Giáo án Tự nhiên & xã hội khối 3 tuần 18: Vệ sinh môi trường

Giáo án Tự nhiên & xã hội khối 3 tuần 18: Vệ sinh môi trường

TỰ NHIÊN & XÃ HỘI:

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS có khả năng:

- Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.

- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải.

- Các hình trong SGK trang 68,69.

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên & xã hội khối 3 tuần 18: Vệ sinh môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự nhiên & xã hội:
vệ sinh môi trường
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.
- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải.
- Các hình trong SGK trang 68,69.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
a/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: HS biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận nhóm.
 GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và trả lời theo gợi ý:
- Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào?
- Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ của con người?
- Rác (vỏ đồ hộp, giấy gói thức ăn) nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh.
- Xác chết súc vật vứt bừa bãi sẽ bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như: ruồi, muỗi, chuột
- Thảo luận nhóm.
Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. 
GV nêu thêm những hiện tượng về sự ô nhiễm của rác thải ở những nơi công cộng và tác hại đối với sức khoẻ Việt Nam.
* Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi thường sống ở nơi có rác. Chúng là những còn vật trung gian truyền bệnh cho người.
- Trình bày kết quả thảo luận.
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
* Mục tiêu: HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.
* Cách tiến hành:
* Thảo luận nhóm.
Bước 1: Từng cặp HS quan sát các hình trong SGK trang 69 và những tranh ảnh sưu tầm được, đồng thời trả lời theo gợi ý: Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai.
- Thảo luận nhóm.
Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
- Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
- Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em.
 Các nhóm có thể liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống: đường phố, ngõ xóm, bản làng
GV kẻ bảng để điền những câu trả lời của HS và căn cứ vào phần trả lời của HS, GV giới thiệu những cách xử lý rác hợp vệ sinh.
Hoạt động 3: Tập sáng tác bài hát theo nhạc có sẵn, hoặc những hoạt cảnh ngắn để đóng vai.
Ví dụ: Sáng tác bài hát dựa theo nhạc của bài hát: “Chúng cháu yêu cô lắm”
Nội dung:
Cô dạy chúng cháu giữ vệ sinh
Cô dạy chúng cháu vui học hành
Tình tinh tính, tang tính tình
Dạy chúng cháu yêu lao động
Lưu ý: Nội dung bài hát cần ngắn gọn và cho HS trình bày tại lớp.
* Trò chơi.
C/Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học. HS làm bài trong vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docT18_tnxh_b36.doc