I. Mục tiêu:
Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
II. Đồ dùng
- Các hình trong sgk 118, 119.
- Quả địa cầu.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
Cho HS trả lời câu hỏi nội dung bài trước.
GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. giới thiệu bài:
GV giới thiệu và ghi tựa bài.
2. Các hoạt động:
*HĐ1: Quan sát tranh theo cặp.
Tự nhiên xã hội MĂTTRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu: Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. II. Đồ dùng - Các hình trong sgk 118, 119. - Quả địa cầu. III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Cho HS trả lời câu hỏi nội dung bài trước. GV nhận xét. B. Bài mới: 1. giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa bài. 2. Các hoạt động: *HĐ1: Quan sát tranh theo cặp. - Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 tr. 118 trong sgk và trả lời với bạn theo gợi ý sau: + Chỉ mặt trời, trái đất, mặt trăng và hướng chuyển động của mặt trăng quanh trái đất. + Nhận xét chiều quay của trái đất quanh mặt trời và chiều quay của mặt trăng quanh trái đất (cùng chiều hay ngược chiều). + Nhận xét độ lớn của mặt trời và mặt trăng. - Bước 2: + GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi trước lớp. + GV hoặc HS bổ sung và hoàn thiện câu trả lời. * Kết luận:Mặt trăng chuyển động quanh trái đất theo hướng cùng chiều quay của trái đất quanh mặt trời. Trái đất lớn hơn mặt trăng, còn mặt trời lớn hơn trái đất nhiều lần. *HĐ2: Vẽ sơ đồ mặt trăng quay xung quanh trái đất. - Bước 1: + GV giảng cho HS cả lớp biết: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh. + GV hỏi: Tại sao mặt trăng được gọi là vệ tinh của trái đất? + GV mở rộng cho HS biết: Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên của trái đất. Ngoài ra, chuyển động xung quanh trái đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ. - Bước 2: + HS vẽ sơ đồ mặt trăng quay xung quanh trái đất như hình 2 trong sgk tr 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của mặt trăng quanh trái đất. + 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và nhận xét sơ đồ của nhau. * Kết luận:Mặt trăng chuyển động quanh trái đất nên nó được gọi là vệ tinh của trái đất. Chơi trò chơi mặt trăng chuyển động quanh trái đất. 3. Củng cố dặn dò; Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: