Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 10 tiết 19, 20

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 10 tiết 19, 20

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS

- Hiểu khái niệm về các thế hệ trong một gia đình nói chung và trong gia đình của bản thân hs.

- Phân biệt được gia đình 1 thế hệ, 2 thế hệ và 2 thế hệ trở lên. Giới thiệu được các thành viên trong 1 gia đình bản thân hs.

II/CHUẨN BỊ:

-Tranh, ảnh về gia đình 1, 2, 3 thế hệ. Giấy, bút, bảng phụ,ảnh chụp gia đình.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1084Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 10 tiết 19, 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hiểu khái niệm về các thế hệ trong một gia đình nói chung và trong gia đình của bản thân hs.
- Phân biệt được gia đình 1 thế hệ, 2 thế hệ và 2 thế hệ trở lên. Giới thiệu được các thành viên trong 1 gia đình bản thân hs.
II/CHUẨN BỊ:
-Tranh, ảnh về gia đình 1, 2, 3 thế hệ. Giấy, bút, bảng phụ,ảnh chụp gia đình.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Kiểm tra bài cũ:
-Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào? Em cần làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp?
-Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào? Em cần làm gì để bảo vệ cơ quan tuần hoàn?
-Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào? Em cần làm gì để bảo vệ cơ quan thần kinh?
-Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào? Em cần làm gì để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Nhận xét.
 2/Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Các thế hệ trong một gia đình
 b) Hoạt động:
 *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 2
Mục tiêu: Kể lại được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất.
Cách tiến hành:
 - Hoạt động nhóm 2:
 +Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?
 - HS trình bày kết quả 
- Nhận xét
-GV kết luận: Trong mỗi gia đình chúng ta có nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống như ông, bà, cha, mẹ, anh chị em và em.
 * Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm
Mục tiêu: Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ,
Cách tiến hành:
 - Hoạt động nhóm 4
 +Cho hs quan sát tranh và thảo luận theo các gợi ý sau:
 + Trang 38 nói về gia đình ai? Gia đình đó bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ?
 +Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai?
 +Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh?
 +Minh và em của Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình của Minh?
 +Trang 39 nói về gia đình ai? Gia đình đó bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ?
 +Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình bạn Lan?
 +Lan và em của Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình của Lan?
- Đại diện nhóm trình bày
 -Nhận xét
-GV hỏi: Đối với những gia đình chưa có con, chỉ có 2 vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ?
-GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ (gia đình bạn Minh), có những gia đình 2 thế hệ (gia đình bạn Lan), cũng có gia đình chỉ có 1 thế hệ.
 * Hoạt động 3:Trò chơi “Mời bạn đến thăm gia đình tôi”:
- Cho HS lên và dùng tấm ảnh gia đình để giới thiệu về gia đình của mình. Nếu HSkhông có ảnh gia đình, HS có thể vẽ tranh mô tả về gia đình của mình: Giới thiệu các thành viên trong gia đình mình. Nói xem gia đình mình có mấy thế hệ. Gia đình em sống vui vẻ như thế nào?
- GV hỏi: Gia đình em có mấy thế hệ? Thế hệ thứ nhất gồm những ai? Thế hệ thứ hai gồm những ai (nếu có)? Thế hệ thứ 3 gồm những ai (nếu có)? Ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?
 3/Củng cố, dặn dò: 
 -Giáo dục HS: Dù gia đình em là gia đình mấy thế hệ thì em cũng phải biết yêu quý gia đình mình.
Xem lại bài, xem trước bài: Họ nội, họ ngoại
 - Nhận xét, đánh giá.
 - HS trình bày
 -Nhận xét
-Lắng nghe
 - Thảo luận nhóm
-Nhiều HS nêu
- HS đại diện
- Nhận xét 
-Lắng nghe
 -HS thảo luận
HS đại diện nhóm trình bày
Nhận xét
Thế hệ
 - HS trình bày
 TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
 HỌ NỘI, HỌ NGOẠI
I/ MỤC TIÊU: Giúp hs:
- Biết giải thích được thế nào là họ nội, họ ngoại.
- Giới thiệu đúng những người thuộc họ nội, họ ngoại của bản thân.
- Có tình cảm yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích không phân biệt bên nội, bên ngoại.
II/CHUẨN BỊ:tranh SGK, ảnh họ hàng bên nội, bên ngoại
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Kiểm tra bài cũ:
* Các thế hệ trong 1 gia đình
-Thế nào là gia đình 1 thế hệ?
-Gia đình 2 thế hệ là gì?
-Thế nào là gia đình 3 thế hệ?
-Gia đình em là gia đình mấy thế hệ?
 * Nhận xét.
 2/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Họ nội, họ ngoại 
 b/ Hoạt động 1:
 * Mục tiêu: Giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là những ai ?
 * Cách tiến hành:
 -Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 4
 +Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
 +Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
 +Ông bà ngoại của Hương đã sinh ra ai trong ảnh?
 +Ông bà nội của Quang đã sinh ra ai trong ảnh?
 +Những ai được xếp vào họ nội?
 +Những ai được xếp vào họ ngoại?
 -Đại diện nhóm trình bày
 -Nhận xét
-GV kết luận: Cả 4 bạn có chung ông bà nhưng Hồng, Hương phải gọi là ông bà ngoại vì mẹ 2 bạn là con gái ông bà. Quang và Thuỷ phải gọi là ông bà nội vì bố 2 bạn là con trai ông bà. Như vậy, ông bà nội, bố, Quang, Thuỷ được gọi là họ nội. Còn ông bà ngoại, mẹ, Hồng, Hương là họ ngoại.
- Họ nội gồm những ai?
- Họ ngoại gồm những ai?
-GV kết luận: Ông bà sinh ra bố và các anh chị của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. Ông bà sinh ra mẹ và các anh chị của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.
b) Hoạt động 2: Kể về họ nội, họ ngoại
 * Mục tiêu: Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình.
 * Cách tiến hành:
Hoạt động nhóm 2
+ HS lấy ảnh, giới thiệu họ nội, họ ngoại
 - Trình bày
 - Nhận xét
-GV kết luận: Mỗi người,ngoài bố, mẹ, anh và chị em ruột của mình còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội, họ ngoại.
c) Hoạt động 3: Đóng vai
 * Mục tiêu : Biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình.
 * Cách tiến hành:
-Trò chơi “Cách cư xử đúng”: GV sẽ chia lớp thành 2 nhóm ( A- B) , cho HSthảo luận và sắm vai theo tình huống:
+Tình huống 1: Em của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng
+Tình huống 2: Anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng
-Hỏi:
+Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tình huống vừa rồi? Nếu em ở vào tình huống đó thì em sẽ ứng xử ra sao?
+Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình?
-GV kết luận: Ông bà nội, ông bà ngoại và các cô, dì, chú, bác, cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình.
 3/Dặn dò:
 -Xem lại bài, xem trước bài:Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
 - Nhận xét, đánh giá
- HS trả lời
-Lắng nghe
-Chia nhóm thảo luận . 
 - Đại điện nhóm trìnbày
 - Nhận xét.
 -Lắng nghe
Bác, chú, cô,....
 Cậu, dì, ....
 - Thảo luận nhóm 2
 -Đại diện nhóm
 - Nhận xét
-Lắng nghe
-Chia nhóm, tự chia vai diễn à trình bày à lớp nhận xét
-Lắng nghe.
 -Thảo luận , Trình bày

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH L3 TUAN 10 TIET 19,20-HUYNH LDC.doc