Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tiết 50: Côn trùng

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tiết 50: Côn trùng

Tự nhiên xã hội ( Tiết 50 )

 Đề bài: CÔN TRÙNG.

I.Mục tiêu:

 -Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.

 *HS có khả năng phát triển: Biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh.

 -Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người.

 *GDBVMT: +Nhận ra sự phong phú , đa dạng của côn trùng sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.

 +Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ côn trùng.

 +Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của côn trùng trong tự nhiên.

 

doc 4 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 6176Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tiết 50: Côn trùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội ( Tiết 50 )
 Đề bài:	 CÔN TRÙNG.
 Ngày soạn: 8. 2. 10
 Ngày dạy: 4. 3. 10
I.Mục tiêu: 
 -Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.
 *HS có khả năng phát triển: Biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh.
 -Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người.
 *GDBVMT: +Nhận ra sự phong phú , đa dạng của côn trùng sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
 +Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ côn trùng.
 +Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của côn trùng trong tự nhiên.
II.Các hoạt động dạy học:
 -Các hình trong SGK t 96,97.
 -Sưu tầm các ảnh về côn trùng ( hoặc côn trùng thật: bướm, châu chấu, chuồn chuồn) và các thông tin về việc nuôi một số côn trùng có ích, diệt trừ những côn trùng có hại.
III.Các hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ
( 5 phút)
B.Bài mới
HĐ 1:
Quan sát và thảo luận
(12-14 phút)
HĐ 2:
Làm việc với côn trùng thật và các tranh ảnh
(12-14 phút)
HĐ 3:
Trò chơi: Hộp thư chạy
( 5 phút)
Nhận xét -dặn dò
( 2 phút)
-Nêu câu hỏi:
 +Nêu đặc điểm của các loài động vật?
 +Cơ thể của các con vật thường có mấy phần ?
-Nhận xét.
-Gt bài, ghi đề bài.
-Mục tiêu: 
-Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.
*HS có khả năng phát triển: Biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh.
-Tiến hành:
-Bước1: Làm việc theo 4 nhóm, TG 5’.
-Gv yêu cầu hs quan sát các hình t 96,97 về côn trùng và quan sát các hình ảnh đã sưu tầm được theo gợi ý:
 +Hãy chỉ vào đầu, ngực, chân, cánh (nếu có) của từng côn trùng có trong hình ?
 +Chúng có mấy chân, chúng sử dụng chân để làm gì ?
 +Trên đầu côn trùng thường có gì ?
 +Kể tên một số côn trùng có ích đối với con người ?
 +Kể tên một số côn trùng có hại đối với con người ?
-Bước 2: Làm việc cả lớp:
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Nhận xét.
*YC hs có khả năng phát triển trả lời:
 +Chân côn trùng có gì đặc biệt ?
 +Ngoài chân, côn trùng còn có bộ phận nào để di chuyển?
 +Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ?
-Nhận xét, khen hs.
-Gv giảng: Côn trùng( còn gọi là sâu bọ ) là những động vật không có xương sống, chúng có 6 chân và phân thành các đốt, Phần lớn, các loại côn trùng đều có cánh để di chuyển.
*GDBVMT: Liên hệ GD: Trong tự nhiên côn trùng rất phong phú , đa dạng.
 Từ đó cho hs thấy được ích lợi và tác hại của côn trùng đối với con người. 
-Mục tiêu: -Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người.
*GDBVMT:
 +Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ côn trùng có ích.
 +Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
-Bước1: Thảo luận nhóm 4. TG 5’.
-YC: Phân loại côn trùng thành 3 nhóm : 
 +Nhóm có ích.
 +Nhóm có hại.
 +Nhóm không có ảnh hưởng gì đến con người.
-Bước2: Làm việc cả lớp.
-YC các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình, cử người thuyết minh về những côn trùng có hại và cách diệt trừ chúng, những côn trùng có ích và cách nuôi.
-Nhận xét, bổ sung kết hợp lồng ghép GDBVMT: Có nhiều côn trùng có hại cho sức khoẻ con người như ruồi, muỗivì vậy cần luôn vệ sinh nhà ở, chuồng trại gia súc để các loại côn trùng này không có chỗ sinh sống, khi ngủ, phải nằm màn để tránh muỗi đốt, thức ăn phải đậy kín tránh ruồi đậu vào. Đối với côn trùng phá hoại mùa màng ( như sâu đục thân, châu chấu ) : có thể dùng thuốc trừ sâu, bẫy đèn bắt bướm, nuôi côn trùng có lợi (thiên địch) để chúng diệt côn trùng có hại. Những loại côn trùng có lợi như nuôi ong để lấy mật hoặc nuôi tằm để lấy kén ươm tơ, dệt lụa.
-Mục tiêu: Củng cố nội dung bài. 
-Tiến hành:
-Bước1: Gv hướng dẫn cách chơi.
-Bước2: HS tham gia chơi:
-Nội dung các câu hỏi: 
 +Nêu đặc điểm khác nhau của côn trùng?
 +Nêu cấu tạo chung của côn trùng ?
 +Nêu tên những côn trùng có hại ?
 +Nêu tên những côn trùng có lợi ?
 +Nêu tên những côn trùng không ảnh hưởng gì đến con người ?
-Gv nhận xét trò chơi.
-Cho hs đọc mục: “ Bóng đèn toả sáng”.
-Nhận xét tiết học. 
-Chuẩn bị bài sau: Tôm cua.
-2 hs trả lời.
-1 hs nêu lại.
-Quan sát và thảo luận nhóm theo yc.
-Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm bạn bổ sung.
-Một số hs có khả năng phát triển trình bày theo yc. Lớp nghe.
-Hs lắng nghe.
-Nghe và trả lời các câu hỏi gv yc.
-Thảo luận nhóm.
-Các nhóm trưng bày bộ sưu tập, cử người thuyết minh.
-Hs lắng nghe.
-Nghe hd.
-Hs tham gia trò chơi.
-1 hs đọc, lớp đọc thầm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet50.doc