Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 41+42: Thân cây - Năm học 2019-2020

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 41+42: Thân cây - Năm học 2019-2020

*Hoạt động 1: Nhận dạng và kể tên các loại thân cây (12 phút)

a, Mục tiêu của hoạt động:

Học sinh nhận dạng và phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc (thân đứng, thân bò, thân leo) hoặc theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo)

b, Cách tiến hành hoạt động:

-Đặt câu hỏi:

+ Em hãy kể tên một số cây mà em biết

+ Theo em, thân cây là phần nào của cây

+ Thân cây có mấy cách mọc? Đó là những cách nào?

+ Em hãy so sánh sự khác nhau của thân gỗ và thân thảo

-Yêu cầu học sinh quan sát hình trang 78,79 trong SGK và hoàn thành bảng trong phiếu bài tập

-Mời một số học sinh chia sẻ bài làm của bản thân

-Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn

-Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh cây su hào và chỉ đâu là thân của cây su hào.

-Đặt câu hỏi:

Thân cây su hào có đặc điểm gì?

-Giảng thêm về thân biến dạng và phân loại thân:

Một số loại cây có thân biến dạng thành củ, rễ, .cụ thể phân loại một số loại thân biến dạng như:

Thân củ: Nằm trên mặt đất, phình to, dự trữ chất dinh dưỡng vào thân là chủ yếu

Ví dụ: Su hào, khoai tây,.

 

docx 5 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 41+42: Thân cây - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 3 ngày 5 tháng 5 năm 2020
Tuần 21:
 Tự nhiên và xã hội: 
 Bài 41-42: Thân cây
I.Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học, học sinh có:
1.Kiến thức:
- Nhận dạng và phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc (thân đứng, thân bò, thân leo) hoặc theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo)
-Biết được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật và lợi ích của thân cây đối với cuộc sống của con người
2.Kỹ năng:
- Quan sát, so sánh rút ra đặc điểm chung, riêng của từng loại thân cây 
- Quan sát, tìm được ứng dụng thân cây trong đời sống con người 
3.Thái độ:
- Ham hiểu biết tìm hiểu về cây cối
- Có ý thức sử dụng hợp lý cây gỗ và bảo vệ cây cối 
II. Đồ dùng dạy - học:
1.Giáo viên:
- Bài giảng điện tử
- Phiếu học tập
2. Học sinh:
Sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội lớp 3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Nhận dạng và kể tên các loại thân cây (12 phút)
a, Mục tiêu của hoạt động:
Học sinh nhận dạng và phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc (thân đứng, thân bò, thân leo) hoặc theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo)
b, Cách tiến hành hoạt động:
-Đặt câu hỏi:
+ Em hãy kể tên một số cây mà em biết
+ Theo em, thân cây là phần nào của cây
+ Thân cây có mấy cách mọc? Đó là những cách nào?
+ Em hãy so sánh sự khác nhau của thân gỗ và thân thảo
-Yêu cầu học sinh quan sát hình trang 78,79 trong SGK và hoàn thành bảng trong phiếu bài tập
-Mời một số học sinh chia sẻ bài làm của bản thân
-Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn 
-Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh cây su hào và chỉ đâu là thân của cây su hào.
-Đặt câu hỏi: 
Thân cây su hào có đặc điểm gì?
-Giảng thêm về thân biến dạng và phân loại thân:
Một số loại cây có thân biến dạng thành củ, rễ, ...cụ thể phân loại một số loại thân biến dạng như:
Thân củ: Nằm trên mặt đất, phình to, dự trữ chất dinh dưỡng vào thân là chủ yếu 
Ví dụ: Su hào, khoai tây,...
Thân rễ: Nằm trong mặt đất, dự trữ chất dinh dưỡng vào rễ
Ví dụ: Củ gừng, củ nghệ,...
Thân mọng nước: Nằm trên mặt đất, dự trữ nước để quang hợp
Ví dụ: Cây xương rồng, cây nha đam,...
c, Kết luận hoạt động:
-Các cây thường có thân mọc đứng
Một số cây có thân leo, thân bò
- Có loại thân biến dạng thành củ.
*Hoạt động 2: Chức năng của thân cây đối với đời sống thực vật ( 7 phút)
a, Mục tiêu của hoạt động:
Học sinh biết được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật 
b, Cách tiến hành hoạt động:
-Yêu cầu học sinh quan sát hình 1,2 trang 80 SGK và cho biết nội dung hình và hiện tượng em nhìn thấy.
- Đặt câu hỏi:
Nếu bấm một ngon rau muống, ngon bù,... thì chúng ta sẽ thấy có hiện tượng gì xảy ra? Và nếu để vài ngày sau thì thấy ngon rau đó như thế nào? 
-Nhận xét và chốt:
Nước trong thân cây, cuống lá rau gọi là nhựa, gồm: nước và các chất dinh dưỡng được rễ hút từ đất qua thân lên lá và các bộ phận của cây.
-Đặt câu hỏi: 
+ Trong thân cây có chứa gì?
+ Thân cây có chức năng gì?
-Mời học sinh nhận xét và nhắc lại
c, Kết luận hoạt động:
 Thân cây có chức năng vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây. Thân cây còn có chức năng để nâng đỡ, mang lá, hoa và quả.
*Hoạt động 3: Ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người ( 7 phút)
a, Mục tiêu của hoạt động:
Học sinh hiểu được ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người
Học sinh có ý thức sử dụng hợp lí cây thân gỗ 
b, Cách tiến hành hoạt động:
-Yêu cầu học sinh quan sát các hình 1,4,5,6,7,8 trang 80, 81 SGK và nêu lợi ích của thân cây đối với đời sống của con người
-Yêu cầu học sinh kể thêm một số lợi ích của thân cây mà em biết
-Nhận xét và bổ sung
c, Kết luận hoạt động:
Thân cây có rất nhiều lợi ích cho đời sống của con người
*Hoạt động 4: Mở rộng: “Bảo vệ môi trường” ( 3 phút)
a, Mục tiêu của hoạt động:
Giúp học sinh liên hệ được lợi ích của thân cây đối với đời sống thực vật cũng như đối với con người nên cần bảo vệ và giữ gìn cây xanh.
b, Cách tiến hành hoạt động:
-Đặt câu hỏi: 
Thân cây có nhiều lợi ích như vậy, vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ cây xanh?
-Nhận xét và chốt lại
c,Kết luận hoạt động:
Giữ gìn cây xanh luôn xanh sạch đẹp để bảo vệ môi trường.
Trả lời câu hỏi:
+ Cây ổi, cây bàng, cây rau muống, cây cam,...
+ Thân cây là trục của cây, nằm trên mặt đất nối với rễ mang lá và các cơ quan sinh sản.
+ Thân cây có 3 cách mọc
Đó là những cách:
+ Thân mọc đứng 
+ Thân leo
+ Thân bò
+ Những cây thân to, cứng và chắc được gọi là thân gỗ
+ Những cây thân nhỏ, mềm yếu và sống được vài năm gọi là thân thảo
- Quan sát và hoàn thành phiếu bài tập
-Học sinh chia sẻ bài làm
- Nhận xét bài làm của bạn
-Quan sát và chỉ 
-Trả lời câu hỏi:
Thân cây su hào phình to thành củ 
-Lắng nghe 
-Quan sát và nêu nội dung, hiện tượng có trong hình ảnh:
Hình 1: Một cô gái đang rạch thân cây cao su để lấy mủ, thấy thân cây chảy mủ
Hình 2: Một cậu bé đang rạch thân cây đu đủ, thấy thân cây chảy nhựa 
-Trả lời câu hỏi:
Thấy mủ chảy ra. Nếu để vài ngày sẽ bị héo, vì không đủ nhựa để nuôi dưỡng duy trì sự sống
-Lắng nghe
-Trả lời câu hỏi:
+ Trong thân cây có chứa nhựa, gồm nước và các chất dinh dưỡng 
+ Thân cây có chức năng vân chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận để nuôi cây. Tạo dáng, nâng đỡ hoa lá và quả.
-Nhận xét và nhắc lại
-Quan sát và nêu:
Thân cây lấy mủ cao su để sản xuất xăm, lốp xe
Thân cây lấy gỗ để sản xuất các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình
Thân cây làm thức ăn
Thân cây làm thức ăn cho động vật
-Kể thêm một số lợi ích khác của thân cây mà em biết 
-Lắng nghe
-Trả lời câu hỏi:
Cây xanh mang lại rất nhiều lợi ích cho thế giới thực vật và đời sống con người. Vì vậy chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn môi trường luôn xanh,sạch và đẹp.
IV. Củng cố và dặn dò:
-Yêu cầu học sinh đọc mục bạn cần biết
-Dặn dò chuẩn bị bài tiếp theo.
HẾT.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_bai_4142_than_cay_nam_hoc_2019.docx