Tự nhiên xã hội (tiết 59)
Đề bài: TRÁI ĐẤT- QUẢ ĐỊA CẦU
I.Mục tiêu: Sau bài học, hs biết:
-Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.
-Biết cấu tạo quả địa cầu.
*HS có khả năng phát triển: QS và chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam , Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo.
II. Đồ dùng dạy học:
-Các hình trong SGK trang 112, 113.
-Quả địa cầu.
-2 hình phóng to như hình 2 trong SGK trang 112 nhưng không có phần chữ.
-2 bộ bìa, mỗi bộ gồm 3 tấm ghi: quả địa cầu, trục, giá đỡ.
Tự nhiên xã hội (tiết 59) Đề bài: TRÁI ĐẤT- QUẢ ĐỊA CẦU Ngày soạn: 4. 4. 10 Ngày dạy: 6. 4. 10 I.Mục tiêu: Sau bài học, hs biết: -Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu. -Biết cấu tạo quả địa cầu. *HS có khả năng phát triển: QS và chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam , Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo. II. Đồ dùng dạy học: -Các hình trong SGK trang 112, 113. -Quả địa cầu. -2 hình phóng to như hình 2 trong SGK trang 112 nhưng không có phần chữ. -2 bộ bìa, mỗi bộ gồm 3 tấm ghi: quả địa cầu, trục, giá đỡ. III Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.Bài cũ (4 phút) B.Bài mới GT bài (1 phút) HĐ 1: Thảo luận nhóm 4 (11 phút) HĐ 2: Thực hành theo nhóm (14 phút) HĐ 3: Trò chơi: Gắn chữ vào sơ đồ câm (6 phút) Nhận xét- dặn dò: (2 phút) -Gv nêu câu hỏi: +Nêu vai trò của Mặt trời đối với con người , động vật, thực vật? +Con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời vào những việc gì trong cuộc sống? -Nhận xét -GT bài, ghi đề bài. -Mục tiêu: -Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu. -Tiến hành: -Bước1:Cho Hs quan sát hình 1 SGK trang 112 , thảo luận tg 3’ theo các câu hỏi: +Ảnh chụp từ tàu vũ trụ, em thấy Trái Đất có hình gì? +TĐ lớn hay nhỏ? -Cho hs trình bày kết quả thảo luận. -Nhận xét, chốt ý: Trái Đất có hình cầu, hơi dẹt ở 2 đầu. -Bước2: Gv cho hs quan sát quả địa cầu và giới thiệu: quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. -Gv chỉ vị trí của nước Việt Nam trên quả địa cầu nhằm giúp các em hình dung được Trái Đất mà chúng ta đang sống rất rộng lớn. -Kết luận: Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu. -Mục tiêu: -Biết cấu tạo quả địa cầu. *HS có khả năng phát triển: QS và chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam , Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo. -Tiến hành: Cho hs chia 4 nhóm. Giao cho mỗi nhóm một mô hình quả địa cầu. Thảo luận 5 phút với nội dung: -Bước1: Yêu cầu Hs các nhóm quan sát quả địa cầu, thảo luận và chỉ trên quả địa cầu các bộ phận: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ. -Bước2: *Yêu cầu Hs có khả năng phát triển trong nhóm lần lượt chỉ trên quả địa cầu: cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo. -Bước3: Mời đại diện các nhóm lên chỉ các bộ phận trên quả địa cầu theo yêu cầu của gv. *Cho hs có khả năng phát triển chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam , Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo. -Nhận xét, chốt ý: quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất, quả địa cầu gồm bộ phận: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ. -Mở rộng cho hs biết: quả địa cầu được đặt trên một giá đỡ có trục xuyên qua, nhưng trong thực tế Trái Đất không có trục xuyên và cũng không đặt trên giá đỡ nào cả mà Trái Đất nằm lơ lửng trong không gian. -Gv cho hs nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu. -Đặt quả địa cầu trên bàn, yc học sinh cho biết trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn? -YC học sinh nhận xét: Bề mặt Trái Đất như thế nào? -Kết luận: Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu.Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất -Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học, xác định được các bộ phận của quả địa cầu. -Tiến hành: -Bước1:HD trò chơi: Gv treo 2 hình phóng to như hình 2 trang 112 ( nhưng không có chú giải) -Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 3 hs, khi có hiệu lệnh, mỗi nhóm xếp 1 hàng dọc và được phát 3 tấm bìa, mỗi hs 1 tấm bìa. -Gv hô: “ Bắt đầu” lần lượt từng hs trong nhóm lên gắn tấm bìa của mình vào hình trên bảng, các em trong nhóm không được nhắc nhau. Khi hs 1 về chỗ thì hs 2 mới được gắn tiếp -Bước 2: Cho 2 nhóm hs chơi trò chơi theo hướng dẫn của gv. -Bước 3: Gv tổ chức cho hs đánh giá 2 nhóm chơi: trong thời gian 2 phút, nhóm nào gắn nhanh, đúng vị trí là thắng, nhóm nào chơi không đúng luật sẽ bị dừng lại. -Nhận xét, tuyên dương -Cho hs đọc mục: “ Bóng đèn toả sáng” -Nhận xét tiết học -Chuẩn bị bài sau: Sự chuyển động của Trái Đất -2 hs trả lời. Lớp nhận xét. -Nghe, 1 hs nêu lại. -Các nhóm quan sát và thảo luận nhóm 4 theo yc. -Đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. -Quan sát. -Quan sát và chỉ vị trí của nước Việt Nam trên quả địa cầu ở hình SGK. -HS lắng nghe -Chia nhóm và thảo luận theo nội dung. -Các nhóm thực hành QS quả địa cầu. -Thực hiện theo yc. -Đại diện một số nhóm thực hiện, lớp theo dõi, nhận xét. -Vài hs thực hiện trước lớp. Lớp theo dõi. -Nghe. -Nghe. -Vài hs nêu: màu xanh lơ thường dùng chỉ biển; màu xanh lá cây chỉ đồng bằng; màu vàng, da cam thường chỉ đồi núi. -1 Hs nêu. Lớp nx. -Vài Hs nêu. Lớp nx. -HS lắng nghe. -HS chú ý lắng nghe Huớng dẫn. -HS tham gia chơi. -2 hs đọc. Lớp theo dõi SGK. -Nghe.
Tài liệu đính kèm: