Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 27 - Nguyễn Thị Bích Hải - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 27 - Nguyễn Thị Bích Hải - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1

Tiết 53 : CHIM

I. MỤC TIÊU:

 Sau bài học, HS biết:

" Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.

" Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

" Các hình trang 102, 103 SGK.

" Sưu tầm tranh ảnh về các loài chim.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Khởi động (2')

" Tổ chức cho HS chơi trò chơi " Ai hiểu biết nhiều hơn".

 

doc 4 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1051Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 27 - Nguyễn Thị Bích Hải - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 53 : CHIM
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS biết:
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.
Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trang 102, 103 SGK.
Sưu tầm tranh ảnh về các loài chim. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (2’)
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai hiểu biết nhiều hơn”. 
2. Bài mới (32’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
 Mục tiêu :
 Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.
Cách tiếùn hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 102, 103 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của những con chim có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay,, loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh ? 
+ Bên ngoài cơ thể của chim thường có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ?
+ Mỏ chim có đặc điểm gì chung ? Chúng dùng mỏ để làm gì ?.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 - Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung
- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV yêu cầu cả lơpù bổ sung và rút ra đặc điểm chung của các loài chim .
Kết luận:
 Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loàichim đều có lông vũ, có mỏ hai cánh và hai chân.
- HS quan sát các hình trong SGK trang 102, 103 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2 : LÀM VIỆC VỚI CÁC TRANH ẢNH SƯU TẦM ĐƯỢC
Mục tiêu :
 Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim. 
Cách tiếùn hành :
 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm các nhóm phân loại những tranh ẩnh sưu tầm được theo các tiêu chí trong nhóm tự đặt ra và thảo luận để trả lời câu hỏi : Tại sao chúng ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim ?
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
- Các nhóm thi diễn thuyết về đề tài Bảo vệ các loài chim trong tự nhiên . 
- Kết thúc tiết học, GV cho HS chơi trò chơi Chim gì
Kết luận :
Nói chung chim là loài có ích. Chúng ta phải bảo vệ chúng.
- HS làm việc theo nhóm, thảo luận liệt kê các ích lợi của tôm, cua vào giấy.
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm cảu nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm thi diễn thuyết về đề tài Bảo vệ các loài chim trong tự nhiên .
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tiết 54 : THÚ
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS biết:
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
Nêu ích lợi của các loài thú nhà.
Vẽ và tô màu một loài thú nhà mà HS ưa thích. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trang 104, 105 SGK.
Sưu tầm tranh ảnh về các loài các loài thú nhà. 
Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.
Giấy khổ to, hồ dán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (2’)
Cho HS chơi trò Mặt xanh mặt đỏ.
2. Bài mới(33’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
 Mục tiêu :
 Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
Cách tiếùn hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 104, 105 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
+ Chỉ và nói rõ từng bộ phận bên ngoài cơ thể của mỗi con vật ?
+ Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các con vật này ?
+ Khắp người chúng có gì ? Chúng đẻ con hay dẻ trứng ? Chúng nuôi con bằng gì ? 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 - Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung
- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV yêu cầu cả lơpù bổ sung và rút ra đặc điểm chung của các loài thú .
Kết luận:
 Thú có đặc điểm chung là cơ thể chúng có lông mao bao phủ, thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Thú là loài vật có xương sống.
Hoạt động 2 : THẢO LUẬNCẢ LỚP
Mục tiêu :
 Nêu ích lợi của các loài thú nhà.
Cách tiếùn hành :
 - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : Thảo luận để trả lời câu hỏi : Người ta nuôi thú để làm gì ? Kể tên một vài thú nuôi làm ví dụ ?
- Yêu cầu các nhóm lần lượt kể ích lợi của thú nhà và nêu ví dụ.
- GV nhậïn xét và kết luận.
Kết luận :
Thú nuôi đem lại nhiều ích lợi. Chúng ta phải bảo vệ chúng bằng cách : cho ăn đầy đủ, giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát, tiêm thuốc phòng bệnh
Hoạt động 3 : TRÒ CHƠI AI LÀ HOẠ SĨ
Mục tiêu :
 Vẽ và tô màu một loài thú nhà mà HS ưa thích. 
Cách tiếùn hành :
- Yêu cầu các nhóm thảo luận chọn 1 con vật cả nhóm yêu thích vẽ tranh, tô màu và chú thích các bộ phận cơ thể của con vật đó
- Sau 5 phút, yêu cầu các nhóm dán hình vẽ lên bảng và giơiù thiệu về con vật mà nhóm đã vẽ.
- GV tổ chức cho HS nhận xét tuyên duơng các nhóm làm tốt, kết luận nhóm nào vẽ đúng, vẽ nhanh làm nhóm hoạ sĩ.
- HS quan sát các hình trong SGK trang 104, 105 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung
- Các nhóm thảo luận câu hỏi và trả lời vào giấy.
- Các nhóm lần lượt kể.
- Các nhóm thảo luận, chọn một con vật, vẽ hình tô màu, chú thích các bộ phận cơ thể của con vật đó.
- Các nhóm dán kết quả lên bảng. Mỗi nhóm cử một dại diện lên giới thiệu về con vật vẽ được.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC 
TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA
BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA

Tài liệu đính kèm:

  • docT27.doc