Giáo án Tự nhiên xã hội 3 - Bài 49: Động vật

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 - Bài 49: Động vật

I/ Mục tiêu

1.Kiến thức

 - Nêu những điểm giống và khác nhau của một số con vật. Nhận ra sự đa dạng của các con vật trong tự nhiên.

2.Kĩ năng

- Xác định được ba bộ phận chính của động vật: đầu, mình, cơ quan di chuyển.

3.Thái độ

- Có ý thức bảo vệ động vật

II.Chuẩn bị

1.Giáo viên: Các hình trong SGK trang 94, 95. Sưu tầm các loại động vật khác nhau mang đến lớp.

2.Học sinh: vở bài tập, sách giáo khoa

 

docx 4 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 - Bài 49: Động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Tự nhiên xã hội
Bài: Bài 49: Động vật
Tiến trình bài dạy
I/ Mục tiêu 
1.Kiến thức
 - Nêu những điểm giống và khác nhau của một số con vật. Nhận ra sự đa dạng của các con vật trong tự nhiên. 
2.Kĩ năng
- Xác định được ba bộ phận chính của động vật: đầu, mình, cơ quan di chuyển.
3.Thái độ
- Có ý thức bảo vệ động vật
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên: Các hình trong SGK trang 94, 95. Sưu tầm các loại động vật khác nhau mang đến lớp.
2.Học sinh: vở bài tập, sách giáo khoa
 III.Tổ chức dạy học trên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I, Hoạt động : khởi động (3p)
-Mục tiêu: giúp HS ổn định tổ chức, bắt đầu bài học một cách hứng thú hơn
-Gv cho HS múa hát bài “Em yêu cây xanh”
-Khen HS
Kiểm tra bài cũ
- Gv hỏi: + Hãy kể tên một số loại cây mà em biết?
+ Cây thường có những bộ phận nào?
+ Cây cối có lợi ích gì?
-Gv chốt
II, Hoạt động chính
Giới thiệu bài: (1p)Thế giới thực vật rất đa dạng. Trong tự nhiên ngoài thế giới thực vật còn có thế giới động vật. Vậy thế giới động vật có đa dạng không? Các con vật khác nhau có những điểm chung gì? Sau đây cô trò mình cùng tìm hiểu bài hôm nay.
 GV ghi tên bài lên bảng
Gọi HS đọc tựa bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và sự đa dạng của động vật. (12p)
-GV cho HS xem video về các con động vật
? Vậy trong video của cô có những con vật nào?
-GV yêu cầu HS để những tranh ảnh HS đã sưu tầm hôm trước về con động vật để lên bàn. Và giới thiệu về con vật mà mình đã sưu tầm được.
- Gv chiếu tranh các con vật trong SGK và gọi HS đọc tên các con vật đó.
- GV yêu cầu HS sử dụng chính tranh ảnh đã sưu tầm được vào phần Thảo luận nhóm
+ Lựa chọn tranh, ảnh 2 con vật đã sưu tầm.
+ Chỉ ra những điểm khác nhau của 2 con vật đó. 
- Gọi HS đọc yêu cầu phần thảo luận.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi trong thời gian 1 phút
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày
Gọi HS bổ sung
Gọi HSNX và bổ sung
(Gv có thể giới thiệu thêm cho học sinh biết thêm về hình thức sinh sản của loài kiến)
-GV gọi HSNX
(GV có thể giới thiệu thêm cho HS biết về loài cá heo)
-GV nói: Vừa rồi 5 nhóm lên trình bày đã tìm ra được sự khau giữa các con vật.
- Gọi HS nhắc lại các điểm khác nhau đó.
Hoạt động 2: Các bộ phận chính bên ngoài cơ thể con vật. (8p)
GV chiếu các hình ảnh các con vật từ tranh 1 – tranh 10 trong SGK.
-Gọi HS phát hiện ra điểm giống nhau thứ nhất. Và gọi HS lên chỉ tranh.
- Gọi HS phát hiện điểm giống nhau thứ hai của các con vật.
- Gv chiếu tranh và hỏi HS: Con ong, con cá heo, con chim và con voi di chuyển bằng gì?
- GV nói: Các con vật đều có cơ quan di chuyển. Mỗi con vật đều có cơ quan di chuyển riêng.
- Gv: Các con vật thường có điểm giống nhau về các bộ phận bên ngoài là đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Gọi HS nhắc lại
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
- Gv chốt và chuyển ý
Hoạt động 3: Thử tài họa sĩ. (8p)
-Gọi HS đọc yêu cầu của hoạt động
+ Các em hãy vẽ các con vật mà mình yêu thích.
+ Hãy chỉ ra các bộ phận của con vật đó. 
-GV cho HS vẽ tranh. Thời gian bằng 1 bản nhạc.
- Hết thời gian GV gọi HS mang tranh lên trình bày
-Gv hỏi: Vì sao con vẽ con vật đó?
- GV cho HS xem 1 video về các con động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Em cảm thấy thế nào khi xem xong video.
- Gv hỏi: Vậy là học sinh thì chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ các con động vật này?
- GV chốt.
-Hát
-HSTL
-HS lắng nghe
-Ghi tên bài vào vở
-HS xem
- HSTL
- HS để lên mặt bàn
- 4 – 5 HS giới thiệu
HS đọc tên các con vật ý
-2 HS đọc
- HS thảo luận
-Đại diện nhóm trình bày
+ Nhóm 1: Hình ảnh con cá vàng và con sóc. Và trình bày sự khác nhau giữa 2 con vật này. Khác nhau về môi trường sống và về hình dạng bên ngoài.
HS bổ sung
+ Nhóm 2: HS mang hình ảnh con kiến và con voi. Trình bày sự khác nhau giữa 2 con vật này. Khác nhau về hình thức sinh sản
HSNX và bổ sung
+ Nhóm 3: HS mang hình ảnh con Hổ và con cá heo. Trình bày sự khác nhau giữa hai con vật này. 
-HSNX và bổ sung.
+ Nhóm 4: HS mang hình ảnh con gà và con bò. Tìm ra được sự khau về độ lớn
+ Nhóm 5: HS mang hình ảnh con chim đại bàng và con Hươu cao cổ và tìm ra được sự khác nhau về cách di chuyển
Hs nhắc lại
-HSTL: các con vật đều có đầu. HS lên chỉ
- HSTL. Các con vật đều có mình. HS lên chỉ tranh.
- HSTL
-HS lắng nghe
- 3 HS nhắc lại
- 2 HS đọc
-HS đọc
-HS vẽ
-HS trình bày bài vẽ của mình và chỉ ra các bộ phận của con vật đó.
-HSTL
- HS xem
-HSTL
- HSTL
IV. Kiểm tra đánh giá, củng cố: (4 phút )
Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học
-GV củng cố bài. Yêu cầu học sinh nhắc lại sự giống nhau và khác nhau giữa các loài động vật.
GV nhận xét tiết học 
GV cho học sinh hát múa theo các con động vật
V. Định hướng học tập tiếp theo, dặn dò: ( 1 phút)
Yêu cầu học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_3_bai_49_dong_vat.docx