Kế hoạch hướng dẫn học môn Tự nhiên & xã hội Lớp 3 - Bài 20: Lá cây có đặc điểm gì - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Duy Thanh

Kế hoạch hướng dẫn học môn Tự nhiên & xã hội Lớp 3 - Bài 20: Lá cây có đặc điểm gì - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Duy Thanh

I. Mục tiêu:

Sau bài học, em:

- Nhận biết được sự đa dạng, độ lớn, màu sắc của lá cây.

- Biết được cấu tạo ngoài của lá cây.

- Nêu được chức năng lá cây đối với đời sống của lá cây và lợi ích của lá cây đối với đời sống con người.

- Biết quý trọng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh, bảng nhóm, phiếu bài tập, các loại lá cây.

- Học sinh: Bút lông, các loại lá cây.

III. Hoạt động dạy học:

* Khởi động: Hát

* Ôn bài cũ: P CTHĐTQ ôn bài “Rễ cây có đặc điểm gì” cho các bạn.

* Trải nghiệm:

- Giới thiệu tên bài: GV ghi tựa - HS ghi tựa bài vào vở.

* Tìm hiểu mục tiêu bài học:

 + GV nêu mục tiêu cần đạt được ở bài học này

 

doc 3 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch hướng dẫn học môn Tự nhiên & xã hội Lớp 3 - Bài 20: Lá cây có đặc điểm gì - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Duy Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 07 tháng 03 năm 2019
KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN HỌC
Môn: Tự nhiên & xã hội
Bài 20. Lá cây có đặc điểm gì?
I. Mục tiêu:
Sau bài học, em:
- Nhận biết được sự đa dạng, độ lớn, màu sắc của lá cây.
- Biết được cấu tạo ngoài của lá cây.
- Nêu được chức năng lá cây đối với đời sống của lá cây và lợi ích của lá cây đối với đời sống con người.
- Biết quý trọng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh, bảng nhóm, phiếu bài tập, các loại lá cây.
- Học sinh: Bút lông, các loại lá cây.
III. Hoạt động dạy học:
* Khởi động: Hát
* Ôn bài cũ: P CTHĐTQ ôn bài “Rễ cây có đặc điểm gì” cho các bạn.
* Trải nghiệm: 
- Giới thiệu tên bài: GV ghi tựa - HS ghi tựa bài vào vở.
* Tìm hiểu mục tiêu bài học:
 + GV nêu mục tiêu cần đạt được ở bài học này
 + Để đạt được mục tiêu bài học, các bạn cần làm gì?
 * CTHĐTQ yêu cầu bạn chia sẻ trước lớp 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 * Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:
- Trên cây ngoài thân và rễ thì bộ phận lá có quan trọng với cây không?
- Lá cây có những màu nào?
- Lá cây có cấu tạo gồm những bộ phận nào?
- Lá cây có kích thước như thế nào?
 * GV nêu nhận xét và xác nhận: lá cây có nhiều hình dạng khác nhau như hình tròn, hình bầu dục, hình kim và nhiều hình phức tạp khác 
- Có.
* Nhận định:
- Xanh, đỏ, vàng
- cuốn và lá.
- Khác nhau.
* Bộc lộ quan điểm và đề xuất câu hỏi của HS: Bên cạnh sự đa dạng về hình dạng mà chúng ta vừa tìm hiểu là sự đa dạng về màu sắc, độ lớn và các đặc điểm khác, các em sẽ được tìm hiểu qua hoạt động này.
- GV theo dõi HS trả lời, sau đó nhận xét: Lá cây chủ yếu có màu xanh lục, một số ít có màu đỏ hoặc vàng, Lá cây có độ lớn khác nhau; Ngoài đặc điểm về hình dạng, màu sắc, độ lớn, lá cây gồm có những bộ phận nào?
*HS đề xuất các câu hỏi liên quan đế nội dung kiến thức tìm hiểu
*HS tổ chức thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi.
+ Lá cây có những màu gì? Màu nào là phổ biến?
+ Kích thước của các loại lá cây như thế nào?
+ Các đặc điểm khác về hình dạng, màu sắc? )
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận đc vào bảng nhóm
* Phương án thực hiện:
- Cho HS lấy một trong những loại lá mà mình đã chuẩn bị ra để quan sát và thảo luận với bạn ngồi bên cạnh với câu hỏi: Hãy chỉ vị trí cuống lá, phiến lá, gân lá của lá cây bạn sưu tầm được?
- Gọi 1 HS trả lời câu hỏi
- Mời HS chỉ các bộ phận trên lá cây
- Yêu cầu HS trả lời: Mỗi lá cây thường có gì? Trên phiến lá có gì?
* GV xác nhận và kết luận: Mỗi chiếc lá cây thường có cuống lá, phiến lá; trên phiến lá có gân lá (Vừa giảng vừa chỉ trên lá cây)
- GV chốt ý đúng và kết luận: Lá cây gồm cuống lá, gân lá, phiến lá.
- Các nhóm thảo luận.
- HS xác nhận vị trí của cuống lá, phiến lá, gân lá.
 * Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu:
- GV cho HS xem hình 3 và cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Quá trình quang hợp của cây diễn ra khi nào? Khi đó, lá cây có thể hấp thu khí gì và thải ra khí gì?
+ Quá trình hô hấp diễn ra khi nào? Khi đó, lá cây có thể hấp thu khí gì và thải ra khí gì?
+ Liên hệ thực tế, ngoài chức năng hô hấp và quang hợp lá cây còn chức năng gì?
*GV tuyên dương những nhóm HS quan sát tốt, phân loại đúng, khen ngợi những HS phát hiện thêm nhiều đặc điểm khác của lá cây (một số lá cây có răng cưa, một số lá cây có lớp lông trên mặt, một số lá cây có hai màu khác nhau ở mặt trên và mặt dưới lá,
*Lá cây có ba chức năng: Quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.
- HS xem tranh và trả lời câu hỏi.	
- Các nhóm trình bày kết quả tìm được và so sánh với nhận định ban đầu.
- HS lắng nghe.
* Liên hệ thực tế.
- Gia đình em sử dụng lá cây vào những việc gì?
- Ngoài những lợi ích trên con người sử dụng lá cây vào những việc gì?
QS tranh 4 để trả lời.
- Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ ở trang 17.
- Đối với các cây mới trồng ở trường, ở nhà,..chúng ta cần phải làm gì?
-Nhận xét, đánh giá.
- Giáo dục HS nên bảo vệ, trồng cây xanh và giữ gìn vệ sinh môi trường
- HS trả lời.
- HS đọc phần ghi nhớ.
- Chăm sóc, bảo vệ và không chơi đùa ở gần chúng để tránh làm giập, hỏng cây, nhất là bộ phận lá của các cây có lá đẹp,
* Ôn lại bài đã học:
- GV treo tranh lên bảng, HS xung phong lên điền vào những chỗ còn trống.
- GV nhận xét tiết học và tuyên dương các cá nhân, nhóm học tốt. Phê bình các cá nhân, nhóm chưa tốt
- GV dặn HS cần chuẩn bị phần hoạt động thực hành cho tiết sau.
- P.CTHĐTQ lên ôn bài cho các bạn.
- HS xung phong lên bảng thực hiện.
- HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương nhóm làm tốt
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_huong_dan_hoc_mon_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_bai_20_la_c.doc