I/ Mục tiêu:
a)Kiến thức: -Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
b)Kỹ năng: -Nêu ích lợi của loại cá.
c)Thái độ: -Biết yêu thích động vật.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 100, 101 .
* HS : SGK,VBT.
BÀI NHÓM: BÙI THỊ ÁNH NGUYỆT : LƯƠNG THỊ NHƯ QUỲNH : VŨ THỊ BÍCH NGỌC Tự nhiên & xã hội. TIẾT 52 CÁ I/ Mục tiêu: a)Kiến thức: -Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát. b)Kỹ năng: -Nêu ích lợi của loại cá. c)Thái độ: -Biết yêu thích động vật. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 100, 101 . * HS : SGK,VBT. III/ Các hoạt động dạy - học: TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1p 3p 1p 15p 8’ 4p 3p 1.Ổn đinh 2/ Bài cũ: Tôm , cua. - Gọi 2 HS : - Tôm, cua là những động vật như thế nào? - Nêu ích lợi của tôm, cua? - GVnhận xét. 3/ Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. * Hoạt động 2: Tìm hiểu một số bộ phận bên ngoài của cá : Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát . GV đưa ra câu hỏi gợi mở : -Kể tên một số loài cá mà em biết ? -Loài cá nào sống ở nước ngọt ? -Loài cá nào sống ở nước mặn? -Nhận xét về hình dạng và kích thước của một số loài cá ? -Bên ngoài cơ thể của cá có gì bảo vệ? Bên trong của chúng có xương sống không? Bước 2 :Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS qua vật thực hoặc hình vẽ các loài cá . Bước 3:Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi. -GV cho HS làm việc theo nhóm 6. -GV chốt lại các câu hỏi của các nhóm : nhóm các câu hỏi phù hợp với nộ dung bài học: -Cá là động vật có xương sống không ? -Các loài cá khác nhau thì hình dạng và kích thước của nó như thế nào ? -Cá sống ở đâu ? -Cá thở bằng gì ? -Cá bơi bằng gì ? -Bên ngoài cơ thể của chúng được bao bọc bởi một lớp gì ? Bước 4 :Thực hiện phương án tìm tòi khám phá . -GV hướng dẫn gợi ý HS đề xuất các phương án tìm tòi, khám phá để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3. Bước 5 : Kết luận , rút ra kiến thức bài học . -GV cho các nhóm lần lượt trình bày kết` luận sau khi quan sát , thảo luận. - GV nhận xét, chốt lại: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây. -GV cho HS vẽ,tô màu và ghi chú các bộ phận bên ngoài của con cá mà em thích . -GV hướng dẫn HS so sánh đối chiếu . * Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp. Bước 1: Thảo luận cả lớp. + Kể tên một số cá ở nước ngọt và nước mặn mà em biết? + Nêu ích lợi của cá? + Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết? Bước 2:. GV nhận xét, chốt lại: => Phần lớn các loại cá đựơc sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể người. Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta. 4/ Củng cố – dặn dò. -Đọc lại nội dung bài. - Về xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Chim. - Nhận xét bài học -2 HS trả lời. HS kể : cá thu , cá chép, cá rô, cá vàng, cá mập. -HS nêu ý kiến ban đầu của mình và ghi vào vở thực hành Những hiểu biết của mình và những câu hỏi tự phát . -HS làm việc cá nhân thông Vật thực hoặc tranh ảnh một số loài cá-ghi lại những hiểu biết của mình về các bộ phận bên ngoài của cá. -HS làm việc theo nhóm 6 :Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm về cấu tạo bên ngoài của con cá. - Đại diện các nhóm nêu đề xuất câu hỏi. -Các nhóm quan sát tranh ảnh các loài cá và vật thực và thảo luận các câu hỏi ở bước 3. -Đại diện nhóm trình bày kết luận. -HS vẽ. -HS so sánh lại với hình tượng ban đầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng không?
Tài liệu đính kèm: