thì HS nói “lạnh quá” và đặt 2 tay chéo trước ngực , nghiêng mình qua lại như là đang bị lạnh.
- HS chơi. 
D. Củng cố:
- 1 năm có mấy mùa? Đđiểm khí hậu của mỗi mùa?
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
*Kiểm tra, đánh giá.
- HS lên bảng trả lời.
- GV nhận xét,đánh giá.
- Gv gthiệu, ghi đề bài
*Thảo luận, vấn đáp.
- GV chia nhóm.
- HS trong nhóm xem lịch và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận.
* Thảo luận nhóm đôi.
- HS quan sát hình 2 trong SGK trang 123 và từng cặp thảo luận các câu hỏi.
- GV gọi một vài HS trả lời trước lớp.
- GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện câu trả lời của bạn
- GV kết luận.
* Trò chơi.
- GV phổ biến luật chơi và tổ chức cho HS chơi.
- Những HS nào làm sai có thể phạt bằng 1 bài hát,
- GV nhận xét
- HS nhắc lại.
- GV nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH 3 tuan 32..doc