I. Mục đích –yêu cầu
1. Kiến thức
Biết được lá cây có thể quang hợp
Giúp học sinh nắm được vài trò của không khí đối với đời sống của thực vật
2. Kĩ năng
Hình thành ở học sinh 1 số kỹ năng khoa học cơ bản như:
Kỹ năng quan sát, kỹ năng làm nhóm, kỹ năng viết báo cáo và kỹ năng trình bày báo cáo
3. Thái độ
Hình thành ở học sinh những thái độ tích cực
Có hứng thú học tập, yêu thích tìm hiểu thí nghiệm, tò mò, ham hiểu biết về hiện tượng tự nhiên
4. Phương tiện dạy học: Môi trường tự nhiên với thời tiết thuận lợi
- Giáo viện: một cái tô trong suốt, nước, lá cây tươi, viên đá.
-Học sinh: chuẩn bị tương tự
5. Không gian tổ chức dạy học
Bên ngoài lớp học: Sân trường
NHÓM 4. GIÁO ÁN LÁ CÂY CÓ THỞ ĐƯỢC KHÔNG.? Mục đích –yêu cầu Kiến thức Biết được lá cây có thể quang hợp Giúp học sinh nắm được vài trò của không khí đối với đời sống của thực vật Kĩ năng Hình thành ở học sinh 1 số kỹ năng khoa học cơ bản như: Kỹ năng quan sát, kỹ năng làm nhóm, kỹ năng viết báo cáo và kỹ năng trình bày báo cáo Thái độ Hình thành ở học sinh những thái độ tích cực Có hứng thú học tập, yêu thích tìm hiểu thí nghiệm, tò mò, ham hiểu biết về hiện tượng tự nhiên Phương tiện dạy học: Môi trường tự nhiên với thời tiết thuận lợi - Giáo viện: một cái tô trong suốt, nước, lá cây tươi, viên đá. -Học sinh: chuẩn bị tương tự 5. Không gian tổ chức dạy học Bên ngoài lớp học: Sân trường Hoạt động dạy học Ổn định, khởi động Mục tiêu: Nêu vấn đề, khơi gợi óc tò mò, ham hiểu biết của học sinh Hướng dẫn thực hiện 1. GV đưa học sinh ra sân trường, xếp hàng ngay ngắn ở chỗ râm mát Bước 1; làm việc toàn lớp Giáo viên dẫn dắt, nêu vấn đề Các con cho cô biết, cây gồm những bộ phận nào? Các con có biết bộ phận nào hút nước để nuôi sống cây? Các con thử đoán xem cây có hít thở như chúng ta không và hít thở từ bộ phận nào của cây nào? Cô giáo ghi lại những ý kiến, phán đoán ban đầu của học sinh để so sánh, đối chiếu với kết quả nghiên cứu sau đó Hôm nay cô cùng các con đi tìm hiểu về sự hít thở của cây (hay còn gọi là quang hợp) như thế nào nhé Để biết lá cây có hít thở hay không bây giờ cô sẽ hướng dẫn các em làm thí nghiệm sau nhé Cô giáo giới thiệu phương tiện thí nghiệm một cái tô trong suốt, nước, lá cây tươi, viên đá. - Học sinh: chuẩn bị tương tự Thứ nhất các con đổ nước vào tô, tiếp theo con cho chiếc lá mà các con đã chuẩn bị vào tô rồi lấy đá đè lên chiếc lá cho chiếc lá chìm hẳn xuống nước, cuối cùng các con đem ra giữa nắng 1 vài giờ và quan sát hiện tượng. Bước 2: học sinh làm việc nhóm Giáo viên chia lớp có 25 bạn ra thành 5 nhóm, mỗi nhóm có 5 người Cho học sinh đặt tên nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký, giáo viên có thể gợi ý cho học sinh đặt tên nhóm liên quan đến bài thí nghiệm hôm nay về sự hít thở của lá cây. Học sinh thảo luận, thống nhất các hoạt động của thí nghiệm, thực nghiệm, lựa chọn phương tiện, cử thành viên lựa chọn PTDH. Các nhóm tiến hành thí nghiệm Quan sát thí nghiệm và đưa ra những kết quả mà các bạn nhìn thấy Nhận xét và đưa ra kết quả Bước 3: học sinh chuẩn bị báo cáo Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ lại quy trình thí nghiệm sự hít thở( quang hợp) của lá cây trên bảng phụ hoặc giấy khổ lớn Học sinh cử người lên báo cáo, trình bày thí nghiệm trước lớp. Bước 4; học sinh báo cáo Các em báo cáo theo nội dung: Khi lựa chọn đồ dùng thí nghiệm, các em lựa chọn những gì? Tại sao lại sử dụng và không sử dụng nếu lí do Sau khi quan sát thí nghiệm các em phát hiện ra hiện tượng gì? Học sinh mô tả công việc của từng thành viên và cả nhóm Kết quả nghiên cứu, tìm hiểu mà nhóm đã thu được Kết luận khoa học về vấn đề nghiên cứu Nêu những khó khăn khi làm việc và cách khắc phục của nhóm Kiến nghị hoặc đề xuất(nếu có) Bước 5: Học sinh ghi chép vào vở thực nghiệm nội dung và kết quả của thí nghiệm hôm nay. Giáo viên tổng kết nội dung Khi các em làm thí nghiệm các em đã quan sát và nhìn thấy những chấm bong bóng li ti trên bề mặt lá và trên thành của cái tô. Đó chính là lúc lá cây đang quang hợp, hấp thụ CO2 và giải phóng O2, ngược với con người là hít O2 và thải CO2. Như vậy là lá cây thở được các em nhé. Và cây hít thở bằng lá . Thực vật không có cơ quan tiêu hóa như người và động vật nhưng chúng vẫn ăn và uống để duy trì sự sống và phát triển. khí cacbonic có trong không khí được lá cây hấp. Nhờ chất diệp có trong lá cây mà thực vật có thể sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời để chế tạo chất bột đường từ khí các bô nic và nước Kết luận: Lá là bộ phận quan trọng của cây, lá nhả khí O2 làm tươi không khí. Không có lá cây thì sẽ không có quá trình quang hợp. Vì vậy, người ta ví lá cây như là lá phổi của cuộc sống. Hoạt động củng cố. Trò chơi vẽ sơ đồ về sự trao đổi sự trao đổi khí trong quang hợp và trong hô hấp của thực vật Bước 1: hướng dẫn Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm Phổ biến luật chơi Các nhóm vẽ sơ đồ về sự trao đổi khí rong quang hợp và trong hô hấp của thực vật. nhóm nào vẽ đúng và nhanh là nhóm đó chiến thắng. thời gian là 3 phút. Bước 2;tiến hành chơi Yêu cầu học sinh chơi Bước 3: các nhóm trưng bày sản phẩm Giáo viên cho học sinh nhận xét, bình chọn nhóm vẽ nhanh, đủ và đẹp nhất. GV cho học sinh nhìn vào sơ đồ và nhắc lại quá trình quang hợp và trao đổi khí và trong hô hấp của thực vật 5. Kết thúc: Dặn dò, kết thúc.
Tài liệu đính kèm: